Chương 4 TỔ CHỨC ĐIỂM NÓI VÀ CẤU TRÚC CỦA LỐI NÓI VÒNG 4.1. Tổ chức các điểm nói trong ngôn thoại
4.2. Cấu trúc của lối nói vòng
4.2.2. Cấu trúc ngoại tác của lối nói vòng
4.2.2.2. Cấu trúc quan hệ tình thế giao tiếp
Trong Nguyễn Đăng Khánh (2005: 27-28), chúng tôi đã phân chia tình thế giao tiếp thành ba loại: (1) Tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao (2) Tình thế chủ động nói ra điều này ở lời đáp và (3) Tình thế phối hợp. Theo đó, chúng tôi lần lượt miêu tả:
! Cấu trúc quan hệ tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao
Như đã biết, một cuộc thoại là sự tập hợp của một chuỗi lời, tức tập hợp các phát ngôn có cấu trúc tuyến tính. Chính vì vậy, cấu trúc quan hệ tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao được thể hiện trong phát ngôn trao/ dẫn nhập.
Cấu trúc quan hệ ấy thể hiện ở việc người nói chủ động mở lời thoại, chủ động tổ chức điều này, chủ động đề ra chiến lược dẫn dắt người nghe tiếp nhận đích thoại theo đúng ý đồ của mình. Quan sát ví dụ sau:
p q
r s
A
R P B
(65) Một tên lính hầu bị chủ mắng cho mấy bận về việc nói gì cũng không có đầu có đũa. Một hôm, đang đứng hầu quan chủ, tên lính vội vàng khoanh tay lại:
A1 - Bẩm, thưa quan lớn…
B1 - Cái gì?- Tên quan đang hút thuốc hỏi.
A2 - Bẩm, con tằm nó ăn lá dâu…
B2 - Nghĩa là làm sao?- Quan chủ hỏi lại, miệng vẫn ngậm tẩu.
A3 - Bẩm quan lớn, con tằm nó ăn lá dâu, nó nhả ra tơ. Người Tàu mua về kéo sợi, dệt ra vải. Bà lớn mua vải về may áo cho quan lớn. Quan lớn mặc áo vào ngồi hút thuốc…Nói đến đây, tên lính cuống quýt:
A4 - Bẩm quan lớn, quan lớn ngồi hút thuốc, tàn rơi cháy áo kia kìa…
Cùng lúc, quan lớn giật mình. Chiếc áo của quan đã cháy một đám bằng bàn tay.
(NVT, CVCN: 12) Ở đây tình thế giao tiếp được đánh dấu bằng tính thời điểm: một thời điểm của sự kiện, tức hiện thực được nói tới, một thời điểm của thoại trường, tức không gian, thời gian thực hữu và của hệ quy chiếu, cùng với một thời điểm của ngữ huống.
Thời điểm của sự kiện hay hiện thực đề tài là hành động, thái độ, cử chỉ, diễn biến tâm trạng của hai nhân vật người hầu và tên quan chủ trước, sau cuộc thoại. Khung sự kiện là: Quan hút thuốc, tàn rơi cháy áo. Người hầu báo quan việc cháy áo.
Trong trường hợp này đáng lẽ chỉ cần thông báo ngắn gọn nhưng do trước đó A đã bị mắng vì chuyện ăn nói không đầu không đũa nên nhân chuyện này A muốn trả đũa. Bằng chiến thuật gậy ông đập lưng ông, A đã chủ động tổ chức sự kiện đi từ ngoài vào trong, từ ngoại vi đến trung tâm nhằm kéo dài các lượt lời, kéo dài thời gian cho ngọn lửa tồn tại- mà đây là ý định thực sự của A.
Vì vậy, hành vi thưa bẩm ở A1 thực chất cũng nằm trong chủ ý của A là vừa thiết lập quan hệ giao tiếp, vừa kéo dài thời gian cuộc thoại. Hành vi này đã gây bất ngờ cho viên quan chủ bởi tiền giả định nói không đầu không đũa kia đã can dự vào. Bằng chứng là tham thoại hồi đáp B1 không phải hỏi là để chờ đón một thông báo mà mục đích để kiểm tra lại ý nghĩ của A về sự thay đổi đó ở B. A2 thông báo một sự việc rõ ràng ai cũng biết. Mà khi nói cái mà mọi người đều biết thì ắt hẳn có vấn đề. Đối với A, đây lại là một điều này có chủ định, đặt cơ sở cho chiến lược nói
để tác động vào chính niềm tin của đối tượng đồng thời nhằm mục đích kéo dài thời gian. Mục đích này đã đạt được và tham thoại B đã gián tiếp xác nhận điều ấy.
