Quan hệ giữa lối nói vòng với tình thế giao tiếp

Một phần của tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt (Trang 55 - 62)

1.3. Minh định lối nói vòng – Quan niệm và nhận diện

1.3.5. Lối nói vòng với những khái niệm hữu quan

1.3.5.4. Quan hệ giữa lối nói vòng với tình thế giao tiếp

Bản chất hoạt động của lối nói vòng là dựa trên tính có lí do. Do vậy, các tham tố của nó đều chịu sự lệ thuộc vào tình huống không gian, thời gian cụ thể bao gồm người nói và người nghe, những hành động của họ vào thời điểm đó và những sự vật và biến cố bên ngoài. Mà nói tới tình huống là nói tới Một khái niệm trực giác và không xác định bao gồm cả sự chấp nhận ngầm của người nói và người nghe về tất cả các quy ước, các niềm tin và các tiền giả định “được coi là đương nhiên” của các thành viên trong cộng đồng của người nói và người nghe (Lyons 1996: 648).

Cho nên, về mặt quan niệm, người ta thường phân biệt tình huống nói chuẩn và tình huống nói động. Ở tình huống nói chuẩn, tức ở dạng ổn định, hành vi của con người mang tính chuẩn mực, lễ nghi khuôn thước theo tập tục văn hoá của mỗi cộng đồng dân tộc. Khi nói tới tình huống nói chuẩn là nói tới những cái ổn định, cố định, theo khuôn thước hoặc theo nghi thức, chuẩn tắc nhất định trong một khung cảnh xã hội. Ví dụ: Khi trả lời về hướng chuyển động của mặt trời, người ta có thể nói Mặt trời mọc đằng đông và lặn ở đằng tây mà không sợ thiếu chính xác; mỗi

khi giáo viên vào lớp, cả lớp đứng dậy Chúng em chào cô ạ! mà không cho đó là một nghi lễ phiền phức; các nguyên thủ quốc gia khi thăm nước khác phải đi duyệt hàng binh danh dự mà không xem đó là một nghi thức rườm rà v.v. Có thể nói tri thức xã hội đóng góp vào sự ổn định của những tình huống được coi là chuẩn.

Còn tình huống nói động cho phép có một khoảng lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ nhất định do quan hệ cá nhân - xã hội giữa những người tham gia hành động giao tiếp. Nói khái quát, tình huống nói động luôn luôn biến đổi và gắn với các chủ thể giao tiếp trong một môi trường văn hóa nhất định.

Nhờ tiếp thụ sự phân biệt giữa hai tình huống chuẩn động này mà chúng tôi phát hiện ra rằng trong giao tiếp tiếng Việt, những tình huống nói chuẩn đã thành nghi thức xã giao về thực chất chính là lối nói vòng. Chẳng hạn những trường hợp sau đây (sau dấu gạch chéo là những câu đáp tương ứng với tình huống được xem là có tính ổn định)

(10) a. Vụ mùa này lúa nhà ta trúng thất bác Tư?/ Chà lâu quá mới gặp mày!

b. Bác đi đâu đấy?/ Tưởng chú biến đâu rồi chứ!

c. Đi đâu về hả chị?/ Em thay đổi nhiều quá d. Cụ đang làm gì đấy?/ Cháu mới về đó hả?

e. Chị chu đáo quá. Có gì đâu chú!

f. Anh quá khen. Đúng quá đi chứ!

g. Em được như hôm nay là nhờ thầy đấy/ Cậu cứ vẽ chuyện.

h. Tôi lỡ tay, mong anh bỏ quá đi cho/ Không sao đâu mà!

Ở các ví dụ trên xét theo quan điểm hội thoại, thì hiệu lực ở lời nói đã trở thành quy ước, trở thành một thứ nghi thức ngôn ngữ: (a), (b), (c), (d) là nghi thức để chào; (e), (g), (h) là lời cảm ơn; (i) là lời xin lỗi. Những trường hợp này đều thuộc tình huống nói chuẩn vì đối với người Việt là quá quen thuộc, hết sức tự nhiên, thành một thứ trực cảm, hễ nghe thấy nói câu này là sẽ trả lời như thế kia – quen thuộc và tự nhiên tới mức không còn nhận ra mình đang thực hiện lối nói vòng.

