0
Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Biện pháp 1: Làm cho CBQL, GV,SV nhìn nhận rõ tầm quan trọng của hoạt động ĐGKQHT trong việc nâng cao chất lượng đào trước

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 77 -81 )

trọng của hoạt động ĐGKQHT trong việc nâng cao chất lượng đào trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD - ĐT .

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Theo NQ 29/NQ-TƯ ( Khóa 11), Quản lý hoạt động ĐGKQHT là một khâu đột phá, bảo đảm tính thực học, muốn thành công, hiệu quả, trước hết người CBQL, GV,SV phải nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này. Trên thực tế hoạt động, vấn đề nhận thức về hoạt động này cũng bộc lộ những hạn chế, những mặt yếu nhất định. Đó là chưa nắm bắt kịp thời tầm quan trọng, vị trí và tác động của ĐGKQHT trước yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo. Vì vậy cần nâng cao nhận thức, năng lực ĐGKQHT cho CBQL, GV và SV để tạo động cơ phấn đấu tích cực nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, thể hiện ý thức, trách nhiệm, khả năng của mình đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Công tác nâng cao nhận thức về hoạt động ĐGKQHT có thể nói là chìa khóa để hoạt động này đi đến thành công đối với nhà QL. Để công tác này được tiến hành đồng bộ và hiệu quả thì trước hết toàn bộ hệ thống tổ chức, những người có liên quan phải có nhận thức một cách sâu sắc, đồng bộ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động ĐGKQHT, đồng thời đòi hỏi mọi người phải có ý thức, trách nhiệm và khả năng thực hiện bằng sự nỗ lực cao nhất. Kết quả của hoạt động QL này là kết quả chung của cả một tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

Để nâng cao nhận thức về hoạt động ĐGKQHT của SV thì cần nâng cao nhận thức ở tất cả các khâu của quá trình thực hiện.

Nâng cao trình độ lý luận về hoạt động ĐGKQHT, nhận thức đầy đủ và sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, vai trò, những tác động to lớn thông qua hoạt

động này đối với CBQL, GV và SV trước yêu cầu phát triển năng lực SV, để từ đó điều chỉnh các hoạt động cho hiệu quả hơn.

Nâng cao nhận thức thực tiễn qua các hoạt động ĐGKQHT, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sự phù hợp trong cách thức quản lý, phương pháp tổ chức, mức độ phù hợp giữa tổ chức hoạt động giảng dạy, phương pháp giảng dạy với hình thức và nội dung ĐGKQHT.

Trong xu thế của sự phát triển và thay đổi từng ngày của khoa học QLGD, đòi hỏi các nhà QL, những người liên quan đến triển khai và thực hiện nhiệm vụ này phải có cái nhìn đổi mới để đáp ứng với điều kiện và xu thế hiện tại, tránh bị tụt hậu và xa rời thực tế.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và SV về hoạt động ĐGKQHT bằng việc tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng thông qua các hình thức sau:

- Đối với CBQL, GV

Tổ chức hội thảo chuyên sâu về hoạt động ĐGKQHT ở quy mô nhà trường, các khoa, bộ môn cho CBQL, GV tham gia để trao đổi và có những kinh nghiệm quý báu, tạo sự thuận lợi trong thực hiện hoạt động ĐGKQHT .

Thông qua các buổi tập huấn, nhà trường có thể thông báo cặn kẽ với CBQL, GV về các văn bản liên quan tới quy chế đào tạo và những đổi mới của các quy chế; Lãnh đạo các đơn vị chức năng có kế hoạch thường xuyên theo dõi việc triển khai các văn bản, quy định đã ban hành. Kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở CBQL, GV có ý thức thực hiện các loại văn bản đó.

Nhà trường cần có văn bản hướng dẫn, phát tài liệu hướng dẫn cho CBQL, GV xây dựng quy trình ĐGKQHT đảm bảo tính khoa học, hiệu quả; CBQL, GV phải quản lý tốt việc xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức ĐGKQHT sao cho phù hợp với môn học, ngành học.

