Sự xác định ba tham tố của lối nói vòng

Một phần của tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt (Trang 45 - 48)

1.3. Minh định lối nói vòng – Quan niệm và nhận diện

1.3.4. Sự xác định ba tham tố của lối nói vòng

Như đã chỉ rõ trong định nghĩa, lối nói vòng có ba tham tố quan yếu: [điều này], [dẫn dắt], [điều khác]. Việc xác định những tham tố ấy là rất cần thiết để chúng ta hiểu rõ bản chất, đặc tính của lối nói vòng. Dưới đây là sự xác định:

1.3.4.1. Điều này: là tham tố về sự kiện, là hiện thực - đề tài được nói ra trong phát ngôn/ chuỗi phát ngôn mà trong những điều kiện tình thế nhất định vì những lí do tránh né, nó đóng vai trò làm vỏ bọc của một ý định giao tiếp nào đấy.

Tham tố này chính là nội dung được diễn đạt, là yếu tố khách quan trong lời nói.

Trong tiến trình hội thoại, ở mỗi lượt lời, các thoại nhân dùng nó như một phương tiện để chuyển tải một ý định nào đó. Nó chính là yếu tố tạo nên khung - cái nền của ngôn thoại. Sự khác biệt giữa hiện thực đề tài của lối nói vòng với hiện thực - đề tài trong các cách nói khác đó chính là mối quan hệ vòng, tức là nói một đề tài P nhưng không nhằm thông báo về P mà nó hướng tới một điểm đích Q nào đó.

Điều này của lối nói vòng được xác định bằng ba giá trị:

i. Các yếu tố của hiện thực đề tài có mặt trong điều này.

ii. Sự sắp xếp tổ chức của nội dung điều này.

iii. Các phương tiện ngôn ngữ có tính định hướng tới điều khác.

1.3.4.2. Điều khác: đó là cái ý định muốn truyền báo đến người nhận, tức là đích hướng dụng của mỗi cuộc thoại.

Đây là thành phần quan trọng nhất giúp xác định đúng nội dung diễn ngôn của lối nói vòng. Bởi lẽ có yếu tố này thì khi thực hiện nói ra một điều này, trước hết vì sao lại chọn hiện thực- đề tài đó; hiện thực- đề tài đó có ý nghĩa gì; tổ chức, sắp xếp nội dung điều này như thế nào, tất cả đều tùy thuộc đích hướng dụng, tức chính là điều khác. Nó chi phối toàn bộ nội dung hình thức của diễn ngôn. Mà nói đến đích là nói đến ý định, dụng ý của người nói. Đã nói đến ý định, dụng ý là nói đến quan hệ về tính liên cá nhân. Vậy thì điều này cũng gắn chặt với dẫn dắt.

1.3.4.3. Dẫn dắt: là tham tố chỉ rõ sự thể hiện quyền chủ động, quyền điều khiển, định hướng hay chuyển hướng giao tiếp trong tiến trình hội thoại theo một đích hướng dụng nào đấy.

Nói cách khác đó là một tham tố biểu hiện vị thế giao tiếp mạnh của các thoại nhân. Sự dẫn dắt ấy được nhận diện bằng ba dấu hiệu:

i. Sự lựa chọn đề tài để tổ chức nên điều này.

ii. Cách sắp xếp, tổ chức nội dung điều này theo những mối quan hệ nhất định phù hợp với đích hướng dụng.

iii. Sự lựa chọn các phương thức chuyển đạt điều này tới điều khác bằng con đường hiện hay con đường ẩn.

Như vậy, tham tố [điều này] gắn chặt với tham tố [dẫn dắt] như hình với bóng. Có điều này mà không dẫn dắt thì đối ngôn sẽ không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ hay không đúng với ý đồ người nói. Có thể coi dẫn dắt là dấu gạch nối giữa điều nàyđiều khác, giữa quá trình lập mã và quá trình giải mã. Không có dẫn dắt thì nền tảng quan hệ giữa điều này điều khác sẽ bị đứt gãy, không thể chuyển được cái ý định cần truyền báo tới người nhận và như thế không có lí do để lối nói vòng tồn tại. Qua đó, tham tố [dẫn dắt] có một chức năng hết sức quan yếu.

Như thế cả ba tham tố [điều này], [dẫn dắt], [điều khác] đều ràng buộc với nhau trong một quan hệ vòng như sơ đồ 1.2 chỉ rõ dưới đây:

Sơ đồ 1.2: Quá trình lập mã và giải mã của lối nói vòng

Sơ đồ này cho thấy quá trình tương tác giữa hai thoại nhân A và B trong đó, mỗi chủ thể A/B đồng thời có vai trò kép (biểu thị bằng đường kẻ ngang của mỗi chủ thể trong sơ đồ): vừa là người phát vừa là người nhận. Khi đóng vai trò người

Phát Ý định lập mã A

Nhận

Nhận

Tiếp nhận giải mã B

Phát Điều này

Dẫn dắt

Điều khác

phát, cái ý định người nói sẽ được mã hóa và phát ra dưới dạng thông điệp là một điều này. Cái điều này được chủ thể dẫn dắt để người nghe tiếp nhận được điều khác, tức là cái ý định nói.

Quá trình phát tin ấy đòi hỏi người phát phải trả lời thấu đáo 6 câu hỏi sau:

- Điều này đó là gì? (What?) - Vì sao phải nói điều này? (Why?)

- Người nhận là ai? Có trình độ học vấn, văn hóa, tuổi tác, tình trạng hiện đương như thế nào? (Who?)

- Thời điểm nói điều này khi nào là thích hợp? (When?)

- Cần dẫn dắt tới đâu để đối tác tiếp nhận được điều khác? Mức độ dẫn dắt cần đậm hay nhạt, mạnh hay yếu? (Where?)

- Làm thế nào để người nhận hiểu được điều khác? (How?)

Tưong tự, để quá trình tương tác diễn ra một cách có hiệu quả, người nhận khi đóng vai trò này, cũng phải trả lời chính xác 6 câu hỏi sau:

- Điều này mà người phát nói ra là gì? (What?) - Vì sao anh ta lại nói ra điều này? (Why?)

- Người nói là ai? Đặc điểm tính cách, trình độ, tình trạng hiện đương, mong muốn,…của người nói? (Who?)

- Điều này ấy được nói ra lúc nào? (When?) - Điều này ấy được nói ra ở đâu? (Where?)

- Ý anh ta muốn nói, tức điều khácthế nào? (How?)

Với công thức 5 W + 1 H này, có thể nói bản chất của lối nói vòng đã được nhìn nhận một cách tổng thể cả từ người phát lẫn người nhận. Đó chính là quy trình của lối nói vòng mà khi hội thoại mỗi thoại nhân phải tuân thủ để việc lập mã cũng như giải mã mới đạt được thành công và hiệu quả.

Tất nhiên, quy trình đó không hề đơn giản mà thực tế lại diễn ra đôi khi phức tạp, đa dạng, phong phú vì nó lệ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính cách người giao tiếp, cảm xúc, thái độ, tình trạng hiện đương, tri thức hiểu biết chung, kinh nghiệm giao tiếp, văn hóa tổ chức, mức độ cộng tác giữa các thoại nhân v.v.

Một phần của tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(334 trang)