Do đó, để tránh rườm rà và dễ làm việc, chúng tôi chủ trương không nghiên cứu những trường hợp thuộc tình huống nói chuẩn. Chúng tôi tập trung khảo sát lối nói vòng trong tình huống nói động vì đó là nơi thể hiện tập trung nhất, cao nhất, đa

dạng nhất về cách thức biểu hiện, về chiến lược giao tiếp, phản ánh khá đầy đủ những mặt tâm lí tình cảm, ý thức ngôn ngữ đặc thù và truyền thống văn hóa của người Việt, hiểu theo một khía cạnh nào đó là linh hồn của dân tộc (W. Humbold) hay là dân tộc học trong sự giao tiếp bằng lời nói (D. Hymes 1967: 53).

Tuy nhiên, khi thực hiện lối nói vòng, yếu tố nổi trội thuộc về tình huống lúc ấy là các sự kiện được đề cập đều mang tính thời điểm rất rõ, lúc ấy và chỉ lúc ấy mới nói về vấn đề ấy chứ không thể hoặc khó có thể nói vào dịp khác, lần khác. Có như thế mới phù hợp với tình trạng hiện đương của mỗi thành viên giao tiếp vào thời điểm mà nhu cầu, sở thích, tâm lí v.v. sẵn sàng tiếp nhận nó và vì vậy cuộc thoại mới thành công, đích mới đạt được. Mà ở lối nói vòng thì đích mới là quan trọng, là điều kiện cần cho hành động nói, cho lối diễn đạt. Do đó, chúng tôi đề nghị gọi tình huống nói độngtình thế giao tiếp (communicative situation). Vậy tình thế giao tiếp được hiểu như thế nào?

Theo quan điểm hội thoại thì nó là sự cấu thành của hai yếu tố:

1. Yếu tố khách quan: Chu cảnh của những cuộc thoại bao gồm hai yếu tố chính là thời gian (thời lượng cuộc thoại) và không gian (không gian vật lí, không gian tâm lí) thực hữu trong các cuộc thoại. Sự có mặt của chúng tác động một cách trực tiếp và làm nảy sinh những chiến lược giao tiếp của những người tham gia vào cuộc thoại.

2. Yếu tố chủ quan:

- Quan hệ giao tiếp giữa các thành viên làm định hướng cho cuộc thoại (quan hệ thân sơ, quan hệ vị thế, quan hệ hợp đồng tranh chấp).

- Tình trạng hiện đương của mỗi chủ thể giao tiếp như: tâm lí giao tiếp, nghề nghiệp, thái độ ứng xử, tuổi tác, giới tính v.v.

- Sử dụng cùng mã ngôn ngữ.

Như vậy, theo chúng tôi thuật ngữ tình thế giao tiếp là sát hợp với thực tế giữa người nói với sự kiện được nói, phản ánh nhiều mặt thực tiễn về sự đa dạng, không trùng lắp của những tình thế cụ thể trong giao tiếp ứng xử không chỉ của người Việt - chủ nhân của một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà còn của những dân tộc

khác với những đặc điểm văn hoá, phong tục, tập quán, tâm lí, thói quen tư duy khác nhau.

Nói tới tình thế, không thể không chú ý tới vai trò của người nói khi đề cập tới các sự kiện trong mỗi cuộc thoại. Chính trên điểm nhìn của vai nói mà chúng tôi chia các tình thế giao tiếp động thành ba loại:

! Tình thế giao tiếp động chủ động nói ra điu này ở lời trao, gọi tắt là tình thế chủ động nói điều này ở lời trao;

" Tình thế giao tiếp động chủ động nói ra điu này ở lời đáp, gọi tắt là tình thế chủ động nói điều này ở lời đáp;

# Tình thế giao tiếp động phối hợp, gọi tắt là tình thế phối hợp.

Với sự phân chia thành các tình thế giao tiếp gắn với vai, vị thế của người nói, những lời đối thoại giữa hai thành viên sẽ trở nên rõ ràng, sáng tỏ xét về phương diện cấu trúc của cuộc thoại, của hệ thống các lượt lời giữa các cặp kế cận, tức cặp thoại và từ đó chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tọa độ của lối nói vòng trong từng cặp thoại, đoạn thoại và toàn bộ cuộc thoại. Chúng ta có thể biểu diễn tình thế giao tiếp trên một thang độ như sau:

Nhìn vào thang độ này, chúng ta có thể thấy giữa tình thế nói điều này trước ở lời trao và tình thế nói điều này ở lời đáp có ranh giới khá rõ ràng. Còn tình thế phối hợp do chỗ cả người nói và người nghe đều theo đuổi mục đích hướng dụng nhất định và tính chủ động về vai, vị thế không rõ ràng nên nó có ranh giới khá mờ.

