Vì vậy, nghiên cứu hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt trong sự liên hệ với tiếng Anh là thực sự cần thiết để giúp người sử dụng tiếng Anh trước hết có một cái nhìn đúng đắn v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM HỒNG VÂN
HIỆN TƯỢNG NGẮT LỜI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những tư liệu và số liệu trong luận
án là trung thực do tôi thực hiện Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được ai công bố
Tác giả luận án
Phạm Hồng Vân
Trang 4MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục……… 1
Danh mục các bảng……… ….…… 4
MỞ ĐẦU……… 6
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……… 6
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ……… 7
3 PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU……… 8
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU……… 9
5 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN……… 11
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN……… 12
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN …… ……… 13
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ……… ……… 13
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp trên thế giới ……… 13
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tại Việt Nam ……… 19
1.2 Cơ sở lí luận của luận án ………… …… ……….…
1.2.1 Một số vấn đề về lí thuyết hội thoại……… ……
1.2.2 Hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp hội thoại……….……
1.2.3 Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu……… ………
1.2.4 Sự phân tầng xã hội trong giao tiếp ngôn ngữ……… …
22 22 27 45 47 1.3 Cách tiếp cận của luận án……… ………
1.3.1 Khái niệm “ngắt lời” ……… ………
1.3.2 Tiêu chí nhận diện hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp………
1.3.3 Cách thức phân loại ngắt lời trong giao tiếp………
51
51
51
53
Trang 51.4 Tiểu kết chương 1 …… ……… 54 Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG NGẮT LỜI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)…… 55
2.1 Đặt vấn đề ……… ……… 55 2.2 Các loại ngắt lời và mức độ xuất hiện trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)… ……….…
2.2.1 Ngắt lời thành công và các tiểu nhóm trong các đoạn thoại
bằng tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)……….………
2.2.2 Ngắt lời không thành công và các tiểu nhóm trong các đoạn
thoại bằng tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)………
2.2.3 Mức độ xuất hiện của các tiểu nhóm ngắt lời trong các đoạn
thoại bằng tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)………
2.4.1 Đặc điểm hiện tượng ngắt lời xét trên bình diện cấu trúc
trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh).… 81
2.4.2 Đặc điểm hiện tượng ngắt lời xét trên bình diện chức năng
trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh).… 86
2.5 Tiểu kết chương 2 ………….……… 95 Chương 3 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: HIỆN TƯỢNG NGẮT LỜI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH) ……… 97
3.1 Đặt vấn đề ……….……… 97 3.2 Đặc điểm hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt từ góc độ giới (đối chiếu với tiếng Anh) ……… 99
3.2.1 Mức độ sử dụng ngắt lời trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt
từ góc độ giới (đối chiếu với tiếng Anh)……… 99
Trang 63.2.2 Chức năng của các loại ngắt lời trong các đoạn thoại bằng
tiếng Việt từ góc độ giới (đối chiếu với tiếng Anh)……… …… 112
3.2.3 Đặc điểm về cách thức ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt từ
góc độ giới (đối chiếu với tiếng Anh)……… 126
3.3 Tiểu kết chương 3……… 145 KẾT LUẬN ……… 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……… 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 152
Trang 7Bảng 2.4 Số lượng các loại ngắt lời theo chức năng trong các
Bảng 2.5 Số lượng các loại ngắt lời theo chức năng trong các
Bảng 2.6 Các phát ngôn thể hiện chức năng ngắt lời trong các
Bảng 3.1 Số lượng các loại ngắt lời trong các đoạn thoại cùng giới
và khác giới bằng tiếng Việt……… 99 Bảng 3.2 Số lượng ngắt lời cạnh tranh trong các đoạn thoại
cùng giới và khác giới bằng tiếng Việt ……… 101 Bảng 3.3 Số lượng ngắt lời cộng tác trong các đoạn thoại cùng giới
và khác giới bằng tiếng Việt ……… 103
Bảng 3.4 Số lượng ngắt lời không thành công trong các đoạn thoại
Bảng 3.5 Số lượng ngắt lời theo chức năng trong các đoạn thoại
cùng giới và khác giới bằng tiếng Anh ……… 106
Bảng 3.6 Số lượng ngắt lời cạnh tranh trong các đoạn thoại cùng giới
Bảng 3.7 Số lượng ngắt lời cộng tác trong các đoạn thoại cùng giới
Trang 8Bảng 3.8 Số lượng ngắt lời không thành công trong các đoạn thoại
cùng giới và khác giới bằng tiếng Anh……… 109
Bảng 3.9 Các hành vi ngôn ngữ được thực hiện qua ngắt lời trong các đoạn thoại cùng giới và khác giới bằng tiếng Việt ………… 119
Bảng 3.10 Các hành vi ngôn ngữ được thực hiện qua ngắt lời trong các đoạn thoại cùng giới và khác giới bằng tiếng Anh…… 122
Bảng 3.11 Mức độ sử dụng ngắt lời thông qua các câu phân loại theo mục đích nói trong các đoạn thoại cùng giới và khác giới bằng tiếng Việt ……… 127
Bảng 3.12 Mức độ sử dụng ngắt lời thông qua các câu phân loại theo mục đích nói trong các đoạn thoại cùng giới và khác giới bằng tiếng Anh ……… 131
Bảng 3.13 Số lượng các cặp thoại chứa các phát ngôn ngắt lời trong các đoạn thoại cùng giới và khác giới bằng tiếng Việt… 136
Bảng 3.14 Số lượng các cặp thoại chứa các phát ngôn ngắt lời trong các đoạn thoại cùng giới và khác giới bằng tiếng Anh……… 137
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1……… 63
Biểu đồ 2.2……… 80
Biểu đồ 3.1……… 110
Biểu đồ 3.2……… 111
Biểu đồ 3.3……… 121
Biểu đồ 3.4……… 126
Trang 9MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Ngắt lời là một hiện tượng phổ biến trong giao tiếp Tuy nhiên ở mỗi
cộng đồng khác nhau, hiện tượng ngắt lời lại được nhìn nhận theo những cách khác nhau Sở dĩ có hiện tượng này là do mỗi cộng đồng có những quan niệm khác nhau về ngắt lời, có thể với cộng đồng này ngắt lời là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong giao tiếp nhưng ở một cộng đồng khác ngắt lời có thể gây ra hiểu sai hay xúc phạm đối với các chủ thể tham gia giao tiếp Ngắt lời không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các quan niệm ở những cộng đồng khác nhau mà
nó còn phụ thuộc vào tính cách, địa vị, quyền lực… của chủ thể tham gia giao tiếp Ngắt lời gắn với những nét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc
1.2 Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, nhu cầu cũng như thực tế sử
dụng ngôn ngữ nhằm giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nền văn hóa trên thế giới đang gia tăng mạnh mẽ Điều này cũng làm tăng nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp liên văn hóa Giao tiếp liên văn hóa chính
là sự giao tiếp giữa các nhóm người đến từ những nền văn hóa khác nhau, có những phương thức sống cũng như thế giới quan khác nhau Trong giao tiếp liên văn hóa, ngắt lời có thể trở thành một rào cản cho sự thành công của các chủ thể tham gia giao tiếp vì ngắt lời luôn gắn liền với những nét đặc trưng của từng ngôn ngữ và cộng đồng giao tiếp cụ thể Mỗi ngôn ngữ, cộng đồng sử dụng ngắt lời với những chức năng đa dạng và tần suất sử dụng ngắt lời trong giao tiếp cũng khác nhau Vì vậy, nghiên cứu hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt trong sự liên hệ với tiếng Anh là thực sự cần thiết để giúp người sử dụng tiếng Anh trước hết có một cái nhìn đúng đắn về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt, tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng ngắt lời ở môi trường giao tiếp liên văn hóa, qua đó, tránh được những trở ngại cũng như những xung đột về văn hóa khi giao tiếp
Trang 101.3 Ngắt lời trong giao tiếp là một hiện tượng đã và đang thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Hiện nay, trên thế giới, hiện tượng ngắt lời đã được nghiên cứu khá sâu và đa dạng; trong khi hiện tượng này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Theo những nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, hiện chưa có một công trình nào tiến hành khảo sát một cách đầy đủ và có hệ thống về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi chọn “Hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)” làm đề tài luận án
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt có đối chiếu với tiếng Anh nhằm góp phần nghiên cứu lý luận về giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp ngôn ngữ liên văn hóa nói riêng; chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ về hiện tượng ngắt lời trong tiếng Việt và tiếng Anh; lý giải những nhân tố ngôn ngữ xã hội tác động đến hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp giữa các nhóm người trong những cộng đồng giao tiếp khác nhau
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích này, luận án đặt ra các nhiệm vụ như sau:
