quả học tập của SV từng chuyên ngành theo tiếp cận năng lực thể hiện qua các mức độ : Kiến thức, kĩ năng (hiểu và áp dụng), thể hiện, và hành động thực tế
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
QL các hình thức ĐGKQHT nhằm đảm bảo khoa học, phù hợp với từng môn học cụ thể, phát huy tối đa kiến thức và tư duy của người học, đánh giá năng lực thể hiện qua các mức độ : Kiến thức, kĩ năng (hiểu và áp dụng), thể hiện, và hành động thực tế.
Tạo môi trường phong phú, chủ động, thuận lợi cho GV, SV tiếp cận, sử dụng các hình thức đánh giá, hình thành thái độ, kỹ năng, phát huy hết khả năng trí tuệ của SV, xây dựng môi trường ĐGKQHT công bằng, khách quan và khoa học theo định hướng phát triển năng lực.
3.2.4.2. Nội dung thực hiện
Mỗi môn học cụ thể xây dựng hình thức thi, kiểm tra, đánh giá làm cơ sở cho tổ chức hình thức dạy học, áp dụng phương pháp, lựa chọn những tài liệu giảng dạy, hướng dẫn tự học và vận dụng và tham khảo trong quá trình dạy và học.
Thống nhất về cách thức QL đối với các hình thức thi, kiểm tra ở các mức độ : Kiến thức, kĩ năng (hiểu và áp dụng), thể hiện, và hoạt động thực tiễn từ nhà trường đến các khoa, bộ môn và SV.
Từ hình thức ĐGKQHT đã được thống nhất làm cơ sở cho việc lên kế hoạch ra đề thi để đảm bảo kết quả một cách toàn diện, khoa học, chính xác, phát huy tối đa năng lực tư duy của SV.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
Xây dựng kế hoạch ĐGKQHT của SV ngay từ đầu năm học trong đó nêu rõ về phương án tổ chức kỳ thi, hình thức sẽ sử dụng cụ thể cho từng môn
học, mục tiêu, nội dung một cách tổng thể sẽ đánh giá để GV và SV chủ động trong tổ chức giảng dạy và học tập.
Tổ chức hội thảo, tập huấn cấp khoa, trường cho CBQL và GV về các hình thức đánh giá. Thông qua hoạt động này giúp các nhà QL, GV cách thức QL và lựa chọn các hình thức đánh giá một cách khoa học, phù hợp với môn học. Qua đây những CBQL, GV thấy được ưu điểm, hạn chế của từng hình thức đánh giá, nắm được những kỹ thuật xây dựng quy trình ĐGKQHT một cách bài bản, khoa học; Xây dựng các trọng số mục tiêu ĐGKQHT, chú trọng về kiến thức, kỹ năng, thái độ; Xác định độ giá trị, độ tin cậy và phân biệt được trình độ SV.
Khi xác định được các hình thức đánh giá cần trao đổi, thảo luận để nâng cao kỹ thuật về cách làm bài đối với từng loại hình đánh giá giúp GV ra đề một cách khoa học và SV thực hiện một cách nhanh và chính xác.
Để từng bước nâng cao hoạt động ĐGKQHT của SV cần khắc phục những tồn tại, yếu kém trong QL và thực hiện cần có kế hoạch hội thảo, tổng kết, rút kinh nghiệm về những vấn đề cần khắc phục và phát huy những ưu điểm của hoạt động ĐGKQHT; trên cơ sở đó cập nhật những lý luận, kiến thức, kỹ năng tiên tiến, khoa học trong nước và nước ngoài đang sử dụng đề phục vụ cho hoạt động này.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Công tác QL phải được bắt đầu bằng việc ban hành văn bản, những quy định để làm cơ sở thực hiện. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chung thông qua phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng để quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV. Giao trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi đơn vị chức năng, các cá nhân tham gia để thực hiện đồng bộ và hiệu quả công tác này. Để thực hiện có hiệu quả thì việc tăng kinh phí cho hoạt động này là rất cần thiết.
Cần trang bị những kiến thức chuyên sâu đối với đội ngũ CBQL và GV tham gia hoạt động ĐGKQHT của SV.
Trước khi bước vào năm học mới cần tổ chức hội đồng thẩm định, nghiệm thu về hình thức ĐGKQHT và được thể hiện qua đề cương chi tiết môn học và được duyệt bởi cấp có thẩm quyền.