Thang độ ấy có thể đánh giá mức độ tham gia của mỗi bên trong từng cuộc thoại cụ thể và nói chung, cả toàn bộ hệ tôn ti hội thoại.

Thang độ giao

tiếp

phối hợp

Chủ động nói điều này ở lời đáp Chủ động nói điều này ở lời trao

Sự phân chia tình thế giao tiếp như thế của chúng tôi là một khác biệt cơ bản so với sự phân chia thường thấy trong các công trình của các tác giả đi trước. Họ thường phân chia tình huống giao tiếp theo sắc thái: trang trọng hay không trang trọng, trung hòa hay không trung hòa.10

Để minh họa những vấn đề trên, chúng tôi phân tích ví dụ:

(11) Nhà văn Nguyên Hồng tới thăm một lớp năng khiếu văn của thị xã Bắc Giang.

Trong buổi tiệc chiêu đãi, thấy mấy đĩa bánh kẹo mang ra không em nào dám đụng đến, nhà văn tủm tỉm hỏi:

A1 - Lớp các cháu gọi là lớp gì nào?

Em nọ đùn đẩy em kia, mãi mới có một em ấp úng thưa:

B1 – Thưa… thưa ông,… lớp năng khiếu văn ạ ! Nguyên Hồng nheo mắt bảo:

A2 - Cháu thử đánh vần xem là lớp gì.

B2 - Dạ, lớp năng khiếu vờ… ăn… văn ạ ! Lúc này nhà văn mới cười sảng khoái:

A3 - Ờ, các cháu không ăn tự nhiên, người ta sẽ gọi là lớp năng khiếu vờ ăn đấy!

Mọi người cùng cười sau lời hóm hỉnh. Không khí cách bức bị phá vỡ hẳn.

(TDH - HL, GTNVVN: 302) Tình thế của cuộc thoại là tình thế chủ động nói điều này trước ở lời trao. Cuộc giao tiếp diễn ra giữa một bên là nhà văn và bên kia là các em học sinh, hai vị thế xã hội khác nhau và đồng thời là hai vị thế giao tiếp khác nhau thể hiện trong cuộc thoại. Không khí cách bức ban đầu là yếu tố tình thế đòi hỏi phải phá vỡ nó. Ở trường hợp này, A là người vừa có vị thế xã hội cao vừa giữ vị thế giao tiếp mạnh nên đã chủ động tạo tình huống dẫn dắt người nghe bằng chiến thuật tạo sự vi phạm tiền giả định bách khoa trong A1, bởi mọi người có mặt trong bữa tiệc đều biết rằng lớp đó là lớp gì rồi, bất tất phải hỏi lại nữa. Tham thoại A1, vì thế, không phải là để nắm thông tin mà nhằm để mở hướng đích theo chiến lược đã định. A dự đoán và tin rằng các em sẽ rơi vào bẫy của mình và trả lời đúng như dự kiến. Và chỉ chờ có vậy, A lập tức triển khai tiếp chiến lược bằng tham thoại A2. Đến đây, A3 là hiển

10Xem Như Ý (1990), Nguyễn Văn Khang (1996), Lương Văn Hy (2000) …

ngôn hóa hoàn toàn ý đồ đó. Sự trùng âm trong cách đánh vần tên lớp (vờ ăn) thoạt tưởng là ngẫu nhiên nhưng kì thực là cái bẫy mà A giăng sẵn. Một cách nói vòng như thế thật là có hiệu quả và vô cùng thú vị.