1) Xác lập khung lí thuyết làm cơ sở nghiên cứu hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt
2) Khảo sát, chỉ ra các cách thức, mức độ sử dụng và chức năng của hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt; đồng thời đối chiếu với hiện tượng ngắt lời trong tiếng Anh nhằm làm nổi bật đối tượng nghiên cứu, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh 3) Tiến hành khảo sát trường hợp: tác động của nhân tố giới đến hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 113 PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã áp dụng tổng hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
3.1 Phương pháp phân tích diễn ngôn
Với tư cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp, diễn ngôn bao gồm các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học
và tác động của các chiến lược giao tiếp của người sử dụng ngôn ngữ Ý thức được sự chi phối của các nhân tố này, đặc biệt là nhân tố ngữ cảnh tình huống, chúng tôi luôn xem xét, xác định, phân tích và mô tả hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt một cách toàn diện, trong các cảnh huống cụ thể
3.2 Phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu
Sử dụng những kết quả thu được qua quá trình phân tích và miêu tả ngữ liệu, chúng tôi tiến hành đối chiếu hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt
và tiếng Anh nhằm làm nổi bật đối tượng nghiên cứu và tìm ra những nét tương đồng cũng như những điểm khác biệt
3.3 Phương pháp và thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội
Các phương pháp và thủ pháp điều tra, khảo sát của ngôn ngữ học xã hội
mà chúng tôi sử dụng trong luận án gồm có:
- Khảo sát trường hợp: Đối tượng khảo sát của chúng tôi trong luận án là việc sử dụng ngắt lời trong giao tiếp bằng tiếng Việt của nam giới và nữ giới trong các chương trình đàm thoại và trò chơi trên truyền hình
- Quan sát: Trong các chương trình đàm thoại và trò chơi trên truyền hình, hiện tượng ngắt lời xuất hiện khá nhiều nên chúng tôi quan sát và ghi lại, điều này giúp chúng tôi trả lời câu hỏi liệu có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong việc sử dụng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt
Trang 123.4 Các phương pháp và thủ pháp khác
Ngoài các phương pháp và thủ pháp nên trên, thủ pháp diễn dịch cũng
được sử dụng để xây dựng nền tảng lập luận cho đối tượng nghiên cứu dựa trên
sự kế thừa những quan điểm đã được ứng dụng rộng rãi, những kết luận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trên bình diện ngôn ngữ học như hành vi ngôn ngữ, ngữ dụng học, chiến lược lịch sự Trên cơ sở nền tảng lập luận này, chúng tôi đưa ra những suy luận, đánh giá mới Sau đó, để chứng minh cho các
suy luận thu được từ thủ pháp diễn dịch, chúng tôi dùng thủ pháp thống kê phân
loại và quy nạp để thực hiện các thao tác thu thập, thống kê, phân loại và phân
tích ngữ liệu
Phương pháp miêu tả thông qua các hình thức bảng biểu, biểu đồ được sử
dụng để làm nổi bật những đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp và thủ pháp trên trong quá trình thực hiện đề tài là hết sức cần thiết Việc phối hợp, hỗ trợ giữa các phương pháp, thủ pháp trong việc thu thập số liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của
đề tài
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án là hiện tượng ngắt lời được biểu hiện bằng ngôn từ (bằng lời) Với các biểu hiện bằng cử chỉ (phi lời) như xua tay, mỉm cười, ra dấu hiệu, nháy mắt, chúng tôi xin không đề cập đến trong luận án này
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là hiện tượng ngắt lời xuất hiện trong giao tiếp giữa những người thuộc những nhóm xã hội giống và khác nhau
4.2 Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu mà chúng tôi thu thập chủ yếu theo hai nguồn là giao tiếp nói và giao tiếp viết
Trang 13- Đối với tư liệu từ giao tiếp nói, có thể thấy rõ ở đây là nguồn dữ liệu lý tưởng nhất để nghiên cứu giao tiếp là qua các cuộc thoại ghi âm thực tế Tuy nhiên, việc ghi âm các cuộc thoại đặt ra nhiều trở ngại khó có thể khắc phục trong quá trình thực hiện đề tài Vì lý do này, tư liệu từ các đoạn thoại của các vị giám khảo cũng như người chơi trong một số chương trình đàm thoại và chương trình trò chơi phát sóng trên các kênh của đài truyền hình Việt Nam sẽ được chúng tôi sử dụng làm chất liệu nghiên cứu Cụ thể, chúng tôi đã thu thập 121 ngắt lời trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt và 117 ngắt lời trong các đoạn thoại bằng tiếng Anh Đây là các đoạn song thoại, giữa hai chủ thể giao tiếp cùng giới hoặc khác giới, cùng vai giao tiếp (đều là giám khảo) hoặc khác vai giao tiếp (giữa người dẫn chương trình và khách mời, giữa giám khảo và thí sinh)
- Đối với tư liệu từ giao tiếp viết, luận án tiến hành thu thập tư liệu từ các tác phẩm văn học và một số truyện đã ấn hành Chúng tôi cũng nhận thức được rằng nguồn ngữ liệu này còn mang phong cách cá nhân của tác giả trong lời thoại và có chút ít ‘phi thực tế’ do các đoạn thoại thuộc thể loại này ít nhiều bị
hư cấu Tuy nhiên, về cơ bản, các đoạn thoại được xây dựng trên những mô hình giao tiếp đời thường, thuộc dạng văn nói và tương đối gần với hội thoại thực tế nên vẫn có thể phản ánh ngôn ngữ giao tiếp thực tế ở một mức độ nhất định Cụ thể, chúng tôi cũng đã thu thập được 294 ngắt lời trong các tác phẩm văn học và một số truyện ngắn hiện đại bằng tiếng Việt và 292 ngắt lời trong các tác phẩm văn học và một số truyện ngắn hiện đại bằng tiếng Anh Số lượng các ngắt lời trên xuất hiện trong các đoạn song thoại diễn ra trong những tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống Để thể hiện rõ hiện tượng ngắt lời trong các đoạn thoại từ các tư liệu viết, chúng tôi không chỉ trích dẫn lại lời thoại của nhân vật mà còn ghi lại lời dẫn thoại của tác giả
- Nguồn tư liệu của luận án là các cuộc giao tiếp hiện nay Nếu trong luận
án có sử dụng các tư liệu giao tiếp thời trước đó (trong một số tác phẩm văn học
Trang 14giai đoạn 1930-1945) chỉ là nhằm mục đích tăng tính đa dạng cho chất liệu nghiên cứu
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng nguồn tư liệu trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ có liên quan của các tác giả khác
5 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
5.1 Ý nghĩa lý luận
Giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu do đề tài của luận án yêu cầu, chúng tôi hi vọng có thêm cơ sở để giúp đưa ra những cách giải quyết xác đáng về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp trên cả hai bình diện: lý thuyết và thực tiễn
Về mặt lý thuyết, luận án góp phần vào việc định hình khung lý thuyết cho việc phân tích, đối chiếu và khảo sát thực tiễn hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt từ góc độ dụng học
Nghiên cứu hiện tượng ngắt lời từ góc độ dụng học góp phần làm rõ tính đa dạng của hiện tượng ngắt lời trong thực tế giao tiếp
Việc đối chiếu, liên hệ hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh nhằm làm nổi bật mối quan hệ giữa hình thức với nội dung của các
sự kiện và hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp Từ đó nâng cao năng lực, hiệu quả giao tiếp của các chủ thể khi tham gia giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp ngôn ngữ liên văn hóa
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả thu được của luận án giúp làm sáng tỏ bản chất cũng như chức năng của ngắt lời trong giao tiếp Qua đó, giúp người tham gia giao tiếp có được sự nhận thức đúng đắn và sử dụng ngắt lời một cách hiệu quả tạo nên thành công trong giao tiếp Bên cạnh đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của nhân tố giới Thông qua hiện tượng ngắt lời có thể thấy được những biến đổi về lối ứng xử văn hóa -
Trang 15ngôn ngữ của người Việt cũng như những thay đổi trong cách nhìn nhận về giới của người Việt
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Tư liệu trích dẫn, nội dung chính của luận án được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án
Chương 2 Những đặc điểm chung về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp
tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)
Chương 3 Nghiên cứu trường hợp: Hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng
Việt từ góc độ giới (đối chiếu với tiếng Anh)
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp trên thế giới
Ngắt lời là một hiện tượng thường xuất hiện trong các cuộc thoại và có đóng góp không nhỏ tới thành công của các cuộc giao tiếp Không những vậy, ngắt lời nếu không được tìm hiểu một cách thấu đáo và sử dụng một cách hợp lý
có thể gây ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia giao tiếp