Nâng cao nhận thức, năng lực ĐGKQHT cho CBQL, GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động ĐGKQHT cũng như về yêu cầu đổi mới hoạt động này trong giai đoạn hiện nay thông qua các buổi hội thảo, tập huấn định kỳ theo chuyên đề năm học. Sau đợt tập huấn, có tổ chức đánh giá nhận thức các thành viên để rút kinh nghiệm, hoàn thiện nội dung, chương trình với mục đích nâng cao nhận thức, năng lực cho CBQL và GV.

Xây dựng trên trang thông tin điện tử của nhà trường những diễn đàn nhằm cung cấp thông tin; là nơi để CBQL, GV trao đổi, thảo luận về ĐGKQHT, chia sẻ những kinh nghiệm hay, những kiến thức, kỹ năng liên quan đến ĐGKQHT; là nơi để SV có cơ hội bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, những thắc mắc liên quan đến hoạt động ĐGKQHT của SV.

Bên cạnh đó, thư viện cũng cần quan tâm trang bị những tài liệu liên quan đến lĩnh vực này để phục vụ cho những người liên quan đến hoạt động này tham khảo.

Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác ĐGKQHT. Đồng thời có những hình phạt nghiêm minh đối với đối tượng vi phạm quy chế. Chất lượng của công tác ĐGKQHT gắn với chất lượng đào tạo của nhà trường, gắn với quyền lợi và trách nhiệm của CBQL, GV.

- Đối với SV

Nâng cao nhận thức của SV thông qua tuần sinh hoạt chính trị công dân của SV đầu mỗi năm học. Thông qua hoạt động tập thể này, nhà QL cử cán bộ phụ trách về hoạt động ĐGKQHT quán triệt, phổ biến đến toàn thể SV về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này.

Tổ chức tuyên truyền về hoạt động ĐGKQHT thông qua phát tài liệu, hệ thống phát thanh, bảng tin của nhà trường, các khoa; giao cho Đoàn Thanh niên, Hội SV phụ trách phần nội dung sinh hoạt thường kỳ của Đoàn, Hội có

lồng ghép nội dung về ĐGKQHT. Giáo dục cho SV ý thức tự học, sáng tạo, nghiêm túc trong thi cử được xem là nét văn hóa trong môi trường giáo dục.

Trước mỗi học phần cần thông báo cho SV mục tiêu, tiêu chí, hình thức và nội dung ĐGKQHT để họ định hướng và chủ động học tập.

Khuyến khích SV chủ động phát hiện, tìm cách lấp chỗ hổng trong kiến thức bằng cách trao đổi, tranh luận để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình trong quá trình học tập; GV đánh giá, nhận xét thông qua các bài kiểm tra, giúp SV nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Hướng dẫn SV tự học, tự ĐG để phát triển khả năng tự học theo mục tiêu môn học, theo tiêu chí đánh giá; Giới thiệu tài liệu tham khảo của môn học, yêu cầu SV tự chuẩn bị bài trước; Khuyến khích SV sưu tầm các tài liệu có liên quan để mở rộng thông tin; Hướng dẫn SV cách đọc và sử sụng tài liệu thích hợp; Thông qua những thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra hướng dẫn SV tự đánh giá kiến thức, kỹ năng đạt được và không đạt được của bản thân để tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Các hoạt động nâng cao nhận thức về ĐGKQHT phải được sự thống nhất trong việc chỉ đạo, triển khai của Đảng ủy, lãnh đạo nhà trường đến các bộ phận, phòng ban chức năng, các khoa. Trên cơ sở có sự đồng thuận của lãnh đạo đến những người thực hiện thì việc cấp thêm nguồn kinh phí cho hoạt động này là một trong những điều kiện tốt để triển khai.

Cần có sự hỗ trợ của các tài liệu tham khảo, sách báo chuyên ngành và mạng cho CBQL, GV khai thác thông tin để phục vụ cho việc nâng cao nhận thức, năng lực trong tổ chức hoạt động ĐGKQHT của SV.

Thực hiện nâng cao nhận thức về ĐGKQHT có ý nghĩa vô cùng to lớn và là điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 77 -81 )

×