Các tiêu chí nhận diện lối nói vòng

Một phần của tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt (Trang 38 - 44)

1.3. Minh định lối nói vòng – Quan niệm và nhận diện

1.3.2. Các tiêu chí nhận diện lối nói vòng

Ở mục 1.1. đã có nhắc đến các tiêu chí phân biệt các kiểu hội thoại. Đáng chú ý là kiểu hội thoại phân biệt theo cương vị và tư cách người tham gia của các đối tác hoặc kiểu hội thoại phân biệt theo tính chất được điều khiển/ không được điều khiển hay tính có đích/ không đích. Tuy nhiên, chúng không thể áp dụng để nhận diện lối nói vòng được bởi lẽ nó chưa đưa ra được những căn cứ xác đáng và đủ bao quát những biểu hiện có tính đặc trưng của nó. Có những câu hỏi được đặt ra:

8Ngay cả những định nghĩa trong từ điển về những tên gọi khác của lối nói vòng, theo chúng tôi, cũng chưa định tính được lối nói vòng .Chẳng hạn, 5 tên gọi khác của lối nói vòng mà “Từ điển thành ngữ tiếng Việt”(Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, 1993) ghi nhận sau đây: “Nói bóng nói gió”, “được giảng nghĩa như sau: 1.Không nói trực tiếp, thẳng vấn đề mà nói có vẻ vu vơ với những hình ảnh xa xôi, ngụ ý để người nghe phải suy ngẫm mà nhận hiểu và 2.Không nói thẳng ra điều không vừa lòng, điều muốn phê phán mà mượn chuyện này, chuyện khác, nói gần nói xa nhằm châm chọc, xoi mói. “Nói chạm nọc” thì có nghĩa là “nói xa xôi nhưng đúng vào tật xấu, nhược điểm của người đó”. “Nói gần nói xa” có nghĩa “nói xa xôi, quanh co, không nói trực tiếp vào sự việc, vào vấn đề cần nói”. “Nói như móc họng” được giải thích là “nói bằng những lời lẽ cạnh khoé, nhiếc móc, xỉ vả cay độc”. “Nói quanh nói co” thì giảng “không nói thẳng sự thật, nói vòng vèo, úp mở”

Làm thế nào để biết cuộc thoại nào có hay không có lối nói vòng? Những tiêu chí nào là phù hợp để nhận diện những biểu hiện đa dạng, phong phú của nó?

Qua thực tế và khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy lối nói vòng có một biểu hiện tập trung nhất là gắn với vai giao tiếp của các thoại nhân. Từ điểm nhìn này, chúng tôi đưa ra bốn tiêu chí dưới đây:

1.3.2.1. Tiêu chí xác định chủ thể lời: Chủ động nói điu này trước

Tiêu chí này gắn với vai trò quyền nói, quyền nắm giữ lượt lời của mỗi đối ngôn.

Nó cho biết các hành vi giao tiếp cụ thể của mỗi bên khi tham gia đối thoại: ai là người có quyền nói, quyền giữ lượt lời, ai giữ quyền chủ động nói điều này trước theo thứ tự xuất hiện của các lượt lời; trong suốt cuộc thoại, ai đóng vai trò chủ động đề ra chiến lược và thay đổi chiến lược khi xét thấy cần thiết; bên nào sẽ lấn trước và sẽ đặt đối tác vào tình trạng được chấp nhận, được thuyết phục, hoặc đạt được sự cảm thông về mặt tình cảm v.v. Những hành vi này của người nói, luôn đóng vai trò chi phối, quyết định hướng đích cuộc thoại, quyết định hành vi đáp thích hợp của người nghe.

Mặt khác, vì gắn với tình thế giao tiếp nên lời nói vòng xuất hiện ở lời trao hay lời đáp hoặc cả ở lời trao lẫn lời đáp phụ thuộc một trong hai bên chủ động nói lời điều này trước hay cả hai cùng tham gia phối hợp thể hiện mà tạo nên.

1.3.2.2. Tiêu chí xác định hành động: Nói ra điu này

Tiêu chí này cho thấy nội dung sự kiện được thực hiện, được tổ chức sắp xếp trong mỗi tham thoại nhằm đạt được những mục đích nhất định đối với từng đối tượng cụ thể, trong những điều kiện tình thế cụ thể, người phát nói ra điều này. Đây là phần thường gọi là hiển ngôn, là phần người nói thực hiện hành động giao tiếp cụ thể bằng một nội dung nói cụ thể.

