0
Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 105 -108 )

1. Kết luận

ĐGKQHT của SV là hoạt động thường xuyên của nhà trường. Đây là hoạt động có ý nghĩa đối với hoạt động dạy – học cũng như hoạt động quản lý của nhà trường, nó đóng vai trò quan trọng là giúp SV, GV, CBQL thu thập các thông tin ngược. Vì thế ĐGKQHT cần phải đổi mới một cách toàn diện theo hướng phát triển năng lực của người học. Việc áp dụng các phương pháp, hình thức ĐGKQHT là phải phù hợp với quá trình dạy - học, đặc biệt trong đó phải phù hợp với mục tiêu dạy - học.

Với thực tiễn nhiệm vụ đặt ra cho luận văn này, chúng tôi đã giả quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Tổng kết một số cơ sở lý luận về ĐG và ĐGKQHT. Nội dung chương 1 đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến QL, khái niệm về KQHT và QL hoạt động ĐGKQHT. Đồng thời đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐGKQHT dưới góc nhìn nhà QL và yêu cầu đổi mới ĐGKQHT theo hướng phát triển năng lực người học hiện nay. Đó là cơ sở để tìm hiểu thực trạng về hoạt động ĐGKQHT và QL hoạt động ĐGKQHT của SV trường ĐHTĐHN. Và có cơ sở để đề xuất các biện pháp QL tốt hơn cho công tác ĐGKQHT của trường.

Luận văn đã khảo sát và mô tả tổng thể về thực trạng hoạt động ĐGKQHT và QL hoạt động ĐGKQHT của nhà trường, rút ra đưuọc những điểm mạnh, điểm yếu của công tác này, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp QL nhằm tổ chức tốt hoạt động ĐGKQHT của SV tại trường như sau:

1. Làm cho CBQL, GV, SV nhìn nhận rõ tầm quan trọng của hoạt động ĐGKQHT trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD - ĐT

2. Đổi mới nội dung, cách thức dào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về đánh giá, chuẩn hóa năng lực đánh giá của đội ngũ GV

3. Cải tiến quy trình ĐGKQHT thông qua kỳ thi kết thúc học phần tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội

4. Quản lý hình thức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của SV từng chuyên ngành theo tiếp cận năng lực thể hiện qua các mức độ : Kiến thức, kĩ năng (hiểu và áp dụng), thể hiện, và hành động thực tế. .

5. Ứng dụng CNTT trong QL hoạt động ĐGKQHT

Các biện pháp hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng ĐGKQHT của SV. Các biện pháp đã được xin ý kiến đóng góp của CBQL, GV có kinh nghiệm ở trường. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Tuy nhiên các biện pháp nêu trên cần được thực hiện đồng bộ để đạt kết quả cao.

Đề tài đã được chúng tôi tiến kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã nêu trên. Kết quả khảo nghiệm với đa số ý kiến chuyên gia đều cho rằng đề tài có tính cần thiết và khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Về phía nhà QLGD và nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới công tác ĐGKQHT và QLĐGKQHT của SV coi đây là công việc cần thiết trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Cần quán triệt mục đích, yêu cầu, tầm qaun trọng của việc tăng cường, cải tiến hoạt động ĐGKQHT của SV để mọi người thực hiện một cách nghiêm túc và đầy trách nhiệm.

Thực hiện đổi mới ĐGKQHT theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực, đưa vào chương tình đào tạo những nội dung về đổi mới ĐGKQHT để GV tiếp cận được những kiến thức, kỹ năng mới trong ĐG.

Tổ chức các chương trình bồi dưỡng thường xuyên về triển khai hoạt động ĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực.

Phối hợp các nhà khoa học giáo dục và GV xây dựng, khai thác các tài liệu về đổi mới đánh giá.

Tạo điều kiện cơ sở vật chất. đầu tư trang thiết bị cho người dạy và người học nhằm thực hiện tốt hoạt động ĐGKQHT.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí ĐGKQHT đảm bảo tính chính xác, khách quan, toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng. Năng lực của người học.

2.2. Về phía GV

Áp dụng hệ thống các biện pháp đã nêu ở trên trong quá trình ĐGKQHT của SV.

Thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, có phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin đúng đắn làm cơ sở cho những quyết định của mình về đánh giá.

Chuẩn bị chu đáo công tác ra đề thi, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành và các công cụ đánh giá phong phú chú trong vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn.

2.3. Về phía SV

Tích cực chủ động trong hoạt động học của mình, liên hệ với thực tiễn, yêu cầu nghề nghiệp.

Có thái độ học tậ nghiêm túc và tích cực, nâng cao tính chuyên cần trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 105 -108 )

×