Các biện pháp quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản lý đề ra. Mỗi biện pháp quản lý đều có ý nghĩa, vai trò riêng, nhưng chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
Mỗi biện pháp là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hệ thống biện pháp, có tác động qua lại và thúc đẩy quá trình hoàn thiện về quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV trong nhà trường. Các biện pháp trên tuy độc lập nhưng không tách rời nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tố tác động cho biện pháp khác. Do đó trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động
ĐGKQHT của SV cần phải thực hiện đồng bộ năm biện pháp trên thì mới mang lại hiệu quả cao trên cơ sở, nền tảng mà nhà trường đã thực hiện. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, thời kỳ và góc độ khác nhau thì từng biện pháp phát huy tính ưu việt riêng.
Tóm lại, những biện pháp đã nêu ở trên tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động chi phối lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể trọn vẹn. Công tác quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV ở trường Đại học Thủ đô còn có những hạn chế nhất định, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để phát huy ưu điểm, giảm thiểu những hạn chế còn tồn tại CBQL cần phối hợp đồng bộ các biện pháp với nhau một cách hài hòa. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ thúc đẩy tốt hoạt động ĐGKQHT, có tác dụng phát huy các nguồn lực của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong việc đáp ứng nguồn nhân lực trong giai đoạn đất nước đổi mới, hội nhập quốc tế.