Khi được B tiếp nhận, A triển khai thực hiện tiếp A3 với độ dài các phát ngôn lớn hơn, vấn đề nhiều hơn, phức tạp hơn và tuân theo một luận lý lôgich (nói có đầu có đũa) buộc B phải dành thời gian theo dõi. Và đây chính là cái mà A cần, là cái mục đích của việc tổ chức sự kiện ngay từ phát ngôn mở đầu. Và khi nhận thấy mục đích này đạt được, sự kiện cháy áo cũng trở nên cấp bách, nếu vẫn kéo dài thời gian thì bất lợi cho A và như thế là dã tràng xe cát, chiến lược trả đũa coi như bị phá sản.
Vì vậy, A thực hiện ngay một hành động tranh lời bằng tham thoại A3. Đây cũng là sự thể hiện tính chủ động của A trong việc thông báo cho B và chủ động kết thúc ý đồ nói bằng hiển ngôn, trực tiếp.
Qua sự phân tích trên, chúng ta rút ra mấy đặc điểm về cấu trúc của loại này:
1/ Về cấu trúc hình thức, quan hệ tình thế chủ động nói ra điều này ở lời trao được thể hiện ở lượt lời thứ nhất, tức tham thoại tiền dẫn nhập/ phát ngôn trao. Cấu trúc này có sự cấu tạo liên tục lập thành chuỗi A1 – (B) A2 – (B)- A3 - (B) … An.
2/ Tình thế giao tiếp được đánh dấu bằng tính thời điểm:
Thời điểm của sự kiện, tức hiện thực đề tài trong mối liên hệ với hệ quy chiếu;
thời điểm của thoại trường, thời điểm của ngữ huống. Tất cả các thời điểm này được hiện thực hoá trong phát ngôn dẫn nhập. Nó phản ánh tính chủ động dẫn dắt của người nói trong việc thực hiện điều khác ở lượt lời thứ nhất theo ý định giao tiếp vạch ra từ giai đoạn 1 của chiến lược.
3/ Mô hình cấu trúc chung là:
Hình 4.1: Cấu trúc quan hệ tình thế nói ra điều này trước ở lời trao Diễn giải: Quá trình tương tác giữa các thoại nhân A và B tạo ra sản phẩm P.
Đường mũi tên liền chỉ hướng tương tác từ A đến B biểu thị sự dẫn dắt ở bộ phận
A P B
R
lượt lời thứ nhất. R là tọa độ xác định điều này và điều khác. Đường vòng bán nguyệt biểu thị biên độ dao động về số lượng lượt lời giữa A và B. Mũi tên gián cách chỉ rõ độ bất tương thích giữa hai lượt lời, tức độ li tán về đích hướng dụng ở mỗi một diễn ngôn.
" Cấu trúc quan hệ tình thế chủ động nói ra điều này ở lời đáp
Quan hệ tình thế chủ động nói ra điều này ở lời đáp là quan hệ thể hiện sự chủ động dẫn dắt của người nói B ở bộ phận lượt lời thứ hai, tức trong tham thoại hồi đáp. Do bản chất tuyến tính nên người nói B chỉ thực hiện đúng vai trò dẫn dắt khi đã có tác nhân kích thích từ A.
Cấu trúc tuyến tính của quan hệ này là (A) – B1 – (A) – B2… Bn. Xét ví dụ:
(66) Loan nói với mẹ chồng.
A1 - Thưa mẹ, mẹ đã cho con về làm dâu, thì xin mẹ coi con là một người con trong nhà, hay thì mẹ khen, có lỗi thì mẹ mắng. Con xin nhận lỗi và nhận những lời mẹ mắng con, dạy con. Bởi vì con biết đó không phải là những lời day dứt, làm con đau khổ vô ích, mà những lời của một người mẹ vì yêu mà mắng.
Bà Phán chỉ nhận thấy con dâu lí sự nên vẫn mỉa mai:
B1- Tôi thì tôi đâu dám mắng cô, mà ai mắng nổi cô ở nhà này, cô cứ dạy quá lời.
