Đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (Trang 27 - 31)

Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học được áp dụng theo quy chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Quy chế này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy về tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; thi tốt nghiệp và công nhận thi tốt nghiệp. Quy chế này áp dụng với SV các khóa đào tạo hệ chính quy ở các trình độ đại học và cao đẳng trong các trường đại học, học viện thực hiện theo quy chế mềm dẻo phù hợp với niên chế, với học phần.

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).

2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.

3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.

4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.

- Đánh giá học phần

+ Đối với các học phần lý thuyết hoặc lý thuyết kết hợp thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận: Điểm học phần gồm hai thành phần chính là điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần. Điểm đánh giá quá trình được tính từ nhiều điểm bộ phận bao gồm: Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận. Thi kết thúc học phần là bắt buộc và điểm thi kết thúc học phần phải có trọng số không dưới 50%.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

+ Đối với học phần thực hành: SV phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến phần nguyên là điểm học phần loại này.

+ Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.

- Điểm học phần

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân (gọi là thang tiện ích). Điểm học phần là tổng của tất cả các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần (theo thang tiện ích) sau khi đã nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó chuyển sang điểm hệ điểm chữ A, B, C, D, F. Mức điểm chữ của mỗi học phần lại được quy đổi theo thang điểm 4 khi tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình trung tích lũy. Cách quy đổi điểm được thực hiện theo bảng dưới đây:

Điểm theo thang tiện ích

Điểm quy đổi Phân loại Xếp hạng

Điểm chữ Điểm số 8,5 – 10 A 4,0 Đạt Giỏi 7.0 – 8,4 B 3,0 Đạt Khá 5,5 – 6,9 C 2,0 Đạt Trung bình 4,0 – 5,4 D 1,0 Đạt Trung bình yếu Dưới 4,0 F 0,0 Không đạt Kém

Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt điểm học phần được ghi nhận như sau:

+ Điểm R: Dùng để xác nhận học phần SV được miễn học do đã tích lũy được bằng các hình thức khác và nộp giấy chứng nhận đề xin miễn. Các học phần được miễn sẽ không tính vào điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy nhưng được tính vào khối lượng tích lũy để xét công nhận tốt nghiệp. Muốn nhận điểm R, SV phải làm đơn kèm theo giấy tờ

hợp lệ. Đơn xin miễn học phần cần phải có ý kiến của cố vấn học tập và nộp cho khoa xem xét theo từng học kỳ.

+ Điểm I: dành cho SV đã dự học và tham gia các nội dung liên quan của học phần như thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhưng vì lý do bất khả kháng (ốm đau, tai nạn, lý do chính đáng khác,...) không thể dự thi kết thúc học phần.

Trường hợp SV chưa đủ điểm thi, kiểm tra trong các điểm bộ phận của điểm đánh giá quá trình, GV thông báo và chủ động cho SV trả nợ điểm trước khi nộp bảng điểm đánh giá quá trình cho Khoa và phòng Đào tạo. Sau khi được GV bố trí cho trả nợ điểm bộ phận, SV nào không dự thi, kiểm tra để trả nợ điểm sẽ bị nhận điểm 0 đối với các thành phần đánh giá bị nợ điểm.

+ Điểm X: Dành cho các học phần mà GV chưa kịp báo cáo điểm về phòng Đào tạo vì lý do khách quan. GV phải báo cáo điểm trong thời gian sớm nhất có thể.

- Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

∑ ∑ = = × = n i i n i i i n n a A 1 1 Trong đó:

A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy ai là điểm của học phần thứ i

ni là số tín chỉ của học phần thứ i n là tổng số học phần.

+ Điểm trung bình chung học kỳ: là trung bình có trọng số của điểm số (sau khi đã quy đổi từ mức điểm chữ sang điểm số theo thang điểm 4) của tất

cả các học phần mà sinh viên đã đăng ký trong học kỳ (không kể các học phần điều kiện), với trọng số là số tín chỉ của các học phần đó. Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng, xét tiến độ học tập sau mỗi học kỳ và chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất.

+ Điểm trung bình chung tích lũy: là trung bình có trọng số của điểm số (sau khi đã quy đỏi từ mức điểm chữ) của các học phần đã tích lũy tính đến thời điểm xét (không tính đên học phần điều kiện). Cách tính điểm trung bình chung tích lũy tương tự như tính điểm trung bình chung học kỳ. Điểm trung bình chung tích lũy là cơ sở để đánh giá kết quả học tập suốt thời gian học, xếp hạng học lực, xếp hạng tốt nghiệp, xét thôi học, xét học ngành thứ hai. Điểm trung bình chung tích lũy được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (Trang 27 - 31)