1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hiện tượng chuyển mã tiếng anh trong giao tiếp tiếng việt (trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại hà nội)

193 899 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Đó là những lí do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn đề tài “Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt Trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại Hà Nội” v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN MÃ TIẾNG ANH

TRONGGIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ

Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN MÃ TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ

Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI)

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc ai công

bố ở đâu và trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Huyền

Trang 4

1

MỤC LỤC

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8

5 Cái mới của luận án 11

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 12

7 Kết cấu luận án 13

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN MÃ 14

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển mã 14

1.1.1 Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển mã trên thế giới 14

1.1.2 Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển mã trên ngữ liệu tiếng Việt và ở Việt Nam 21

1.2 Cơ sở lí thuyết 27

1.2.1 Mã và sự lựa chọn mã trong giao tiếp 27

1.2.1.1 Khái niệm mã 27

1.2.1.2 Sự lựa chọn mã trong giao tiếp 29

1.2.1.3 Chuyển mã và các khái niệm có liên quan 31

1.2.2 Song ngữ, đa ngữ, người song ngữ, người đa ngữ 37

1.2.3 Mô hình khung ngôn ngữ ma trận (the matrix language frame - MLF) 40

1.2.3.1 Các khái niệm cơ bản của khung lí thuyết 40

1.2.3.2 Nội dung lí thuyết ngôn ngữ ma trận 43

1.2.3.3 Sự tương tác giữa ngôn ngữ ma trận và ngôn ngữ nhúng 46

1.3 Tiểu kết 47

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƯỢNG CHUYỂN MÃ TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT 49

Trang 5

2

2.1 Khái quát một số đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt với tư cách là ngôn

ngữ ma trận và tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ nhúng 49

2.2 Kết quả khảo sát hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt theo mô hình Khung ngôn ngữ ma trận 51

2.2.1 Các phát ngôn chỉ được tạo bởi ngôn ngữ nhúng 52

2.2.1.1 Phân loại theo cấu trúc 54

2.2.1.2 Phân loại theo mục đích nói/ ngôn trung 57

2.2.2 Các phát ngôn hỗn hợp được tạo bởi cả ngôn ngữ ma trận và ngôn ngữ nhúng 64

2.2.2.1 Các cù lao hỗn hợp 64

2.2.2.2.Các cù lao ngôn ngữ nhúng 80

2.2.2.3 Sự biến đổi ngữ âm của ngôn ngữ nhúng 86

2.2.2.4 Đặc điểm cấu trúc của các thành tố ngôn ngữ nhúng 93

2.2.2.5 Đặc điểm từ loại của các thành tố/ hình vị nội dung của ngôn ngữ nhúng 98

2.3 Tiểu kết 99

CHƯƠNG 3 ĐỘNG CƠ VÀ THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG CHUYỂN MÃ TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT 102

3.1 Động cơ chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt 102

3.1.1 Mô hình đánh dấu 102

3.1.2 Cơ sở của nghiên cứu và cách thức thực hiện nghiên cứu 103

3.1.3 Kết quả nghiên cứu 106

3.1.3.1 Chuyển mã không đánh dấu do thói quen của người nói 107

3.1.3.2 Chuyển mã có đánh dấu và các động cơ chuyển mã 110

3.2 Thái độ ngôn ngữ đối với hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt 125

3.2.1 Vài nét về thái độ ngôn ngữ 125

3.2.2 Vài nét về tư liệu và các đặc trưng của mẫu 127

3.2.2.1 Tư liệu 127

Trang 6

3

3.2.2.2 Phương pháp 128

3.2.2.3 Các đặc trưng của mẫu 128

3.2.3 Kết quả phân tích và thảo luận 132

3.2.3.1 Thái độ của sinh viên với tư cách là chủ thể chuyển mã 132

3.2.3.2 Thái độ của sinh viên với tư cách người tiếp nhận hiện tượng chuyển mã 134

3.2.3.3 Ảnh hưởng của các đặc trưng xã hội đối với tần suất chuyển mã và thái độ đối với hiện tượng chuyển mã 136