Từ lâu, ngắt lời đã được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới chú ý, để tâm nghiên cứu và đưa ra một số kết quả nhất định Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ngắt lời được các nhà ngôn ngữ nghiên cứu trong lĩnh vực dụng học và ngôn ngữ học ứng dụng ở các góc độ khác nhau, ví dụ như hành vi ngôn ngữ, lý thuyết lịch sự, dụng học tương tác, v.v Ngắt lời cũng được xem xét trong các khung cảnh giao tiếp khác nhau và ở các cấp độ phân tích ngôn ngữ đa dạng từ ngôn điệu đến hình thái học, cú pháp và ngữ nghĩa học Dưới đây chúng tôi điểm theo cách hệ thống hóa các hướng nghiên cứu cơ bản
về ngắt lời trên thế giới
1.1.1.1 Nghiên cứu hiện tượng ngắt lời theo hướng ngôn ngữ học xã hội
Theo hướng ngôn ngữ học xã hội, các nhà ngôn ngữ đã tập trung nghiên cứu hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp dưới sự tác động của hai nhân tố chính là giới và quyền lực
Thứ nhất là hướng nghiên cứu về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp từ
góc độ giới
Vấn đề được các nhà ngôn ngữ học quan tâm ở đây là liệu có sự khác biệt về giới khi sử dụng ngắt lời trong giao tiếp và nếu như có sự khác biệt thì yếu tố nào ảnh hưởng đến sự khác biệt này Có hai khuynh hướng đối lập nhau giữa các nhà ngôn ngữ học khi bàn về vai trò của giới đối với ngắt lời trong giao tiếp
Trang 17Khuynh hướng thứ nhất phủ nhận vai trò của nhân tố giới đối với ngắt lời trong giao tiếp Theo khuynh hướng này, nhiều tác giả đã khẳng định không có
sự khác biệt nào giữa nam giới và nữ giới khi họ thực hiện ngắt lời trong giao
tiếp Ví dụ: “Gender, language, and influence” (Giới, ngôn ngữ và sự ảnh
hưởng) của Carli (1990) [63]; “The effects of sex of subject and sex of partner
on interruptions” (Những ảnh hưởng của giới trong chủ đề và vai giao tiếp với ngắt lời) của Dindia (1987) [70]; “Gender, legitimate authority, and leader- subordinate conversations” (Giới, thẩm quyền hợp pháp và các cuộc thoại phụ thuộc vào người dẫn) của Johnson (1994) [92]
Khuynh hướng thứ hai khẳng định vai trò của nhân tố giới đối với ngắt lời trong giao tiếp Để trả lời cho câu hỏi thường được đặt ra trong các nghiên cứu về giới là trong hai giới nam và nữ, giới nào thường ngắt lời nhiều hơn và mục đích ngắt lời của mỗi giới có tương đồng với nhau hay không? Các tác giả
đã tập trung vào nghiên cứu về cách tiếp cận, môi trường giao tiếp, quan hệ giữa các vai giao tiếp và chủ đề giao tiếp như là những nhân tố tạo nên sự khác biệt
này Trong công trình nghiên cứu “Sex roles, interruptions and silences in
conversation” (Vai trò của giới, ngắt lời và im lặng trong hội thoại) của
Zimmerman D và West C (1975) [136], các tác giả đã sử dụng phương pháp trò chuyện theo lối tán gẫu tại khuôn viên Santa Barbara của Đại học California năm 1975 và đã cho ghi âm 31 đoạn thoại giữa hai chủ thể (10 đoạn thoại giữa hai chủ thể là nam, 10 đoạn thoại giữa hai chủ thể là nữ và 11 đoạn thoại giữa hai chủ thể khác giới), đối tượng được ghi âm là những người da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu và đều trong độ tuổi từ 20 đến 35, mối quan hệ giữa các chủ thể cũng khá đa dạng từ mức độ thân thiết bạn bè đến mức độ xã giao giữa y tá
và bệnh nhân Các đoạn thoại được ghi âm tại những địa điểm khá phù hợp cho những cuộc nói chuyện gẫu như quán cà phê, hiệu thuốc, trong khuôn viên một trường đại học Các chủ đề cũng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên như các cuộc tranh cãi giữa những người yêu nhau, giữa những người bạn hay chỉ đơn thuần là một cuộc giao tiếp xã giao giữa các chủ thể lần đầu gặp mặt Từ kết quả
Trang 18phân tích các đoạn thoại, Zimmerman D và West C (1975) [136] đã thấy rằng: trong các cuộc trò chuyện này, nam giới thường có vẻ thích ngắt lời người khác hơn là nữ giới Họ cho hay trong 11 cuộc trò chuyện giữa nam và nữ, nam giới
sử dụng 46 hình thức ngắt lời trong khi ở nữ giới là 2 Từ mô hình nghiên cứu
tương đối nhỏ này, Zimmerman D và West C đã kết luận rằng “mức độ ngắt lời
của nam giới là nhiều hơn nữ giới vì khi đó họ đang thống trị hoặc cố gắng tỏ
ra thống trị và họ cho rằng mình là người có uy quyền hơn Nam giới đặt cho mình quyền lựa chọn các chủ đề cũng như tự thực hiện các chủ đề đó mà không cần nghĩ tới các hệ quả có thể xảy ra Bên cạnh đó, nam giới cũng từ chối địa vị bình đẳng với nữ giới khi thực hiện các vai giao tiếp với mong muốn thực hiện đầy đủ các lượt thoại của mình” ([136], tr.125) Công trình nghiên cứu của
Zimmerman D và West C đã nhận được nhiều sự ủng hộ và được phản ánh
trong các nghiên cứu như: “Sex role differences in the relational control
dimension of dyadic interaction” (Sự khác biệt về giới từ khía cạnh kiểm soát trong tương tác đôi) của Bohn & Stutman (1983) [56]; “Sex differences in student dominance behavior in female and male professors’ classrooms” (Sự khác biệt giới trong hành vi kiểm soát sinh viên của các giảng viên nam và nữ tại các lớp học) của Brooks (1982) [57], hay “Cultural differences, not deficiencies: An analysis of managerial women’s language” (Khác biệt văn hóa, không phải không có năng lực: Nghiên cứu trường hợp ngôn ngữ của các nữ giám đốc) của Case (1988) [64], v.v
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu trong các bài viết như “A new look at
interruptions” (Một cách nhìn mới về ngắt lời) của Kennedy & Camden (1983)
[94] và “Sex differences in interruptions An experimental reevaluation”
(Những khác biệt về giới trong ngắt lời Sự tái đánh giá thực nghiệm) của
Nohara (1992) [108] lại cho thấy rằng nữ giới ngắt lời nhiều hơn nam giới
Cũng liên quan đến sự ảnh hưởng của nhân tố giới tới ngắt lời, Leaper C
(1994) [97] trong công trình “Exploring the consequences of gender
segregation on social relationships” (Tìm hiểu những hậu quả của sự phân biệt
Trang 19giới tới các mối quan hệ xã hội) đã thực hiện nghiên cứu 43 trường hợp trong
các bối cảnh giao tiếp tự nhiên và tại phòng thí nghiệm nhằm trả lời cho câu hỏi đang gây tranh cãi hiện nay là liệu rằng trong hai giới nam và nữ, ai là người ngắt lời bạn thoại của mình nhiều hơn? Tác giả đã phát hiện ra nhân tố tác động đến hiện tượng ngắt lời giữa nam và nữ là sự thân sơ giữa các chủ thể giao tiếp Với 6 cặp thoại được thực hiện giữa các chủ thể giao tiếp có mức độ quen thân khá lớn và 11 cặp thoại trong đó các chủ thể giao tiếp là những người xa lạ với nhau, kết quả cho thấy những người không có mối quan hệ quen thân sẽ phụ thuộc nhiều hơn các yếu tố chi phối hành vi ứng xử của họ Ngược lại, những người có mối quan hệ quen thân như bạn thân, họ hàng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào tính cách của mỗi cá nhân (Drass, 1986 [71]; Wood & Karten, 1986 [133])
Reznik D (2008) [112] trong công trình nghiên cứu “Gender in Interruptive
Turns at Talk-In-Interaction” (Yếu tố giới ở các lượt ngắt lời trong giao tiếp tương tác) đã tiến hành ghi âm một cuộc trò chuyện giữa hai người bạn khác
giới Dữ liệu phân tích từ cuộc hội thoại này cho thấy ngắt lời là một hiện tượng trong giao tiếp do các chủ thể giao tiếp thực hiện nhằm xây dựng các mối quan
hệ cũng như để xây dựng phong cách cộng tác trong hội thoại Tuy nhiên, điều này không thể mang ra áp dụng cho mọi tình huống và cũng không thể trở thành các đặc tính của hội thoại Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu cũng ngầm chỉ về vai trò của giới Ở đây, tác giả không cho rằng nam giới là nhân tố tạo nên quyền lực trong giao tiếp hội thoại mà nhấn mạnh tới các quyền của nữ giới Từ
đó, tác giả đã đề xuất rằng nghiên cứu ngắt lời nên dựa trên các bối cảnh giao tiếp cụ thể chứ không nên xuất phát từ những đặc tính của từng cá nhân Một kết quả khá bất ngờ được tác giả chỉ ra ở đây là sự kết hợp giữa hai yếu tố giới
và quyền lực Trong hội thoại, quyền lực không hoàn toàn thuộc về một cá nhân này hay cá nhân khác Thay vào đó, quyền lực tồn tại và được các chủ thể giao tiếp sử dụng nhằm đạt được mục đích hội thoại, để làm chủ cuộc thoại hay chuyển hướng chủ đề cuộc thoại Cùng cho rằng bối cảnh giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của hội thoại, Leaper C (1994) [97] cũng đã
Trang 20tiến hành ghi âm các cuộc hội thoại trong các phòng thí nghiệm, trong văn phòng và cả trong bối cảnh giao tiếp tự nhiên Tác giả đã đi đến kết luận như sau: Sự khác biệt về giới khi sử dụng ngắt lời thể hiện rõ trong bối cảnh giao tiếp tự nhiên hơn là tại các phòng nghiên cứu Tác giả diễn giải rằng yếu tố tạo nên sự khác biệt ở đây là do ngắt lời có thể được coi là một cách hành xử thô bạo trong giao tiếp, có lẽ vì lý do này mà mọi người thường cảm thấy có sự gò
bó khi ngắt lời trong các cuộc thoại tiến hành trong các phòng nghiên cứu hơn
là trong bối cảnh giao tiếp tự nhiên Tuy nhiên, do chỉ có ba trong số 17 trường hợp nghiên cứu được tiến hành trong bối cảnh tự nhiên nên bản thân tác giả cũng chưa hoàn toàn chắc chắn với các kết luận của mình Mặc dù vậy, tác giả cũng đã khẳng định rằng sự khác biệt trong ứng xử có liên quan tới nhân tố giới chịu ảnh hưởng bởi nhân tố cảnh huống hơn là sự khác nhau rõ ràng giữa nam
