Điểm nói vòng là gì?

Một phần của tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt (Trang 153 - 156)

Chương 4 TỔ CHỨC ĐIỂM NÓI VÀ CẤU TRÚC CỦA LỐI NÓI VÒNG 4.1. Tổ chức các điểm nói trong ngôn thoại

4.1.1. Điểm nói vòng là gì?

Như đã nói ở trên, ngôn thoại có những thông tin nổi và cũng có những thông tin chìm. Chúng là sản phẩm của những cách thức biểu hiện nhất định, những cách tổ chức nhất định. Một trong những phương tiện tạo nên cách thức biểu hiện đó chính là những điểm nói mà ở lối nói vòng, để phân biệt với những điểm nói trong những lối nói khác, chúng tôi gọi đó là điểm nói vòng.

Vậy điểm nói vòng là gì? Quan sát ví dụ:

(55) Vào một mùa đông, Nguyễn Tuân đang ở thăm Nga. Suốt ngày, ông ở nhà chẳng đi đâu cả. Cô hướng dẫn viên tỏ ý ái ngại vì chưa làm tròn nhiệm vụ. Biết vậy, ông đề nghị cô ta cho đi xem sở thú:

A1 – Này, cô biết tôi đến sở thú để xem cái gì không?

B1 – Dạ… Cô hướng dẫn viên chưa biết nên trả lời thế nào. Nhà văn tiếp lời:

A2 – Chả là dạo trước, Việt Nam chúng tôi có tặng vườn bách thú của các đồng chí mấy chú voi… Bây giờ tôi muốn đi tới đó để tận mắt xem mấy chú voi ấy đang đứng giữa mùa đông Nga mà buồn nhớ quê nhà như thế nào?

(TDH – HL, GTNVVN: 498) Trong tình thế của cuộc thoại này, rõ ràng A đang có nhu cầubộc lộ và ở vào một thời điểm có tính đánh dấu của thoại trường, của ngữ huống. A1 có điểm hỏi biết tôi đến sở thú để xem cái gì không?. Về lôgich, cấu trúc biết P không? tương

đương với câu hỏi biết P hay là không biết P?32. Nếu lấy vế sau làm câu hỏi phủ định không biết P à? thì tiền giả định của câu hỏi này là không biết P. Do vậy trong bất cứ trường hợp nào, thông tin ngữ dụng của nó cũng là tôi muốn cô biết P.

Nhưng P là gì thì A chưa biết. Nắm được điều ấy, A tận dụng quyền lực quan hệkhoảng cách xã hội để thực hiện chiến lược đặt câu hỏi, đưa người nghe vào một bối cảnh tình thế, vào một môi trường tác động. Vậy, câu hỏi ở đây không phải để tìm kiếm thông tin hay kiểm tra thông tin, kiểm tra nhận thức, mà thực chất nhằm tạo dựng một điểm nói để thực hiện chiến lược dẫn dắt.

Trong thực tế chúng ta gặp nhiều trường hợp sử dụng kiểu cấu trúc câu hỏi loại này. Việc hỏi này không nhằm mục đích tìm kiếm thông tin mà chủ yếu để tác động vào mối quan hệ liên cá nhân giữa các đối tác. Do đó, khi tạo ra được đường kênh để thông tin sự kiện – cái điều này hoạt động thì chính việc tổ chức các điểm nói trong điều này mới là quan trọng. Ở đây A2 là một điều này mà phần quan trọng nhất là chuỗi từ ngữ: tận mắt xem mấy chú voi ấy đang đứng giữa mùa đông Nga mà buồn nhớ quê nhà như thế nào? có khả năng dẫn xuất tới một thông tin ngữ dụng nhờ sự quy chiếu với tình thế, đó là điều khác: Nhà văn đang ở trong tâm trạng buốn nhớ quê nhà. Vậy, chúng ta có thể nhận ra các phương tiện từ ngữ hay cấu trúc câu mang định hướng xác định, nổi bật, chi phối sự tiếp nhận điều khác ở trong ngôn thoại vì chúng biểu hiện đối tượng hoặc sự kiện theo những kiểu quan hệ cụ thể tùy thuộc vào điều kiện tình thế, vào chính người đối thoại.