3.3 Tiểu kết 140

KẾT LUẬN 143

TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC

Trang 7

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Phân loại các phát ngôn xét theo thành phần ngôn ngữ được sử dụng…51

Bảng 2.2 Phân loại câu/phát ngôn chỉ được tạo bởi ngôn ngữ nhúng…… … 53

Bảng 2.3 Phân loại cù lao ngôn ngữ nhúng……… … 81

Bảng 2.4 Sơ đồ phân loại các loại chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt theo mô hình Khung ngôn ngữ ma trận……… …… 85

Bảng 2.5 Đặc điểm cấu trúc của các thành tố ngôn ngữ nhúng… ……93

Bảng 3.1 Chuyển mã và động cơ tương ứng……… ………106

Bảng 3.2 Các đặc trưng của sinh viên chuyên ngữ……….….129

Bảng 3.3 Các đặc trưng của sinh viên không chuyên ngữ……… …130

Bảng 3.4 Sở thích và tần suất chuyển mã của sinh viên chuyên ngữ………….… 132

Bảng 3.5 Sở thích và tần suất chuyển mã của sinh viên không chuyên ngữ… …133

Bảng 3.6 Giá trị trung bình của các thang đo đối với sinh viên chuyên ngữ… …134

Bảng3.7.Giá trị trung bình của các thang đo đối với sinh viên không chuyên ngữ… …135

Bảng 3.8 Tương quan giữa các đặc điểm xã hội với tần suất chuyển mã của sinh viên chuyên ngữ… ……137

Bảng 3.9 Tương quan giữa các đặc điểm xã hội với tần suất chuyển mã của sinh viên không chuyên ngữ…… …139

Trang 8

5

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 1: Phân loại các phát ngôn theo thành phần ngôn ngữ được sử dụng 52 Biểu đồ 2: Phân loại câu (chỉ được tạo bởi ngôn ngữ nhúng) theo cấu trúc 53 Biểu đồ 3: Phân loại phát ngôn (chỉ được tạo bởi ngôn ngữ nhúng) theo mục đích nói/ ngôn trung 54 Biểu đồ 4: Đặc điểm cấu trúc của các thành tố ngôn ngữ nhúng 94

Trang 9

là ngôn ngữ chính thức trong các sự kiện chính trị-kinh tế-văn hoá-xã hội trên toàn cầu, là phương tiện giao tiếp của các công ty đa quốc gia; là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trong ngành hàng không, truyền hình, báo chí… Sự phổ biến của tiếng Anh trên toàn cầu đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự tiếp xúc giữa tiếng Anh với rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới Một trong những biểu hiện sinh động, dễ thấy nhất của sự tiếp xúc này là hiện tượng dùng xen tiếng Anh với một ngôn ngữ nào đó (thường là tiếng mẹ đẻ của người nói) mà các nhà ngôn ngữ học vẫn thường gọi là

trộn mã hay chuyển mã Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến ở khắp nơi trên

thế giới và trở thành một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội đáng chú ý trong kỷ

nguyên toàn cầu hoá hiện nay.Các nhà ngôn ngữ học coi đây là một trong những hiện tượng trung tâm của Ngôn ngữ học xã hội thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

1.2 Trong xu thế nói trên, học tập, sử dụng tiếng Anh đang trở thành trào lưu xã hội rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới trong cố gắng hòa nhập và thích nghi với

xu thế toàn cầu hóa Việt Nam chúng ta cũng đang vận động một cách tích cực để hoà vào trào lưu chung đó Mở cửa và hội nhập quốc tế tạo cho Việt Nam chúng ta những thuận lợi cơ bản để phát triển nhưng cũng đặt chúng ta trướcnhững thách thức rất lớn khi yêu cầu toàn xã hội phải thay đổi và nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt Trong những kiến thức, kỹ năng cần phải có để hình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ-tiếng Anh lại có một vị trí hết sức quan trọng Với vai trò như vậy, ở Việt Nam, tiếng Anh đã trở thành một trong những môn học bắt buộc từ bậc tiểu học trong khung chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Kết quả là, tỉ trọng dân số biết tiếng Anh ở Việt Nam ngày một tăng dần theo thời gian Cùng với chính sách giáo dục ngôn ngữ, sự hỗ trợ

Trang 10

7

của các phương tiện học tập và của internet, sự giao lưu tiếp xúc với người bản ngữ

đã giúp một bộ phận đáng kể người Việt có tri thức tiến nhanh trên con đường làm chủ phương tiện giao tiếp toàn cầu này

1.3 Trong giao tiếp tiếng Việt giữa một bộ phận không nhỏ người Việt Nam biết tiếng Anh hiện nay, đặc biệt là tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, hiện tượng tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Anh mà một trong những biểu hiện của nó là trộn mã/ chuyển mã ngôn ngữ Việt-Anh đang ngày càng trở nên phổ biến và gây nên những ảnh hưởng xã hội đáng kể Biểu hiện của sự tiếp xúc ấy ngày càng gia tăng theo thời gian, nhất là ở các khu vực đô thị và trong các môi trường làm việc hiện đại, nơi mà chủ nhân của nó là những người có tri thức, thông thạo phương tiện giao tiếp toàn cầu Điều này đang thu hút sự quan tâm chú ý của xã hội, của giới nghiên cứunói chung, của các nhà ngôn ngữ học nói riêng

Đó là những lí do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn đề tài “Hiện tượng chuyển

mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt (Trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại Hà Nội)” với mong muốn tìm hiểu các mặt biểu hiện

của hiện tượng này trong ngôn ngữ giao tiếp của một tầng lớp người Việt được cho

là có thể giao tiếp ở một vài phạm vi nhất định bằng tiếng Anh Chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận của ngôn ngữ học xã hội để xem xét hiện tượng này xuất phát từ việc xem đây là một hiện tượng ngôn ngữ xã hội đặc thù ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới nói chung và trong tiếng Việt ở Việt Nam nói riêng thời hiện đại và hội nhập

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án đặt mục đích là ứng dụng một số cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội để nghiên cứu và tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ mang tính bản chất của hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt cũng như những động cơ và thái độ ngôn ngữ chi phối hành vi chuyển mã ấy của người Việt song ngữ không hoàn toàn1

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

1Khái niệm người song ngữ, người song ngữ không hoàn toàn sẽ được đề cập chi tiết trong

những vấn đề thuộc cơ sở lí thuyết của luận án

Trang 11

- Tập hợp các hội thoại tự nhiên có chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại Hà Nội (cụ thể là Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Ngoại thương)

- Thống kê, phân loại, mô tả đặc điểm và những cơ chế ngữ pháp bên trong của hiện tượng tiếng Anh được nhúng vào tiếng Việt dựa trên cơ sở mô hình lí thuyết

mà luận án lựa chọn là mô hình Khung ngôn ngữ ma trận của Myers-Scotton

- Điều tra, phân tích những động cơ chuyển mã của những người thực hiện hành

vi chuyển mã và thái độ ngôn ngữ đối với hiện tượng chuyển mã từ cả hai điểm nhìn: điểm nhìn của chủ thể chuyển mã và điểm nhìn của đối tượng tiếp nhận hiện tượng chuyển mã

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án của chúng tôi tập trung khảo sát và phân tích hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt trên tư liệu là các hội thoại tự nhiên của sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại Hà Nội Theo quan điểm của chúng tôi, sinh viên chuyên ngữ không chỉ là những sinh viên chuyên ngành tiếng Anh mà sinh viên thuộc các chuyên ngành khác có các học phần trong chương trình của họ được dạy bằng tiếng Anh Theo đó, các sinh viên năm cuối hệ chất lượng cao ngành Thương mại quốc tế và Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại thương (mà luận án lấy làm đối tượng nghiên cứu) cũng được luận án xem là những sinh viên chuyên ngữ

Số hội thoại tự nhiên được đưa vào khảo sát là 115 hội thoại Các chủ thể/ nhân vật hội thoại được xác định là những người song ngữ không hoàn toàn (theo quan điểm

của Nguyễn Văn Khang, 2012 [31])

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu được chúng tôi thu thập phục vụ nghiên cứu này bao gồm các nguồn sau đây:

Trang 12

9

(1) Tư liệu hội thoại tự nhiên:

Đó là các cuộc giao tiếp tự nhiên của sinh viên năm cuối chuyên ngành ngôn ngữ Anh và sinh viên năm cuối hệ chất lượng cao ngành Thương mại quốc tế và Kinh tế đối ngoại tại hai trường đại học trên địa bàn Hà Nội là Đại học Hà Nội và Đại học Ngoại thương Các đối tượng nghiên cứu này có khả năng sử dụng tiếng Anh hoàn toàn trong một số cảnh huống giao tiếp nhất định.Bằng chứng là một tỉ lệ lớn các môn học mà họ phải hoàn thành ở trường được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh Theo quan điểm nghiên cứu của chúng tôi, họ thực sự là những người song ngữ không hoàn toàn

Các tư liệu nghiên cứu này đều được chúng tôi thu thập trong khoảng thời gian

từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2015, đó là những hội thoại hàng ngày vào giờ nghỉ giải lao trên lớp, ở ký túc xá, ở căng tin trường hay các quán cà phê sinh viên và có

cả các hội thoại được ghi trong các khu nhà trọ sinh viên Trong suốt thời gian ghi

âm, những người tham gia hầu như không biết rằng các cuộc nói chuyện của họ được ghi lại Nhiều khi, do hoàn cảnh giao tiếp không cho phép thực hiện việc ghi

âm (Ví dụ: ở những nơi và những thời điểm quá ồn ào như căng tin hay quán cà phê sinh viên, lớp học trong giờ giải lao…), chúng tôi buộc phải quan sát từ một khoảng cách nhất định và ghi lại diễn biến cuộc hội thoại theo quan sát của mình (chẳng hạn, một số hội thoại được ghi chép ở quán cà phê sinh viên hay ở lớp học trong giờ giải lao, người điều tra ngồi ở bàn bên cạnh bàn của các đối tượng được nghiên cứu

và ghi lại vào sổ tay) Với cách làm việc này, chúng tôi hy vọng có thể ghi lại các cuộc trò chuyện trong những bối cảnh tự nhiên của chúng

Trong quá trình văn bản hóa tư liệu, chúng tôi cố gắng ghi lại trung thực những

gì mà các chủ thể chuyển mã đã sử dụng Những từ nào, âm nào mà các em dùng đúng như người bản ngữ thì chúng tôi giữ nguyên trong văn bản, những từ nào các

em chưa dùng đúng như người bản ngữ thì chúng tôi dùng hình thức phiên âm tiếng Việt để ghi lại

(2) Tư liệu điều tra bằng bảng hỏi, bao gồm:

- Bảng hỏi điều tra thái độ ngôn ngữ và động cơ chuyển mã đối với 200 sinh

viên chuyên ngữ (sinh viên năm cuối Khoa Quản trị kinh doanh-học tất cả các môn

Trang 13

10

bằng tiếng Anh của Đại học Hà Nội) với tư cách vừa là chủ thể chuyển mã vừa là đối tượng tiếp nhận hành vi chuyển mã

- Bảng hỏi điều tra thái độ ngôn ngữ đối với 250 sinh viên không chuyên ngữ để

so sánh dựa trên giả định rằng sinh viên chuyên ngữ sẽ có thái độ và cách nhìn nhận

về hành vi chuyển mã khác với sinh viên không chuyên ngữ Số lượng sinh viên trả lời bảng hỏi là: 250 (96 nam và 154 nữ) sinh viên năm cuối của hai khoa Tài chính

và Ngân hàng của Học viện Ngân hàng

Ở cả hai diện điều tra, tổng số phiếu phát ra là 450 phiếu, số phiếu thu về là 450 phiếu, số phiếu hợp lệ là 450 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 0 phiếu Con số này có thể gây ngạc nhiên song do việc trả lời bằng bảng hỏi thường diễn ra trong giờ học

do chính chúng tôi hoặc một số đồng nghiệp của chúng tôi trực tiếp hướng dẫn trả lời phiếu hỏi Vì thế, kết quả thu được là số phiếu phát ra thường trùng với số phiếu thu về và tất cả đều hợp lệ

Hai nguồn tư liệu này cũng giúp chúng tôi thu thập cả những thông tin liên quan đến nhân thân của người trả lời Đây là những thông tin quan trọng đối với nghiên cứu bởi chúng được giả định là những đặc điểm xã hội có chi phối ở một mức độ nhất định đến thái độ và động cơ chuyển mã

(3) Tư liệu phỏng vấn sâu:

Các cuộc phỏng vấn sâu mà chúng tôi thực hiện là dạng phỏng vấn bán cấu trúc

Đó là những trò chuyện, chia sẻ một cách thoải mái, tự nhiên giữa người phỏng vấn

và người được phỏng vấn nhưng vẫn trên cơ sở một số câu hỏi được định sẵn nhằm phục vụ mục tiêu phỏng vấn Trong quá trình trò chuyện, tùy từng đối tượng, tuỳ diễn biến mỗi cuộc trò chuyện mà người phỏng vấn có thể hỏi thêm một vài câu hỏi khác so với thiết kế ban đầu Số lượng người được phỏng vấn là 10 bạn sinh viên Các cuộc phỏng vấn này được thực hiện sau khi đã thu thập xong tư liệu hội thoại, các bảng hỏi điều tra về động cơ chuyển mã và đã qua một số thao tác phân tích bước đầu Trên cơ sở những phân tích bước đầu đó, chúng tôi lựa chọn ra một số hội thoại tiêu biểu, xác định những chủ nhân của các cuộc hội thoại và tìm cách tiếp xúc, trò chuyện với họ để tìm kiếm thêm thông tin liên quan đến quan điểm về chuyển mã, diễn biến tâm lí của họ trong hội thoại khi quyết định lựa chọn mã tiếng Anh trong một số hoàn cảnh giao tiếp thay vì tiếng Việt Kết quả phỏng vấn sâu sẽ

Trang 14

11

được sử dụng như những tư liệu bổ sung trong quá trình phân tích các động cơ chuyển mã

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp điều tra điền dã ngôn ngữ học được sử dụng để ghi thu ngữ liệu và điều tra động cơ chuyển mã, thái độ ngôn ngữ đối với hiện tượng chuyển

- Phương pháp phân tích định lượng (với phần mềm thống kê cho Khoa học

xã hội SPSS) được sử dụng để thống kê tần số, tỉ lệ các câu trả lời trong các bảng hỏi, phân tích tương quan (tương quan nhị biến) giữa động cơ chuyển mã, thái độ ngôn ngữ với các đặc điểm xã hội của người nói để tìm ra những ảnh hưởng của những đặc điểm xã hội liên quan đến người nói đối với những động cơ, thái độ và hành vi chuyển mã của họ

- Bên cạnh các phương pháp chủ yếu trên, luận án còn sử dụng một số thủ pháp như sơ đồ hoá, mô hình hoá, so sánh tương phản khi cần thiết