và nữ
Thứ hai là hướng nghiên cứu về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp từ góc độ
quyền lực, giữa những người tham gia giao tiếp không cùng vai giao tiếp
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của các cuộc giao tiếp chính là vị thế Không cùng vị thế sẽ dẫn đến sự mất cân xứng giữa các vai giao tiếp Điều này có thể thấy rõ trong các cuộc thoại mà ở đó một vai giao tiếp có những quyền và lợi thế nhất định để làm chủ cuộc thoại cũng như ngắt lời vai giao tiếp còn lại như trong các cuộc thẩm vấn, các vụ xét xử tại tòa
án Momeni N (2011) [103], trong công trình “Police Genre: Interruption and
its Classification as a Sign of Asymmetry in Police Interview/ Interrogation” (Chủ đề cảnh sát: Ngắt lời và sự phân loại ngắt lời như một dấu hiệu của sự không tương xứng trong các cuộc thẩm tra của cảnh sát), đã tiến hành nghiên
cứu hiện tượng ngắt lời trong các cuộc thẩm vấn giữa các nhân viên cảnh sát và các bị cáo Phân tích dữ liệu từ các cuộc thẩm vấn, tác giả nhận định rằng bối cảnh giao tiếp của các cuộc thẩm vấn thể hiện rõ mối quan hệ không cân xứng trong đó nhân viên cảnh sát là người giành được các lượt nói nhiều hơn thông qua việc liên tục ngắt lời bị cáo
Trang 211.1.1.2 Nghiên cứu hiện tượng ngắt lời theo hướng giao tiếp liên văn hóa
Một hướng tiếp cận khác về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp được các nhà ngôn ngữ học chú ý đến là hướng nghiên cứu giao tiếp liên văn hóa, giữa những người tham gia giao tiếp đến từ những nền văn hóa khác nhau Các nghiên cứu theo hướng này cũng đã cho thấy có sự khác biệt về mục đích thực
hiện ngắt lời giữa các chủ thể giao tiếp Chẳng hạn, luận án tiến sĩ “A
cross-cultural approach to the analysis of conversation and its implications for language pedagogy” (Phân tích hội thoại theo đường hướng giao văn hóa và hàm ý cho giảng dạy ngôn ngữ) của Murata K (1991) [104] đã dành một phần
khảo sát các loại ngắt lời và sự ảnh hưởng của phong cách hội thoại tới việc sử dụng các loại ngắt lời Theo tác giả, đặc tính ưa hợp tác trong phong cách hội thoại của người Nhật đã khiến cho họ thiên về việc sử dụng các ngắt lời có tính cộng tác trong giao tiếp Cùng chung hướng nghiên cứu này, Han L (2001) [82]
trong công trình “Cooperative and Intrusive interruptions in inter and
intracultural dyadic discourse” (Ngắt lời cộng tác và xâm phạm trong các diễn ngôn đôi nội và giao văn hóa) đã tiến hành một cuộc thí nghiệm với 40 người
Canada và 40 người Trung Quốc Những người tham gia cuộc thí nghiệm sẽ tạo thành các cặp thoại như sau: người nói Canađa - người nghe Canađa; người nói Trung Quốc – người nghe Trung Quốc, người nói Canađa - người nghe Trung Quốc; Người nói Trung Quốc - người nghe Canađa Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng ngắt lời xuất hiện trong tất cả các cặp thoại Tuy nhiên, chức năng của từng loại ngắt lời được sử dụng tùy theo từng cặp thoại Trong cặp thoại giữa người nói Trung Quốc - người nghe Trung Quốc, các ngắt lời mang tính cộng tác xuất hiện nhiều hơn ngắt lời mang tính xâm phạm Người Canađa
có xu hướng sử dụng các ngắt lời có tính xâm phạm nhiều hơn Tác giả cũng cho thấy ngắt lời không được thực hiện thành công nhiều hơn trong các nhóm
có các vai giao tiếp không chung nền văn hóa (cụ thể ở đây là giữa các cặp người nói Canađa – người nghe Trung Quốc và người nói Trung Quốc – người nghe Canađa) hơn là giữa các nhóm có chung nền văn hóa (giữa các cặp người
Trang 22nói Trung Quốc – người nghe Trung Quốc và người nói Canađa – người nghe Canađa) Giữa các nhóm không chung nền văn hóa, các ngắt lời có tính xâm phạm xuất hiện nhiều hơn (Từ dữ liệu nghiên cứu trong [82], tác giả đã chỉ ra người Canađa có xu hướng sử dụng các ngắt lời mang tính xâm phạm nhiều hơn người Trung Quốc) Nghiên cứu này ủng hộ cho giả thuyết rằng ngắt lời trong hội thoại là một hiện tượng có trong mọi nền văn hóa nhưng phong cách ngắt lời thì lại mang đặc trưng của từng nền văn hóa (Watzlawick, Bavelas, & Jackson, 1967 [130]; Murata, 1994 [105]; Guillot, 2005 [81])
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chúng tôi chưa thực sự tìm thấy một công trình nghiên cứu riêng nào về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp Thay vào đó, trong rất nhiều các nghiên cứu về giao tiếp, ngắt lời chỉ được xem như một nhân tố trong rất nhiều các nhân tố khác ảnh hưởng đến thành công trong giao tiếp
Liên quan đến khái niệm ngắt lời, đa số các nhà nghiên cứu đều cùng đồng tình với quan điểm rằng ngắt lời là một hiện tượng phổ biến nhưng không
có những đóng góp tích cực cho thành công trong giao tiếp Cụ thể, khi bàn về
giao tiếp hội thoại, tác giả Đinh Văn Đức (2012) [14] cho rằng, “khi giao tiếp cả
người nói và người nghe cần phải tế nhị trong hành động ngôn từ, nói năng phải lời, tôn trọng thể diện của đối tác, người nói cần phải khiêm nhường uyển chuyển, giữ thể diện cho mình và tránh xâm phạm lãnh địa, lợi ích của người khác Do đó, trong nói năng cần phải tránh ngắt lời, nói thay, nói leo, giành phần của người khác” ([14]; tr 518) Bàn về tính chất, đặc điểm của ngắt lời,
theo tác giả Nguyễn Đức Dân (2000) [8], ngắt lời hay lối nói “xen ngang” là hiện tượng không bình thường, là không lịch sự (trừ phi tranh luận hoặc cãi
nhau) Tác giả cũng cho rằng: “ngắt lời liên quan tới văn hóa, tập tục và những
quy ước của từng dân tộc, từng xã hội Chúng thường phản ánh những quan hệ tôn ti, những cương vị nào đó Chủ tọa có quyền ngắt lời một thành viên trong cuộc họp Cha mẹ có quyền ngắt lời con cái Thủ trưởng có thể dừng lời một nhân viên Nhưng không có chuyện ngược lại” ([8]; tr 88) Cùng quan điểm
Trang 23này, tác giả Nguyễn Văn Khang (2012) [26] khi bàn về lời nói có tính xã hội đã
cho rằng: “các quy tắc nói năng trong cộng đồng xã hội còn biểu hiện ở sự luân
lưu trong giao tiếp và cách nói xen vào, chêm vào khi giao tiếp Chẳng hạn, trong khi ở xã hội Việt Nam cũng như không ít xã hội khác ‘rất kị’ cách cướp lời không lịch sự trong giao tiếp mà không có xin lỗi trước, nói xen vào hay ngắt lời người khác thì tại một bản Antique của Ấn Độ lại coi đây là một nét đẹp, đáng khích lệ trong giao tiếp” ([26]; tr 344)
Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố quyền lực đến phong cách giao tiếp, phải kể đến ở đây luận văn của Phạm Thị Thu Trang (2008) [44],
“Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại” Trong luận
văn của mình, tác giả đã đi đến kết luận là trên phương diện cách thức tổ chức hội thoại, ngắt lời thể hiện qua các hiện tượng tranh lời, cướp lời, lời chêm xen thường xuất hiện khi người nói ở vị thế cao muốn khẳng định vị thế của mình Xét về sự tuân thủ hay không tuân thủ các nguyên lý hội thoại thì nhân vật A (ở
vị thế cao hơn) đều có khả năng tuân thủ hay vi phạm phương châm lượng trong nguyên lý cộng tác; song chỉ có nhân vật A là chủ động thực hiện các hành vi làm phương hại đến thể diện của người đối thoại Ngoài ra, cả hai nhân vật cùng tùy mục đích giao tiếp mà thực hiện các chiến lược lịch sự bao gồm cả lịch sự dương tính và lịch sự âm tính
Xét về cấu trúc cũng như chức năng của ngắt lời, trong luận án tiến sĩ “Cấu
trúc liên kết của cặp thoại (trên ngữ liệu tiếng Việt)”, tác giả Phạm Văn Thấu
(2000) [38] đã đề cập tới cặp chêm xen Theo tác giả, cặp chêm xen là dạng đặc biệt về chức năng và cấu trúc, được hình thành từ các hành vi chêm xen không
có liên quan đến nội dung chủ đề chính của cặp thoại Gọi là chêm xen vì nó không cùng cấp độ với những hành vi khác trong lượt lời, không làm đặc điểm căn bản của lượt lời và của tham thoại bị phá vỡ, do vậy không ảnh hưởng tới
sự tiếp tục bình thường của hội thoại Chúng chủ yếu có chức năng liên nhân, ví dụ: các hành vi nghi thức, chống nhiễu, đưa đẩy, sửa chữa, củng cố… Do tính chất “chêm xen” mà chúng có vị trí khá tự do, nhưng thường gặp hơn cả là ở
Trang 24giữa các lượt lời Hành vi chêm xen còn như một công cụ chiến thuật hội thoại:
để dẫn nhập hoặc chuyển hướng đề tài
Ngắt lời cũng được chú ý đến như một hiện tượng không chỉ xuất hiện trong các cuộc thoại mà còn trong các lời thoại dẫn Trong luận án của tiến sĩ
Mai Thị Hảo Yến (2001) [49] “Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (các hình
thức thoại dẫn)”, tác giả đã có những kết luận về hiện tượng tranh cướp lời
trong hội thoại thực tế đã được từ vựng hóa trong lời dẫn Tác giả đã dẫn ra các
ví dụ như sau:
- Hiện tượng tranh cướp lời trong hội thoại thực tế được tái hiện trong lời
dẫn VD: * Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át: Mặc nó! Nó không ăn
nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!