Ở các cuộc thoại được ghi nhận trong giao tiếp tiếng Anh, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những điểm nói vòng như vậy. Quan sát cuộc thoại sau:

(56) Một nhân viên sau mấy tuần làm việc, được giám đốc gọi lên văn phòng:

A1 –What is the meaning of this? – The director asked – When you applied for the job you told us you had five years experience. Now we discover this is the first job you ever have. (Thế này là thế nào? – Giám đốc hỏi - Khi anh xin việc, anh đã nói

32Nguyễn Đức Dân (1998: 72) đã mô tả cấu trúc này khá rõ. Tuy nhiên, trong diễn ngôn của lối nói vòng, loại câu hỏi này không dùng để kiểm tra thông tin, kiểm tra nhận thức hay nằm trong một chương trình lập luận nào mà chủ yếu tạo dựng mối quan hệ liên cá nhân, chuẩn bị điều kiện cho một chiến lược dẫn dắt nào đấy của người đối thoại.

với chúng tôi rằng anh đã có 5 năm kinh nghiệm. Bây giờ chúng tôi phát hiện đây là lần đầu tiên anh làm việc này).

B1 – Well - the young man said – In your advertisement you said you wanted somebody with imagination (Thưa đúng - cậu thanh niên nói – Trong quảng cáo, ông giám đốc nói cần một người có đầu óc tưởng tượng).

(W.K.Penedleton: 101) Trước những lời chất vấn thực hiện trong tham thoại A1 có thể dẫn tới nguy cơ gây mất việc làm của anh nhân viên, vì thế, để bảo vệ mình, B sử dụng chiến lược tác động vào tiền giả định định hướng bởi chính ông giám đốc là người chủ trương cần một người có đầu óc tưởng tượng khi quảng cáo để tuyển nhân sự. Do đó, B nghĩ mình là đã làm đúng tinh thần đó. Theo đó, In your advertisement you said you wanted somebody with imagination có hàm chỉ: Tôi là người có đầu óc tưởng tượng. Việc tôi nói có 5 năm kinh nghiệm là đúng như yêu cầu mà ông đề ra khi tuyển dụng. Vậy thì, A không lí do gì bắt bẻ B được nữa. A hiểu ra điều khác này nhờ dấu hiệu xuất hiện trên lời nói của B để nó có hiệu lực tác động là ở chỗ wanted somebody with imagination (cần một người có đầu óc tưởng tượng) Vậy, đây chính là điểm nói vòng.

Từ đó ta có định nghĩa:

Điểm nói vòng là những chuỗi từ/ phát ngôn/ chuỗi phát ngôn chiếm giữ vị trí quan yếu nhất trong nội dung điều này mà ở đó sự tiếp nhận điều khác của người nghe phụ thuộc vào đó.

Qua định nghĩa và qua quan sát các diễn ngôn trong nguồn ngữ liệu, chúng tôi thấy điểm nói vòng có 5 vai trò chi phối:

(1) Làm nền cho sự lựa chọn các từ ngữ để đưa vào nội dung của điều này.

(2) Tạo điểm nhấn thông tin, thu hút đối tác vào một môi trường tác động.

(3) Đặt cơ sở để dẫn dắt hoặc hiểu ý nghĩa của điều khác.

(4) Tạo điều kiện cho ý định giao tiếp của các đối tác được bộc lộ/ giữ kín.

(5) Giúp xác định phương hướng của sự tương tác.

Cả 5 vai trò này đều có ý nghĩa làm nên cách tổ chức và những phẩm chất riêng trong hoạt động lập mã và giải mã của lối nói này. Chính vì vậy, sự tồn tại của

các điểm nói vòng ấy trong ngôn thoại là điều xác định. Nói cách khác, ngôn thoại là môi trường tồn tại của các điểm nói vòng.

Một phần của tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(334 trang)