Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (Trang 35 - 37)

- Người dạy

Giảng viên là nhân tố có tác động lớn đến hoạt động dạy học giúp truyền đạt, hướng dẫn người học lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, giảng viên phải là người có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với GV giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với GV giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. GV cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc, đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Để nâng cao chất lượng dạy học của người dạy thì người dạy cần có phương pháp giảng dạy phù hợp. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội tri thức và phát triển tư duy cho người học.

- Người học

Trong hoạt động dạy - học, người học trước tiên có nhiệm vụ tiếp nhận, lĩnh hội tri thức và hệ thống tư tưởng, biến nó từ của xã hội, của lịch sử trở thành của bản thân, đó còn gọi là sự chiếm lĩnh tri thức của người học. Quá trình này vừa khách quan vừa chủ quan, vừa thụ động vừa năng động. Động cơ, thái độ học tập của SV sư phạm phải được coi trọng bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên. Thái độ học tập là cần thiết đầu tiên, người học cần có thái độ khiêm tốn, chân thành học tập, sẵn sàng tiếp thu, tiếp nhận tri thức mới mẻ, đúng đắn, tốt đẹp do các môn học, do người dạy đem lại.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV có ý nghĩa rất to lớn trong công tác đào tạo. Vì vậy việc ĐGKQHT của SV phải thể hiện rõ tính toàn diện, thống nhất, hệ thống, khoa học…cho nên trong việc quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV chỉ thực sự có ý nghĩa giáo dục khi được tiến hành theo đúng yêu cầu của khoa học giáo dục. Nếu các nhà quản lý thực sự quan tâm đến hoạt động ĐGKQHT hướng vào người học nhằm nâng cao tính khách quan, công bằng sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình dạy – học giữa thầy và trò. Ở nước ta, trong điều kiện hiện nay, với quan điểm dạy học theo tiếp cận năng lực, hướng vào người học, làm cho người học tích cực, chủ động chiếm lĩnh hệ thống tri thức, có kĩ năng, biết vận dụng và áp dụng, chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu thì các CBQL càng cần phải thực sự quan tâm đến hoạt động ĐGKQHT hướng vào người học.

Nội dung chương 1 đã đề cập các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục, đánh giá kết quả học tập và quản lý ĐGKQHT. Bên cạnh đó, chương 1 đã xác định rõ vị trí, chức năng, vai trò, nguyên tắc của ĐGKQHT, những định hướng mang tính chuyển tiếp về đổi mơi đánh giá kết quá học tập của sinh viên và các yếu tố tác động, thông qua đó có cơ sở phân tích thực trạng quản lý ĐGKQHT ở trường ĐH Thủ đô Hà Nội để đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo của nhà trường.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (Trang 35 - 37)