- Hiện tượng không cho phép nói của hội thoại thực tế cũng được dẫn trong
lời dẫn VD: * Bà toan cãi nhưng ông ra hiệu không được nói và nói lấp đi:
Mình là vợ, anh Hiệp đây là bạn Còn tôi thì…
Nghiên cứu về tính lịch sự trong giao tiếp, tác giả Vũ Tiến Dũng (2003)
[9] trong luận án tiến sĩ “Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành
động nói)” đã có một vài kết luận như sau: tính lịch sự trong giao tiếp là kết quả
của việc sử dụng các phương thức xác định nhằm điều hòa và gia tăng những giá trị nhân văn của những người tham gia giao tiếp, nhất là trong đối thoại Lịch sự có tác dụng tăng cường hiệu quả của các hành động nói Lịch sự có tính phổ quát đối với nhiều dân tộc nhưng cách thể hiện thì lại mang đậm màu sắc dân tộc và khu vực địa lý Theo các nhà nghiên cứu Âu- Mỹ, lịch sự chủ yếu gắn với các chiến lược mà con người thực hiện trong tương tác xã hội Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu thường áp dụng lý thuyết lịch sự chiến lược Trong khi
đó, một số nhà nghiên cứu khác căn cứ vào các cứ liệu của một số nền văn hóa phương Đông như Gu, Matsumoto… lại cho rằng lịch sự gắn với chuẩn mực ứng xử, chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực cộng đồng nên lý thuyết mà họ áp dụng ở đây là lý thuyết lịch sự chuẩn mực Quan điểm cơ bản của lịch sự chuẩn mực là lịch sự chịu áp lực mạnh của các giá trị xã hội như tuổi tác, vị thế, giới
Trang 25tính, uy tín cá nhân, gia đình, dòng tộc Trong luận án, tác giả cũng đã tìm hiểu mối quan hệ giữa lịch sự và giới tính và đã có kết luận như sau: xét trong mối quan hệ với lịch sự thì sự tương tác bằng ngôn ngữ của nam giới và nữ giới cũng có phần khác nhau Nữ giới trong giao tiếp thường biểu hiện tính mềm mỏng, nhẹ nhàng, thường nhấn mạnh tôn ti, thứ bậc hơn nam giới trong tương tác xã hội
Từ các nghiên cứu đã dẫn ở trên, có thể nhận xét là, ngắt lời có thể được xem như một hiện tượng ngôn ngữ có tính đe dọa thể diện cao, có khả năng phá
vỡ thành công của các chủ thể khi tham gia giao tiếp Những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng ngắt lời trong giao tiếp là nhân tố giới, nhân tố quyền lực… ngoài ra cũng phải nhấn mạnh vai trò của ngữ cảnh giao tiếp như một trong những nhân tố chính quyết định khả năng ngắt lời thành công hay không thành công giữa các chủ thể giao tiếp Tuy nhiên, các kết luận mà các tác giả đưa ra về ngắt lời chỉ là những phần rất nhỏ trong các công trình nghiên cứu của họ Thực sự, chúng tôi chưa tìm thấy một công trình hoàn chỉnh nào tiến hành các nghiên cứu riêng về ngắt lời Điều này đã thôi thúc chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mong muốn xây dựng một công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt
1.2 Cơ sở lí luận của luận án
1.2.1 Một số vấn đề về lí thuyết hội thoại
1.2.1.1 Khái niệm “hội thoại”
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học” (2012) [5]
đã đề cập đến khái niệm hội thoại như sau:
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác Hội thoại có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất là thoại trường (không gian, thời gian) nơi diễn ra cuộc hội thoại Thoại trường hội thoại có thể là công cộng như hội nghị, hội thảo,
Trang 26trong tiệm ăn, vũ trường… hay riêng tư như trong phòng khách giữa chủ và khách…
Tiêu chí thứ hai là số lượng người tham gia hay còn gọi là đối tác hội thoại (đối tác) Đối tác có thể thay đổi từ hai đến một số lượng lớn dẫn đến có những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba, tay tư hay nhiều hơn nữa
Tiêu chí thứ ba là cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại Cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại tùy theo tính chất của các cuộc hội thoại như tính chủ động hay thụ động của các đối tác; sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong cuộc thoại; tính chất được điều khiển hay không được điều khiển; vị thế giao tiếp
Tiêu chí thứ tư là các cuộc hội thoại khác nhau ở tính có đích hay không
có đích Những cuộc hội thoại như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học
có đích được xác định trước rõ ràng Những cuộc tán gẫu được xem là không có đích
Tiêu chí cuối cùng được kể đến ở đây là các cuộc thoại có thể khác nhau
về tính có hình thức hay không có hình thức
Trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời, trao đáp và tương tác
a) Sự trao lời
Lượt lời là một chuỗi đơn vị ngôn ngữ được người tham gia hội thoại nói
ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến khi chấm dứt để người tham gia hội thoại tiếp theo nói chuỗi của mình Người tham gia hội thoại bao gồm người nói (Sp1), người nghe (Sp2) và các đối tác hội thoại (Spn) Trao lời là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho Sp2 Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu Sự có mặt đó thể hiện ở từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, ở quan điểm của Sp1 trong nội dung của lượt lời trao Người nói Sp1 cũng có thể dùng điệu bộ, cử chỉ…làm những dấu hiệu bổ sung cho lời nói đánh dấu sự có mặt của mình trong lượt lời đang nói ra
Trang 27Ngoài những dấu hiệu kèm lời và phi lời người nghe có thể có mặt trong lượt lời của Sp1 qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như những lời hô gọi, chỉ định, những lời thưa gửi và các từ nhân xưng ngôi thứ hai; qua những yếu tố hàm ẩn như những tiền giả định giao tiếp, những hiểu biết mà Sp1 và Sp2 đã có chung, ở hứng thú hoặc tâm trạng của Sp2 đối với đề tài giao tiếp, ở tâm lý giao tiếp của Sp2 mà Sp1 đã nhận biết trước khi trao lời
b) Sự trao đáp
Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1 Vận động trao đáp, điểm cốt lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự thay đổi liên tục vai nói, vai nghe
Cũng như sự trao lời, sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời, và trong thực tế thì hai yếu tố này đồng hành với nhau Mỗi lời nói vốn ngầm ẩn một câu hỏi đặt ra cho người nghe, câu hỏi hỏi ý kiến của người nghe về độ tin cậy, về tính hấp dẫn, tầm quan trọng … của nội dung lời nói Dù không buộc người nghe phải hồi đáp nhưng không nhận được tín hiệu phản hồi nào đối với lời nói của mình thì ta sẽ cảm thấy rơi ngay vào tình trạng
‘nói vào chỗ trống’ Còn chính người nghe nếu không nói gì cũng tự cảm thấy
áy náy, cảm thấy sự tàn nhẫn, sự thiếu lịch sự của mình Cho nên trong một cuộc thoại, cả người nói và người nghe đều sử dụng những tín hiệu điều hành vận động trao đáp
c) Sự tương tác
Trong hội thoại, người tham gia hội thoại cũng chính là nhân vật liên tương tác Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học quan trọng nhất là tác động đến lời nói của nhau Liên tương tác trong hội thoại
là liên tương tác giữa các lượt lời của Sp1 và Sp2 Như vậy, lượt lời vừa chịu tác động vừa là phương tiện mà Sp1, Sp2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói
và qua lời nói tác động đến tâm sinh lý của nhau
Trang 28Hội thoại có thể ở hai cực: nhịp nhàng hoặc hỗn độn Những cuộc cãi lộn chính là tiêu biểu cho hội thoại ở thái cực hỗn độn Ở những cuộc cãi lộn, ngoài
cử chỉ, điệu bộ và ngữ điệu, sự trùng lời, dẫm đạp lên lượt lời của nhau, cướp lời nhau là dấu hiệu của các cuộc chiến bằng lời này Như vậy, trong các cuộc thoại nhất thiết phải có sự hòa phối các hoạt động của các đối tác về mọi mặt, trước hết là hòa phối các lượt lời Sự hòa phối nếu hoàn hảo thì cuộc hội thoại
sẽ diễn ra nghiêng về cực thứ nhất, nếu không tốt thì cuộc thoại nghiêng về cực thứ hai Sự liên hòa phối có thể xảy ra với các dấu hiệu kèm lời và phi lời
Nói chung, trong hội thoại, người tham gia hội thoại đều có quyền được nói, có lãnh địa hội thoại riêng của mình Liên hòa phối lượt lời trước hết là liên hòa phối quyền được nói, liên hòa phối lãnh địa hội thoại của mỗi người Vị trí chuyển giao giữa hai lượt lời của những người tham gia, tức chỗ người đang nói ngừng, nhường lời cho người sau mình nói được gọi là vị trí chuyển tiếp quan yếu (Transition Relevance Place, viết tắt là TRP) Trong hội thoại, lời nói thường bị ngắt hơi giữa chừng Có những chỗ ngắt hơi trong nội bộ lượt lời được gọi là chỗ nghỉ (pause) và những chỗ ngắt hơi giữa hai lượt lời được gọi là những chỗ ngừng (gaps) Như vậy, chỗ ngừng là tín hiệu của các TRP
Ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng cho hội thoại, trong đó hai vận động đầu do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba Bằng vận động trao lời và trao đáp, người tham gia hội thoại sẽ tự hòa phối để thực hiện sự liên hòa phối, cốt lõi của vận động tương tác Sự liên hòa phối khiến cho một cuộc thoại là một hoạt động đặc biệt của con người
1.2.1.2 Tương tác trong hội thoại
a) Hành động nói cộng tác và hành động nói cạnh tranh trong hội thoại
Grice (1975) [80] cho rằng những người tham gia hội thoại đều mong muốn duy trì nguyên tắc cộng tác Người tham gia hội thoại có tính cộng tác sử dụng ngôn ngữ nhằm đáp ứng sự quan tâm của người nghe và mục đích của cuộc thoại Họ sử dụng nhiều câu hỏi đuôi, nhiều hình thức rào đón và ngôn từ
Trang 29mềm mỏng hơn để hỗ trợ những người tham gia hội thoại khác Họ hiếm khi ngắt lời người khác để giành quyền nói và họ cũng rất để ý xem những người tham gia khác có thực sự hiểu những gì họ nói Họ luôn nỗ lực để tạo ra bầu không khí hài hòa và khiến cho những người tham gia cuộc thoại cảm thấy thoải mái, vui vẻ Nói chung, họ cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với những người tham gia hội thoại Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta gặp không ít những cuộc thoại vi phạm nguyên tắc cộng tác của Grice (1975, [80]) Người tham gia hội thoại có tính cạnh tranh sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn như những từ ngữ cấm
kị, mang tính thách thức, những mệnh lệnh cộc lốc hay ngắt lời một cách sỗ sàng Hành động nói của họ được thể hiện qua những khoảng lặng (silences), không có những phản hồi bằng lời, đôi khi tự độc thoại hay bày tỏ sự phản đối một cách trực tiếp Họ thường không quan tâm tới thể diện của những người cùng tham gia hội thoại vì đơn thuần họ chỉ muốn làm chủ cuộc thoại và thể hiện vị thế của mình
b) Quan hệ liên nhân
Hành động nói cộng tác và cạnh tranh được các chủ thể sử dụng trong các cuộc thoại thể hiện mối quan hệ liên nhân trong giao tiếp Trong [8], tác giả Nguyễn Đức Dân (2000) đã đề cập đến mối quan hệ liên nhân như sau: Quan hệ liên nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các chủ thể giao tiếp với nhau Mối quan hệ này có thể xét theo hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power), trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách (distance), còn gọi là trục thân hữu (solidarity) Quan hệ quyền uy là quan hệ trên – dưới, sang – hèn, tôn – khinh… Trong xã hội, con người khác nhau về địa vị xã hội Cái gọi là địa vị xã hội có thể do chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp… mà có Quan hệ thân hữu là quan hệ ngang bằng, là một sự chia sẻ giữa mọi người ở mức độ gần gũi, thân mật Trong bất kì
sự nói năng nào thì người nói cũng phải tiến hành lựa chọn theo cách trả lời cho được những câu hỏi như: ai nói, nói với ai, nói gì, nói như thế nào và vì sao nói
Và khi đã xác định được vai của người tham gia giao tiếp ở vào một quan hệ
Trang 30nào đó thì sẽ có sự lựa chọn ngôn ngữ tương ứng để giao tiếp sao cho thỏa đáng
Ví dụ, nếu vai của người giao tiếp ở vào quan hệ quyền lực thì phải chọn phong cách ngôn ngữ tương đối chính thức, nếu muốn ngắt lời người đang nói thì phải
có hành động xin phép Khi vai người giao tiếp ở vào quan hệ thân hữu thì phong cách ngôn ngữ có phần tùy tiện thoải mái hơn, các chủ thể giao tiếp có
thể sử dụng lối nói thẳng để ngắt lời người đang nói
1.2.2 Hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp hội thoại
1.2.2.1 Khái niệm “ngắt lời”
Ngắt lời là một trong những hiện tượng thường thấy trong giao tiếp hội thoại Có thể hiểu ngắt lời xảy ra khi Sp2 cắt ngang hay xen ngang phát ngôn của Sp1 Rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã tiến hành nghiên cứu các phạm trù của ngắt lời và cố gắng đưa ra các định nghĩa nhưng dường như họ cũng chưa thực
sự đạt được sự thống nhất Zimmerman D và West C (1975) [136] định nghĩa
“ngắt lời là khi lượt của người nói tiếp theo bắt đầu trong lượt của người đang
nói, có nghĩa là, ít nhất hai âm tiết trước khi kết thúc đơn vị lượt lời hiện tại”
([136]; tr.114) Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Dụng học Việt ngữ (2000) [16] đã định nghĩa ngắt lời là “khi người nói thứ hai bắt đầu nói ở chỗ
trong lời nói của người nói thứ nhất không có chỗ ngừng và cũng không phải là chỗ kết thúc của câu hoặc cú đoạn” ([16]; tr 68)
1.2.2.2 Ngắt lời và các khái niệm liên quan
Liên quan đến ngắt lời, tiếng Việt có các từ như gối lời, chêm lời, xen lời,
tranh lời, cướp lời, tiếp lời… Các từ này có quan hệ với nhau ở nghĩa chung là
miêu tả hành động “Sp2 cất lời không phải tại vị trí chuyển tiếp quan yếu” Bên
cạnh điểm giống nhau, các từ này khác nhau ở chỗ, đó là, nếu ngắt lời là một
hiện tượng ngôn ngữ mang tính khái quát cao thì các từ còn lại “cụ thể hóa” ngắt lời trong những phạm vi cụ thể Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2000) [16]
cho rằng gối lời cũng được coi là ngắt lời và là “một sự phá vỡ quy tắc giao
tiếp” Trong khi đó, chêm lời hay xen lời lại được sử dụng như một chiến lược
hội thoại “nhằm mở thoại hay chuyển hướng đề tài” (Phạm Văn Thấu, 2000
Trang 31[38]) Bên cạnh hiện tượng gối lời, xen lời, trong tiếng Việt còn có hiện tượng
tranh lời, cướp lời, tiếp lời “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê, 2012 [32]) định
nghĩa cướp lời là hiện tượng “nói tranh khi người khác còn chưa nói hết”, đây
là những trường hợp thể hiện rõ sự không cân xứng trong các vai giao tiếp hay biểu hiện sự xung đột, mâu thuẫn giữa các vai giao tiếp trong giao tiếp Cũng
theo “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê, 2012 [32]), tiếp lời được định nghĩa là
“nói tiếp theo để làm rõ thêm hoặc phát triển ý của người trước” Chúng tôi xin
dẫn một số ví dụ như sau:
- Về hiện tượng gối lời trong giao tiếp Ví dụ:
(1) Thiên Phong: Anh sợ mình đoán nhầm, sợ mình không có đủ thời gian để
tìm em, cho nên…//
Việt Phương: …//cho nên anh định ăn gian
(Hương vị đồng xanh, Born, tr 500)
- Về hiện tượng chêm lời hay xen lời trong giao tiếp Ví dụ:
(2) Đăng: Em hãy hoạt động hai chân cho đầu óc bớt căng thẳng Khi đầu
óc thoải mái, em sẽ nhớ được nhiều chuyện đã quên
Lan Hương: Nhưng em có quên cái gì đâu?
Đăng: Vậy chứ em đánh mất cái gì?
Lan Hương: Em đánh mất…//
Đăng: …//Đừng suy nghĩ nữa Em hãy đạp đi
(Tình nhỏ làm sao quên, Đoàn Thạch Biền, tr.69)
- Về hiện tượng tranh lời, cướp lời trong giao tiếp Ví dụ:
(3) 1 Khanh: - Anh Huyền! Chúng ta phải có can đảm nhìn thẳng vào sự
thật Hiện tình hình đất nước là một tấn kịch bi thảm Trước mắt chúng ta
là họa xâm lăng Bổn phận của chúng ta là kháng Pháp đến cùng Anh biết rồi đấy Đàm phán Fong-ten-nơ-blo thất bại Đắc-giăng-liơ lập nước Tây kỳ, triệu tập Hội nghị liên bang tại Đà Lạt Hồ Chí Minh ở nán lại bên Pháp rồi ký tam ước 14 tháng 9 với Mu-tê, Bộ trưởng Pháp quốc hải
Trang 32ngoại Tôi không tán thành Đến bàn hội nghị lúc này là thỏa hiệp Thỏa hiệp là phản bội dân tộc Anh Huyền, anh thấy ý kiến của tôi thế nào?
2 Huyền lập bập: - Dạ, tôi thấy…//
3 - …// Anh Huyền! – Hơi nhỏm dậy, Khanh như
cướp lời ông giáo – Tôi mới về đây, có lẽ anh em chưa hiểu tôi Cũng
chưa hiểu Đảng tôi Tôi làm chính trị không phải để kiếm tiền Tôi làm chính trị vì hạnh phúc của dân tộc Anh Huyền, chúng ta tất cả đều phải hành động vì công ích quốc gia
(Đồng bạc trắng hoa xòe, Ma Văn Kháng, tr.101)
- Về hiện tượng tiếp lời trong giao tiếp Trong thực tế, tiếp lời xảy ra ở hai
trường hợp sau:
Ở trường hợp thứ nhất: Sp2 tiếp lời Sp1 khi phát ngôn của Sp1 đã đến điểm chuyển tiếp tương ứng Ví dụ:
(4) Trong bọn dân làng Văn Khoa, một ông vác cờ ngoảnh lại nhìn lũ hàng
tổng, rồi mỉm cười và nói với người bên cạnh: Thảo nào người ta vẫn bảo:
"Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" Coi vậy! , đỗ đến ông nghè cũng có sướng thật Cả tổng đều phải đi rước!
Đến ông vác lọng nối lời: Ấy là bây giờ đã giảm hơn xưa nhiều lắm Hôm qua,
tôi thấy các cụ nói rằng: ngày xưa, trong đời nhà Lê nhà liếc gì đó, mỗi khi có một ông nghè mới đỗ, hàng tổng, hàng huyện, đều phải đem cờ đem quạt đến tận kẻ chợ mà đón Nhưng từ năm Gia Long nguyên niên mà đi, kẻ chợ dời vào Thuận Hóa, người Bắc tới đó xa quá, các quan sợ làm phiền dân, cho nên chỉ bắt rước từ tỉnh nhà trở về mà thôi
Rồi ông vác tàn nói xen: - Phải rồi Tôi cũng nghe nói thuở xưa ông nghè oai
lắm Hễ mà đỗ lên một cái thì là nội những ruộng đất trong tổng muốn cắm chỗ nào cũng được Chẳng những cắm đâu dân chịu đấy, mà lại còn được hàng huyện làm cổng, hàng tổng làm nhà cho nữa, thế mới sướng chứ!
