Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (Trang 40 - 67)

sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý

kiến đối với 300 SV hệ chính quy của các khoa: Khoa Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục Tiểu học, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Tâm lý giáo dục; 30 CBQL và 50 GV.

2.2.1. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viêntrường Đại học Thủ đô Hà Nội trường Đại học Thủ đô Hà Nội

2.2.1.1. Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kết quả khảo sát đánh giá ý nghĩa của hoạt động ĐGKQHT được tổng hợp qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của hoạt động ĐGKQHT trong quá trình đào tạo

STT Mức độ CBQL GV SV

SL % SL % SL %

1 Quan trọng 28 93,3 44 88,0 241 80,3

2 Bình thường 2 6,7 6 12,0 38 12,7

3 Không quan trọng 0 0 0 0 21 7,0

Qua bảng tổng hợp ta thấy đa số khách thể cho rằng ĐGKQHT quan trọng trong quá trình đào tạo, các khách thể này có quan điểm nhận thức rõ ràng, thường xuyên thực hiện tốt các quy chế đào tạo, quy chế kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên vẫn còn một số khách thể chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động ĐGKQKT, chưa thấy được sự ảnh hưởng tích cực của hoạt động này trong quá trình đào tạo. Có thể biểu diễn về mức độ nhận thức của CBQL, GV và SV về ý nghĩa của hoạt động ĐGKQHT trong quá trình đào tạo qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của hoạt động ĐGKQHT

- Đối với CBQL: Đa số các CBQL đều nhận thức về hoạt động ĐGKQHT có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đào tạo, đều nhận thấy sự ảnh hưởng tích cực của hoạt động này trong suốt quá trình đào tạo (93,3%).

Do đó, các khách thể này thường xuyên quan tâm đến đổi mới công tác quản lý, phương pháp giảng dạy vaqf học tập để đạt được hiệu quả cao nhất. Số ít (6,7%) cho rằng bình thường. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL lâu năm, có kinh nghiệm làm việc liên quan nhiều đến công tác đào tạo thì các cán bộ này đều nhận thức đầy đủ, cho rằng việc ĐGKQHT là quan trọng trong công tác đào tạo. Một số ít cán bộ trẻ còn chưa nhận thức đầy đủ. CBQL V. C. H cho rằng: “Để thực hiện tốt công tác ĐGKQHT thì CBQL cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động ĐGKQHT, tuy nhiên vẫn còn một số ít CBQL còn chưa có đủ kinh nghiệm và nhận thức cần thiết”

- Đối với GV: GV là người thực hiện công tác giảng dạy trực tiếp đối với SV và là người tổ chức các hoạt động ĐGKQHT của SV. ĐGKQHT của SV giúp cho các GV thông qua KQHT đó để điều chỉnh phương pháp giảng dạy, cách thức tiếp cận trong dạy học và hoạt động dạy nói chung, đồng thời các nhà QLGD cũng từ đó mà nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tạo sự phù hợp, khoa học trong quản lý. (88,0%) GV cho rằng hoạt động ĐGKQHT là quan trọng trong quá trình đào tạo. Về cơ bản những GV có nhận thức như vậy thường xuyên thực hiện tốt quy chế đào tạo, luôn chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra, ĐGKQHT. Số còn lại (12%) cho rằng bình thường, số khách thể này thường là những GV trẻ, ít kinh nghiệm trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá, năng lực sư phạm còn hạn chế. Qua phỏng vấn sâu, GV N. T. H. T cho rằng: “ĐGKQHT là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo nhưng là khâu quan trọng nhất vì nó sẽ phản ánh toàn bộ quá trình đào tạo của người giáo viên như thế nào”

- Đối với SV: (80,3%) SV cho rằng hoạt động ĐGKQHT là quan trọng. Các SV nhóm này thường là các SV có ý thức học tập tốt, có ý thức vươn lên, tự học và sáng tạo, thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra, biết tự mình

ĐGKQHT để từ đó điều chỉnh công việc học tập của mình. Số còn lại (12,7%) SV cho rằng bình thường, (7,0%) đánh giá không quan trọng, những SV thuộc nhóm này thường là những SV chưa có ý thức tự học, ý thức vươn lên; một số là SV mới vào năm đầu. SV T. T. L cho biết: “ĐGKQHT là công việc của GV, đối với chúng em ĐGKQHT là để qua môn học và cố gắng có điểm đẹp để dễ xin việc sau này”.

