0
Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Những nguyên nhân của tồn tạ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 70 -75 )

Kết quả khảo sát cũng như phỏng vấn sâu CBQL, GV, SV đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân của sự bất cập trong QL hoạt động ĐGKQHT của SV:

Bảng 2.9. Nguyên nhân tác động tới công tác ĐGKQHT của SV

STT Nguyên nhân CBQL GV SV

SL % SL % SL %

1

Chưa có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò của hoạt động

ĐGKQHT trong bối cảnh đổi mới 16 53.3 32 64.0 162 54.0

2 Chưa được bồi dưỡng, cập nhậtnghiệp vụ về ĐGKQHT 19 63.3 36 72.0 160 53.3

3 Chưa có ý thức thực hiện nghiêmtúc quy chế 14 46.7 34 68.0 147 49.0

4

Các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ cá nhân, các bộ

phận chức năng chưa rõ ràng 16 53.3 24 48.0 134 44.7

5

Các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, rõ ràng,

chi tiết, cụ thể 18 60.0 26 52.0 157 52.3

6

Cơ chế phối hợp trong quản lý giữa các bộ phận chức năng trong

nhà trường chưa phù hợp 15 50.0 26 52.0 106 35.3 7 Hình thức xử phạt chưa nghiêmđối với các vi phạm 21 70.0 23 46.0 129 43.0

8 Hình thức động viên khen thưởngchưa thỏa đáng 17 56.7 26 52.0 146 48.7

9 Kinh phí đầu tư cho hoạt độngĐGKQHT còn hạn chế 21 70.0 24 48.0 148 49.3

10 Quy trình tổ chức ĐGKQHTchưa hợp lý 19 63.3 31 62.0 164 54.7

11

Ảnh hưởng từ ngoài xã hội với tư tưởng coi trọng thi cử, bằng cấp,

“chạy điểm” còn lớn 12 40.0 26 52.0 145 48.3

12

Công tác thanh, kiểm tra hoạt động ĐGKQHT chưa chặt chẽ,

thường xuyên 21 70.0 28 56.0 158 52.7

Các nguyên nhân thống kê ở bảng 2.7 có thể chia ra các nhóm như sau:

Nguyên nhân thuộc về nhận thức: Kết quả phân tích ở phần trên cho

do nhận thức không đầy đủ, đúng đắn về hoạt động ĐGKQHT, mức độ ảnh hưởng to lớn của hoạt động này đến quá trình đào tạo của các đối tượng trực tiếp (CBQL, GV, SV) và gián tiếp (xã hội, người sử dụng lao động). Sự hiểu biết của SV về hoạt động ĐGKQHT trong bối cảnh đổi mới còn chưa đầy đủ, đúng đắn. Một số SV còn xem nhẹ hoạt động này, chưa thấy hết tác dụng của hoạt động ĐGKQHT, chưa thấy được những hạn chế về kiến thức, kỹ năng của mình qua ĐGKQHT để bổ sung, hoàn thiện những thiếu hụt này.

Nguyên nhân thuộc về nghiệp vụ của cán bộ tham gia hoạt động ĐGKQHT: nghiệp vụ trong công tác này còn hạn chế vì CBQL chưa được

đào tạo một cách bài bản, chính quy, thường là các cán bộ xuất phát từ giảng viên giảng dạy tham gia quản lý, vừa giảng dạy vừa quản lý và kiêm nhiệm một số công việc khác.

Một số GV có chuyên môn cao nhưng nghiệp vụ về hoạt động ĐGKQHT còn hạn chế. Nhiều GV không quan tâm đến các lý luận hiện đại về ĐGKQHT của SV; GV chưa được bồi dưỡng về việc biên soạn đề thi, cách xây dựng đề thi, thiết kế câu hỏi đạt yêu cầu kỹ thuật.... cùng với tâm lý ngại thay đổi nên phần lớn là thực hiện theo kinh nghiệm tự có của bản thân.

Nguyên nhân thuộc về việc tổ chức thực hiện các khâu trong quy trình ĐGKQHT của SV: Việc tổ chức thi chưa hợp lý; công tác quản lý hồ sơ trong

hoạt động ĐGKQHT chưa được thực hiện chặt chẽ; hoạt động ĐGKQHT hiện nay chưa thực sự cung cấp được những thông tin chính xác, đáng tin cậy cho người được đánh giá, cho GV và các CBQL, lãnh đạo khoa và trường.

Nguyên nhân thuộc về công tác chỉ đạo thanh tra, kiểm tra của các cấp trong nhà trường: Để đảm bảo ĐGKQHT chính xác và toàn diện năng lực

của SV thì cần quan tâm đến công tác ra đề thi và chấm thi; để đảm bảo sự minh bạch và khách quan, công bằng cần phải quan tâm đến các khâu tổ chức

thi. Qua kết quả khảo sát thì các khâu trong việc ra đề, chấm thi, quản lý điểm ít được thanh tra, kiểm tra.

Nguyên nhân thuộc về chính sách, quy định của nhà trường: Những

chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐGKQHT tuy đã được thực hiện nhưng kết quả còn thấp. Các chính sách trong hoạt động ĐGKQHT bên cạnh những hạn chế, bất cập về kinh phí, quy định về ĐGKQHT và việc hình thức khen thưởng, kỷ luật vi phạm chưa hợp lý, chưa mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý.

Nguyên nhân mang tính xã hội: Một số đối tượng đông đảo không trực

tiếp tham gia vào hoạt động ĐGKQHT nhưng lại có liên quan và tác động mạnh mẽ đến hoạt động này là người sử dụng lao động. Xã hội coi trọng thi cử và bằng cấp. Các cơ sở sử dụng lao động quan tâm trước hết đến học lực ghi trên văn bằng mà ít quan tâm đến năng lực thực sự, hiện tượng sính bằng cấp trong tuyển dụng và đề bạt cán bộ hiện nay rất phổ biến. Đó là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tiêu cực trong hoạt động ĐGKQHT. Ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.

Tiếu kết chương 2

Trong quá trình đào tạo từ việc đưa ra mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo cho đến thực hiện giảng dạy thì hoạt động ĐGKQHT là khâu quan trọng để kiểm soát mục tiêu đưa ra từ đầu quá trình đào tạo. Có thể nói ĐGKQHT của SV là yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chất lượng đào tạo. Kết quả đó thể hiện một quá trình giảng dạy của GV và kết quả học tập của SV, căn cứ vào đó để đánh giá năng lực học tập của từng SV cụ thể.

Những năm vừa qua, công tác ĐGKQHT của SV đã được trường ĐH Thủ đô Hà Nội quan tâm và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân thuộc về nhận thức; Nguyên nhân thuộc về nghiệp vụ của cán bộ tham gia hoạt động; Nguyên nhân thuộc về việc tổ chức thực hiện các khâu trong quy trình ĐGKQHT của SV; Nguyên nhân thuộc về chính sách, quy định của nhà trường; Nguyên nhân thuộc về chính sách, quy định của nhà trường;... Trong đó phải kể đến yếu tố con người là chủ đạo, đặc biệt là cách thức quản lý công tác này.

Qua nghiên cứu và phân tích về thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV tại nhà trường đã cho thấy những thành công đã đạt được và những tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động ĐGKQHT của SV cần khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy nhà trường cần thực hiện các biện pháp quản lý môt cách phù hợp, đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động ĐGKQHT cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường. Đây là cơ sở thực tiễn để luận văn đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động ĐGKQHT của SV trong nhà trường, nhằm đưa nhà trường từng bước khẳng định chất lượng đào tạo với xã hội, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 70 -75 )

×