Giỗ tết nhà tôi cô không thèm biết đến thì thôi, ai bắt. Tôi chỉ nói để cô biết từ nay, cô có đi đâu thì cô cho tôi hay, kẻo ở nhà này có kẻ ra người vào, lỡ mất mát cái gì thì một mất mười ngờ, người ta nói ra, nói vào thêm khó khăn.
A2- Thưa mẹ, con đã biên lại mấy chữ để lại cho nhà con.
Bích đứng gần đấy, tiếp lời bà Phán:
C1- Biên chữ thì ai xem được, nhà tôi có ai đỗ bằng nọ bằng kia như chị đâu mà xem nổi. Hơi một tí là đem chữ ra khoe.
(NL, ĐT: 929) Xét về đặc điểm thoại trường, cuộc thoại này xảy ra trong một không gian riêng tư, không gian gia đình. Nhưng tình thế ở đây lại được đánh dấu bằng tính có vấn đề trong quan hệ liên cá nhân, đó là xung đột trong quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu.
Nhằm mục đích làm giảm nhiệt cơn nóng giận của bà Phán, trong lượt lời A1 của mình, cô Loan đã dùng thủ thuật tâm lí để tác động vào bà Phán bằng cách xem
hành động la mắng của bà Phán là vì yêu mà mắng bởi có lẽ thường: dâu là con, rể là khách, cô tự đặt mình vào vị trí con với mong muốn từ đường dây quan hệ mẹ con này, mối mâu thuẫn kia sẽ được giải quyết hay được giảm bớt. Nhưng bà Phán cố ý bác bỏ lời đề nghị đó. Nhận được yếu tố kích thích là tham thoại A1, bà Phán đưa ra tham thoại hồi đáp B1 với một hành vi mỉa mai và một hành vi cảnh báo, đe dọa. Hành vi mỉa mai đó dựa trên một lẽ thường về tập quán dân tộc: Đạo làm con thì phải biết lễ nghi phép tắc ngày giỗ tết. Ở đây cô Loan không giữ đúng lễ nghi giỗ tết. Vậy bà Phán muốn cô Loan hiểu ra kết luận cô không xứng đáng làm con.
Còn hành vi cảnh báo, đe dọa lại có thể dẫn tới một ý nghĩa hàm chỉ: Cô không nên ở căn nhà này nữa, hoặc cô phải đi khỏi nơi này. Đó là chưa kể hành vi đổ thêm dầu vào lửa của cô Bích.
(67) Một người đàn ông và vợ rời khỏi nhà hàng sau bữa cơm tối, ông chủ nhà hàng đang đứng ở quầy thu ngân.
A1 - How was your dinner tonight? the proprietor asked. (Cơm tối hôm nay của quý vị thế nào ạ? ông chủ hỏi)
B1 - One thing I can say for your restaurant, the man said. You surely must have the cleanest kitchen of any restaurant in town. (Có một điều tôi có thể nói về nhà hàng của anh, người đàn ông nói, chắc là nhà bếp của anh phải là loại sạch vào bậc nhất trong tỉnh này)
A2 - Cleanest kitchen? the proprietor asked. You didn’t go into the kitchen. How did you find out that it was so clean? (Nhà bếp sạch nhất? ông chủ nhà hàng hỏi.
Anh không vào nhà bếp, sao anh lại biết được nhà bếp rất sạch?)
B2 - Because, the man said, everything tasted like soap. (Bởi vì, người đàn ông nói, tất cả các món ăn có vị giống như xà phòng).
(W.K.Penedleton: 171) Ở đây, chúng ta có thể nhận thấy tác nhân gây kích thích cho B là lời nói của A.
Tham thoại hỏi A1 có hành vi khảo nghiệm về chất lượng bữa ăn. Nhận được dấu hiệu kích thích từ tác nhân này, B thực hiện tham thoại hồi đáp B làm thành cặp trao đáp.