1.3.2.3. Tiêu chí xác định hiệu quả: Hiểu ra điu khác

Tiêu chí này cho thấy mục đích chính định nói mà người nói muốn đối ngôn hiểu ra điều khác - cái thường gọi là hàm ngôn. Đó là cái mà người nghe hiểu hay tỏ ra hiểu được điều khác đó. Trong trường hợp cần thiết, việc hiểu nó có thể được người nghe thực hiện bằng hành động. Vai trò của người nghe được xác định bằng tiêu chí này. Nói cách khác, tiêu chí này cho biết độ li tán giữa điều nàyđiều khác. Đây là cơ sở tên gọi của tính chất vòng trong thuật ngữ. Và mức độ li tán về

hiệu lực chân thực giữa điều này với điều khác thể hiện ở độ đậm nhạt, chặt lỏng, xa gần của các tham thoại hoặc toàn bộ cuộc thoại. Nó có thể được đánh dấu bằng các phương tiện hình thức hoặc các điều kiện tình thế của sự sử dụng phát ngôn. Nó là căn cứ để người nói thực hiện các chiến lược và là căn cứ để đạt được sự thông hiểu nhờ sự chiếu xạ với hiện thực trong hiểu biết chung của người nói người nghe để khám phá ra các giá trị chân ngụy, những tình cảm chân thành, những cái thiện ý hay không thiện ý v.v. Chính độ li tán về đích hướng dụng này làm ảnh hưởng tới khả năng nhận thức của người tiếp nhận khiến trong một số trường hợp bị hiểu lệch hướng hay bị hiểu sai thành ra buồn cười hoặc vô lối. Đây chính là điểm khai thác cho các thủ thuật gây cười trong chuyện tiếu lâm dân gian.

1.3.2.4. Tiêu chí xác định hành động bổ sung:Có sự dn dt

Tiêu chí này thể hiện chức năng dẫn dắt của người nói. Sự dẫn dắt ấy được thể hiện ngay trong sự sắp xếp nội dung sự kiện của điều này và tổ chức lượt lời. Tuy nhiên, không phải khi nào điều khác cũng được hiểu đúng theo ý định của người nói. Trên thực tế, khi thể hiện, giữa điều nàyđiều khác có thể xảy ra những khả năng sau:

i/ Người nghe hiểu ra điều khác, đúng với ý định thông báo của người nói.

ii/ Người nghe không hiểu ra điều khác (chỉ hiểu nghĩa đen).

iii/ Người nghe hiểu ra điều khác, nhưng khác với ý định thông báo của người nói.

iv/ Người nghe hiểu điều khác song lại cố tình tỏ ra không hiểu.

Ở trường hợp (i), về nguyên tắc, khi điều khác được hiểu, cuộc thoại có thể kết thúc ở đó; và trường hợp cố tình không hiểu ở (iv) thì chỉ còn một cách: nói thẳng;

còn lại hai trường hợp (ii) và (iii) thì người nói phải dẫn dắt. Và như vậy, dẫn dắt trở thành một điều kiện kết thúc của một quá trình. Qua quan sát trong thực tế cũng như trên ngữ liệu đã thu thập, yếu tố dẫn dắt xuất hiện trong phần lớn trường hợp sử dụng. Bởi vậy, chức năng này lại khá quan trọng. Vì suốt vận động diễn ngôn, người nói luôn đóng vai trò trung tâm. Việc tổ chức sự kiện ra sao, những điều anh ta nói như thế nào và anh ta nói qua điều gì, tất cả những vấn đề này đều được diễn ra theo sự chỉ đạo chặt chẽ đúng như ý đồ dẫn dắt của anh ta. Tùy theo từng tình thế cụ thể mà anh ta dẫn dắt theo từng chiến lược phù hợp với từng đối tượng cụ thể và với nội dung, mục đích cụ thể trong tiến trình hội thoại.

Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích ví dụ minh họa theo các tiêu chí đưa ra:

(6) Anh Can bật đứng dậy, bẻ ngón tay răng rắc rồi nói ấp úng:

A1 - Ả Ngò cho tôi hỏi một chuyện.

Chị Ngò dừng tay ngước nhìn. Anh Can nói nhanh:

A2 - Để cho tôi đóng cho ả cái giường mộc thật to, thật chắc, ả có ưng không?

Chị Ngò ngớ ra, mặt đỏ chín, rồi đỏng đảnh đáp:

B1 - Thôi chả, tôi ở vậy nuôi con thôi. Ở với anh thì được gì kia chứ?

