Chương 4 TỔ CHỨC ĐIỂM NÓI VÀ CẤU TRÚC CỦA LỐI NÓI VÒNG 4.1. Tổ chức các điểm nói trong ngôn thoại
4.2. Cấu trúc của lối nói vòng
4.2.2. Cấu trúc ngoại tác của lối nói vòng
4.2.2.1. Cấu trúc quan hệ vị thế giao tiếp mạnh
Khi hội thoại, bộ vai của các quan hệ xã hội tạo nên ở mỗi thoại nhân sẽ được chuyển hóa thành quan hệ cá nhân40, quan hệ vị thế. Chúng chi phối các chiến lược giao tiếp và cách tổ chức sắp xếp các sự kiện trong ngôn phẩm.
Xét ví dụ (11) (tr.58), chúng ta thấy: Cuộc giao tiếp ấy diễn ra giữa hai đại diện cho hai vị thế xã hội: nhà văn - học sinh. Hai nhân vật này cũng có vị thế giao tiếp khác nhau. Không khí cách bức ban đầu là một yếu tố trở ngại cho cuộc thoại.
Nhưng đó cũng là yếu tố kích thích đòi hỏi phải có một người đóng vai trò tác động khởi phát để phá vỡ nó. Dĩ nhiên, vai trò này được giao cho người có vị thế xã hội cao (thậm chí được coi là cao nhất trong số những người dự tiệc) tất phải là nhà văn vì theo truyền thống và theo lẽ thường. Trên cương vị cao nhất đó nhà văn, lúc này, lại đồng thời giữ vai trò chế ngự, thể hiện quyền uy, giữ vị thế giao tiếp mạnh, chủ
40Hồ Lê (1996: 187) cho rằng có sự chuyển hoá vị thế trong phát ngôn giữa các thoại nhân mà ông gọi là phát ngôn diễn đạt, đồng thời có sự khác biệt tâm lí giữa các thoại nhân: đó là tâm lí đòi hỏi và chờ đợi thông tin phản hồi; tâm lí chuẩn bị phát thông tin phản hồi.
động tạo tình huống dẫn dắt người nghe bằng chiến thuật vi phạm tiền giả định giao tiếp ở A1; nói theo cách nói của Lê Đông (1996), là sự vượt cấp tiền giả định trong câu hỏi. Tham thoại hỏi này không phải để tìm kiếm thông tin vì mọi người đã có chung tiền giả định lớp đó là lớp gì rồi, bất tất phải hỏi lại nữa. Vì thế, A1 chỉ nhằm mục đích mở hướng thoại và đặt một điểm gài chiến lược phục vụ kế hoạch dự định của nhà văn. A dự đoán và có niềm tin rằng các em học sinh sẽ trả lời đúng với tiền giả định mà A1 đòi hỏi. Và khi đã có B1, nhà văn lập tức triển khai tiếp A1.
Hành vi đề nghị ở A1 có hai điều đáng chú ý: 1/ Mượn chính đối tượng nói thay điều này và 2/ Ý định - cái điều khác - của mình vẫn được bảo toàn, vẫn được giữ kín, đối tượng vẫn chưa nhận ra. Và khi cảm thấy việc dẫn dắt đã đến đích, nhà văn chủ động hiển ngôn hóa ý đồ của mình bằng phương thức nhấn giọng ở tiêu điểm nói vờ ăn. Lúc này, qua việc đánh vần tên lớp, mọi người mới nhận ra cái bẫy mà nhà văn giăng ra.
Ở ví dụ (7), (tr.41), xét về quan hệ vị thế, quan hệ cá nhân của hai chủ nhân giao tiếp tiếng Anh này thì đây là quan hệ giữa hai vai ngang bằng, thân mật, gần gũi bởi họ là người yêu của nhau. Nhưng với tâm lí muốn làm đẹp lòng người yêu nên chàng trai muốn khoe chiếc xe mới hiện đại của mình. Xuất phát từ yếu tố tâm lí đó mà chàng trai chủ động ngay từ lời trao A1 đưa ra một điều này thứ nhất: nói chiếc xe mới nhất, xe chạy êm nhất It’s the quietest running car you ever saw. You can’t hear it Khi được hưởng ứng từ phía cô gái mà anh ta cho là đã hài lòng, chàng trai đưa tiếp một điều này thứ hai ở tham thoại A2: nói xe chạy không một chút tiếng động, không thể ngửi được There’s no vibration. You can’t feel it when it’s running. Nhờ sự hưởng ứng, chàng trai đưa thêm một điều này thứ ba: nói xe có tính năng ưu việt nhất It has that new burner that burns up all the gas so that you can’t smell it, either (tham thoại A3); và tiếp tục, chàng trai thêm một điều này thứ tư: nói xe chạy nhanh nhất, không thể thấy nó chạy được when you open it up, swish–down the road. You can’t see it, it’s so fast. Tất cả điều này ở mỗi lượt lời từ tham thoại A1 đến A4 đều nhằm thực hiện điều khác: khoe chiếc xe mới. Như vậy, chàng trai đã chủ động sắp xếp nội dung sự kiện trong mỗi lượt lời của mình một cách rất có ý đồ là để dẫn dắt. Vậy là chàng trai nắm quyền chủ động, nắm giữ vị
thế giao tiếp mạnh. Xét theo vận động hội thoại, vận động diễn ngôn, A đã xác lập được một dải quan hệ vị thế trên bề mặt cấu trúc diễn ngôn.