Như vậy, việc nhận thức của CBQL, GV, SV về ý nghĩa của ĐGKQHT là một hoạt động không thể thiếu được và rất quan trọng đã được nhận thức rõ ràng, đúng đắn, tuy nhiên vẫn còn một số ít bộ phận CBQL, GV, SV chưa nhận thức đúng đắn về việc này.

2.2.1.2. Vai trò và tác động của hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kết quả khảo sát về vai trò của hoạt động ĐGKQHT được trình bày ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Về vai trò của hoạt động ĐGKQHT trong quá trình đào tạo qua ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên

Nội dung

Mức độ

Quan trọng thườngBình quan trọngKhông

SL % SL % SL %

1. Giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy CBQL 18 60.0 10 33.3 2 6.7 GV 28 56.0 17 34.0 5 10.0 SV 160 53.3 129 43.0 11 3.7 2. Giúp SV điều chỉnh hoạt động học CBQL 20 66.7 9 30.0 1 3.3 GV 30 60.0 13 26.0 7 14.0 SV 178 59.3 97 32.3 25 8.4 3. Đánh giá năng lực, chất lượng giảng dạy của GV

CBQL 17 56.7 13 43.3 0 0.0

GV 15 30.0 22 44.0 13 26.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SV 155 51.7 125 41.7 20 6.6

4. Điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo

CBQL 16 53.3 14 46.7 0 0.0

GV 24 48.0 20 40.0 6 12.0

SV 98 32.7 140 46.7 62 20.6

5. Giúp nhà trường quản lý chất lượng đào tạo

CBQL 18 60.0 12 40.0 0 0.0

GV 19 38.0 20 40.0 11 22.0

- Đối với CBQL:

CBQL xem hoạt động ĐGKQHT nhằm giúp SV điều chỉnh hoạt động học chiếm tỷ lệ ở mức độ quan trọng chiếm 66,7%; việc hoạt động ĐGKQHT nhằm điều chỉnh phương pháp dạy của GV, ĐGKQHT giúp nhà trường quản lý chất lượng đào tạo chiếm 60,0%; ĐGKQHT giúp đánh giá năng lực, chất lượng giảng dạy của GV chiếm 56,7%; ĐGKQHT giúp điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo chiếm 53,3%. Kết quả này cho thấy CBQL đã xác định được vai trò của hoạt động ĐGKQHT là quan trọng, có nhận thức tốt về ĐGKQHT và thấy được sự tác động to lớn của ĐGKQHT đến quá trình đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL cho rằng ĐGKQHT là hoạt động không quan trọng trong việc giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy: 6.7% và giúp SV điều chỉnh hoạt động học: 3.3%.

Kết quả phỏng vấn sâu một số CBQL cho thấy, một bộ phận nhỏ CBQL chưa có nhận thức đầy đủ, toàn diện về vai trò của hoạt động ĐGKQHT của SV. CB N. H. V nhận xét: “Trong thời gian gần đây, dưới sự tác động nhiều mặt của xã hội thì ĐGKQHT của SV chỉ là điều kiện để SV học xong chương trình”.

- Đối với GV:

60.0% GV cho rằng hoạt động ĐGKQHT có vai trò giúp SV điều chỉnh hoạt động học là quan trọng; 56.0% cho rằng ĐGKQHT giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy là quan trọng. Kết quả khảo sát trên của GV cũng tương tự như của CBQL. Tuy nhiên mức độ quan trọng của các vai trò khác của ĐGKQHT được đánh giá ở mức độ thấp hơn. Cụ thể: ĐGKQHT giúp điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo chiếm 48.0%; ĐGKQHT giúp nhà

trường quản lý chất lượng đào tạo chiếm 38,0%; và thấp nhất là: ĐGKQHT giúp đánh giá năng lực, chất lượng giảng dạy của GV chiếm 30.0%. Một số GV đánh giá vai trò của ĐGKQHT không quan trọng như vai trò đánh giá năng lực, chất lượng giảng dạy của GV (26.0%).

