Chương 4 TỔ CHỨC ĐIỂM NÓI VÀ CẤU TRÚC CỦA LỐI NÓI VÒNG 4.1. Tổ chức các điểm nói trong ngôn thoại
4.2. Cấu trúc của lối nói vòng
4.2.1. Cấu trúc nội tác của lối nói vòng
4.2.1.2. Cấu trúc của lối nói vòng trong mối quan hệ tương liên giữa các hành vi hội thoại
Hội thoại là quá trình mà các thoại nhân dùng các lượt lời, các phát ngôn diễn đạt hành vi ngôn ngữ của mình để tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Như thế, mỗi phát ngôn luôn chứa đựng những hành vi hội thoại. Hành vi hội thoại này có thể là một/
nhiều hành vi ngôn ngữ nhằm thể hiện các hành vi ngữ dụng nhất định nào đấy.
Theo đó, cấu trúc lối nói vòng cũng biểu hiện trên cả hai bình diện: cấu trúc mặt là cấu trúc của một tập hợp các hành vi ngôn ngữ; còn cấu trúc chìm là cấu trúc của một tập hợp các hành vi ngữ dụng.
Để hiểu rõ hơn điều ấy, ta trở lại xét ví dụ (34) (tr.111). Dưới góc độ hành vi ngôn ngữ, cuộc thoại ấy được biểu hiện như sau:
A1 - p1: Hỏi: Tìm thông tin về B; p2: Hỏi: Cung cấp thông tin về B B1 - q1: Thông báo; q2: Nhận định; q3: Thông báo - bình luận - đề nghị A2 - r1: Chấp nhận; r2: Cảm ơn; r3: Chúc.
Tham thoại hỏi A1, về cơ bản là tìm kiếm thông tin, mong được cung cấp thông tin–cái điều chưa biết về B. Trả lời đúng thông tin cần hồi đáp tức là cung cấp thông tin về B mà người hỏi mong muốn được biết. Thông tin cần tìm kiếm đó rơi vào tiêu điểm hỏi và tiêu điểm trả lời tập trung vào cấu trúc xác định Có hay không có P trong A1. Mà đây là một vấn đề khá tế nhị và nhạy cảm trong đời sống vợ chồng. Câu hỏi trả lời có/ không này ở tình thế giao tiếp khó chọn lựa. Nếu trả lời có ghen thì có thể làm phương hại đến thể diện người vợ mà nói không ghen thì có thể trái với lẽ thường. Hay hành vi khảo nghiệm có là một đức ông chồng chắc chắn không thì lại càng khó trả lời. Bởi điều kiện để khảo nghiệm là không thể xác định.
Vì thế, B đã thực hiện một chuỗi các hành vi theo nghi thức: Chấp nhận - cảm ơn -
chúc với mục đích biểu hiện sự tôn trọng thể diện người đối thoại và qua đó, buộc người đối thoại phải tôn trọng thể diện của mình.
Trong thực tế giao tiếp, dưới góc độ hành vi, có những hành vi ngôn ngữ thường có khuynh hướng tập trung ở khu vực đòi hỏi sự né tránh, đó là khi nói những điều khó nói, chẳng hạn như từ chối ai điều gì, nhờ vả ai việc gì, hoặc chê bai hay mỉa mai, ám chỉ, nói ẩn ý ném đá giấu tay, hoặc nói những điều không phù hợp với lẽ thường, với truyền thống, phong tục tập quán, hoàn cảnh...Trường hợp sau đây là một ví dụ:
(64) Xưa, có một nông dân lên huyện đường trình báo:
A1- (p) Bẩm quan…
B1- (q) Có việc gì? Quan huyện hỏi.
A2- (p1) Bẩm…(p2) Tôi bị mất con bò nhưng không phải là con bò, bị mất vào đúng đêm 30 nhưng không phải đêm 30. (p3) Tôi có nghi cho người anh mà cũng không phải là người anh.