Từ đó, chúng ta nhận rõ quan hệ vị thế có những đặc điểm cấu trúc sau đây:
1/ Cuộc thoại bao giờ cũng là sự thể hiện của những quan hệ cá nhân. Quan hệ cá nhân này được hiện thực hóa thành quan hệ vị thế. Quan hệ vị thế lại do vị thế giao tiếp mạnh chi phối tiến trình hội thoại. Như vậy, vị thế giao tiếp mạnh là yếu tố chủ đạo, yếu tố đặc trưng trong các nhân tố ngoại tác của lối nói vòng.
Xét về điểm này, giữa giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh, qua khảo sát và qua quan sát, chúng tôi thấy sự biểu hiện của quan hệ vị thế giao tiếp mạnh vừa có nét tương đồng vừa có nét khác biệt. Nét tương đồng đó là tính chất mạnh trong quan hệ của người nói với người nghe suốt vận động diễn ngôn. Nét khác biệt đó là dải quan hệ được xác lập trong diễn ngôn ở giao tiếp tiếng Việt thường dài hơn trong tiếng Anh do số lượng lượt lời trong tiếng Việt kéo dài nhiều hơn.
2/ Có những vị thế giao tiếp mạnh trùng với vị thế xã hội. Tuy nhiên, vị thế xã hội chỉ là cơ sở, là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Vì thực chất, vị thế xã hội chỉ là yếu tố lợi thế còn cơ bản vẫn phải phụ thuộc vào vị thế giao tiếp mạnh.
Khi có vị thế giao tiếp mạnh, thoại nhân mới hội đủ điều kiện thiết lập, duy trì quan hệ hội thoại theo hướng có lợi cho mình, tổ chức điều này, sử dụng chiến lược, dẫn dắt người nghe tiếp nhận đúng với ý định giao tiếp đã vạch ra. Nói cách khác, vị thế giao tiếp mạnh chi phối việc điều khiển, điều chỉnh hay thay đổi khoảng cách trong hội thoại.
3/ Mỗi cuộc thoại là sản phẩm chung của sự tác động lẫn nhau bằng lời giữa các thoại nhân và theo sự luân chuyển vai nói, vai nghe. Do đó, nó có đặc điểm xác định là cấu trúc tuyến tính. Cấu trúc này cũng chính là thể hiện của quan hệ vị thế giao tiếp mạnh. Nói cách khác, đó là hợp thể của một dải quan hệ vị thế giao tiếp mạnh. Đây chính là điểm phân biệt giữa lối nói vòng và những lối nói khác.
4/ Việc định vị vị thế giao tiếp mạnh là ở chỗ thoại nhân nào nắm giữ vai trò khởi phát, tác động, duy trì, chuyển hướng đề tài, phân phát lượt nói…trong tiến trình hội thoại. Do đó cấu trúc vị thế được xác định là ở những điểm mạnh, điểm nổi bật này. Từ đó, ta có mô hình cấu trúc quan hệ vị thế giao tiếp mạnh sau đây:
Sơ đồ 4.3: Cấu trúc quan hệ vị thế giao tiếp mạnh của lối nói vòng Sơ đồ này được dẫn giải như sau:
Khi giao tiếp giữa các thoại nhân A, B sẽ xây dựng nên một sản phẩm chung là ngôn thoại P. Trật tự tuyến tính của chuỗi lời được phân thành hai hướng tương tác theo đường mũi tên hai chiều; p, q là các phát ngôn của lượt lời thứ nhất; r, s là các phát ngôn thứ hai và tiếp tục cho tới n phát ngôn. Việc định vị vị thế giao tiếp mạnh trên dải quan hệ vị thế ở những điểm mạnh, điểm nổi bật và được thể hiện bằng đường mũi tên ba chiều trong mối quan hệ với R; R là điểm tọa độ xác định điều này. Bất cứ phát ngôn nào trên dải mà đường mũi tên ba chiều tiệm cận với R là phát ngôn có vị thế giao tiếp mạnh. Biên độ giao động của các phát ngôn được thể hiện bằng các đường gián cách.