Phỏng vấn sâu một số GV cho rằng: “Việc ĐGKQHT của SV còn phụ thuộc nhiều vào ý thức học tập của SV nên không thể đánh giá hết được năng lực, chất lượng đào tạo của GV được”

Qua công tác khảo sát và phỏng vấn sâu cho thấy: không phải GV nào tham gia công tác giảng dạy cũng nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của ĐGKQHT. Từ thực tiễn đó dẫn tới việc xem nhẹ ĐGKQHT, làm “cho xong”, dẫn đến hiệu quả không cao của công tác ĐGKQHT, không thúc đẩy ý chí vươn lên trong học tập của SV.

- Đối với SV:

Qua kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.2 cho thấy: SV đa số có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động ĐGKQHT với 59.3% SV cho rằng vai trò của ĐGKQHT giúp SV điều chỉnh hoạt động học là quan trọng; ĐGKQHT nhằm điều chỉnh phương pháp dạy của GV chiếm 53.3%; ĐGKQHT giúp đánh giá năng lực, chất lượng giảng dạy của GV chiếm 51,7%; ĐGKQHT giúp nhà trường quản lý chất lượng đào tạo chiếm 39.4%; ĐGKQHT giúp điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo chiếm 32.7%.

Tuy nhiên việc đánh giá các vai trò của ĐGKQHT với mức độ quan trọng và mức độ trung bình là tương đương nhau. Bên cạnh đó 20,6% số SV cho rằng ĐGKQHT giúp điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo. Qua phỏng vấn một số SV cho rằng: “ Hoạt động ĐGKQHT giúp SV nhìn nhận lại kết quả học tập của mình để từ đó điều chỉnh việc học của bản thân, nhưng để

từ hoạt động này mà điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo thì ít khi được thực hiện”.

2.2.1.3. Thực trạng về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

Mức độ thực hiện đổi mới ĐGKQHT của SV theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3. Thực trạng về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

Nội dung

Mức độ

Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

1. Đổi mới mục tiêu đánh giá

CBQL 25 83.3 5 16.7 0 0.0

GV 31 62.0 18 36.0 1 2.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SV 198 66.0 95 31.7 7 2.3

2. Đổi mới phương pháp đánh giá

CBQL 20 66.7 9 30.0 1 3.3

GV 29 58.0 19 38.0 2 4.0

SV 217 72.4 79 26.3 4 1.3

3. Đổi mới công cụ đánh giá

CBQL 18 60.0 12 40.0 0 0.0

GV 25 50.0 23 46.0 2 4.0

SV 192 64.0 99 33.0 9 3.0

đánh giá GV 26 52.0 21 42.0 3 6.0

SV 209 68.7 87 29.0 4 1.3

5. Đổi mới nội dung đánh giá

CBQL 24 80.0 6 20.0 0 0.0

GV 33 66.0 16 32.0 1 2.0

SV 221 73,7 75 25.0 4 1.3

Nhận xét:

Đối với CBQL: Công tác đổi mới trong ĐGKQHT của SV được cán bộ quản lý đánh giá tốt nhất với việc đổi mới mục tiêu 83.3%; đổi mới nội dung đánh giá với 80.0%. Đổi mới hình thức đánh giá thấp nhất với 56.7%.

Đối với GV: Việc đổi mới nội dung đánh giá được GV nhận xét 66.0% thực hiện tốt; Đổi mới mục tiêu với 62.0% và thấp nhất là đổi mới công cụ đánh giá với 50.0%.

Đối với SV: Việc đánh giá mức độ thực hiện đổi mới công tác ĐGKQHT được SV đánh giá cũng tương đồng với ý kiến của CBQL, GV. Với SV việc đổi đổi mới nội dung đánh giá được thực hiện tốt với 73.7%; đổi mới phương pháp đánh giá với 72.4%, và thấp nhất là việc thực hiện đổi mới công cụ đánh giá với 64.0%.