Tuy nhiên sự hồi đáp này không đáp ứng hiệu lực chân thực như tham thoại dẫn nhập đòi hỏi. B không trả lời thẳng vào yêu cầu cần trả lời là chất lượng ngon hay không
ngon của bữa ăn mà lại nói tình trạng vệ sinh của nhà bếp. Vậy là có độ bất tương thích giữa hai lượt lời. Lẽ ra, thông thường B sẽ đáp lại rằng, It tastes good/excellent hoặc đại loại những câu tương tự đáp ứng yêu cầu tương thích của hiệu lực tại lời. Vì A chưa hiểu điều khác của B nên A lại sử dụng thêm một hành vi khảo nghiệm nữa trong lượt lời của mình để tìm kiếm thông tin nhằm đáp ứng tâm lí đánh giá khách hàng của ông chủ. Và đây lại là một sự kích thích nữa để B dựa vào đặc điểm của thoại trường nơi nhà bếp, từ đấy dùng chiến lược tác động vào tiền giả định định hướng trong B2. Đến đây thì đã rõ, những điều B nói về chất lượng vệ sinh nhà bếp đã có điểm qui chiếu: các món ăn đều có mùi vị xà phòng. Và như thế là A sẽ hiểu ra điều khác: nhà hàng làm món ăn thật là tệ, rất mất vệ sinh. Qua đó, ta thấy yếu tố điều này có trong lượt lời của tham thoại đáp là dấu hiệu quan trọng để xác định tình thế giao tiếp chủ động nói ra điều này ở lời đáp. Như vậy, cấu trúc quan hệ tình thế chủ động nói ra điều này ở lời đáp có những đặc điểm khái quát sau đây:
1/ Tham thoại dẫn nhập hay những phát ngôn có trước là tác nhân gây kích thích để có tham thoại hồi đáp B, nghĩa là sau khi có tín hiệu kích thích từ A; B sẽ chủ động tổ chức điều này bắt đầu từ chính lượt lời hồi đáp thứ hai theo cơ chế kích thích – phản ứng. Và điều đó cũng có nghĩa là hiệu lực chân thực của B không trùng với A.
2/ Biên độ giao động của các phát ngôn bất tương thích giữa A và B càng lớn thì độ li tán về đích hướng dụng càng lớn. Điều đó cũng có nghĩa là tính chủ động dẫn dắt của B càng nổi bật.
3/ Mô hình cấu trúc chung là (xem hình 4.2):
Hình 4.2: Cấu trúc quan hệ tình tính thế nói ra điều này ở lời đáp Diễn giải: Quan hệ tương tác giữa các thoại nhân A, B sẽ tạo ra sản phẩm là ngôn thoại P. Đường mũi tên liền từ B đến A chỉ rõ quan hệ chủ động dẫn dắt ở bộ
A B
R
P
phận lượt lời thứ hai. R là tọa độ xác định điều này và điều khác. Mũi tên gián cách đi từ ngôn thoại P biểu thị sự bất tương thích về đích hướng dụng của A và B. Đường vòng bán nguyệt liền/ gián cách biểu thị biên độ dao động về số lượng lượt lời giữa hai đối tác.
# Cấu trúc quan hệ tình thế phối hợp
Quan hệ được diễn đạt trong tình thế phối hợp là quan hệ do hai thoại nhân A, B cùng thể hiện điều này theo những mục đích và ý đồ nhất định. Quan hệ này biểu hiện mức độ cộng tác giữa các thoại nhân và nó cho thấy có sự đồng hướng hoặc lệch hướng giữa đích hướng dụng. Quan sát ví dụ
(68) Cô Cành tay cắt lúa xoèn xoẹt, nhưng miệng vẫn toang toác:
A1 - Đi khuân lúa lên bờ. Đã bắt thì bắt hổ bắt báo bắt hùm bắt cọp mà thui nướng cho sướng cái đời, chứ bắt làm gì con muồm muỗm.
Ấy đấy, thế là phạm húy sát sạt đến tận vía bà Dần rồi! Mà cô Cành lại muốn thui, muốn nướng cái người cầm tinh hổ nữa cơ đấy! Bị chạm nọc bà Dần đang lượm lúa ở mãi thửa ruộng dưới kia cũng gầm lên với thằng Kiệm, thằng Cần đang xếp lúa vào xe cải tiến. Bà phản pháo:
B1 - Sao chúng mày cứ xếp lộn tùng phèo như thế thì được mấy hả. Con giai chứ có phải con gái đâu mà dốt thế!