Quan huyện nghe không hiểu, bèn nổi giận, quát:
B2- (q1) Ngươi nói cái gì thế! (q2) Chuyện vớ vẩn. (p3) Lính đâu!
Viên hầu cận thấy thế, ghé sát vào tai quan huyện giải thích:
C1 - “ Hắn nói mất con bò mà không phải con bò thì đích thị là con bê. Bị mất vào đêm 30 nhưng không phải đêm 30 thì đúng là đêm giao thừa. Còn hắn nghi cho người anh mà cũng không phải người anh thì có nghĩa hắn nghi cho anh rể”.
Quan nghe hiểu ra, bèn cho điều tra và xét xử đúng pháp luật thời đó.
(86 A) Ở đây, tình thế giao tiếp được đánh dấu bởi lẽ không gian và thời gian giao tiếp là ở chốn công đường. Ngôn ngữ sử dụng yêu cầu phải là ngôn ngữ pháp đình, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Tất cả những điều ấy đều không được đảm bảo ở trong lời trình báo của anh nông dân ấy. Nhưng xét về phương diện thực tế, điều trình báo đó cũng chỉ là một nghi ngờ, chưa đủ căn cứ để kết luận ai là thủ phạm. Vậy nên, để nói một điều khá hệ trọng nhưng chưa chắc chắn và nhất là một việc có thể gây nguy cơ phá vỡ tính chất truyền thống, tính chất đạo lí trong quan hệ gia đình, trong khi tổ chức điều này, anh nông dân ấy phải dựa vào hai điều: thứ nhất, tham thoại
trình báo được diễn đạt theo quan hệ lôgich A không phải là A và sắp xếp theo trình tự vừa mang tính thực tế vừa tiềm tàng một quan hệ lập luận: Vật bị mất - thời gian bị mất - thủ phạm nghi vấn; thứ hai, dựa trên lẽ thường đúng như giải thích của viên hầu cận Trước khi trưởng thành, bò ắt phải qua giai đoạn được gọi là bê. Khoảng thời gian giao thừa nằm giữa đêm 30 và ngày mồng 1. Người anh trong quan hệ gia đình không cùng huyết hệ gọi là anh rể. Những sự kịên trong điều này liên kết với nhau dựa trên chuỗi hành vi: (p)- Thưa bẩm (p1) -Thưa (p2)- Trình bày (p3) – Nghi ngờ. Cơ sở lôgich đạo nghĩa đặc thù của chuỗi này đã tạo nên giá trị của lập luận riêng ở A2: vừa đảm bảo yếu tố thông tin cần trình báo vừa giữ được thể diện cho cả người anh rể lẫn thể diện của mình.
Xét về tư cách làm công cụ, làm phương tiện cho các chiến lược biểu hiện, các hành vi ngôn ngữ có khuynh hướng tập trung theo từng nhóm chiến lược. Dựa trên sự phân loại thành 5 nhóm lớn về hành vi ngôn ngữ mà J.R. Searle đưa ra, qua khảo sát trên ngữ liệu, chúng tôi thấy ba nhóm tái hiện (representatives), điều khiển (directives), biểu cảm (expressives) là xuất hiện một cách thường xuyên nhất. Còn hai nhóm cam kết (commissives), và tuyên bố (declarations) thì rất ít khi xuất hiện trong lối nói vòng. Điều đó chứng tỏ có những hành vi ngôn ngữ nhất định nào đó là mang nét phổ quát.
Quan sát sự hoạt động của các nhóm hành vi ấy, chúng tôi thấy rằng giữa giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh, chúng thường tập trung vào các chiến lược nhất định.
Đó là một đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất. Tuy vậy, mức độ tập trung của mỗi nhóm hành vi ngôn ngữ trong các chiến lược là không giống nhau. Theo chúng tôi khảo sát, những chiến lược tác động vào nội dung thông tin thường có sự tập trung của nhóm hành vi tái hiện và nhóm hành vi điều khiển; còn những chiến lược tác động vào nội dung liên cá nhân thì có sự tập trung của nhóm hành vi điều khiển và nhóm hành vi biểu cảm. Như vậy, nhóm điều khiển là nhóm hành vi ngôn ngữ chủ đạo, có ý nghĩa rất lớn đối với các chiến lược được sử dụng trong lối nói vòng.