Và ông cầm cờ vắt lại: - Có thế thật đấy Tháng trước , khi được tin mừng ở
kinh đô báo về, cô nghè có cho gọi tôi vào dọn nhà cửa, sân vườn Gần trưa,
Trang 33các cậu học trò về hết, cố ông bảo tôi lên thềm nhà học hầu nước Lúc ấy, tôi thấy cố nói với cụ trưởng họ thế này: " Làng K.Q.Đ ở cạnh đường xứ, chỗ gân sông đông, trước kia là đất làng Vân Về sau có ông họ Đinh - cố có nói tên nhưng tôi quên mất - có ông họ Đinh ở K.Q.Đ thi đỗ tiến sĩ, mới cắm khu đất
ấy làm dinh Rồi thì những kẻ tôi tớ cũng theo đến mà ở Dần dần thành ra một cái làng Xem thế thì biết cái chuyện "hàng huyện làm cổng, hàng tổng làm nhà"
mà trong phương ngôn đã nói là chuyện có thật
(Lều chõng, Ngô Tất Tố) Trong ví dụ (4), các Sp tiếp lời của nhau nhằm thể hiện thái độ phối kết hợp lẫn nhau khi cùng bàn về một chủ đề Tuy nhiên, hiện tượng tiếp lời của các
Sp trong ví dụ này không được coi là ngắt lời vì họ không vi phạm quy tắc chuyển giao lượt lời, tức là các phát ngôn của họ đều bắt đầu khi phát ngôn trước đó đã đến điểm chuyển tiếp tương ứng
Ở trường hợp thứ hai: Sp2 tiếp lời khi phát ngôn của Sp1 chưa tới điểm chuyển tiếp tương ứng Ví dụ:
(5) Thu Phương: Chị thích khi em hát, cái cách em bỏ nhỏ xuống giống
như một… một //
Đàm Vĩnh Hưng: …//giọt nước
Thu Phương: Đúng, chị thích cái âm thanh đó
(Vòng giấu mặt, The Voice Việt Nam 2015)
Ở ví dụ (5), phát ngôn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bắt đầu trong lượt nói của ca sĩ Thu Phương Hành động này của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã vi phạm quy tắc chuyển giao lượt lời vì anh đã xen ngang phát ngôn của ca sĩ Thu Phương; hay nói cách khác, anh đã bắt đầu lượt nói của mình khi phát ngôn của
ca sĩ Thu Phương chưa đến điểm chuyển tiếp tương ứng Tuy nhiên, mục đích của anh ở đây là nhằm tiếp lời ca sĩ Thu Phương, giúp cô tìm được từ ngữ thích hợp để hoàn thành phát ngôn của mình Do đó, hiện tượng tiếp lời trong trường hợp này được coi là một loại của ngắt lời và sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong phần sau của luận án
Trang 341.2.2.3 Thuật ngữ “ngắt lời” và “gối lời”
Hai thuật ngữ “ngắt lời” (interruption) và “gối lời” (overlap) được các
nhà ngôn ngữ học định nghĩa và diễn giải theo những cách khác nhau Do đó, cho đến nay vẫn chưa có sự nhất quán giữa các nhà ngôn ngữ học về việc liệu
rằng có nên coi “gối lời” cũng là một cách phân loại của “ngắt lời” hay không?
Chúng tôi xin điểm lại một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ học về vấn đề này
Từ những nghiên cứu ban đầu, Zimmerman D và West C (1975) [136]
đã cho rằng “gối lời” xảy ra khi lượt nói của người thứ hai xuất hiện một từ
(hay hai âm tiết như trong công trình nghiên cứu năm 1983 [131] của họ) trước
hoặc sau điểm chuyển tiếp tương ứng; trong khi đó, “ngắt lời” xảy ra khi lượt nói của người thứ hai có mức độ xâm phạm sâu hơn Các tác giả coi “gối lời” tạo thành “một lỗi trong sự quá độ giữa các lượt lời” còn “ngắt lời” tạo ra một
sự vi phạm các quy tắc về lượt lời Trong các công trình nghiên cứu tiếp theo,
Ferguson (1977) [77] và Beattie (1981) [53] đã phân định “ngắt lời” thành hai loại là ngắt lời thành công và không thành công “Ngắt lời” được gọi là thành
công nếu nó khiến cho người đang nói phải dừng lại đột ngột Các tác giả cho
rằng “ngắt lời” không nhất thiết bao gồm “gối lời” Điều này có nghĩa là lượt
ngắt tiếp theo có thể xảy ra tại điểm chuyển tiếp tương ứng giữa các lượt trong khi lượt nói trước vẫn chưa hoàn toàn kết thúc (Ferguson, 1977 [77]; Beattie,
1981 [53])
Theo Bennett (1981) [55], các nhà phân tích gọi “gối lời” là một thuật ngữ miêu tả còn “ngắt lời” là một phạm trù giải thích do những người tham gia
sử dụng trong mối liên hệ tới “các quyền và nghĩa vụ trong các tình huống cụ
thể” ([55], 1981) Bennett cũng đề cập đến cảm xúc của người tham gia về “gối lời” Nói cách khác, “ngắt lời” là do sự giải thích của những người tham gia
trong những tình huống cụ thể Bên cạnh đó, Murray (1985) [106] cho rằng
“ngắt lời” là phạm trù mang tính cá nhân và thuộc về các thành viên tham gia, ông cũng coi “ngắt lời” là một sự vi phạm quyền hoàn thành lượt lời của người
Trang 35đang nói Theo Murray (1985) [106], tính nghiêm trọng của ngắt lời dựa trên bốn yếu tố Thứ nhất là thời lượng của cuộc thoại, thứ hai là khả năng người nói
có cơ hội để lên tiếng giữa một lượt (mặc dù ông cũng thừa nhận là rất khó để xác định cơ hội này), thứ ba là khả năng kiểm soát chủ đề và cuối cùng là mối quan tâm của người nói tới những chủ đề cụ thể Cũng theo Murray (1985)
[106], lời nói cùng lúc hay “gối lời” không nhất thiết được coi là một tiêu chí để phân định “ngắt lời”
Olbertz-Siitonen (2009) [109] trong khi phân tích các lượt ngắt do những người tham gia thực hiện trong những cảnh huống thông thường đã phát hiện ra
rằng “gối lời” và “ngắt lời” là hai hiện tượng hoàn toàn tách biệt nhau mặc dù
cả hai đều cần cộng tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ “ngắt lời” Thêm vào
đó, Olbertz- Siitonen cũng nhấn mạnh rằng ý định ngắt lời và các đặc điểm ngữ dụng của phát ngôn quan trọng hơn cấu trúc cú pháp chưa hoàn thiện của lượt lời trước Cùng chung xu hướng này, Edmonds, McManamon và Weatherall (2014) [74] cho rằng các ngắt lời liên quan nhiều tới chuỗi hành động hơn là cấu trúc lượt lời Điều này đã tạo ra một sự khác biệt lớn với các công trình nghiên cứu trước đây về hiện tượng ngắt lời
Trong cuốn “Dụng học Việt ngữ”, tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2000) [16] cho rằng “hiện tượng gối lời diễn ra khi cả hai cùng nói ý kiến cá nhân Có khi
gối lời chỉ là sự lúng túng khi giao tiếp giữa những người mới gặp, chưa thân Nhưng gối lời trong cuộc thoại của nhiều người là biểu hiện tinh thần đoàn kết,
sự gần gũi nhau khi thể hiện những ý kiến tương tự” ([16]; tr 68) Tác giả cũng
đã dẫn ra một ví dụ như sau:
A: Mày có xem cô Madona trên T.V tối qua không?
B: Có, ở kênh 3 ấy
A: // Nó lẳng lơ quá
B: // Nó trơ tráo quá
(dấu // biểu hiện sự gối lời, NTG, tr.68)
Trang 36Theo tác giả, cuộc thoại gối lời tạo cảm giác hai giọng nói hòa vào nhau nhịp nhàng Trong tranh luận, gối lời biểu hiện sự tranh nhau nói Do đó, thời điểm mà gối lời diễn ra được coi là một sự ngắt lời Có thể thấy, tác giả đã coi
“gối lời” và “ngắt lời” là hai mặt của một hiện tượng trong một cuộc thoại
Tác giả Đỗ Hữu Châu (2012) [5], trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học” cũng đã có những nhận xét về “ngắt lời” và “gối lời” như sau: “Những trục trặc
về ngắt hơi thường ở ba dạng: dẫm đạp lên lượt lời của nhau (overlap), kéo dài quá mức trường độ chỗ ngắt và cắt lời (interruption) Sự dẫm đạp lượt lời lại có thể ở dạng gối lời, tức là phần mở đầu của lượt lời của người nói sau chập với phần cuối của lượt lời đang được nói, và ở dạng trùng lời khi phần đáng kể lượt lời của hai người đồng thời chồng lên nhau Sự kéo dài quá mức có thể xuất hiện ở chỗ nghỉ Sự cắt lời có thể do người đang nói tự ngắt giữa chừng, cũng
có thể người nghe cắt lời người đang nói “cướp lời” mà nói.”([5]; tr 215) Có
thể thấy, tác giả Đỗ Hữu Châu đã phân biệt “ngắt lời” và “gối lời” là hai hiện
tượng khác nhau xảy ra giữa các lượt lời trong một đoạn thoại Theo tác giả,
“gối lời” là sự chồng lời hay tiếp lời giữa các lượt lời còn “ngắt lời” có thể do người đang nói ngừng lại hay do người nghe “cướp lời” mà nói
Từ nhận định của các tác giả về “gối lời” và “ngắt lời”, có thể thấy “ngắt
lời” bao gồm hoặc không bao gồm “gối lời” vì “gối lời” không nhất thiết phải là
dấu hiệu chỉ ra sự xung đột giữa Sp2 với Sp1 tại một thời điểm nhất định trong cuộc thoại Ví dụ, trong một cuộc thoại, những phát ngôn phản hồi hay những
dấu hiệu phản hồi như ừ, vâng thường gối với lời của Sp1, tuy nhiên chúng không phải là “ngắt lời” vì chúng không ngắt lượt lời của Sp1 Ngược lại, chúng
thường đóng vai trò hỗ trợ chủ đề của cuộc thoại do bản chất tương trợ của
chúng Trong khi đó, “ngắt lời” có thể không bao gồm “gối lời” với lời của Sp1
Điều này xảy ra khi Sp1 chưa kết thúc lượt lời của mình và có ý định tiếp tục lượt lời đó nhưng Sp1 lại tạm ngừng tại điểm phù hợp với điểm chuyển tiếp tương ứng Sp2 có thể không nhận ra ý định của Sp1 và bắt đầu lượt lời của mình Như vậy, Sp2 đã tạo ra một ngắt lời không cố ý (hay có thể gọi đây là một
Trang 37sự lỡ nhịp thời gian) Vì lý do này, có thể thấy mức độ xâm phạm là yếu tố chủ yếu tạo nên ngắt lời
Theo định nghĩa về “ngắt lời” đã được nêu ở phần trước cũng như phân tích của các nhà ngôn ngữ học về hai hiện tượng “ngắt lời” và “gối lời” trong giao tiếp, chúng tôi nhận thấy “gối lời” bao gồm hiện tượng dẫm đạp lên lời của
nhau trong khi “ngắt lời” liên quan đến lời thoại chêm xen khi Sp2 chưa đến phiên được nói Những lời thoại chêm xen này có thể đẳng lập, có thể phụ thuộc
với lượt lời làm phát sinh hiện tượng ngắt lời Chúng phụ thuộc khi chúng có chức năng giải thích, làm rõ cho đề tài, chủ đề đang được nói tới Chúng đẳng lập khi chuyển sang một đề tài khác, không liên quan đến đề tài trước đó Như
vậy, có một sự khác biệt giữa “ngắt lời” và “gối lời” Tuy nhiên, giữa hai hiện tượng này lại có một độ giao thoa nhất định Vì lí do này, luận án tiếp nhận “gối
lời” là một loại của “ngắt lời”, như trong ví dụ (6) dưới đây:
(6) 1 Ồ, không sao! – (Quý ròm tươi tỉnh vỗ vai bạn) - Ổn cả rồi! Thậm chí
tao còn định tiếp tục tổ chức thêm một buổi biểu diễn bán vé ở nhà mày
nữa kia! Mày đã có sẵn ba chục ngàn rồi, diễn thêm một buổi nữa…//
(Tiểu Long thình lình cắt ngang khiến Quý ròm chưng hửng)
3 Chứ tiền hôm trước…//
(Tiểu Long khụt khịt mũi, không để bạn mình nói hết câu)
4 …// Hôm trước nhà tao thiếu tiền đóng tiền điện,
tao “hỗ trợ” hết mười ngàn rồi!