Đấy là bà Dần móc máy cái “gien” đẻ toàn con gái của nhà cô Cành. Đời ông bà cô Cành chỉ đẻ được bà Cả, bà Son. Đến bây giờ Cành lại làm lèo bốn đứa con gái. Bị chạm trúng nỗi đau âm ỉ, giọng Cành lại vóng vót như hát đối:
A2 - Có là ngựa là hổ thì cũng chui từ cái lỗ kín của đàn bà mà ra! Từ con ba mươi đến thằng chín chục cũng chẳng thoát khỏi cái lỗ rò đấy!
Câu sau cùng lọt vào tai ông Phúc. Ông thấy da mặt mình đã sần lên. Vợ ông tuổi hổ, cụ cố Đại thọ 90 tuổi. Vậy là cô Cành đã vơ tuốt vào một câu chửi. Nhưng ông Phúc vẫn đủ bình tĩnh:
- Thôi cô Cành ạ, có chuyện gì thì đã có tôi đây.
(NKT, MĐLNNM: 327 – 328) Cuộc thoại ở đây có tình thế rất đáng chú ý, cụ thể là thoại trường được đánh dấu bằng khoảng cách không gian xa hơn thông thường trong tư thế giáp mặt giữa
các đối tác. Nhưng chính tình thế có đánh dấu ấy lại là điều kiện cho phát ngôn nói móc nói máy được sử dụng như những lời chửi hướng tới đối tượng xác định với một âm lượng, một bài bản tổ chức chửi, phát ngôn này là kích thích cho phát ngôn kia được thành lập. Do đó, những lời chửi giữa cô Cành và vợ ông Phúc nói với con thực chất là những tham thoại hô ứng. Thêm nữa, chiến lược nói của hai bên có sự tương đồng nhau: đều cùng sử dụng thông tin ngoại lai và các yếu tố thuộc tiền giả định bách khoa tương ứng trong khi nói ra điều này. Ở đây, mỗi bên đều chủ động chọn lựa những yếu tố của hiện thực nhằm phục vụ cho ý định riêng của mình, đều nói vậy mà không phải vậy, tức là vẫn dựa trên những dấu hiệu giống nhau giữa các sự kiện mà mình đề cập để hướng sự suy luận của người nghe vào thông tin dự kiến cần chuyển đạt đó chính là điều khác. Cho nên, ngay cả khi những trường hợp không phải là lịch sự, thậm chí rất thông tục, người ta thường sử dụng tạo thông tin ngoại lai này để nói móc máy, xỉa xói khi có sự bất đồng, mâu thuẫn trong quan hệ giữa người này với những người khác trong một cộng đồng nhất định.
Quay trở lại xét ví dụ (37), (tr.118), chúng ta cũng nhận thấy: Trong điều kiện giao tiếp bình thường thì hành động giao tiếp ở A là bình thường thể hiện một hành vi ứng xử có văn hoá. Cả A và B đều có chung tiền giả định và mối quan hệ được thiết lập từ trước. Chàng trai dùng lời hỏi thăm sức khoẻ người bố - đó là điều này - để che đậy ý đồ muốn gặp cô gái – đó là điều khác. Bởi tình thế ở đây là có tính đánh dấu, nó có tính thời điểm này nên điều khác bị phát hiện. Phản ứng của B là muốn lật tẩy cái hành vi ngụy tạo ấy bằng việc sừ sụng chính cái tiền giả định có trong lời của A: cái sức khoẻ ' cô gái để thông báo đến B tạo hàm chỉ ngữ dụng:
anh muốn gặp con gái tôi chứ không phải đến chào tôi.
Hay tương tự ở ví dụ tiếng Anh (51), (tr.138), trong tình thế của lễ kỉ niệm sinh nhật, lời chúc của phóng viên truyền hình đối với ông cụ gần trăm tuổi I hope to see you right here again next year có hàm chỉ là: Chúc cụ khoẻ để gặp lại cháu trong năm tới. Tiếp nhận được hàm chỉ này, B đã cố ý vi phạm tiền giả định khi nói You look healthy enough to me, trong đó với từ healthy enough mang ý nghĩa đánh giá, nhận định để tạo ra một hàm chỉ: Liệu anh có còn đủ sức khoẻ để gặp lại tôi.
Nhờ bối cảnh tình thế và cả yếu tố từ ngữ trên bề mặt tham thoại mà cái tiền giả