Trong giao tiếp tiếng Anh, bối cảnh tình thế cũng là yếu tố đem lại cho cuộc thoại sự đa dạng về trạng huống sử dụng, tính nhiều vẻ về một hiện thực giao tiếp mang màu sắc của cộng đồng văn hóa-ngôn ngữ Âu châu dựa trên nền tảng văn minh công nghiệp hiện đại. Quan sát ví dụ:

(12) Một người nói với bạn:

A1 – Poor old Joe, since he lost all of his money, half of his friends have deserted him. (Tội nghiệp lão Joe, từ khi ông ấy mất hết tài sản, một nửa số bạn hữu của ông đã lánh xa ông)

B1 – What about the other half?-asked his friend. (Còn nửa số bạn kia thế nào? - người bạn hỏi lại)

A2- They don’t know he’s broke. (Họ không biết ông ấy bị phá sản)

(W, K. Penedleton: 115) Đây là cuộc giao tiếp diễn ra giữa những người bạn muốn tìm sự chia sẻ, cảm thông với đối tượng được đề cập trong nội dung nói. Nó có những yếu tố không gian, thời gian và đặc điểm tâm lí riêng tư khó nói thẳng ra được. Vì thế, ngay từ lời trao, A đã chủ động nói ra điều này: Joe bị mất hết tài sản và bị một nửa số bạn bè xa lánh. Thông tin đó là bề mặt, cái đáng nói là A muốn nói một điều khác: tình người, tình bạn bạc bẽo. Mà điều khác này được tiếp nhận ở đây chắc chắn có sự đóng góp của yếu tố lẽ thường: bạn bè thường sống tốt với nhau. Với việc nắm giữ quyền chủ động nói và giữ vị thế giao tiếp mạnh, A chỉ nói một nửa. Tất nhiên là A biết chắc B cần tìm hiểu, khai thác thông tin ở nửa còn lại. Chỉ cần chờ đối tác nêu ra B1 theo đúng hướng mình dự kiến như thế là A tổ chức tiếp thông tin còn lại cũng chính bằng một điều này: nửa còn lại không biết Joe phá sản. Từ đó, thông tin của điều khác được B tiếp nhận ở đây lại có ý nghĩa phê phán, chê trách.

Như thế, A đã chủ động thực hiện điều này ở mỗi lượt lời là có chủ định, nói đến đâu, nói như thế nào và theo một lôgich chặt chẽ, tức là có chiến lược nói. Do vậy, hiệu quả đạt được ở người nghe xét về mục đích giao tiếp là ở mức cao nhất.

Từ những điều trình bày trên, chúng ta thấy rằng, để thực hiện một hành động giao tiếp bằng lối nói vòng, phải có sự tham gia của nhiều yếu tố vừa bên trong vừa bên ngoài, vừa khách quan vừa chủ quan. Xét trên quan điểm giao tiếp, quan điểm hợi thoại, chúng được chúng tôi khái quát bằng sơ đồ tổng quát sau:

Sơ đồ 1.3: Quan hệ giữa lối nói vòng với các yếu tố trong chiến lược nói Sơ đồ tổng quát cho chúng ta thấy các thành tố của lối nói vòng và quan hệ giữa chúng. Cụ thể:

Khi A nói ra điều này, A dùng các chiến lược (qua ba giai đoạn và được biểu thị bằng hai mũi tên ngắn) để dẫn dắt B hiểu điều này. Mức độ dẫn dắt mạnh hay yếu được biểu hiện bằng mũi tên dài liền hay gián cách. Nếu dẫn dắt mạnh thì đường liền, nếu yếu thì ngược lại. Giữa điều nàyđiều khác có hạt nhân cơ sở là lẽ thường.

Chúng có miền riêng vì không hoàn toàn trùng nhau, không hoàn toàn đồng nhất trong khung hiểu biết của A và B. Lẽ thường thì có quan hệ gắn chặt với tiền giả định (được thể hiện bằng đường mũi tên gián cách hai chiều). Khi thực hiện điều này, có những tiền giả định bách khoa hay hàm chỉ. Hàm chỉ là kết quả được suy ra từ nghĩa

Tiền giả định

bách khoa Hàm chỉ

Điều này

Điều khác Lẽ thường

Ba giai đoạn chiến lược Dẫn dắt

B A

Tình thế giao tiếp

tường minh, từ tiền giả định bách khoa và lẽ thường và được biểu thị bằng các đường mũi tên nối các bộ phận đó. Yếu tố chi phối toàn bộ quá trình giao tiếp đó là tình thế và nó được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng tác động.

Một phần của tài liệu Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng việt (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(334 trang)