hướng phát triển năng lực người học
Luật giáo dục đại học (2012) có hiệu lực từ 1/1/2013 đã chỉ ra những đổi mới quan trọng với mục tiêu đào tạo đại học là để đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực. Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ( Khóa 11) về đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và đào tạo,với tinh thần cơ bản xuyên suốt là phải chuyển một nền GD từ tiếp cận truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực người học (chuyển từ tiếp cận nội dung
sang tiếp cận năng lực). Khi thay đổi tiếp cận hướng tới mục tiêu tạo năng lực cho người học thì đào tạo, quản lý đào tạo trong đó có kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải được thay đổi theo.
Theo Miller (1990), mục đích đào tạo theo tiếp cận năng lực thể hiện qua các mức độ : Kiến thức, kĩ năng (hiểu và áp dụng), thể hiện, và hành
động thực tế. Các mức độ đó được liên kết chặt chẽ và trao đổi thường xuyên
Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học phải dựa trên các minh chứ xác thực, trực tiếp và thực chất về kết quả đạt được của người học dựa trên mục tiêu hướng tới các mức độ thể hiện năng lực đã nêu ở trên.
Như là một sự kế thừa truyền thống đánh giá kết quả học tập của sinh viên, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, các trường đại học, đặc biệt các giảng viên cần:
+ Xây dựng đề cương (chi tiết từng học phần) như là một bản thiết kế kịch bản hoạt động của giảng viên và sinh viên trong đó thể hiện và cụ thể hóa được các yêu cầu mức độ của đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực.
+ Thể hiện đổi mới từ việc xác định cụ thể mục tiêu phát triển năng lực: *) Năng lực nền tảng
*) Năng lực chuyên môn dặc thù, vận dụng và áp dụng thực tiễn.
+ Cụ thể hóa nội dung (Học phần, Chương...) theo các chủ đề học tập, chỉ rõ nhiệm vụ học tập của sinh viên, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, vận dụng và đánh giá thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ (xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập)