1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt

334 1,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 334
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Sự thể hiện này càng được bộc lộ một cách rõ ràng và đầy đủ trong lối nói vòng khi mà cần sự mềm mỏng, lịch sự, tế nhị, không tiện nói thẳng hoặc tránh sự đối đầu với một thành viên giao

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH

LỐI NÓI VÒNG TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH

MÃ SỐ : 5 04 27

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.VS.TSKH.TRẦN NGỌC THÊM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG DẪN NHẬP

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8

3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 12

4 Phương pháp nghiên cứu 14

5 Nguồn ngữ liệu 14

6 Đóng góp của luận án 16

7 Cấu trúc của luận án 17

Chương 1 LỐI NÓI VÒNG - TIỀN ĐỀ, CƠ SỞ VÀ SỰ MINH ĐỊNH 1.1 Những tiền đề dẫn tới sự hình thành lối nói vòng 19

1.1.1 Vai giao tiếp 20

1.1.2 Vị thế giao tiếp 21

1.1.3 Phép lịch sự 22

1.2 Cơ sở của lối nói vòng – những lẽ thường 25

1.2.1 Tính hiển nhiên của lẽ thường - cơ sở tổ chức điều này 27

1.2.2 Tính đa biến của lẽ thường - yếu tố chi phối cách tổ chức điều này 29

1.3 Minh định lối nói vòng – Quan niệm và nhận diện 34

1.3.1.Quan niệm 34

1.3.2 Các tiêu chí nhận diện lối nói vòng 37

1.3.3 Định nghĩa lối nói vòng 43

1.3.4 Sự xác định ba tham tố của lối nói vòng 44

1.3.5 Lối nói vòng với những khái niệm hữu quan 47

1.3.5.1 Quan hệ giữa lối nói vòng với tiền giả định bách khoa và hàm ý 47

1.3.5.2 Quan hệ giữa lối nói vòng với hành vi ở lời gián tiếp 50

1.3.5.3 Quan hệ giữa lối nói vòng với các chiến lược giao tiếp 53

1.3.5.4 Quan hệ giữa lối nói vòng với tình thế giao tiếp 54

1.3.5.5 Phân biệt lối nói vòng với những khái niệm hữu quan 61

Trang 4

1.3.6 Hoạt động của lối nói vòng trong sự đan xen, tích hợp 63

Chương 2 MỤC ĐÍCH VÀ TÌNH THẾ GIAO TIẾP CỦA LỐI NÓI VÒNG 2.1 Lối nói vòng xét theo mục đích giao tiếp 68

2.1.1 Tiêu chí phân loại 68

2.1.2 Các tiểu loại 70

2.1.2.1 Lối nói vòng đạt đích hoàn toàn 70

2.1.2.2 Lối nói vòng đạt đích không hoàn toàn 75

2.1.3 Định lượng lượt lời biểu hiện 82

2.1.3.1 Xác định tọa độ giữa điều này và điều khác 82

2.1.3.2 Số lượng lượt lời 83

2.2 Lối nói vòng xét theo tình thế giao tiếp 89

2.2.1 Tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao 89

2.2.2 Tình thế nói ra điều này ở lời đáp 93

2.2.3 Tình thế phối hợp 96

Chương 3 CÁC CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP CỦA LỐI NÓI VÒNG 3.1 Định nghĩa Chiến lược 100

3.2. Phân loại các chiến lược của lối nói vòng 100

A Nhóm chiến lược tác động vào nội dung thông tin 102

3.2.1 Những chiến lược tác động vào nội dung thông tin bề mặt 103

3.2.1.1 Chiến lược tạo thông tin dư 103

3.2.1.2 Chiến lược tạo thông tin ngoại lai 111

3.2.1.3 Kết luận về chiến lược tác động vào nội dung thông tin bề mặt 115

3.2.2 Những chiến lược tác động vào nội dung thông tin bề sâu 117

3.2.2.1 Những chiến lược tác động vào tiền giả định 117

3.2.2.2 Những chiến lược tác động vào hàm chỉ 124

3.2.2.3 Kết luận về nhóm chiến lược tác động vào nội dung thông tin bề sâu 130

B.Nhóm chiến lược tác động vào nội dung liên cá nhân 132

Trang 5

3.2.3 Chiến lược gài bẫy 133

3.2.4 Chiến lược không có sự gài bẫy 136

3.2.4.1 Chiến lược đố 137

3.2.4.2 Chiến lược đặt câu hỏi 140

3.2.4.3 Kết luận về nhóm chiến lược tác động vào nội dung liên cá nhân 144

Chương 4 TỔ CHỨC ĐIỂM NÓI VÀ CẤU TRÚC CỦA LỐI NÓI VÒNG 4.1 Tổ chức các điểm nói trong ngôn thoại 151

4.1.1 Điểm nói vòng là gì? 152

4.1.2 Ngôn thoại - môi trường tồn tại của điểm nói vòng 155

4.1.3 Các loại điểm nói vòng trong ngôn thoại 156

4.1.3.1 Điểm nói vòng hiện 157

4.1.3.2 Điểm nói vòng ẩn 162

4.2 Cấu trúc của lối nói vòng 165

4.2.1 Cấu trúc nội tác của lối nói vòng 166

4.2.1.1 Cấu trúc của lối nói vòng trong mối quan hệ tương liên giữa các lượt lời 166

4.2.1.2 Cấu trúc của lối nói vòng trong mối quan hệ tương liên giữa các hành vi hội thoại 171

4.2.2 Cấu trúc ngoại tác của lối nói vòng 175

4.2.2.1 Cấu trúc quan hệ vị thế giao tiếp mạnh 175

4.2.2.2 Cấu trúc quan hệ tình thế giao tiếp 178

KẾT LUẬN 188

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 196

TÀI LIỆU THAM KHẢO 197

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH 203

DANH MỤC TÁC PHẨM CÓ LỜI THOẠI ĐƯỢC TRÍCH DẪN 208

PHỤ LỤC 1.Lối nói vòng theo cách gọi dân gian 211

PHỤ LỤC 2 Lối nói vòng trong Kho tàng tục ngữ người Việt 216

PHỤ LỤC 3 Dẫn liệu lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt 218

PHỤ LỤC 4 Dẫn liệu lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Anh 294

Trang 6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN

Sơ đồ 1.1 Quan hệ giữa các tham tố của lối nói vòng với lẽ thường (tr.27)

Sơ đồ 1.2 Quy trình lập mã và giải mã của lối nói vòng (tr.47)

Sơ đồ 1.3.Quan hệ giữa lối nói vòng với các yếu tố trong chiến lược nói (tr.60)

Sơ đồ 2.1 Chu trình vận động của các tham tố trong lối nói vòng (tr.74)

Sơ đồ 2.2 Thành tố bên trong và các tham tố của lối nói vòng (tr.81)

Sơ đồ 2.3 Số lượng lượt lời biểu hiện giữa điều này và điều khác (tr.85)

Sơ đồ 2.4 Quan hệ đối ngôn trong tình thế chủ động nói ra điều này

ở lời trao (tr.92)

Sơ đồ 2.5 Quan hệ đối ngôn trong tình thế chủ động nói ra

điều này ở lời đáp (tr.95)

Sơ đồ 2.6 Quan hệ đối ngôn trong tình thế phối hợp (tr.98)

Sơ đồ 3.1 Các chiến lược của lối nói vòng (tr.102)

Sơ đồ 3.2 Các thành tố nằm trong ba giai đoạn của chiến lược (tr.116)

Sơ đồ 3.3 Tần suất của các loại chiến lược tác động vào nội dung thông tin (tr.130)

Sơ đồ 3.4 Tần suất sử dụng của các chiến lược tác động vào nội dung

thông tin liên cá nhân (tr.148)

Sơ đồ 4.1 So sánh tỉ lệ cấu trúc về mối quan hệ tương liên giữa các lượt lời

trong tiếng Việt và tiếng Anh (tr.170)

Sơ đồ 4.2 Cấu trúc quan hệ vị thế giao tiếp mạnh của lối nói vòng (tr.178)

Hình 4.1 Cấu trúc quan hệ tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao (tr.180) Hình 4.2 Cấu trúc quan hệ tình thế nói ra điều này ở lời đáp (tr.183)

Hình 4.3 Cấu trúc quan hệ tình thế phối hợp(tr.186)

Trang 7

DẪN NHẬP

1 Lí do chọn đề tài

Trong đời sống giao tiếp cộng đồng để truyền thông tư tưởng tình cảm với nhau, con người phải dùng tới ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp hiển nhiên Và cũng hiển nhiên, thực tế có hai cách nói: cách nói trực tiếp, tức lối nói thẳng và cách nói gián tiếp, tức lối nói vòng

Ở lối nói thẳng, khoảng giao diện từ người nói đến người nhận được thu ngắn tới mức tối đa khiến thông tin chứa trong các phát ngôn sau khi truyền đi hầu như được tiếp nhận tức thời vì không phải trải qua một sự khúc xạ nào Tuy nhiên,

ở đời không phải bao giờ cũng cứ nói thẳng, đi liền một hơi là tới đích Nhiều khi,

vì những lí do tế nhị khác nhau, người ta không thể nào nói thẳng ra được Những lúc ấy phải dùng tới một cách nói khác đắc dụng hơn, hữu hiệu hơn, ấy là lối nói

vòng “Có người cho rằng, ở đời, chỉ có cách nói thứ hai” (Hoàng Tuệ 1996: 322)

Đó cũng là điều dễ hiểu Bởi lẽ, hiện thực vốn đa dạng, phức tạp và luôn biến đổi Con người là một thực thể động Thế giới vật chất là hữu hình nhưng thế giới

tâm linh là vô hình vô hạn L Pheurbach chẳng đã từng viết: “Bản chất con người

chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người Con người trong giao tiếp đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là thượng đế” (dẫn theo Trần Ngọc Thêm 1996: 448) Năng lực ứng phó của

con người được hình thành một cách thường trực không chỉ trước môi trường tự nhiên mà còn trước môi trường xã hội Ở môi trường xã hội, nó được thể hiện trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người trong sự giao tiếp bằng ngôn ngữ Sự thể hiện này càng được bộc lộ một cách rõ ràng và đầy đủ trong lối nói vòng khi mà cần

sự mềm mỏng, lịch sự, tế nhị, không tiện nói thẳng hoặc tránh sự đối đầu với một thành viên giao tiếp nào đó trong cộng đồng Chính trong những trường hợp đó, lối nói vòng được tận dụng khai thác triệt để nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất,

đúng như nhà tư tưởng E Young nói: "Ngôn ngữ là nghệ thuật che dấu tư tưởng"

(dẫn theo Nguyễn Văn Tứ 1996: 32)

Lối nói vòng, do thế, có thể coi là hiện tượng có mặt trong mọi ngôn ngữ Nhưng mức độ phổ biến của nó thì tùy theo đặc điểm, cá tính và đặc trưng văn hóa

Trang 8

truyền thống của từng dân tộc Chẳng hạn, người phương Tây do có đặc điểm loại

hình văn hóa gốc du mục, trọng động nên dễ “độc tôn trong tiếp nhận, cứng rắn

hiếu thắng trong đối phó” (Trần Ngọc Thêm 1996: 54) Và vì vậy, họ quen với lối

nói thẳng, nói trực khởi hơn là lối nói vòng Trái lại, người phương Đông thích dùng lối nói vòng hơn là nói thẳng do chỗ họ có đặc điểm loại hình văn hóa gốc

nông nghiệp, trọng tĩnh nên trong ứng xử dễ dung hợp về mặt tiếp nhận, mềm dẻo

hiếu hòa trong đối phó (Trần Ngọc Thêm 1996: 55)

Với người Việt Nam, do truyền thống văn hóa nông nghiệp ưa sống tình cảm

“thích giao tiếp và coi trọng giao tiếp” (Trần Ngọc Thêm, 1998: 307) nên lối nói vòng

được sử dụng khá phổ biến và có thể nói nó là một hiện tượng mang tính đặc trưng trong văn hóa giao tiếp tiếng Việt Điều đó lí giải tại sao trong tiếng Việt và trong dân gian, lối nói vòng có gần trăm cách gọi tùy theo mục đích, trạng huống và sắc thái diễn

đạt; chẳng hạn: nói lòng vòng, nói gần nói xa, nói bóng nói gió, nói vòng vo tam quốc,

nói bên nọ xọ bên kia, nói bên đông động bên tây, nói cạnh nói khóe, nói mé, nói móc, nói xỉa, nói lập lờ hai mặt, nói bụi tre nhè bụi trúc, nói xuống sông thông xuống bể v.v

(xem Phụ lục 1)

Do vậy, việc nghiên cứu lối nói vòng có một ý nghĩa đặc biệt cả về phương diện

lí thuyết lẫn phương diện thực tiễn, nhất là ở địa hạt langage phức tạp mà W L Chafe

từng viết:

Ngôn ngữ chắc chắn là một hiện tượng phức tạp đến mức mà con người đã từng mong muốn hiểu cho được, và cho đến nay, ngay cả chúng ta cũng chưa đi đến kết thúc Chúng ta hãy còn trễ nải trong công cuộc săn tìm này, và hình như vì một nỗ lực

có tính kinh viện để thu hẹp tầm nhìn, hơn là mở rộng nó Ngay khi người ta nhìn ra ngoài phạm vi câu, người ta tự buộc mình phải ngưng đối phó với những dữ liệu không

tự nhiên được hư cấu nên vốn để theo đuổi những mục đích của mình, và thay vào đó

là xem xét ngôn ngữ trong sử dụng (dẫn theo Nunan 1997: 9)

Với ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn đó, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu hiện tượng lối nói vòng một cách đầy đủ trên tất cả các phương diện, từ những yếu tố cấu thành đến phạm vi hoạt động và những quy luật đặc thù mà bất cứ ai khi sử dụng tiếng Việt cũng không thể không chú ý đến một thế giới mà nói theo F Armengaud -

Trang 9

nhà ngữ học Pháp nổi tiếng - là “Nếu không phải là của những phù phép thì cũng là

đầy cạm bẫy, dưới đám cỏ trườn những con rắn của những châm biếm, bóng gió, của ngụ ý của biểu tượng hai mặt Phép lịch sự tuyệt hảo với sự giễu cợt bắt tay nhau”

(dẫn theo Đỗ Hữu Châu 1993: 256) Vì thế, việc phát hiện và nhận thức đúng về nó là công việc của mọi người, của giới nghiên cứu nói chung và của luận án này nói riêng

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Với sự phát triển của lí thuyết giao tiếp và ngữ dụng học, vài mươi năm trở lại

đây, việc nghiên cứu cái ngôn ngữ học của lời nói- như F de Saussure từng gọi trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (tr 46) - đã thu được những kết quả nhất

định Trong môi trường nghiên cứu ở Việt Nam, việc vận dụng những lí thuyết đó còn khá mới mẻ

Đã có những phát hiện, những nghiên cứu mới đáng ghi nhận về các vấn đề, các hiện tượng của lời nói Tuy vậy, sự kiện lời nói vẫn còn những điểm mờ mà ví

dụ điển hình nhất là hiện tượng lối nói vòng đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong đời sống giao tiếp của người Việt nhưng vẫn chưa được làm sáng tỏ Đây là hiện

tượng lời nói ít nhiều vừa quen vừa lạ Quen đối với người sử dụng ngôn ngữ và lạ

đối với khá nhiều nhà nghiên cứu, mặc dù không ai trong số họ lại không nhận thức

được rằng “Không có một cái gì trong ngôn ngữ mà lại không có trong lời nói”(dẫn

theo Cao Xuân Hạo 1991: 111)

Bởi thế, có một điều tồn tại như một nghịch lí là không phải các nhà Việt ngữ không nhìn thấy hiện tượng lối nói vòng bởi nó khá hiển nhiên Nhưng cho tới nay, đây vẫn là hiện tượng còn bỏ ngỏ, chưa có bất kì một công trình chuyên sâu và tường minh nào, dẫu đây đó trong quan niệm của một vài nhà nghiên cứu có lúc cũng đã nhắc đến tên gọi

Trong lúc đó, từ địa hạt của phong cách học, những hiện tượng trong hoạt động sản sinh lời nói rất gần gũi với lối nói vòng cũng được một số tác giả quan tâm tiếp cận, đó

là: nói giảm, uyển ngữ, nhã ngữ Chúng được xem xét từ nhiều khía cạnh, nhiều bình

diện từ cơ sở, tiền đề vật chất, đặc điểm, phương thức biểu hiện, cách tổ chức và cấu tạo đến giá trị biểu hiện của các đơn vị đó Những tên gọi ấy xuất hiện trong một số công trình phong cách học như của Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng Lạc (1994, 1995), Hữu

Trang 10

Đạt (2000, 2001) hoặc trong một số luận án tiến sĩ, chẳng hạn, tác giả Trương Viên

(ĐHQG HN, 2003) có “Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang

tiếng Việt”; trong đó, với việc xem xét uyển ngữ trên ba bình diện từ vựng, phong cách

và ngữ dụng đã giúp tác giả đưa ra kết luận: về mặt từ vựng, uyển ngữ bằng một từ hay

một đơn vị đồng nghĩa, một ngữ phối hợp nằm trong một nhóm đồng nghĩa hay một

trường nghĩa, về mặt phong cách, uyển ngữ là một biện pháp tu từ xuất hiện trong các phong cách chức năng nhằm mục đích lịch sự, tế nhị, thẩm mĩ; về mặt ngữ dụng, uyển ngữ như một hành động lời nói hoặc một yếu tố ngôn ngữ tạo thành hành động lời nói Nói chung, các hiện tượng như vừa kể mới chỉ được nhìn nhận ở khả năng thay thế

và khả năng biểu cảm và chủ yếu xét ở cấp độ câu Tuy vậy, ở cấp độ cao hơn câu là

chỉnh thể lời nói, là diễn ngôn trong thực tiễn hành ngôn mà cụ thể là trong giao tiếp

đối thoại, lối nói vòng vẫn còn là một cái tên chưa mấy quen thuộc với không ít nhà nghiên cứu bởi họ nghĩ rằng, đó là câu chuyện của hàm ngôn Thực ra, vấn đề lại nằm

ở chỗ khác

Như đã biết, bất kì một văn bản (text) hay một thông điệp (message) thuộc loại

nào cũng có phần hiển ngôn (explicite) và phần hàm ngôn (implicite) Phần hiển ngôn

là phần dễ nhận ra, là cái có thể thấy được, còn phần hàm ngôn là phần ẩn tàng khó

thấy, là phần của cái muốn nói Lẽ dĩ nhiên, lối nói vòng, với tư cách là một phương

thức biểu đạt vẫn gồm hai phần ấy nhưng cách thức tổ chức lại có những quy luật biểu hiện riêng Dùng hiển ngôn thì đơn giản, nhẹ nhàng, dùng hàm ngôn thì chắc, sâu và kín Tận dụng ưu thế triệt để của hai phần này là điểm đặc trưng nổi bật nhất của lối nói vòng Nhất là hàm ngôn - phần của cái muốn nói - liên quan khá chặt chẽ với lối nói

vòng vì nó cũng có cơ chế hàm ẩn và thuộc sự kiện bề sâu

Chính vì vậy, khi hàm ngôn được nghiên cứu khá kĩ thì đồng thời mở ra một triển vọng sáng sủa cho việc nghiên cứu lối nói vòng Đáng chú ý nhất trong số đó

là những tác giả như J L.Austin (1962), J R Searle (1969), P Grice (1975), Hoàng Phê (1975, 1989), Đỗ Hữu Châu (1983, 1996), Nguyễn Đức Dân (1982, 1987, 1998), Cao Xuân Hạo (1991, 1996), Hồ Lê (1975, 1979, 1996)… Những công trình của họ thực sự đã rọi những tia sáng ngữ dụng học cho việc tìm hiểu đối tượng của

đề tài luận án Có thể kể ra ý kiến của P Grice (1975) khi ông cho rằng có một hiện

Trang 11

tượng thường xảy ra trong khi giao tiếp là khi nói ra điều này nhưng thực ra muốn

nói tới một điều khác và ông gọi đó là hàm ngôn hội thoại (conversational

implicature) Hàm ngôn này sẽ nảy sinh khi người nói vi phạm một trong bốn quy

tắc cộng tác hội thoại (Lượng, Chất, Quan hệ, Cách thức) Đặc biệt, Hoàng Phê đã

đưa ra ý kiến rất đáng lưu ý: “Mọi người đều biết rằng trong lời nói thường ngày,

lắm khi chúng ta nói ra một điều này nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra

một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa [ ] Khi một lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngôn thường là quan trọng, thậm chí có khi hiển ngôn chỉ là dùng để nói

hàm ngôn, ý hàm ngôn mới là ý chính” (1989: 93)

Trên chiều hướng ngữ dụng, Nguyễn Đức Dân (1982) xem nghĩa câu nói gồm

nghĩa do chỉ dẫn quy ước làm ra và nghĩa do chỉ dẫn hội thoại làm ra Hai loại nghĩa này, về sau Nguyễn Đức Dân (1998, 2003) gọi là hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại Xuất phát từ quan điểm chức năng, Cao Xuân Hạo (1998) gọi là nghĩa hàm ẩn Nghĩa hàm ẩn “là những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và

trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn Sự suy diễn cho phép người nghe hiểu được cái nghĩa hàm ẩn ấy thường được thực hiện một cách hoàn toàn tự nhiên và cùng một lúc với quá trình hiểu nghĩa nguyên văn chứ không phải là sau đó”(tr 468)

Đỗ Hữu Châu (1983) thì nói đến cái nền hàm ẩn của câu và ý nghĩa hàm ẩn

liên hệ đến thông điệp miêu tả P của câu (tr21) Hồ Lê (1993) có bàn tới lối nói khúc xạ, đối lập với nói thẳng và cho rằng cả hai cách gọi này là tên gọi dùng trong

sinh hoạt bình thường Và theo ông, để đảm bảo yêu cầu đối với một thuật ngữ khoa

học thì phải gọi chúng là phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn Trong cuốn Phương pháp nghiên cứu cú pháp (quyển 1), ông cũng có nhắc tới sự nói vòng

(tr.76) nhưng không thấy ông giới thuyết về nó

Cũng cần phải nói rằng lối nói vòng là một lối nói có liên quan trực tiếp tới hành

vi ngôn ngữ gián tiếp Đã có nhiều người nghiên cứu về vấn đề ấy, trong đó hai tác giả được coi là kinh điển: J.L Austin (1962) và J.R Searle (1969) Đặc biệt, J R

Searle đã đặt ra vấn đề: “Người nghe nhận ra một hành vi gián tiếp như thế nào khi

mà người ta được nghe một điều hoàn toàn khác?, Cách hiểu một hành vi gián tiếp

Trang 12

khác với cách hiểu một hành vi tại lời trực tiếp thế nào?”(dẫn theo Nguyễn Đức Dân

1998: 65) Cách đặt vấn đề như thế rõ ràng không chỉ riêng cho hành vi ngôn ngữ gián tiếp mà còn có thể xem là cách đặt vấn đề đối với hiện tượng lối nói vòng Ngoài

ra, những nghiên cứu khác như của Cao Xuân Hạo (1991, 1996), Đỗ Hữu Châu (1993, 2006), Phạm Văn Thấu (1997) về hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng đã soi sáng được nhiều vấn đề chức năng của các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, nhưng nhìn chung, chưa hướng sự quan tâm thực sự tới lối nói vòng

Một điều đáng chú ý khác là lí thuyết hội thoại, lí thuyết giao tiếp mới được giới thiệu vào Việt Nam cách đây chưa lâu nên việc vận dụng những lí thuyết đó để nghiên cứu những vấn đề của giao tiếp tiếng Việt chỉ mới ở giai đoạn ban đầu Thành thử, kết quả và thành tựu cũng chưa được là bao

Cho tới nay, hai công trình đáng kể nhất đóng góp vào sự giới thiệu những lí

thuyết đó vào Việt Nam là cuốn Đại cương ngôn ngữ học của Đỗ Hữu Châu (1993)

và cuốn Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân (1998) Trong đó, hai tác giả cũng chỉ

dừng lại ở việc giới thiệu lí thuyết về các phương diện hành vi trao lời - đáp lời, các vận động tương tác giữa các nhân vật giao tiếp, cấu trúc và chức năng của cặp thoại, tham thoại Những ngữ liệu được các tác giả lấy làm ví dụ cũng không cho thấy

điều gì rõ hơn về lối nói vòng Trong lần tái bản Đại cương ngôn ngữ học (2006), (tập 2)- Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu cũng có nhắc tới lối nói cây tre đè bụi hóp

(tr.275) nhưng không thấy ông giải thích một điều gì thêm

Trong bối cảnh như thế thì những kết quả nghiên cứu về lối nói vòng được

trình bày trong luận văn thạc sĩ của chúng tôi với tiêu đề Bước đầu tìm hiểu lối nói

vòng trong giao tiếp tiếng Việt (1999) là bước đi có tính mở đường Do tính chất bước đầu nên luận văn chưa triệt để định tính được lối nói ấy với việc đưa ra định

nghĩa và các tiêu chí nhận diện, đồng thời chỉ dừng lại ở mức phân loại theo mục đích và chiến lược giao tiếp

Điều quan trọng là phải có một định nghĩa thật minh xác với sự xác định các thành tố cũng như việc mô tả hoặc lập thức một cách rõ ràng lối nói này trong mối quan hệ với nhiều nhân tố khác cả những nhân tố bên ngoài lẫn nhân tố bên trong của quá trình giao tiếp, từ những tiền đề, cơ sở, những thao tác nhận diện đến mục

Trang 13

đích, chức năng, các yếu tố chiến lược, các cách tổ chức, các kiểu quan hệ, các mô hình cấu trúc trên cơ sở vừa định tính vừa định lượng Đấy chính là yêu cầu mà chúng tôi đặt ra trong luận án này, trong khi vẫn kế thừa một cách nhất quán quan điểm và hướng tiếp cận đã đề ra trong luận văn thạc sĩ của mình trước đó

3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Lối nói vòng, xét từ bản chất, là một sự kiện của lời nói, của giao tiếp ngôn từ Đó

là hiện tượng luôn ở một trạng thái động với những mối liên hệ nội tại và những nhân

tố xã hội - văn hóa bên ngoài ngôn ngữ Từ giác độ dụng học, luận án sẽ khảo sát quá

trình nói năng của các nhân vật giao tiếp với tiêu điểm chú ý là các diễn ngôn có chứa

lối nói vòng trong hội thoại trực tiếp, dạng song thoại của tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh) bởi đây là hình thức tiêu biểu, có tính cơ bản nhất, quan trọng nhất, phổ

biến nhất của hội thoại và giao tiếp

3.2 Mục đích nghiên cứu

Trước một đối tượng hội đủ tính động và tính phức tạp như thế, mục đích của

luận án là tìm và giải quyết những vấn đề đặt ra của lối nói vòng trong thực tiễn

giao tiếp tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh) dưới góc nhìn của lí thuyết giao tiếp, của ngữ nghĩa - ngữ dụng học trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa để trả

lời cho những câu hỏi sau đây:

Lối nói vòng là gì? Bản chất của nó ra sao? Hiệu quả của lối nói vòng là như

thế nào? Trường hợp giao tiếp nào thì dùng lối nói vòng? Nó được tạo nên bằng cách thức nào? Cơ chế biểu hiện của nó ra sao? Những chiến lược nào mà lối nói vòng hay sử dụng? Đâu là nét phổ quát và nét đặc thù? Tổ chức bên trong và cấu trúc của nó như thế nào?

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đáp ứng những mục đích trên, luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây:

1/ Minh định tên gọi Lối nói vòng với các tiêu chí và các cơ sở nhận diện

2/ Xác định mục đích, lí do và các tình thế giao tiếp của lối nói vòng để hiểu rõ bản chất của hiện tượng này trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)

Trang 14

3/ Mô tả các cơ chế, các quy luật hoạt động, các chiến lược nói, lượt lời biểu hiện, cấu trúc, các đặc điểm đặc trưng mang tính chất vừa định tính vừa định lượng, so sánh một số phương diện về chiến lược, số lượng lượt lời biểu hiện, đặc điểm cấu trúc của các diễn ngôn của lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh 4/ Tìm ra cách thức tạo nên lối nói vòng và lí giải các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài của lối nói ấy

3.4 Phạm vi nghiên cứu

Do tính phức tạp của vấn đề và tính đa dạng, đa diện của hội thoại nên luận án này

chỉ giới hạn trong việc đề cập tới lối nói vòng trong kiểu hội thoại song thoại mặt đối mặt

(face to face) với các diễn ngôn của giao tiếp tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh) Do mức độ tập trung của luận án là nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt nên trong quá trình làm việc, chúng tôi chủ yếu xem xét ở phạm vi những diễn ngôn tiếng Việt Còn những diễn ngôn tiếng Anh chủ yếu là để đối chiếu, so sánh nhằm thấy được những điểm giống nhau và khác nhau đối với hiện tượng lối nói vòng trong quá trình sử dụng của hai ngôn ngữ Hơn nữa, xét về mặt phong cách, ở cả hai khu vực giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động của lối nói vòng thể hiện chủ yếu tập trung ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Do vậy, để tiện so sánh, đối chiếu, nhằm xác định đặc điểm định tính cũng như định lượng lối nói vòng, luận án chỉ tập trung khảo sát kiểu hội thoại song thoại ở trong các diễn ngôn thuộc hai loại phong cách này Bởi đó là nơi lối nói vòng thể hiện có tính

chất điển hình nhất, tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc trưng vốn có ở tất cả các phương diện, vừa các yếu tố bên trong lẫn các yếu tố bên ngoài Ở đấy, vai trò của nhân

vật giao tiếp được phát huy cao nhất bởi nó bao hàm các mối quan hệ xã hội - văn hóa

giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, hàm chứa sự sáng tạo của mỗi cá

nhân trong quá trình ứng xử

Mặt khác, tác giả luận án biết rõ rằng các yếu tố phi lời có vai trò rất quan trọng

tham gia tác động vào cuộc thoại, song trong quá trình thực hiện, do những khó khăn khách quan nhất định trong việc dùng nhiều loại tư liệu khác nhau mà một trong những nguồn tư liệu chính là các văn bản văn chương, trong đó các yếu tố phi lời không phải

Trang 15

lúc nào cũng được miêu tả hiển ngôn, nên tác giả luận án bắt buộc phải loại ra khỏi tầm quan sát các yếu tố phi lời tham gia vào cuộc thoại

Và để hạn chế tính võ đoán, khi không có điều kiện ghi hình, luận án chỉ tiến

hành khảo sát các lời thoại trực tiếp ở các diễn ngôn được thu thập trong thực tế cuộc

sống ngoài đời và cả những diễn ngôn trong tác phẩm văn học Trong trường hợp cần thiết để hiểu thật chính xác nội dung của lời mà do tác động của những điều kiện tình thế giao tiếp, chúng tôi có thể tái khôi phục những yếu tố phi lời đã có của nó

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu về hiện tượng lối nói vòng, trong luận án, chúng tôi sử dụng những hiểu biết về lí thuyết giao tiếp, về ngữ dụng học để khảo sát lối nói vòng trong những biểu hiện thực tế của nó Cụ thể là những phương pháp sau đây:

1 Phương pháp phân tích diễn ngôn để nghiên cứu về hình thức và nội dung

giữa các tham thoại Phát hiện những dấu hiệu đặc trưng về mặt hình thức cấu trúc của các đơn vị trong hệ tôn ti hội thoại và về mặt nội dung, mục đích, sự tác động

và chi phối của các yếu tố tình thế v.v Nghĩa là, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích cứ liệu để tìm ra quy luật, đưa ra kết luận cần thiết dựa trên cơ sở quy nạp

2 Phương pháp ngữ nghĩa - ngữ dụng học khảo sát về mặt nội dung ý nghĩa

trong mối liên quan với các tình huống hội thoại để tìm ra lực ngôn trung đích thực mà người nói muốn thể hiện; tìm ra cơ chế biểu hiện của lối nói vòng qua những yếu tố tường minh và yếu tố không tường minh

3 Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm khảo sát và xác định những đặc điểm

đặc trưng của lối nói vòng giữa những người sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và những người sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong quá trình giao tiếp

4 Phương pháp thống kê ngôn ngữ học để khảo sát định lượng các lời của lối

nói vòng qua các cuộc hội thoại đã thu thập, từ đó rút ra những nhận định cần thiết

về những đặc điểm của lối nói này trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh

5 Phương pháp mô hình hoá để khái quát vấn đề và lập thức các cơ chế biểu

hiện nhằm rút ra những quy luật và cách thức biểu hiện của lối nói vòng

6 Phương pháp cải biến để xác định tính hiệu quả về mặt chiến lược trong

mục đích sử dụng ở một số trường hợp có lối nói vòng xuất hiện

Trang 16

7 Phương pháp liên ngành, đặc biệt là những tri thức về văn hóa học, tâm lí học

để giải thích các sự kiện, các trường hợp sử dụng các chiến lược trong lối nói này ở cả

hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

5 Nguồn ngữ liệu

Để khảo sát, tiếp cận đối tượng, thực hiện nhiệm vụ mục đích đặt ra của luận

án, chúng tôi phải tiếp xúc với khối lượng khá lớn tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi, không chỉ ở những loại hình lí luận, sáng tác mà còn ở đời sống giao tiếp thường nhật để một mặt, tìm những tiền đề lí luận khoa học, hình dung phác thảo diện mạo đối tượng và một mặt khác, thu thập ngữ liệu từ nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với việc nghiên cứu

Quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng nguồn ngữ liệu sau:

◘ Lời ăn tiếng nói hàng ngày :

1/ Đối với tiếng Việt: Đó là 20 băng ghi âm những mẩu đối thoại thuộc các tình huống, phạm vi, môi trường hoạt động khác nhau của giao tiếp tiếng Việt Với điều kiện kĩ thuật hạn chế cùng những lí do khách quan, chủ quan, và cả những lí do tế nhị khác, chúng tôi đành tạm bằng lòng với những băng thu này Sau khi văn tự hóa những lời ghi âm, có lược

bỏ những yếu tố không cần thiết, song vẫn đảm bảo đặc trưng cơ bản của lời nói, chúng tôi

đã chọn lọc được 84 diễn ngôn mang những đặc điểm tập trung của lối nói vòng

2/ Đối với tiếng Anh: Đó là các diễn ngôn mang phong cách khẩu ngữ tự nhiên được

tập hợp trong cuốn Complete speaker’s galaxy of funny stories joks and anecdotes (W K

Penedleton, 1979) Qua xử lí, chúng tôi cũng chọn lọc được 82 diễn ngôn có những đặc điểm phù hợp cho việc phục vụ mục đích đối chiếu, so sánh

◘ Những dẫn chứng về hội thoại trực tiếp trong các tác phẩm văn học và báo chí:

1/ Đối với tiếng Việt: Đó là 120 cuộc thoại hay đoạn thoại hoặc cặp thoại được chọn lựa trong 50 tác phẩm Việt Nam hiện đại tiêu biểu cho từng tác giả và từng thời kì cũng như những cuộc thoại có trong những nội dung được đăng tải trên báo, tạp chí có chứa những dấu hiệu của hiện tượng mà luận án đang xét

2/ Đối với tiếng Anh: Đó là 29 diễn ngôn của cuốn The Green mile (Stephen King,

1999), và những diễn ngôn khác trong một số tác phẩm văn học Anh/Mĩ tiêu biểu

Trang 17

Cả hai nguồn tài liệu này đều được đảm bảo theo nguyên tắc xác thực và có chọn lọc Đối với những phần có lời kể của tác giả, chúng tôi mạn phép loại bỏ hoặc lược bớt nếu thấy không cần thiết cho việc hiểu đoạn thoại Đấy là tinh thần chung khi xử lí nguồn ngữ liệu trong luận án1

Tất cả nguồn ngữ liệu kể trên được chúng tôi thuyết minh và tập hợp lại trong Phụ lục (1, 2, 3,4)

6 Đóng góp của luận án

6.1 Về lí luận:

Việc giải quyết được các nhiệm vụ và nội dung đặt ra trong luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí thuyết quan trọng của ngữ dụng học và lí thuyết giao tiếp, lí thuyết hội thoại, của ngôn ngữ học tâm lí – xã hội học

Cụ thể là:

Quá trình lập mã và giải mã diễn ra ở lối nói vòng là như thế nào? Tại sao người

ta phải dùng lối nói vòng? Tại sao muốn nói điều khác người ta lại phải nói điều này? Cơ sở để tạo nên hiện tượng lối nói vòng là gì? Mối quan hệ giữa lẽ thường và tiền giả định là như thế nào trong tổ chức nội dung của lối nói vòng? Việc phân loại lối nói vòng được tiến hành ra sao? Mục đích của lối nói vòng là như thế nào? Tình thế giao tiếp đóng vai trò gì trong lối nói vòng? Dung lượng biểu hiện của lối nói vòng được xác định bằng mấy lượt lời? Có sự khác nhau không giữa những tiểu loại của lối nói vòng? Những chiến lược giao tiếp nào mà lối nói vòng thường sử dụng? Việc xác lập các giai đoạn chiến lược của lối nói vòng diễn ra như thế nào? Tại sao người ta phải dùng các chiến lược tác động vào hai bình diện của diễn ngôn là nội dung thông tin và nội dung liên cá nhân? Đâu là nét đặc thù và nét phổ quát? Tổ chức các điểm nói và cấu trúc của lối nói vòng ra sao? Đặc điểm của chúng có gì nổi bật? Chúng có sự khác biệt như thế nào so với các lối nói khác?

1 Trong cuốn sách “Tiếng Việt 12”, khi bàn tới một số vấn đề về hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu có viết: “Ở nước ngoài, người nghiên cứu hội thoại dùng máy ghi âm và ghi hình các cuộc hội thoại để nhận rõ ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, khoảng cách không gian giữa các nhân vật giao tiếp Ở nước ta, hội thoại mới được bắt đầu nghiên cứu, các tư liệu ghi âm và ghi hình còn quá ít Vì vậy bắt buộc chúng ta phải dùng các cuộc hội thoại mà các nhà văn đưa vào tác phẩm của mình Các

cuộc hội thoại này đã được nhà văn “sáng tạo lại” cho phù hợp với ý đồ nghê thuật của mình, do

đó không thực sự tiêu biểu cho các cuộc hội thoại sống động ở ngoài đời” (Tiếng Việt 12,1996: 4).

Trang 18

6.2 Về thực tiễn:

Những kết quả nghiên cứu của luận án qua sự minh định, phân tích, mô tả với những thao tác nhận diện và những thao tác thực hiện lối nói vòng trong quá trình giao tiếp thực sự có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng Chúng góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng trong những tình huống nói năng khác nhau không chỉ riêng cho người bản ngữ Những quan sát, kết luận của luận án có thể được sử dụng trong những giáo trình lí thuyết về ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học xã hội và cả ngôn ngữ học ứng dụng, đặc biệt là trong việc biên soạn sách giáo khoa, giáo trình về ngữ dụng học, kể cả các loại sách bài tập thực hành rèn kĩ năng sử dụng tiếng cho đối tượng người Việt và những người nước ngoài có sử dụng tiếng Anh hoặc cho học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông và trường đại học

Kết quả nghiên cứu hiện tượng lối nói vòng còn cho thấy sự cần thiết phải có chiến lược giáo dục nâng cao kĩ năng giao tiếp cho người bản ngữ và cho người nước ngoài học tiếng Việt qua trường hợp cụ thể của lối nói vòng trong những điều kiện và môi trường giao tiếp khác nhau Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận án là một bổ sung cần thiết cho các nhà từ điển học trong quá trình làm từ điển tường giải hay từ điển thống kê khi bàn tới các lối nói trong thực tiễn giao tiếp của người Việt

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tác phẩm có lời thoại

được trích dẫn và Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt - Anh, luận án gồm bốn chương:

Chương 1: Tiền đề, cơ sở và sự minh định lối nói vòng

Chương này đặt cơ sở lí thuyết nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể ở các chương sau với việc xác định các nhân tố tiền đề và nhân tố cơ sở, đồng thời tiến hành minh định lối nói vòng cũng như giới thuyết và phân biệt lối nói vòng với các

hiện tượng ngôn ngữ có liên quan ở trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh

Chương 2: Mục đích và tình thế giao tiếp của lối nói vòng

Nội dung của chương nhằm giải quyết nhiệm vụ mô tả những đặc điểm, những

cơ chế và cả dung lượng biểu hiện của lối nói vòng trong khi xác định và phân loại theo hướng mục đích giao tiếp và tình thế giao tiếp; đồng thời, từ những phương

Trang 19

diện này, nội dung của chương cũng chú ý miêu tả, so sánh để tìm ra những điểm đặc trưng của lối nói ấy trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh

Chương 3: Các chiến lược giao tiếp của lối nói vòng

Nhiệm vụ của chương này là phân loại, phân tích, mô tả các chiến lược của lối nói vòng; so sánh một vài phương diện về chiến lược và số lượng lượt lời biểu hiện trong diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh để thấy được những đặc điểm đặc trưng và

sự hoạt động của lối nói này

Chương 4: Tổ chức điểm nói và cấu trúc của lối nói vòng

Chương này xem xét và mô tả các phương thức biểu hiện và các bình diện cấu trúc; đồng thời dựa vào kết quả so sánh để thấy được cách tổ chức của lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 20

Chương 1

1.1 Những tiền đề dẫn tới sự hình thành lối nói vòng

Hoạt động giao tiếp diễn ra trong xã hội vốn rất đa dạng và phong phú Hàng ngày, ở mọi lĩnh vực, mọi phạm vi của đời sống có biết bao nhiêu là cuộc hội thoại

“Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là

hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” (Đỗ Hữu Châu 2006: 201)

Hội thoại có nhiều kiểu và được phân biệt theo: 1 Không gian và thời gian diễn ra (thoại trường công cộng/ riêng tư…); 2 Số lượng người tham dự (đối tác từ hai đến số lượng lớn); 3 Cương vị và tư cách người tham gia (chủ động/ thụ động);

4 Tính chất được điều khiển/ không được điều khiển (vị thế giao tiếp mạnh/ yếu);

5 Tính có đích/ không có đích (đích hướng nội/ hướng ngoại; nội dung định trước/ không định trước); 6 Tính có hình thức/ không có hình thức (hình thức nghi lễ/

hình thức đời thường) Song, hình thức hội thoại song thoại mặt đối mặt mới là hình

thức tiêu biểu, phổ biến và quan trọng nhất và đó cũng là nơi hoạt động mạnh nhất của lối nói vòng Từ môi trường và phạm vi hoạt động mang tính chất điển hình này, lối nói vòng sẽ bộc lộ những đặc tính mà bản thân nó có

Cũng như những lối nói khác, lối nói vòng hoạt động tùy theo mục đích, nội dung, tình thế giao tiếp của mỗi cuộc hội thoại mà ở đó người nói lựa chọn lối diễn đạt này hay lối diễn đạt khác cho phù hợp với đối tượng để có được hiệu quả cao nhất Thường thì sự lựa chọn của người nói phụ thuộc vào vấn đề định nói, tức sự kiện mà người nói muốn đề cập, phụ thuộc vào đối tượng giao tiếp của mình là ai, phụ thuộc vào tình thế diễn ra lúc đó

Ở lối nói vòng, sự chế định của những nhân tố ấy khá chặt chẽ làm ảnh hưởng tới vận động diễn ngôn, tới quá trình tương tác của cuộc thoại Trong đó, hai yếu tố

quan trọng nhất được xác định là: “Người ta tính rằng hai yếu tố quan trọng nhất

trong đối thoại là người đối thoại và tình huống” (Nguyễn Như Ý 1990: 5) Gắn với

yếu tố người đối thoại, người ta thường nói tới vai giao tiếp và vị thế giao tiếp Đây

Trang 21

chính là những tiền đề quan trọng bên cạnh một tiền đề khác quan trọng không kém,

đó là phép lịch sự

Ba yếu tố tiền đề ấy góp phần làm nên tính có lí do của lối nói vòng- một lối nói vừa phổ quát, vừa đặc thù trong giao tiếp Sau đây là những nhân tố quan trọng ấy:

1.1.1 Vai giao tiếp

Dụng học rất quan tâm tới vấn đề con người với tư cách là chủ thể sáng tạo

và sử dụng ngôn ngữ Theo Đỗ Hữu Châu (1985), con người là trục thứ tư ngoài ba trục tọa độ: hiện thực ngoài ngôn ngữ, tư duy bản thân và hệ thống ngôn ngữ chứa

nó Và quả thực, trong hệ toạ độ bốn trục đó con người với tư cách chủ thể của lời

nói được người ta quan tâm nhiều nhất Trong quá trình giao tiếp, chủ thể sẽ bộc lộ

vai trò của mình trong việc tham gia cuộc thoại, thể hiện những vấn đề khác nhau của hiện thực và luôn bị chế định bởi những chuẩn tắc giao tiếp của một nền văn hóa nhất định nào đấy

Khi hội thoại, cả người nói, người nghe đều được phân vai Có vai nói và vai

nghe tạo nên sự đối ngôn, đồng thời có sự luân chuyển vai: vai nói khi nói xong thì

chuyển thành vai nghe và ngược lại Hồ Lê (1996) đã nói tới vai trò kép của mỗi

người đối thoại: vừa là người phát ngôn vừa là người thụ ngôn Nguyễn Như Ý

(1990) còn cho biết “Mỗi cá nhân bao giờ cũng có một bộ vai xã hội phản ánh quan

hệ ứng xử xã hội của cá nhân đó” Bộ vai đó gồm: vai thường xuyên được đặc trưng

bởi giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp; vai lâm thời thì phân tiếp thành hai nhóm, đó là: i/ Nhóm lâm thời thể chế (cha mẹ - con cái, vợ - chồng; giáo viên - học sinh ) và ii/ Nhóm lâm thời tình huống (người bán - người mua) Sự phong phú về vai này chứng tỏ “Con người luôn luôn ở vào thế quan hệ giao tiếp đa dạng với nhiều lớp

người, loại người khác nhau về địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, uy tín xã hội” (Nguyễn Như Ý 1990: 2-3)

Để thực hiện cuộc trao đổi, người nói phải có sự cân nhắc về đối tượng giao tiếp, về tâm lí giao tiếp, về tình trạng hiện đương của nhân vật tham gia lúc đó, về vốn hiểu biết, trình độ văn hóa để quyết định nên nói gì, nói đến đâu, nói làm sao để

tránh đụng chạm, hoặc nếu có muốn đụng chạm thì phải lựa lời cho thích hợp, vừa

lượng Ở mỗi trường hợp, các vai giao tiếp có những đặc điểm về văn hóa, kinh

Trang 22

nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử khác nhau về hoàn cảnh gia đình, thói quen, tính cách v.v Đặc biệt là mức độ hiểu biết, những tri thức chung về đề tài sẽ được nói tới

trong cuộc giao tiếp đó Nói chung, nó không trùng nhau, luôn có một độ lệch nào

đó giữa các thoại nhân, có như vậy mới thấy thực sự cần thiết giao tiếp với nhau,

nhất là ở lối nói vòng, khi phải nói qua điều này để nói về điều khác thì độ lệch ấy

giữa các thoại nhân lại càng tăng cao hơn

Trong khi hội thoại, các thoại nhân đều có ý định hay mục đích, có niềm tin giao tiếp, niềm tin về hiệu quả đạt được như mình mong muốn, niềm tin về đối tác của mình sẽ hiểu được ý đồ giao tiếp, mà ở lối nói vòng thì nó không những nằm bên trong mà còn nằm bên ngoài câu chữ của lời Ngược lại người nghe cũng tin rằng cách hiểu của mình là đúng với ý đồ, đúng đích của người nói Căn cứ vào tình trạng hiện đương cùng những dự đoán về tri thức, về đề tài của người nghe, trên cơ

sở đích, niềm tin mà thoại nhân xây dựng nên “hình ảnh tinh thần”- chữ dùng của

Đỗ Hữu Châu (2006: 16) - về đối tác để từ đó thoại nhân sẽ lập ra kế hoạch giao tiếp Kế hoạch này bao gồm những hình ảnh bằng lời mà khi lập mã, vai nói sẽ sử dụng những hành động và những chiến lược nhất định để tổ chức thông tin sự kiện, đồng thời vai nghe cũng sử dụng những hành động và những chiến lược tương ứng

để giải mã, tức để nắm được đúng đích, đúng ý đồ của người nói

1.1.2 Vị thế giao tiếp

Gắn chặt với vai trong hội thoại, là vị thế của người đối thoại Vị thế này biểu hiện trên hai mặt: quan hệ vị thế xã hội và quan hệ vị thế giao tiếp Ở mặt xã

hội, các thoại nhân đều là thành viên của xã hội, có sự khác nhau về địa vị, chức vụ,

trình độ học vấn, tuổi tác, tức khác nhau về vị thế xã hội, về quyền thế Theo

Nguyễn Như Ý (1990), vị thế xã hội đó phản ánh các quan hệ tôn ti xã hội như

"quân - sư - phụ", "vua - tôi", "chồng - vợ", "cha - con", "anh - em", "người lớn tuổi

- người nhỏ tuổi", "thủ trưởng - nhân viên" và phản ánh quan niệm của từng dân

tộc Những vị thế xã hội này chi phối không nhỏ vào quá trình giao tiếp nhất là ở vị

thế bất đối xứng, người có vị thế cao hơn có thể nói nhiều lần và nói dài hơn, có thể

nói trống không, có thể xen lời và ngắt lời, lấn át lãnh địa của người đối thoại có vị

Trang 23

thế thấp hơn Còn người có vị thế thấp thì thường có biểu hiện như vò đầu, gãi tai,

tự xúc phạm thể diện mình

Như thế, quá trình giao tiếp chịu sự chi phối của quan hệ vị thế - một trong những loại quan hệ liên cá nhân - có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung và hình thức

của diễn ngôn Biểu hiện của quan hệ vị thế giao tiếp đó là ở tính chất mạnh hay

yếu Vị thế giao tiếp mạnh là vị thế mà thoại nhân đó nắm quyền chủ động, quyền

điều khiển, định hướng, đưa ra đề tài hay chuyển hướng đề tài, chuyển hướng giao

tiếp Nếu ai giữ vị thế giao tiếp yếu thì phải chịu phụ thuộc vào vai trò của đối ngôn,

ít ảnh hưởng đến đề tài, đến đích giao tiếp Như vậy, khi hội thoại, muốn thực hiện được lối nói vòng, điều kiện mang ý nghĩa chi phối đến từng lượt lời là thoại nhân

phải nắm giữ được vị thế giao tiếp mạnh Có nắm giữ được vị thế này thì việc thực

hiện các chiến lược mới đạt được hiệu quả cao nhất (xem Chương 3)

1.1.3 Phép lịch sự

Lịch sự2là một phạm trù cực kì quan trọng của lý thuyết giao tiếp, của ngữ dụng học Có nhiều cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về phép lịch sự do các cộng đồng ngôn ngữ văn hoá sở hữu các hệ thống giá trị, quan niệm, thói quen cấm kị, phong cách giao tiếp khác nhau3

Từ góc độ của sự hợp tác hội thoại, lịch sự, theo Fraser (1990) thường được

nhìn nhận ở: a/ một chuẩn mực xã hội (social-norm), b/ một phương châm hội thoại, c/ một hành vi giữ gìn thể diện (face-saving) và d/ một sự hợp tác hội thoại (dẫn

theo Nguyễn Đức Dân 1998: 142 ) Nó là một nguyên lí đặc biệt quan trọng, tác động tới các hiện tượng quy luật và cấu trúc ngôn ngữ, ảnh hưởng rất mạnh tới các phát ngôn trong quá trình giao tiếp

Bên cạnh mục đích tìm kiếm hiệu quả tối ưu của sự trao đổi thông tin (mà P

Grice đã đưa ra bốn phương châm trong bộ quy tắc nổi tiếng của mình, đó là: Lượng,

2Trong tiếng Việt có các các từ: lịch sự, nhã nhặn, đúng mực, lễ độ, lễ phép nhưng không có từ nào bao trùm tương đương như thuật ngữ polite/ politeness – tiếng Anh, hay politesse – tiếng Pháp Giới nghiên cứu ở Việt Nam lâu nay vẫn thường sử dụng tên gọi “lịch sự” để chuyển dịch

khái niệm tiếng Anh hay tiếng Pháp đó

3 Có ba quan điểm tương đối hoàn chỉnh về lịch sự thường được nói tới là quan điểm của R Lakoff (1977), của G Leech (1983) và của P Brown và Levinson (1987) Luận án của chúng tôi chủ yếu

sử dụng quan điểm của P Brown và Levinson vì hiện nay, nó được xem là nhát quán nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất, có hiệu quả nhất trong việc nghiên cứu lịch sự

Trang 24

Chất, Quan hệ, Cách thức) thì việc tránh trở ngại, giữ sự điều hòa do quan hệ liên cá nhân có khả năng bị va chạm là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong quá trình giao tiếp Nhưng lịch sự cũng như những phạm trù khác của ngôn ngữ, nó có hai mặt: lịch

sự và không lịch sự Bởi thế, G.M Green đã viết:

Những người tham gia hội thoại có thể chọn cách xử sự lịch sự, tránh cục cằn, thô lỗ Họ còn có thể lựa chọn cách xử sự tùy thích không đếm xỉa đến tình cảm và nguyện vọng của người khác Họ còn có thể dựa vào những hiểu biết của mình về các quy tắc lịch sự để tỏ ra cục cằn, thô lỗ một cách cố ý (dẫn theo Đỗ Hữu Châu 2006:

256-257)

Vậy, lịch sự trước hết là vấn đề của văn hóa, của cách hành xử giữa ta và

người Xã hội nào thì văn hóa ấy Văn hóa nào thì lịch sự ấy Trong giao tiếp, văn

hóa (cá nhân hay dân tộc) được biểu hiện cụ thể qua lịch sự Lịch sự là thước đo của

văn hóa giao tiếp Mà nói tới lịch sự là nói tới thể diện (face) của người nói và người nghe Nói tới thể diện là nói tới chiến lược giữ gìn thể diện - “cái hình- ảnh -

về - ta công cộng mà mỗi thành viên muốn có được” (Brown và Levinson 1987:

61) Bởi thế, từ góc độ nhìn nhận này, thể diện được xét trên hai phương diện: thể diện âm tính (negative face) và thể diện dương tính (positive face) Thể diện âm tính bao gồm cái gọi là lãnh địa cá nhân, lãnh địa tài sản, lãnh địa các tri thức bí mật của từng người, kể cả lãnh địa hội thoại như thời gian, nội dung nói…Còn thể diện

dương tính là tổng thể những hình ảnh tự đánh giá cao về mình mà mỗi cá nhân

trong xã hội tự xây dựng nên và cố gắng áp đặt cho người xung quanh, buộc họ phải chấp nhận và tôn trọng4

Khi hội thoại cả hai phương diện thể diện âm tính và thể diện dương tính được bộc lộ cụ thể qua các chiến lược lịch sự âm tính và chiến lược lịch sự dương tính

Chúng đều bị thử thách, bị tác động và luôn đứng trước nguy cơ bị tổn hại do các hành động ở lời gây ra, tức là những hành vi mà P Brown và S.C.Levinson (1987)

4 Để đảm bảo được tính lịch sự, tế nhị, theo R Lakoff (1973), người nói phải thực hiện theo đúng ba

quy tắc: không dồn ép - trong lễ nghi ngoại giao - để ngỏ sự lựa chọn - trong giao tiếp thông thường -

làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái

G Leech (1983) đưa ra nguyên tắc tối thiểu hoá những lối nói bất lịch sự và tối đa hoá những lối nói

lịch sự Theo đó, để không làm "tổn thất" và đem "lợi ích" cho người đối thoại thì người nói phải tuân theo sáu phương châm: khéo léo, hào hiệp, tán thưởng, khiêm tốn, tán đồng, cảm thông

Trang 25

gọi là những hành vi đe doạ thể diện và những hành vi tôn vinh thể diện Và để tránh xung đột, giữ gìn thể diện, duy trì sự hài hòa trong quan hệ liên cá nhân, cũng

theo P Brown và S.C Levinson, có thể đi theo một trong ba hướng sau:

a - Dùng lịch sự dương tính (positive politeness)

b - Dùng lịch sự âm tính (negative politeness)

c - Nói bóng gió, nói kín (off- record)

Việc sử dụng theo hướng nào là tùy thuộc vào từng đối tượng giao tiếp cụ thể, tình thế cụ thể và mục đích cụ thể Cả ba hướng này đều chịu sự chi phối của ba yếu

tố quan trọng nhất tác động đến việc sử dụng các chiến lược lịch sự trong quá trình

giao tiếp, đó là: quyền lực quan hệ (relative power), khoảng cách xã hội (social distance) giữa người nói, người nghe và mức độ áp đặt (ranking of imposition) của việc

sử dụng hành động đe doạ thể diện Hai yếu tố thứ nhất và thứ hai thiên về người giao

tiếp, tức nhân vật liên tương tác còn yếu tố thứ ba thì thiên về nội dung giao tiếp

Như vậy hướng nói bóng gió, nói kín là hướng lựa chọn của lối nói vòng Việc

giữ gìn thể diện ở lối nói vòng do vậy, cũng trên cơ sở sử dụng các cách thức tránh

né hoặc muốn gây hiệu quả - vốn là đặc trưng, lí do của lối nói này - về phía đối tác giao tiếp Vậy, xét về mục đích, lí do, lối nói vòng có sự gặp gỡ với các lối nói khác

về động cơ và mục đích nhằm tạo lập sự hòa hợp giữa các đối tác giao tiếp

Mặt khác, trong quá trình tương tác, vị thế giao tiếp đã làm cho lãnh địa hội thoại của những cá nhân được mở rộng hay thu hẹp Sự mở rộng hay thu hẹp này

phải tuân theo nguyên tắc giữ thể diện không những cho người đối thoại mà cho

chính bản thân mình Một người có vị thế giao tiếp mạnh thường có thể diện cao, lãnh địa cao trong vận động hội thoại Thể diện càng cao, lãnh địa càng mở rộng thì

vị thế giao tiếp càng mạnh, vì thế tạo ra những thang độ giao tiếp khác nhau Điều này không chỉ thể hiện ở những yếu tố lịch sự mà cả những yếu tố bất lịch sự Ví dụ: khi hai người mâu thuẫn nhau, họ mắng chửi nhau, chẳng hạn, theo nguyên tắc

thì người nào cũng muốn giữ thể diện của mình muốn tranh chấp lãnh địa hội thoại,

nâng vị thế của mình lên, giành cho được quyền chủ động hòng trấn áp đối phương giành phần thắng

Trang 26

Những trường hợp không có đất cho phép lịch sự như thế thì áp lực của những chuẩn tắc đối xử với nhau trong cộng đồng cũng sẽ tác động phần nào đến sự sử

dụng các hành vi đe doạ thể diện Điều đó cho thấy những tôn ti và quy ước trong

từng tiểu xã hội có thể tác động ngăn chặn, hoặc sử dụng những lối nói mà trong tình huống khác có thể coi là bất lịch sự hoặc lịch sự (Nguyễn Đức Dân 1998: 243)

Ở cả hai giác độ thể hiện lịch sự hay bất lịch sự, người nói tùy theo từng đối tượng

cụ thể, từng tình thế cụ thể mà chọn lựa cách tổ chức các vật liệu lời nói cho phù

hợp với đích hướng dụng của mình làm sao cho đúng theo tinh thần lời nói không

mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Sự hiểu biết về năng lực, lợi ích, tâm lí người nghe của người nói là để đưa

người nghe vào trong cùng một điều kiện, một môi trường tác động để người nói

thực hiện các chiến lược giao tiếp của mình trong vận động diễn ngôn, vận động hội

thoại Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc để có sự phối hợp điều hòa

(synchronisation) giữa hai bên đối thoại C K Orecchioni đã nói tới điều này bằng

một ví von: “Có thể xem những nhân vật tương tác là những nhạc công trong một

bản giao hưởng vô hình mà phần nhạc họ chơi không được biên soạn từ trước, mỗi người tự soạn ra trong diễn tiến của bản giao hưởng, bản giao hưởng không có nhạc trưởng” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu 2006: 219-220)

1.2 Cơ sở của lối nói vòng – những lẽ thường

Trong giao tiếp, quá trình lập mã và giải mã phải dựa trên một cái lõi làm hạt nhân Hạt nhân đó chính là lẽ thường - cơ sở của những lí lẽ hay lập luận Lí lẽ hay

lập luận đó có thể là một kết quả tất yếu của các tiền đề lôgich và các thao tác lôgich nhưng cũng có thể là kết quả của việc nối kết một nội dung này với một nội dung khác dẫn đến một kết luận mà mọi người đều chấp nhận Ở phương diện thứ hai, trong giao tiếp bình thường, đó lại là mảnh đất sống của lối nói vòng, là những

cơ sở để lối nói vòng thực hiện Cái cơ sở đó được gọi là lẽ thường Vậy lẽ thường

là gì?

Lẽ thường (A: topo; P: topos), gốc tiếng Hi Lạp là topicos có nghĩa là lí lẽ dùng chung Theo O Ducrot, lẽ thường là những chân lí thông thường có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề lôgich, mang đặc thù

Trang 27

địa phương hay dân tộc, có tính chất khái quát, làm cơ sở để lập nên các lập luận riêng (dẫn theo Đỗ Hữu Châu 2006: 191)

Định nghĩa này cho thấy, trong lẽ thường, chân lí không phải là khách quan mà mang tính chất kinh nghiệm, chủ quan, đó là những lí lẽ chung như cách gọi của nhà triết học Hi Lạp cổ đại Aristote trong công trình Topics nổi tiếng5

Do không xuất phát từ những tiền đề của lôgich mà chỉ xuất phát từ những điều chung đã biết, đã có về những mối quan hệ tồn tại giữa các sự kiện nên trong quá trình vận dụng để thực thi các chiến lược của lối nói vòng, người nói phải lựa chọn những điều được quan tâm nhất, hợp lí nhất, có sức thuyết phục nhất, tạo thành một chuỗi các cơ sở, các luận cứ được sắp xếp theo những cách khác nhau, trình tự khác nhau phục vụ cho những mục đích nói năng khác nhau Người nói phải

có kinh nghiệm của một người đi săn, như Quyntilen - nhà hùng biện cổ đại - đã ví von, phải nắm được đặc tính, tập tính của loài thú vật và phải có hiểu biết của nhà chế tác công cụ để tìm cách săn bắt con mồi một cách có hiệu quả nhất

Mà lẽ thường là “một hệ thống lôgich xã hội đời thường” (Nguyễn Đức Dân 1998: 194) là những chân lí văn hóa, những hiểu biết văn hóa ở dạng khái quát

nhất là những lực văn hóa chi phối suy nghĩ và sinh họat của con người (Đỗ Hữu

Châu 2006: 200) nên đương nhiên nó được dùng trong các chiến lược nói, chiến

lược lập luận không chỉ riêng của lối nói vòng Từ đó có thể thấy, lẽ thường là cơ sở

quan trọng, có liên quan trực tiếp tới việc quyết định tổ chức sự kiện theo những chiến lược nói năng cho phù hợp với đích thoại và tình thế hội thoại Điều đó có

nghĩa là khi nói một điều này mà muốn hiểu ra điều khác hoặc muốn dẫn đến một

điều khác nữa thì phải dựa trên lẽ thường Không dựa trên lẽ thường thì sẽ dẫn đến

tình trạng ông chẳng, bà chuộc Dựa trên lẽ thường, người ta có thể xác định được

tính chuẩn mực hoặc không chuẩn mực của các hiện tượng nói năng

5 Nguyễn Đức Dân (1998: 193-194) qua con đường từ ngữ cũng đã giải thích rõ ràng về nguồn gốc

Hi Lạp của thuật ngữ dịch này trong tiếng Anh, Pháp

Trang 28

1.2.1 Tính hiển nhiên của lẽ thường - cơ sở để tổ chức điều này

Lối nói vòng sử dụng điều này (xem 1.3.2.) như một phương thức cốt yếu để tạo lập ngôn phẩm Điều này ấy phải có những hạt nhân hợp lí Hạt nhân hợp lí đó chính là các lẽ thường

Lẽ thường bao giờ cũng chứa đựng một chân lí tối thiểu Chân lí ấy được rút ra

từ kinh nghiệm của đời sống cộng đồng lẫn đời sống cá nhân Nó nằm sẵn trong chiều dày văn hoá của cả một dân tộc và vốn sống của từng cá nhân

Từ trong kho kinh nghiệm được thể hiện dưới dạng dân gian như thành ngữ, tục ngữ, văn hoá dân gian đến những thực tế trải nghiệm xuyên qua đời sống hiện

đại, những lẽ thường như thế tồn tại mang tính mặc nhiên và luôn tiềm ẩn đâu đó trong phông nền văn hóa của mỗi cá nhân để rồi trong những tình thế giao tiếp cụ thể, chúng được sử dụng một cách cố ý hay vô ý Có thể nói lẽ thường là cơ sở và

điều kiện lí tưởng cho lối nói vòng khai thác nhằm thể hiện ý đồ cụ thể trước đối tượng cụ thể và theo những chiến lược nhất định

Có thể thấy điều đó trong sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa các tham tố của lối nói vòng với lẽ thường

Sơ đồ này cho thấy lẽ thường là cơ sở để người nói A thực hiện một điều này

Người nghe muốn hiểu được ý đồ, ý định muốn truyền báo của A thì cũng phải dựa

trên cơ sở lẽ thường Lẽ thường đặt nền tảng cho cơ chế truyền báo giữa điều này và

điều khác Từ đó, mỗi người trong cuộc thoại có thể tổ chức sự kiện theo những

hướng riêng, lập luận riêng Cho nên trên bề mặt phát ngôn, bề mặt lời nói, việc tổ chức sự kiện có thể gặp sự mâu thuẫn nhưng cả hai bên đối thoại khi đã chấp nhận

nó, chấp nhận hoàn toàn hay chấp nhận một phần (biểu hiện trên miền riêng của

Điều

này Lẽ thường Điều khác

B

Trang 29

điều này và điều khác) thì sự tương tác vẫn diễn ra bình thường Bởi lẽ thường mỗi

người mỗi khác, không bắt buộc ai giống ai và hơn nữa mỗi hoàn cảnh, mỗi tình thế nói năng mỗi khác, triết lí cá nhân cũng mỗi người mỗi khác Ta quan sát ví dụ6: (1) Dịp đầu xuân Chế Lan Viên cùng Xuân Diệu đàm đạo chuyện văn chương Chế Lan Viên cho biết nhiều tập thơ xuất bản đã bán hết sạch ở các cửa hàng Xuân Diệu tròn mắt ngạc nhiên:

A1- Dân khu Bốn mình thì mê thơ rồi Nhưng sao họ lại mua cả thơ dở nhỉ? - Chế

Lan Viên hóm hỉnh:

B1- Thì hết nạc vạc xương mà!

Xuân Diệu lắc cái đầu có mái tóc lượn sóng hỏi:

A2- Thế Hoan có tìm hiểu xem công chúng họ thích nhất thơ ai không?

Chế Lan Viên tự tin, bình thản:

B2- Tôi có hỏi nhiều người thuộc nhiều tầng lớp Ai người ta cũng bảo họ thích nhất

thơ… Bút Tre!

Như bị con kiến đốt nhót sau gáy, Xuân Diệu giãy nảy:

A3- Trời ơi, thích nhất cái thứ thơ “Mời bạn về thăm núi con voi! Đủ cả đầu đuôi

đủ cả vòi! Voi cũng như người voi sản xuất! Đầu thì nương sắn đít nương khoai” ấy ư? Thị hiếu văn chương hỏng hết cả rồi

Chế Lan Viên ngồi im rầu rĩ Xuân Diệu bỗng dưng gay gắt:

A4- Thế sao cậu không văng vào mặt họ, truy đến cùng xem thử coi bài nào hay, bài

hay nhất là bài gì, có được không? Chế Lan Viên ậm ờ:

B4- Tôi có hỏi

A5- Thế họ bảo họ thích nhất bài gì của Bút Tre nào?

B5- Họ bảo thích nhất bài…Ngói mới

Lúc ấy, Xuân Diệu mới biết mình bị Chế Lan Viên đưa vào bẫy

(HL-TDH, GTNVVN: 66-67)

6 Từ đây, để dễ làm việc, chúng tôi sử dụng các quy ước sau: A = Người nói; B = Người nghe Khi hội thoại thì A, B luân chuyển vai trò Để đơn giản, chúng tôi vẫn giữ nguyên ký hiệu và đánh số theo thứ tự xuất hiện các lượt lời: A 1,2,3 n B 1,2,3 n trong tất cả ví dụ bằng tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 30

Cuộc thoại trên có sáu lẽ thường Lẽ thường thứ nhất trong A1 là: Nhiều người

vì mê thơ nên mua thơ Lẽ thường này là cái có được một cách thực tế Vì vậy nó

được B thừa nhận Kết từ nhưng trong lượt lời của A đã liên kết hai phát ngôn có thuộc tính mê thơ với mua cả thơ dở Hai thuộc tính này dẫn đến hai hướng ý nghĩa xấu, tốt khác hẳn nhau Nắm lấy hướng ý nghĩa xấu này, B dùng ngay một lẽ

thường thứ hai đã được mặc nhiên trong thành ngữ dân gian: hết nạc vạc xương

Đây là điểm thiết lập chiến lược lối nói vòng của B, bởi A tin rằng B sẽ nghĩ thơ

mình là nạc Và A2 đã khẳng định dự đoán đúng đó của B Biết A đã đi vào hướng

thoại dự kiến, B sử dụng ngay lẽ thường thứ ba trong B2: Mọi người mê thơ đều

thích thơ Bút Tre Đây cũng là một lẽ thường có tính thực tế Vậy A phải chấp nhận

Nhưng lẽ thường thứ tư ở A: thơ Bút Tre là thơ dở Đây chính là chỗ gài bẫy của B

Mà B5 lại có một lẽ thường thứ năm: “Ngói mới” là bài được những người mê thơ

chê nhất Trong khi đó, giữa A và B có lẽ thường thứ sáu: “Ngói mới” là bài thơ của Xuân Diệu Đối lập lẽ thường của những người mê thơ với lẽ thường của A và

B để có một hàm chỉ “Ngói mới” là bài thơ thuộc dạng thơ Bút Tre và ngụ ý chê bài thơ ấy của Xuân Diệu Lúc đó, A mới biết mình bị B gài bẫy Một sự phê bình

như thế phải nói là hết sức tế nhị, kín cạnh, người nghe không thể bắt bẻ gì được

1.2.2 Tính đa biến của lẽ thường - yếu tố chi phối cách tổ chức điều này

1.2.2.1 Sự biến đổi theo tình thế giao tiếp, theo không - thời gian

Như đã nói, lẽ thường không xuất phát từ những tiền đề lôgich nên nó không

có tính tất yếu Và nó cũng không có tính bắt buộc vì nó rất đa dạng, có thể ứng với tình thế này hoặc ứng với tình thế khác Độ tin cậy của nó, vì thế cũng mỗi người mỗi khác, mỗi hoàn cảnh khác Khi tình thế giao tiếp chấp nhận nó có nghĩa là nó được chọn làm cơ sở định hướng để xây dựng ngôn thoại Xét ví dụ:

(2) Trong giờ kiểm tra bài cũ, thầy giáo hỏi học sinh:

A1- Về nhà các em đã làm các bài tập thầy ra chưa?

B1- Dạ thưa thầy, em chỉ mới làm được một nửa thôi ạ! Một học sinh lễ phép thưa:

A2- Còn em? Thầy chỉ tay vào một học sinh khác

C2- Dạ, em cũng vậy ạ Thầy nghiêm mặt, nhẹ nhàng:

Trang 31

A3- Em này đã làm được một nửa, em kia chỉ mới một nửa Vậy các em thử cộng

nửa của bạn này với nửa của bạn kia có ra được số bài thầy ra về nhà không nhé?

Cả lớp cùng cười, rồi bàn tán xôn xao

(96B) Đây là một tình huống sư phạm có liên quan đến cách nhìn, cách đánh giá của

từng chủ thể đối thoại trong cùng một sự kiện Có hai lẽ thường ở đây: Học sinh

phải làm bài tập về nhà của thầy ra và 2/ Hai nửa khác nhau về tính chất, thuộc tính không thể gộp lại thành một được Dựa vào lẽ thường thứ nhất, những học sinh

không làm hết số bài tập thầy ra cho rằng mình chưa làm tròn nhiệm vụ và tự thấy

có lỗi với thầy, nên trong câu trả lời đã dùng tác tử tình thái chỉ mới với nghĩa đang

còn ít, chưa đạt Với vị thế của mình, thầy có thể xử phạt Trên cơ sở niềm tin, thầy

biết chắc rằng những em học sinh đó đã hối lỗi nên trong sự tổ chức sự kiện để hồi đáp lại, thầy dựa trên lẽ thường thứ hai để thực hiện hai mục đích: một, khẳng định

sự cố gắng làm bài của học sinh (tác tử đã) và hai, thầy muốn phê bình nhẹ nhàng việc làm bài chưa hết của học sinh (tác tử chỉ mới) Lại thêm hình thức nói dí dỏm, hài hước cộng nửa của bạn này với nửa của bạn kia lại thành toàn bộ số bài thầy ra

được nói ra có sự nhấn giọng cũng là nhằm mục đích giảm thiểu mức độ phê bình

mà học sinh có thể hiểu được

Như vậy, lẽ thường là yếu tố cơ sở để tổ chức điều này và nói chung, cũng là

của các chiến lược lập luận trong lối nói vòng

1.2.2.2 Tính biến đổi của lẽ thường theo đặc trưng văn hóa địa phương,

dân tộc và thời đại

Thế giới muôn hình ngàn trạng của các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người với những đặc điểm, thuộc tính, quan hệ đã được phản ánh dưới dạng những tri thức, kinh nghiệm, được thừa nhận rộng rãi, mang dấu ấn của những vùng văn hoá hay khu vực địa lí, những thể chế, ước chế xã hội hợp thành dòng chảy vô hình trong đời sống văn hóa của từng dân tộc, từng cá nhân

Chính những tri thức văn hóa theo những vòng văn hóa địa phương hay dân

tộc ấy sẽ trở thành vai dân tộc mang theo vào hội thoại Bóng dáng của chúng biểu

hiện qua việc vận dụng những lẽ thường Qua lẽ thường, có thể thấy được bề dày

Trang 32

văn hóa trong vốn sống của mỗi cá nhân cũng như tri thức, kinh nghiệm của từng địa phương, từng dân tộc Mà mỗi cuộc hội thoại, với những đối tượng giao tiếp cụ thể, chúng có sự khác biệt đáng kể Ấy là vì tập quán, phong tục, tâm lí, truyền thống văn hóa, đặc điểm dân tộc mỗi nơi mỗi khác, vừa có tính chung lại vừa có tính riêng Có thể thấy qua ví dụ:

(3) Mấy cô làng Đông tụ tập dưới chân cầu Đá Bạc nơi lão Đột câu cá để chọc lão Bực mình, lão nói:

A1- Các cụ ngày xưa cấm kị con gái đứng đường - Lão Đột nói với mấy ông cất vó bên mố cống cho bõ tức - Bây giờ các cô gái làng ta lại thích đứng đường Rõ khổ

chưa Trông cô nào cũng phây phây mà “chống ề”

Một cô gái lên tiếng:

B1- Ế chồng cũng không phải nuôi con một mình như cô Tí Hin em gái bác ấy!

A2- Rồi cứ “chống ề” tới già đời con ạ

B2- Bác Đột ơi! Bác có tính thương người sao bác không đi tìm cái tay xưa về cho

cái Tươi nhà cô Hin nó nhận bố?

(DH, BKC: 133)

Ớ A1, để phát ngôn của mình có hiệu lực, lão Đột đã sử dụng lẽ thường con gái

đứng đường là con gái hư Đây là điều thuộc về tập quán đời xưa được các cụ thừa

nhận Nhưng nó không phải chân lí vĩnh cửu Lão Đột đã cố tình đồng nhất quan niệm của tập quán thời phong kiến với thời nay, thời của xã hội mới trong thời điểm

mà các cô gái đang đứng chơi trên đường, đồng thời kết hợp với kiểu nói lái “chống

ề” nhằm giễu những cô gái chưa lấy chồng Rõ ràng lão Đột biết điều ấy có thể

phục vụ tốt nhất cho mục đích chế giễu nên lão chọn đó làm cơ sở lập luận trong phát ngôn nói mỉa của mình

Điều đó cho thấy có lẽ thường quen thuộc với một vùng này, địa phương, dân

tộc này nhưng lại xa lạ, thậm chí kì lạ, khác lạ đối với một vùng, một dân tộc, một

địa phương khác Cũng giống như anh chàng A.Q trong tác phẩm A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, bởi dựa trên lẽ thường của người Trung Hoa phong kiến là Đàn bà nói

chuyện tay đôi với đàn ông là đàn bà hư, từ đó anh ta cho rằng đàn bà làng Mùi nói chuyện với đàn ông ngoài đường là đàn bà hư nên mỗi khi thấy con gái làng Mùi

Trang 33

nói chuyện với đàn ông ngoài đường là anh ta nếu đông người thì nhổ nước bọt còn nếu ít người thì anh ta ném cho vài hòn đá Tương tự, ở nước ta, nhiều tập tục, tâm

lí truyền thống phản ánh vào các lẽ thường cũng tỏ ra khá xa lạ với đời sống hiện

tại

Do lẽ thường có những tính chung, có những hạt nhân hợp lí nên trong giao tiếp lời nói, có sự gặp gỡ chung giữa các dân tộc Sự gặp gỡ này có hai lí do: 1/ Chuẩn mực

của những hệ thống giá trị và 2/ Yếu tố liên/ xuyên văn hóa Đây là cơ sở người ta

đặt ra vấn đề “giao tiếp giao văn hóa”(cross-cultural communication)7 Có thể thấy điều này trong ví dụ:

(4) Trong kí túc xá, hai người sinh viên nói chuyện với nhau:

A1- Nè, bà Nguyên giữ kí túc xá trường mình sao dữ quá hà!

tư duy truyền thống mang đặc trưng văn hóa vùng, miền hay dân tộc Ở đây, lẽ

thường người đàn bà thường hung dữ khi nổi máu ghen tuông trong tham thoại B1

là cơ sở để thành ngữ Sư tử Hà Đông được sử dụng Thành ngữ này lấy điển tích từ

sự kiện Tô Đông Pha bị người vợ nanh nọc, đanh đá chửi mắng cho một trận ra trò

khi nhà thơ đang vui cùng các ca nữ khiến ông phải thốt lên: Hốt văn Hà Đông sư

tử hống, trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên (Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống, tay rơi

gậy chống, bụng rối beng)

Còn ở A3, lẽ thường này lại từ thành ngữ dữ như gấu làm cơ sở để liên tưởng tới một bộ phim rất ăn khách của phương Tây từng làm nóng chốn phim trường

không chỉ ở thế giới mà còn cả ở Việt Nam cách đây trên dưới chừng thập kỉ Rõ

7 Về vấn đề này, xem Nguyễn Quang (2004: 189 – 256)

Trang 34

ràng điều này có liên quan tới cá tính và tâm lí truyền thống dân tộc khá rõ bởi người Việt thì xem gấu là biểu tượng của sự dữ dằn, trong khi người phương Tây như người Nga lại cho nó biểu tượng cho sự hiền lành, tốt bụng Từ đó, phát ngôn này muốn người nghe quy chiếu với sự kiện đang đề cập để hiểu đúng hàm chỉ về tính cách dữ dằn của nhân vật được nói trong tình thế đó

Như vậy, lẽ thường, nói như Nguyễn Đức Dân, là Hệ thống lôgich xã hội đời

thường (1998: 194) Nó phản ánh sự tri nhận về thế giới khách quan, tự nhiên và xã

hội của con người dưới dạng những chân lí, kinh nghiệm theo những vùng văn hóa khu vực, dân tộc hay địa phương và được biểu hiện một cách khái quát Nó là dòng chảy vô hình trong văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương được các cá nhân thụ đắc

và tạo nên bản thể văn hóa của chính họ

Trong giao tiếp, nó trở thành tác nhân vừa vô hình vừa hiện hữu ở mỗi phát ngôn, mỗi lời thoại, nó đóng vai trò làm chất xúc tác cho sự tương tác giữa các thoại

nhân Cho nên có thể nói rằng lẽ thường là hơi thở sống, là mảnh đất sống của lối nói vòng Nhờ tận dụng tính hiển nhiên, tính được thừa nhận và tính đa biến của lẽ

thường, các chiến lược nói của lối nói vòng mới thực thi có hiệu quả Do đó, vai trò

của lẽ thường có thể khẳng định là không thể thiếu trong hoạt động của lối nói vòng

và nếu không dựa trên lẽ thường thì có thể dẫn đến sai lầm trong tổ chức nói năng

Có câu chuyện vui sau đây:

(5) Đã đến giờ mở tiệc mà chỉ có hai mươi trong số bốn mươi người được mời sinh nhật có mặt Anh chàng chủ nhân sốt ruột đi ra đi vào rồi than vãn:

A1- Những người cần đến thì vẫn chưa đến

Nghe thấy thế, 10 người đứng dậy bỏ ra về Thấy vậy anh ta hốt hoảng:

A2-Những người cần ở lại thì lại bỏ về

Chín trong số mười người còn lại bỏ về tiếp Chỉ còn lại người bạn thân Anh trách:

B1- Anh kì quá, anh ăn nói như thế để họ bực mình bỏ về hết rồi

Anh chàng này vội thanh minh:

A3- Nhưng tôi có nói họ đâu!

Đến lượt anh bạn thân kia cũng bỏ về nốt

(Lược dẫn theo Nguyễn Đức Dân 1998: 141)

Trang 35

Ở đây có một lẽ thường: Những người được mời là những người mà A cần

Trong số đó có những vị khách mà A cần đặc biệt; ví dụ: cha mẹ, thủ trưởng hoặc thầy cô của chủ nhân… Nhưng do diễn đạt thiếu đầy đủ và thiếu chặt chẽ nên ba lần phát ngôn thì cả ba lần anh ta đều tạo ra hàm chỉ sai Ở lần thứ nhất, cấu trúc

cần đến vẫn chưa đến tạo ra hàm chỉ đến là không cần khiến những người có mặt tự

ái vì A nghĩ là mình không phải là người mà chủ nhân cần, sự có mặt của mình là

thừa Lần thứ hai cấu trúc cần ở lại thì lại bỏ về tạo ra hàm chỉ người ở lại là không cần và đến lần ba với anh bạn thân: có nói họ đâu thì tạo ra hàm chỉ: không nói họ

là nói mình, thì ra những lời nói kia là chỉ nhắm vào mình Như vậy, trong trường

hợp này cách diễn đạt của anh ta luôn sai do không tôn trọng lẽ thường đồng thời

anh ta không dùng hàm chỉ cũng không dùng lối nói vòng nên luôn đặt những vị khách mời đã có mặt vào một thế đối lập với loại người mà anh đang quan tâm, mong đợi khiến anh phải gánh lấy hậu quả dở khóc dở cười

1.3 Minh định lối nói vòng – Quan niệm và nhận diện

1.3.1 Quan niệm

Như đã nói ở Dẫn nhập, trước khi thành một tên gọi khoa học, một thuật ngữ

khoa học, lối nói vòng được dân gian sử dụng và đặt tên gọi dưới dạng thành ngữ, tục

ngữ mà một số từ điển đã có ghi nhận Chẳng hạn, Từ điển thành ngữ Việt Nam

(Nguyễn Như Ý 1993: 494-501) ghi nhận 5 tên gọi khác của lối nói vòng trong số 80

tên gọi chỉ các cách nói khác nhau, đó là: (1) Nói bóng nói gió, (2) Nói chạm nọc, (3)

Nói gần nói xa, (4) Nói như móc họng, (5) Nói quanh nói co Còn Kho tàng tục ngữ người Việt (Nguyễn Xuân Kính (cb), 2002) ghi nhận 8 tên gọi khác của lối nói vòng

và 47 tên gọi có liên quan (xem Phụ lục 2), đó là: (1) Nói bên nọ, xọ bên kia, (2) Nói

bông nói đùa, nửa thật nửa cợt, (3) Nói xuống sông, thông xuống bể, (4) Nói đông có mây, nói tây có sao, (5) Nói đứng, dựng ngược, (6) Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, (7) Nói gió nhưng chạnh lòng mây, (8) Nói một đàng bắt quàng một nẻo

Trong lúc đó, ngoài 8 tên gọi trên chúng tôi lại thống kê thêm được 49 tên gọi khác của lối nóí vòng và 82 tên gọi có liên quan (xem Phụ lục 1) Như vậy, tổng

cộng danh sách gồm 57 tên gọi khác đó là: (1) Nói bà mai gài bà mối, (2) Nói bên

đông động bên tây, (3) Nói bên đông thông bên đoài, (4) Nói bên nọ, xọ bên kia, (5)

Trang 36

Nói bụi tre nhè bụi trúc, (6) Nói bọc nói xóc, (7) Nói bóng nói gió, (8) Nói bóng gió

xa xôi, (9) Nói bông nói đùa, nửa thật nửa cợt, (10) Nói cạnh nói khóe, (11) Nói cây tre đè bụi hóp (12) Nói con chạch vạch con lươn, (13) Nói chạm nọc, (14) Nói có lớp có lang, nói có màn có vở, (15) Nói có đầu có đũa, (16) Nói con gà rà con vịt,

(17) Nói cua lùa cáy, (18) Nói củ khoai chài củ sắn, (19) Nói đứng, dựng ngược, (20) Nói đò đưa, (21) Nói đông có mây, nói tây có sao, (22) Nói gió nhưng chạnh

lòng mây, (23) Nói một đàng bắt quàng một nẻo, (24) Nói gấm nói ghé, (25) Nói gần nói xa, (26) Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, (27) Nói hư hư thực thực, (28) Nói kháy, (29) Nói lấp lửng, (30) Nói lượn lờ như ca kiểng, (31) Nói lòng vòng, (32) Nói ngậm nói nguýt, (33) Nói ngấm nghé, (34) Nói như bướm đậu ong châm, (35) Nói như móc họng, (36) Nói mai nói mỉa, (37) Nói mập mờ (/ lập lờ) hai mặt, (38) Nói

me mé, (39) Nói mỉa, (40) Nói móc nói máy, (41) Nói móc, (42) Nói một đọi gói một

bồ, (43) Nói nửa đùa nửa thật, (44) Nói như mèo vờn chuột, (45) Nói quanh nói co,

(46) Nói xoắn nói xuýt (/ xít), (47) Nói sa sả là cha chả, (48) Nói thả dấm thả ớt, (49) Nói úp mở, (50) Nói vấn va vấn vít, (51) Nói vòng vo, (52) Nói vòng vo tam

quốc, (53) Nói vậy mà không phải vậy, (54) Nói xa xôi, (55) Nói xóc óc, (56) Nói xỏ nói xiên,(57) Nói xuống sông thông xuống bể

Sự phong phú về tên gọi của lối nói vòng theo cách định danh của dân gian như thế đã phản ánh đúng tính chất đa dạng, tinh tế và đầy phức tạp của lối nói này Việc từ điển chưa ghi nhận đầy đủ những tên gọi lối nói vòng dưới dạng thành ngữ , tục ngữ dân gian ấy có lẽ nó cũng phản ánh phần nào tình trạng chưa ai định tính cho hiện tượng đó cả

Để có một hình dung về lối nói vòng, trước tiên chúng ta phải tìm tới ngọn nguồn phát sinh của nó - đó là văn hóa và con người với tư cách là chủ thể sáng tạo

ra nó Đối với con người Việt Nam - chủ thể của cộng đồng ngôn ngữ văn hóa tiếng

Việt - nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt

Nam đã viết những dòng rất khái quát như sau:

Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận

Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp vòng vo

tam quốc không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương

Trang 37

Tây Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây

có truyền thống miếng trầu làm đầu câu chuyện Với thời gian, trong chức năng mở

đầu câu chuyện này, miếng trầu từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá, li

bia Lối giao tiếp ưa tế nhị ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi

trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng) Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân

nhắc kĩ càng khi nói năng (1996: 312-313)

Như thế là dưới góc nhìn văn hóa, tác giả đã cho thấy thói quen giao tiếp vòng

vo tam quốc là sản phẩm của lối giao tiếp ưa tế nhị của con người Việt Nam Theo

chúng tôi hiểu, lối giao tiếp vòng vo tam quốc như ông đề cập rất gần với lối nói vòng

trong luận án này Chúng tôi nói gần vì chúng tôi quan niệm lối nói vòng không chỉ là

sản phẩm của lối giao tiếp ưa tế nhị mà còn là sản phẩm được dùng khi cần giải quyết những vấn đề bất đồng mâu thuẫn trong đời sống thường ngày (xem 4.2.1.2)

Xem xét trong sách vở về ngôn ngữ học ở Việt Nam, chúng tôi chỉ tìm thấy thuật

ngữ Cách nói vòng ở cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học với lời định nghĩa: Lối diễn đạt không đi thẳng vào ý chính định nói mà dùng cách nói qua những

điều khác (Nguyễn Như Ý (cb) 1996: 28) Gần đây, trong cuốn Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh – Việt, Việt – Anh (2005), đồng tác giả Cao Xuân Hạo

và Hoàng Dũng có đưa thuật ngữ lối nói vòng (Latin: circumlocutio; Anh, Pháp:

circumlocution; Hilạp: periphrasis) nhưng do mục đích đối chiếu của từ điển nên thuật ngữ này không được tường giải Qua trao đổi với tác giả Cao Xuân Hạo (lúc ông còn sống), ông cho biết đó là cách nói quanh co để biểu hiện một nghĩa gì đấy Nó

là một trong những đặc tính của uyển ngữ và cũng là đặc tính của những đặc ngữ

nghề nghiệp Tuy nhiên, đây chỉ là ngữ chứ không phải là câu hay phát ngôn Do

thế, thông tin về đối tượng mà chúng tôi quan tâm cũng không gì mới thêm

Trong điều kiện hạn chế như vậy, chúng tôi bắt buộc phải trở lại định nghĩa

cách nói vòng ở cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như

Ý Theo chúng tôi, định nghĩa trên đã phản ánh được phần nào đó những đặc trưng,

bản chất của lối nói vòng nhưng chưa thấu triệt và chưa hoàn toàn thỏa đáng bởi

mấy lẽ sau:

Trang 38

1) Định nghĩa trên cho phép hiểu có hai cách diễn đạt khác nhau ở lối nói

vòng, vì từ lối diễn đạt không đi thẳng sang cách nói qua những điều khác là không

minh triết

2) Định nghĩa trên cho phép hiểu giữa lối nói vòng và hàm ý không khác nhau

là mấy Vì so sánh với định nghĩa về hàm ý thì giữa chúng có hai điểm chung: một

là, đều không đi thẳng vào ý chính định nói, và hai là, đều không chịu trách nhiệm

về điều mình đã nói ra Việc người nghe hiểu hay không hiểu không thuộc thẩm quyền của người nói Điều này phản ánh nội hàm của thuật ngữ là không ổn

Với cách định nghĩa trên và cách hiểu lối nói vòng như đã dẫn, theo chúng tôi,

khó có thể áp dụng vào một hiện tượng có thật đang được sử dụng trong thực tế giao tiếp của tiếng Việt, văn hóa Việt và rộng hơn của dân tộc Việt8

Vậy thì một định nghĩa mới phải hội đủ nội hàm và ngoại diên của khái niệm

sao cho có thể dung chứa hết những biểu hiện đa dạng của hiện tượng lối nói vòng trong thực tiễn sử dụng, đồng thời phản ánh đúng nội dung, bản chất và đặc trưng của nó Đó là những điều mà những bước tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ phải làm sáng tỏ

1.3.2 Các tiêu chí nhận diện lối nói vòng

Ở mục 1.1 đã có nhắc đến các tiêu chí phân biệt các kiểu hội thoại Đáng chú

ý là kiểu hội thoại phân biệt theo cương vị và tư cách người tham gia của các đối tác hoặc kiểu hội thoại phân biệt theo tính chất được điều khiển/ không được điều khiển hay tính có đích/ không đích Tuy nhiên, chúng không thể áp dụng để nhận diện lối nói vòng được bởi lẽ nó chưa đưa ra được những căn cứ xác đáng và đủ bao quát những biểu hiện có tính đặc trưng của nó Có những câu hỏi được đặt ra:

8 Ngay cả những định nghĩa trong từ điển về những tên gọi khác của lối nói vòng, theo chúng tôi, cũng chưa định tính được lối nói vòng Chẳng hạn, 5 tên gọi khác của lối nói vòng mà “Từ điển thành ngữ tiếng Việt”(Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, 1993) ghi nhận sau đây: “Nói bóng nói gió”, “được giảng nghĩa như sau: 1.Không nói trực tiếp, thẳng vấn đề mà nói có

vẻ vu vơ với những hình ảnh xa xôi, ngụ ý để người nghe phải suy ngẫm mà nhận hiểu và 2.Không nói thẳng ra điều không vừa lòng, điều muốn phê phán mà mượn chuyện này, chuyện khác, nói gần nói xa nhằm châm chọc, xoi mói “Nói chạm nọc” thì có nghĩa là “nói xa xôi nhưng đúng vào tật xấu, nhược điểm của người đó” “Nói gần nói xa” có nghĩa “nói xa xôi, quanh co, không nói trực tiếp vào sự việc, vào vấn đề cần nói” “Nói như móc họng” được giải thích là “nói bằng những lời

lẽ cạnh khoé, nhiếc móc, xỉ vả cay độc” “Nói quanh nói co” thì giảng “không nói thẳng sự thật, nói vòng vèo, úp mở”

Trang 39

Làm thế nào để biết cuộc thoại nào có hay không có lối nói vòng? Những tiêu

chí nào là phù hợp để nhận diện những biểu hiện đa dạng, phong phú của nó?

Qua thực tế và khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy lối nói vòng có một biểu hiện tập trung nhất là gắn với vai giao tiếp của các thoại nhân Từ điểm nhìn này, chúng tôi đưa ra bốn tiêu chí dưới đây:

1.3.2.1 Tiêu chí xác định chủ thể lời: Chủ động nói điều này trước

Tiêu chí này gắn với vai trò quyền nói, quyền nắm giữ lượt lời của mỗi đối ngôn

Nó cho biết các hành vi giao tiếp cụ thể của mỗi bên khi tham gia đối thoại: ai là người

có quyền nói, quyền giữ lượt lời, ai giữ quyền chủ động nói điều này trước theo thứ tự

xuất hiện của các lượt lời; trong suốt cuộc thoại, ai đóng vai trò chủ động đề ra chiến

lược và thay đổi chiến lược khi xét thấy cần thiết; bên nào sẽ lấn trước và sẽ đặt đối tác

vào tình trạng được chấp nhận, được thuyết phục, hoặc đạt được sự cảm thông về mặt tình cảm v.v Những hành vi này của người nói, luôn đóng vai trò chi phối, quyết định hướng đích cuộc thoại, quyết định hành vi đáp thích hợp của người nghe

Mặt khác, vì gắn với tình thế giao tiếp nên lời nói vòng xuất hiện ở lời trao hay lời

đáp hoặc cả ở lời trao lẫn lời đáp phụ thuộc một trong hai bên chủ động nói lời điều

này trước hay cả hai cùng tham gia phối hợp thể hiện mà tạo nên

1.3.2.2 Tiêu chí xác định hành động: Nói ra điều này

Tiêu chí này cho thấy nội dung sự kiện được thực hiện, được tổ chức sắp xếp trong mỗi tham thoại nhằm đạt được những mục đích nhất định đối với từng đối

tượng cụ thể, trong những điều kiện tình thế cụ thể, người phát nói ra điều này Đây

là phần thường gọi là hiển ngôn, là phần người nói thực hiện hành động giao tiếp cụ

thể bằng một nội dung nói cụ thể

1.3.2.3 Tiêu chí xác định hiệu quả: Hiểu ra điều khác

Tiêu chí này cho thấy mục đích chính định nói mà người nói muốn đối ngôn

hiểu ra điều khác - cái thường gọi là hàm ngôn Đó là cái mà người nghe hiểu hay tỏ

ra hiểu được điều khác đó Trong trường hợp cần thiết, việc hiểu nó có thể được

người nghe thực hiện bằng hành động Vai trò của người nghe được xác định bằng

tiêu chí này Nói cách khác, tiêu chí này cho biết độ li tán giữa điều này và điều

khác Đây là cơ sở tên gọi của tính chất vòng trong thuật ngữ Và mức độ li tán về

Trang 40

hiệu lực chân thực giữa điều này với điều khác thể hiện ở độ đậm nhạt, chặt lỏng, xa

gần của các tham thoại hoặc toàn bộ cuộc thoại Nó có thể được đánh dấu bằng các phương tiện hình thức hoặc các điều kiện tình thế của sự sử dụng phát ngôn Nó là căn cứ để người nói thực hiện các chiến lược và là căn cứ để đạt được sự thông hiểu nhờ sự chiếu xạ với hiện thực trong hiểu biết chung của người nói người nghe để khám phá ra các giá trị chân ngụy, những tình cảm chân thành, những cái thiện ý hay không thiện ý v.v Chính độ li tán về đích hướng dụng này làm ảnh hưởng tới

khả năng nhận thức của người tiếp nhận khiến trong một số trường hợp bị hiểu lệch

hướng hay bị hiểu sai thành ra buồn cười hoặc vô lối Đây chính là điểm khai thác

cho các thủ thuật gây cười trong chuyện tiếu lâm dân gian

1.3.2.4 Tiêu chí xác định hành động bổ sung:Có sự dẫn dắt

Tiêu chí này thể hiện chức năng dẫn dắt của người nói Sự dẫn dắt ấy được thể hiện ngay trong sự sắp xếp nội dung sự kiện của điều này và tổ chức lượt lời Tuy nhiên, không phải khi nào điều khác cũng được hiểu đúng theo ý định của người nói Trên thực tế, khi thể hiện, giữa điều này và điều khác có thể xảy ra những khả năng sau: i/ Người nghe hiểu ra điều khác, đúng với ý định thông báo của người nói

ii/ Người nghe không hiểu ra điều khác (chỉ hiểu nghĩa đen)

iii/ Người nghe hiểu ra điều khác, nhưng khác với ý định thông báo của người nói iv/ Người nghe hiểu điều khác song lại cố tình tỏ ra không hiểu

Ở trường hợp (i), về nguyên tắc, khi điều khác được hiểu, cuộc thoại có thể kết

thúc ở đó; và trường hợp cố tình không hiểu ở (iv) thì chỉ còn một cách: nói thẳng;

còn lại hai trường hợp (ii) và (iii) thì người nói phải dẫn dắt Và như vậy, dẫn dắt trở

thành một điều kiện kết thúc của một quá trình Qua quan sát trong thực tế cũng như

trên ngữ liệu đã thu thập, yếu tố dẫn dắt xuất hiện trong phần lớn trường hợp sử

dụng Bởi vậy, chức năng này lại khá quan trọng Vì suốt vận động diễn ngôn, người nói luôn đóng vai trò trung tâm Việc tổ chức sự kiện ra sao, những điều anh ta nói như thế nào và anh ta nói qua điều gì, tất cả những vấn đề này đều được diễn ra theo sự chỉ đạo chặt chẽ đúng như ý đồ dẫn dắt của anh ta Tùy theo từng tình thế cụ thể mà anh ta dẫn dắt theo từng chiến lược phù hợp với từng đối tượng cụ thể và với nội dung, mục đích cụ thể trong tiến trình hội thoại

Ngày đăng: 26/02/2016, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Khánh Thế (1981), “Vấn đề giao tiếp ngôn ngữ trong quá trình hình thành dân tộc Việt Nam”, Nghiên cứu lịch sử, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giao tiếp ngôn ngữ trong quá trình hình thành dân tộc Việt Nam”, "Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Bùi Khánh Thế
Năm: 1981
2. Bùi Khánh Thế (1995), Nhập môn ngôn ngữ học, ĐHTH TPHCM 3. Bùi Minh Yến (cb) (1996), Ứng xử trong gia đình người Việt, Văn hoá, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học", ĐHTH TPHCM 3. Bùi Minh Yến (cb) (1996), "Ứng xử trong gia đình người Việt
Tác giả: Bùi Khánh Thế (1995), Nhập môn ngôn ngữ học, ĐHTH TPHCM 3. Bùi Minh Yến (cb)
Năm: 1996
4. Brown G., Yule G. (2001), Phân tích diễn ngôn, ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn
Tác giả: Brown G., Yule G
Năm: 2001
5. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng, Q.I. KHXH, H 6. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa,GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng", Q.I. KHXH, H 6. Cao Xuân Hạo (1998), "Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng, Q.I. KHXH, H 6. Cao Xuân Hạo
Năm: 1998
7. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, Trẻ, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt, văn Việt, người Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 2001
8. Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt, Việt – Anh, KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt, Việt – Anh
Tác giả: Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng
Năm: 2005
9. Chafe W. L. (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Tác giả: Chafe W. L
Năm: 1998
10. Chu Thị Thanh Tâm (1995), “Hành vi mời và đoạn thoại mời”, Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi mời và đoạn thoại mời”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Chu Thị Thanh Tâm
Năm: 1995
11. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, ĐH & THCN, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
Tác giả: Cù Đình Tú
Năm: 1983
12. David F.(2006), Khái luận về quản trị chiến lược, Thống kê, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về quản trị chiến lược
Tác giả: David F
Năm: 2006
13. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp- văn bản- mạch lạc- liên kết- đoạn văn, KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp- văn bản- mạch lạc- liên kết- đoạn văn
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 2002
14. Dương Hữu Biên (1997), “Vài ghi nhận về lôgich và hàm ý”, Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ghi nhận về lôgich và hàm ý”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Dương Hữu Biên
Năm: 1997
15. Đặng Thị Hảo Tâm (1997), Tìm hiểu nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, ĐHSP HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại
Tác giả: Đặng Thị Hảo Tâm
Năm: 1997
16. Đặng Thị Hảo Tâm (2006), “Tìm hiểu lời tiền dẫn nhập cho sự kiện lời nói rủ”, Ngôn ngữ, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu lời tiền dẫn nhập cho sự kiện lời nói rủ”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đặng Thị Hảo Tâm
Năm: 2006
17. Đinh Trọ ng Lạc (cb), Nguy ễn Thái Hoà (1993), Phong cách học ti ếng Vi ệt, GD, H 18. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt", GD, H 18. Đinh Trọng Lạc (1994), "Phong cách học văn bản
Tác giả: Đinh Trọ ng Lạc (cb), Nguy ễn Thái Hoà (1993), Phong cách học ti ếng Vi ệt, GD, H 18. Đinh Trọng Lạc
Năm: 1994
19. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Năm: 1995
20. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Năm: 1999
21. Đỗ Hữu Châu (1983), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động”, Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1983
22. Đỗ Hữu Châu (1985), “Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1985
23. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, ĐH & THCN, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1987

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w