Anh Can nói vội vàng, giọng tin tưởng:

A3 - Tôi chữa nhà, tôi đan lưới cho, tôi lại biết dỗ thằng Cò, rồi tôi làm cho hắn nhiều đồ chơi, nhiều nhiều kia !

(BH, NV:138) Xét theo tiêu chí 1, cuộc thoại này thuộc tình thế nói ra điều này trước ở lời trao. A chủ động nói lời điều này trước, là chủ thể của lời: Các tham thoại A1, A2, A3 là những lời tỏ tình vừa mạnh bạo, kiên quyết, vừa kín đáo tế nhị giữa anh Can đối với chị Ngò. A1 là lời gợi chuyện - một lối gợi chuyện thường gặp trong hội thoại, mục đích là để thăm dò đối tượng giao tiếp, tìm sự cộng tác hội thoại, tạo bối cảnh cho cuộc thoại sắp diễn ra. Thế nhưng, từ tham thoại A2 trở đi thì thực sự điều này mới bộc lộ: Nói chuyện đóng giường (xét theo tiêu chí 2). Nhờ hành vi từ chối thể hiện trong tham thoại B1 mà ta biết B đã hiểu được hành vi ngỏ lời của A, tức là hiểu được hiệu lực gián tiếp của A2 là một điều khác: Chuyện tỏ tình, chuyện hôn nhân (xét theo tiêu chí 3). Ý đồ này của A bị phát hiện, A vẫn không đổi chiến thuật mà lại càng quyết liệt hơn, kiên quyết hơn, vì thế vai trò dẫn dắt của người nói được thể hiện một cách rõ ràng nhằm đạt được mục đích thông qua việc trình bày hàng loạt những sự việc cụ thể có tác dụng tác động tới tâm lí, tới niềm tin của đối tượng bởi đối tượng là một người phụ nữ từng trải qua cuộc sống gia đình riêng (xét theo tiêu chí 4).

Những chuyện đóng giường, chữa nhà, đan lưới, làm đồ chơi cho trẻ mà A nói đó chính là điều này. Chúng chỉ là lớp sự kiện bề mặt, là lớp vỏ bọc của ý định nói:

Tôi muốn cô lấy tôi. Ý định nói ấy rõ ràng nó nằm ở tầng sâu ngữ nghĩa của lời, chìm khuất phía sau lời. Nếu thay A2, A3 bằng những lời nói thẳng tuột, chẳng hạn:

Cô bằng lòng lấy tôi đi rồi tôi sẽ làm hết mọi việc cho cô... thì những lời tỏ tình, lời đề nghị ấy của anh Can sẽ trở nên sỗ sàng, thô vụng, thậm chí khiếm nhã trước một người phụ nữ từng trải và có lẽ cuộc tỏ tình ấy khó thành công. Trong lúc đó, với hình thức là nói những chuyện làm việc này việc khác nhưng ẩn sâu bên trong là cái điều hệ trọng mà A muốn nói đấy là một lời tỏ tình quyết liệt, mạnh bạo. Sở dĩ B hiểu được A là nhờ bối cảnh tình thế, nhờ sự xác lập mối quan hệ giữa hai chủ thể giao tiếp và cả sự lựa chọn sắp xếp các thông tin sự kiện trong mỗi tham thoại.

Ở một cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá khác, cộng đồng ngôn ngữ-văn hóa giao tiếp tiếng Anh, hiện tượng lối nói vòng cũng được sử dụng với một mức độ đáng kể.

Tình hình đó nói lên một điều: lối nói vòng là hiện tượng không chỉ riêng cho tiếng Việt mà nó có tính phổ biến ở nhiều ngôn ngữ. Có thể gặp nhiều trường hợp sử dụng, trong đó thường gặp nhất vẫn là trong giao tiếp thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật bởi tính đặc trưng về phong cách chức năng ngôn ngữ của hai loại này. Ta xem xét một ví dụ:

(7) Một chàng trai khoe với cô bạn gái về chiếc xe mới của mình:

A1- It’s the quietest running car you ever saw – he said – You can’t hear it (Đó là chiếc xe chạy rất êm, em chưa thấy bao giờ - anh ta nói – Em không thể nghe thấy nó. Ngay cả khi em đang ngồi trên xe và máy chạy, em cũng không nghe).

B1- Wonderful – his girlfriend said (Tuyệt vời –cô ta nói).

A2- Not only that – he bragged – There’s no vibration. You can’t feel it when it’s running (Không phải chỉ có vậy – anh khoác lác –Không có một chút rung động. Em không thể cảm thấy được khi nó chạy).