Có thể thấy việc đổi mới ĐGKQHT của SV theo xu hướng đổi mới nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho người học ở nhà trường đã được quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên việc đổi mới về nội dung, mục tiêu đánh giá được đa số ý kiến là thực hiện tốt nhất, việc đổi mới về hình thức, công cụ vẫn còn chưa theo kịp mục tiêu đổi mới đã định ra. Qua tìm hiểu thực tế tại trường ĐHTĐHN cho thấy:

- Việc đổi mới mục tiêu đã được nhà trường quan tâm và cập nhật theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Những năm gần đây nhà trường đã bước đầu tiến hành việc đổi mới đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

- Phương pháp đánh giá mà nhà trường thường xuyên sử dụng là phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận, phương pháp kiểm tra vấn đáp. Đây là các phương pháp đánh giá truyền thống, chủ yếu tái hiện nội dung tri thức. Các phương pháp nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực như kiểm tra thực hành, đánh giá qua hồ sơ học tập, phương pháp tự đánh giá... còn chưa được thực hiện thường xuyên. Điều đó có nghĩa rằng tại trường ĐHTĐHN các phương pháp đánh giá được sử dụng vẫn chủ yếu là các phương pháp truyền thống, chưa có sự đổi mới phương pháp đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Các phương pháp đánh giá truyền thống như trên chưa phản ánh được những năng lực của người học, không kích thích được người học tham gia vào quá trình tự đánh giá cũng như điều chỉnh hoạt động học của mình để đạt được mục đích đã đề ra.

Nguyên nhân của thực trạng này được các CBQL, GV cho biết là do việc ra đề kiểm tra được đưa ra dựa vào hệ thống ngân hàng câu hỏi từ nhiều năm nay. Hệ thống các câu hỏi hàng năm không được bổ sung nhiều mà chỉ chỉnh sửa những nội dung bài học hoặc bài tập cho phù hợp với điều kiện thực tại.

- Công cụ đánh giá được sử dụng chủ yếu là bài kiểm tra tự luận. Công cụ đánh giá cũng tương ứng với các phương pháp đánh giá mà nhà trường sử dụng. Những công cụ, phương pháp đánh giá truyền thống này chưa phát huy được tính tích cực của SV cũng như hình thành năng lực cho người học.

- Việc sử dụng các hình thức đánh giá định kỳ, tổng kết được sử dụng thường xuyên. Việc tiến hành đánh giá hàng ngày ít được sử dụng. Có nghĩa

là SV sẽ thực hiện các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ để làm cơ sở cho việc ĐGKQHT. Các hình thức đánh giá thường xuyên như quan sát thái độ học tập, mức độ tiến bộ hàng ngày của người học ít được chú trọng. Thực trạng này phần nào gây khó khăn cho việc tìm hiểu các thông tin từ SV để điều chỉnh hoạt động dạy của GV cũng như hoạt động học của SV. Việc thực hiện đơn thuần các bài kiểm tra đánh giá định kỳ hay tổng kết là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng học tủ, học lệch, gian lận trong thi cử.

- Thực trạng nội dung ĐGKQHT được sử dụng nhiều nhất vẫn là nội dung tái hiện tri thức. Nội dung kiến tạo tri thức cũng được sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây. Những kiến thức hàn lâm phần nào được giảm bớt thay vào đó là những nội dung đòi hỏi SV phải vận dụng sáng tạo, mở rộng hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của đổi mới hiện nay. Nội dung vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn; nội dung hình thành phẩm chất, năng lực cho SV cũng đã được đưa vào nội dung ĐGKQHT. Việc vận dụng lý luận vào để giải quyết các tình huống có trong thực tiễn nghề nghiệp là một trong những nội dung quan trọng để hình thành hệ thống năng lực cho người học. Đặc biệt, với SV sư phạm – những người sẽ trở thành thầy, cô giáo trong tương lai, đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, uyển chuyển để giải quyết các tình huống sư phạm trong tương lai. Tuy nhiên nôi dung này vẫn chưa được sử dụng nhiều trong ĐGKQHT. Điều này làm ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của SV cũng như chất lượng đào tạo chung.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (Trang 40 - 67)