5 Mày đừng lo! – (Quý ròm trấn an bạn) – Dù sao với hai chục ngàn
còn lại…//
(Một lần nữa Tiểu Long lại làm Quý ròm cụt hứng Nó há hốc miệng:)
7 Mày “hỗ trợ” tiền gì nữa vậy?
(Tiểu Long tặc lưỡi:)
Trang 388 Vừa rồi ông tổ trưởng tổ dân phố đi từng nhà quyên góp tiền ủng hộ
cho đồng bào bị lũ lụt ở mấy tỉnh miền Tây Tao xem ti-vi thấy cảnh lũ lụt tội quá, thế là…//
(Đến lượt Quý ròm ngắt lời bạn:)
9 …// Thôi, tao hiểu rồi!
(Kính vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh tr 104-105)
Ví dụ (6) là một đoạn thoại giữa hai nhân vật Quý ròm và Tiểu Long trích trong tác phẩm “Kính vạn hoa” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh Đoạn thoại
gồm có 9 lượt thoại, trong đó “gối lời” xuất hiện ở các lượt thoại 2,4,6; còn
“ngắt lời” xuất hiện ở lượt thoại 9
Chúng tôi cũng xin trình bày thêm về hiện tượng “gối lời” trong giao tiếp Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (2012) [5] (tr.215), hiện tượng “gối lời” xuất hiện ở hai dạng; dạng thứ nhất là khi phần mở đầu của lượt lời của người nói
sau chập với phần cuối của lượt lời đang được nói, còn dạng thứ hai được hiểu
là sự trùng lời khi phần đáng kể lượt lời của hai người đồng thời chồng lên
nhau Trong luận án này, khi tiến hành khảo sát hiện tượng “gối lời”, chúng tôi
tiếp nhận cách hiểu về “gối lời” ở dạng thứ nhất theo cách phân định của tác giả
Đỗ Hữu Châu (2012) [5]
1.2.2.4 Các loại ngắt lời
Có thể nhìn từ các góc độ khác nhau để phân loại ngắt lời Chẳng hạn, dựa vào ý đồ của ngắt lời, có thể phân thành ngắt lời cố ý và ngắt lời vô tình (Orestrom, 1983 [110]); dựa vào thời điểm ngắt lời có thể chia thành ngắt lời
khi lượt lời kết thúc và ngắt lời khi “hai chủ thể cùng cất giọng một lúc”
(Meltzer, Morris & Hayes, 1971[100]) Ferguson (1977) [77] chia hiện tượng ngắt lời thành bốn loại như sau:
(i) Ngắt lời đơn giản: Sp2 bắt đầu nói trong lượt của Sp1, Sp1 ngừng nói
và để Sp2 làm chủ cuộc thoại
(ii) Ngắt lời xen ngang: Sp2 bắt đầu nói trong lượt của Sp1, Sp1 vẫn tiếp tục nói và không để Sp2 cắt đứt lượt nói của mình
Trang 39(iii) Ngắt lời im lặng: Sp2 bắt đầu nói khi Sp1 đang tạm ngừng nói trong lượt nói của mình, Sp1 để Sp2 làm chủ cuộc thoại
(iv) Sự gối lời: Sp2 bắt đầu nói trong lượt của Sp1, Sp1 ngừng nói, Sp2 giành quyền làm chủ cuộc thoại nhưng vẫn tiếp tục với chủ đề Sp1 đang nói
Có thể thấy ở đây tác giả đã phân loại ngắt lời chủ yếu dựa trên các lượt nói cùng lúc Theo Beattie (1983) [54], nghiên cứu của Ferguson chỉ ra rằng sự gối lời là hành vi phổ biến nhất, theo sau là ngắt lời đơn giản và ngắt lời xen ngang, ngắt lời im lặng ít xuất hiện nhất trong các cuộc thoại Tuy nhiên, không đồng tình với cách phân loại của Ferguson khi cho rằng sự gối lời cũng là một loại ngắt lời, Tannen (1992) [126] cho rằng sự gối lời có thể là một loại ngắt lời nhưng nó lại không được nhiều nhà ngôn ngữ học coi là ngắt lời
Han L (2001 [82]; 2004 [83]; 2005 [84]) cũng chia hiện tượng ngắt lời thành bốn loại với các tên gọi như sau:
(i) Ngắt lời thành công: Một ngắt lời được coi là thành công nếu Sp2 cắt
ngang lượt lời của Sp1 trước khi họ kết thúc lượt lời và Sp2 tiếp tục nói cho tới khi họ kết thúc lượt lời đó trong khi Sp1 đã dừng nói hoàn toàn
(ii) Ngắt lời không thành công (hay ngắt lời xen ngang theo cách gọi của
Ferguson,1977 [77]): Đó là những trường hợp Sp2 bắt đầu nói trước khi Sp1
kết thúc lượt lời hay và cả hai Sp cùng nói và hoàn thành lượt lời của mình, hoặc Sp1 không để Sp2 giành quyền làm chủ cuộc thoại mà vẫn tiếp tục nói và giữ quyền làm chủ cuộc thoại
(iii) Ngắt lời không có sự gối lời: Đây chính là loại ngắt lời im lặng theo
cách phân định của Ferguson (1977) [77] Trong những trường hợp này, Sp2 bắt đầu nói khi lượt lời của Sp1 vẫn chưa kết thúc Tuy nhiên, lời nói của hai Sp không gối nhau
(iv) Ngắt lời phức: Đôi khi các Sp ngắt lời lẫn nhau hay lần lượt ngắt lời
nhau Tác giả cũng gọi đây là một chuỗi các ngắt lời độc lập
Dựa trên mục đích hội thoại, Momeni N trong [103] (2011) đã đề cập đến sự tác động của nhân tố quyền lực đối với các ngắt lời giữa các chủ thể
Trang 40tham gia hội thoại Tác giả đã thu thập tư liệu từ các cuộc thẩm vấn được thực hiện tại các cơ quan cảnh sát trong đó nhân viên cảnh sát là người luôn giành lượt lời thông qua việc liên tục ngắt lời bị cáo Tác giả đã mã hóa nhân viên cảnh sát thành Sp2, bị cáo thành Sp1 và đã phân các ngắt lời của nhân viên cảnh sát với bị cáo theo 9 mục đích sau:
(i) Ngắt lời nghi vấn (Interrogative interruption): được diễn đạt bằng một câu
hỏi do Sp2 sử dụng để lấy thông tin
(ii) Ngắt lời xác nhận (Confirmative interruption): Sp1 đã có một hành động
gián tiếp tìm kiếm sự xác nhận từ Sp2 thông qua hình thức một câu hỏi
(iii) Ngắt lời đe dọa (non- confirmative/ informative interruption): Sp1 đã có
một hành động gián tiếp thông qua hình thức một câu hỏi nhằm đe dọa hay sỉ nhục Sp2
(iv) Ngắt lời phản bác thông tin (Information-objection interruption): Sp1 ngắt
lời để phản bác thông tin Sp2 đưa ra
(v) Ngắt lời thông tin-trần thuật (Declarative-informative interruption): loại
ngắt lời này không xuất hiện nhiều trong hội thoại Sp1 đưa ra một số thông tin
“ướm lời” cho Sp2 Loại ngắt lời này khác với loại Ngắt lời nghi vấn ở chỗ trong khi Ngắt lời nghi vấn thể hiện dưới dạng một câu nghi vấn, loại ngắt lời này được Sp1 sử dụng dưới dạng thức trần thuật
(vi) Ngắt lời phản bác - không thông tin (Non information-objection interruption): Sp1 ngắt lời nhằm phản bác và không có ý định lấy thông tin nên
loại ngắt lời này khác với Ngắt lời phản bác thông tin Ở đây, Sp1 khi ngắt lời thường sử dụng dạng thức mệnh lệnh
(vii) Ngắt lời ép cung (Confess interruption): Sp1 ngắt lời liên tục cho tới khi Sp2 thú nhận hay khẳng định thông tin đã có
(viii) Ngắt lời cộng tác (Cooperative Interruption): Sp1 ngắt lời khi muốn thể
hiện thái độ cộng tác với Sp2 Sp1 không thực sự muốn thu thập thông tin nhưng vẫn có thể nhận được một vài thông tin từ Sp2