B2- Wonderful (Tuyệt vời).

A3- And it has that new burner that burns up all the gas so that you can’t smell it, either – he said. (Và bộ phận đốt ga của nó mới, đốt hết ga em cũng không ngửi thấy gì cả - anh ta nói).

B3- Wonderful (Tuyệt vời).

A4 – And when you open it up – he said - Swish–down the road. You can’t see it, it’s so fast. How does all that sound? (Và khi em mở máy – anh nói – vút một cái, nó

chạy hút trên đường. Em không thể thấy nó được, vì nó rất nhanh. Em thấy tất cả những đặc tính ấy thế nào?).

B4- It sounds wonderful – he said – But, like I keep saying, if you can’t hear it, or feel it, or smell it or see it, how do you know it’s there (Tuyệt vời đấy – cô gái nói – Nhưng, như em nói, nếu anh không nghe được nó, không cảm được nó, không ngửi được nó, không thấy được nó thì làm sao anh biết có nó ở đấy?)

(W.K.Penedleton: 163) Đây là cuộc giao tiếp diễn ra giữa những đối tác sử dụng tiếng Anh, nó thuộc tình thế nói điều này trước ở lời trao (xét theo tiêu chí 1). A là người giữ quyền được nói, quyền giữ vị thế giao tiếp mạnh, chủ động đưa ra lời của điều này từ lượt lời thứ nhât đến lượt lời thứ tư qua các tham thoại từ A1 đến A4: Anh ta nói về chiếc xe mới, chạy rất êm, không tiếng động, chạy nhanh (xét theo tiêu chí 2). Nhờ tham thoại B1 và qua mối quan hệ tương liên với B4, qua hành vi nhận định của cô gái mà ta biết ý định của chàng trai đã được cô gái tỏ ra hiểu, đó là một điều khác: chàng trai khoe chiếc xe mới hiện đại của mình (xét theo tiêu chí 3). Nhằm thực hiện điều khác ấy, chàng trai đã chủ động sắp xếp nội dung sự kiện trong mỗi lượt lời của mình một cách rất có ý đồ để dẫn dắt (xét theo tiêu chí 4): Nói chiếc xe mới nhất, không thể nghe thấy It’s the quietest running car you ever saw. You can’t hear it (tham thoại A1); nói xe chạy êm nhất, xe chạy không một chút tiếng động There’s no vibration. You can’t feel it when it’s running (tham thoại A2); nói xe có tính năng ưu việt nhất It has that new burner that burns up all the gas so that you can’t smell it, either (tham thoại A3); nói xe chạy nhanh nhất when you open it up, swish–down the road. You can’t see it, it’s so fast (tham thoại A4).

Đến lượt cô gái, ở đây, cô có thể trả lời trực tiếp cho A rằng cô đã hiểu ra điều khác, đại loại như: I see/I see what you mean. Nhưng vì cô cho rằng A nói như thế là khoe khoang, khoác lác. Để phản ứng lại, trong tham thoại B4, cô cũng chủ động sắp xếp theo trình tự nội dung sự kiện - những đặc tính ưu việt của chiếc xe mới, hiện đại do người yêu của cô là chủ sở hữu - mà chàng trai đã nói ra kia, tức là vận dụng ngay chiến thuật mà chính đối tác sử dụng để lật tẩy cái ý đồ khoe khoang, khoác lác ấy của A: không nghe, không cảm, không ngửi, không thấy (if you can’t

hear it, or feel it, or smell it or see it) => sao chiếc xe lại ở đấy (how do you know it’s there). Vậy là B4 vừa xuất hiện một điều này, vừa xuất hiện một điều khác. Nó hội tụ đầy đủ bốn tiêu chí như vừa xét.

Từ sự phân tích trên, chúng ta có đủ căn cứ để kết luận rằng: Bốn tiêu chí:1/

Xác định chủ thể lời: chủ động nói điều này trước, 2/ Xác định hành động: Nói ra điều này, 3/ Xác định hiệu quả: Hiểu ra điều khác, 4/ Xác định hành động bổ sung:

Có sự dẫn dắt là vừa đủ rõ để xác định hiện tượng lối nói vòng - hiện tượng không chỉ riêng có ở tiếng Việt mà mang tính phổ biến trong đời sống giao tiếp và ngôn ngữ của nhiều dân tộc. Và để minh định, dưới đây chúng tôi định nghĩa:

Một phần của tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(334 trang)