Qua phần trình bày trên, chúng ta rút ra mấy nhận xét sau:
1/ Từ giác độ lượt lời, lối nói vòng có 2 bình diện cấu trúc:
+ Cấu trúc mặt là cấu trúc của các hành vi ngôn ngữ bao gồm hai hơn hai hành vi ngôn ngữ được mã hoá, cấu trúc hoá trong các phát ngôn mà chúng tương liên với nhau. Do đó, hành vi ngôn ngữ là cơ sở để lối nói vòng tổ chức điều này trong quá trình dẫn dắt tới điều khác bằng phương thức trực tiếp.
+ Cấu trúc chìm là cấu trúc của các hành vi ngữ dụng được thể hiện trong một tập hợp phát ngôn tương liên với nhau. Một hành vi ngữ dụng như thế có thể bao gồm nhiều hành vi ngôn ngữ. Nhờ mối quan hệ giữa chúng mà chúng ta có thể nhận ra cơ chế sử dụng các hành vi vào việc tổ chức điều này. Đây chính là phương thức gián tiếp, ngầm ẩn của lối nói vòng.
Chúng ta khái quát hai bình diện cấu trúc này trong sơ đồ 4.1:
Sơ đồ 4.2:. Hai bình diện cấu trúc của lối nói vòng trong mối quan hệ với các hành vi hội thoại
2/ Mục đích, chức năng, vai trò và tầm quan trọng của các phát ngôn là không giống nhau38.
Có phát ngôn chủ dẫn, tức phát ngôn phản ánh những mục đích chính luôn mang trong đó những dấu hiệu các tham tố của lối nói vòng: [điều này], [dẫn dắt], [điều khác]. Vì vậy, chúng đều được đánh dấu. Những phát ngôn chủ dẫn, đòi hỏi một sự đáp lại hay gây ra sự đáp lại. Toạ độ của lối nói vòng tập trung vào đây39.
38Theo lí thuyết quan yếu của D. Wilson & D. Sperber, tất cả các phát ngôn đều có tính quan yếu.
Nói cụ thể: một phát ngôn quan yếu là một phát ngôn làm thay đổi hay làm giàu thêm hiểu biết và quan niệm của người nghe (dẫn theo Đỗ Hữu Châu 2006: 119).
39 G. Yule (1986: 67) cho rằng có sự quy tụ của hành vi ngôn ngữ trung tâm trong sự kiện lời nói.
Điều này Điều
khác Cấu
trúc mặt
Cấu trúc chìm
Hành vi ngôn ngữ
Hành vi ngữ dụng
Dẫn dắt
A B
Còn những phát ngôn phụ dẫn chỉ phản ánh những mục đích thứ yếu, giữ chức năng thiết lập không khí giao tiếp, duy trì quan hệ liên cá nhân và nhằm phục vụ cho mục đích chính. Bằng sự phản ánh mục đích của phát ngôn mà ta nhận ra lối nói vòng có đạt đến đích hay không đạt tới đích. Qua đường dây quan hệ giữa mục đích và chức năng của các phát ngôn chúng ta có thể nhận ra phạm vi của cái điều khác được nói.
3/ Các hành vi ngôn ngữ thường có khuynh hướng tập trung theo từng chiến lược/ hay nhóm chiến lược nhất định. Nhóm tái hiện và điều khiển tập trung tronng nhóm chiến lược tác động vào nội dung thông tin. Nhóm biểu cảm cùng với nhóm điều khiển tập trung ở nhóm chiến lược tác động vào nội dung liên cá nhân. Cả hai nhóm này đều cùng xuất hiện trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh, tuy mức độ hoạt động của chúng ở mỗi chiến lược là không giống nhau.