5 Cái mới của luận án

Có thể nói đây là một trong những công trình nghiên cứu hiện tượng chuyển

mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt trên ngữ liệu tiếng Việt và ở Việt Nam một cách có hệ thống từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học xã hội Chọn các cơ sở lí thuyết

và phương pháp của ngôn ngữ học xã hội, luận án cố gắng tiếp cận, khảo sát và khái quát những đặc điểm ngôn ngữ của hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt (chủ yếu từ bình diện ngữ pháp), những động cơ và thái độ ngôn ngữ với

hy vọng có thể tìm ra bản chất và những cơ chế ngôn ngữ, xã hội, tâm lí tác động đến hiện tượng này và làm rõ những đặc trưng của hiện tượng này trong giao tiếp tiếng Việt từ việc so sánh với hiện tượng tương tự ở các cộng đồng ngôn ngữ khác

Trang 15

12

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

Theo những hiểu biết của chúng tôi thì có thể nói đây là một trong những công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận của ngôn ngữ học xã hội về hiện tượng chuyển

mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt một cách có hệ thống ở Việt Nam Trên thế giới, hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp bằng các ngôn ngữ khác đã được nghiên cứu ở rất nhiều nước như Malaysia, Trung Quốc, Hungary, Thái Lan cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quốc tế hóa Với tư cách là một trong những công trình nghiên cứu có hệ thốngtrên ngữ liệu tiếng Việt và ở Việt Nam2, luận án này hy vọng có thể mang lại một số ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn như sau:

 Thứ nhất, luận án nhìn nhận chuyển mã là một hành vi có tính hai mặt, mặt tích cực và mặt hạn chế: một mặt, nó là công cụ giao tiếp hiệu quả, kích thích

và chủ động hóa việc học tập trau dồi tiếng Anh của người Việt nhưng mặt khác, việc chuyển mã dày đặc, tùy tiện có thể làm mất đi "sự trong sáng của tiếng Việt" và "bản sắc ngôn ngữ" của dân tộc Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án, một mặt sẽ góp phần khẳng định ưu thế của tiếng Việt (với vai trò là ngôn ngữ ma trận) so với tiếng Anh (ngôn ngữ nhúng) trong hiện tượng chuyển mã Anh-Việt nói riêng và trong giao tiếp tiếng Việt nói chungở thời kỳ hội nhập, phát triển và hiện đại hóa.Tuy nhiên, từ góc nhìn ngược lại, kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp chỉ ra phần nào những ảnh hưởng tiêu cực của chuyển mã đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, định hình những xu hướng, những phương thức chuyển mã hợp

lý, có thể chấp nhận được và hạn chế sự chuyển mã tuỳ tiện, làm mất đi bản

sắc và vẻ đẹp của tiếng Việt

 Thứ hai, luận án cũng góp phần chứng minh tính đúng đắn, phổ quátvà hiệu quả của mô hìnhmô hình Khung ngôn ngữ ma trận của Myers-Scotton (1993) trong việc lí giải những cơ chế ngôn ngữ bên trong hiện tượng chuyển mã, đó

là ngôn ngữ ma trận là ngôn ngữ chiếm ưu thế, ngôn ngữ nhúng chỉ đóng vai

2Thực tế đã có những công trình nghiên cứu hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao trình này sẽ được chúng tôi nhắc đến trong phần tổng quan các nghiên cứu hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt (Chương 1)

Trang 16

13

trò thứ yếu trong các hội thoại có chuyển mã; ngôn ngữ ma trận có quyền

kiểm soát, chi phối toàn diện ngôn ngữ nhúng

 Ngoài những ý nghĩa về mặt lí luận, nghiên cứu này còn góp một phần nhỏ giải đáp một số vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay, đó là: vai trò, chức năng, mục đích, cách thức chuyển mã cũng như các chủ đề của chuyển mã trong giao tiếp của giới trẻ (đặc biệt là tầng lớp sinh viên chuyên ngữ) hiện nay Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong định hướng

học tập và giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay

7 Kết cấu luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nguồn tư liệu trích dẫn

và Phụ lục, luận án có cấu trúc 3 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí thuyết

Chương 2 Đặc điểm hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt Chương 3 Động cơ và thái độ ngôn ngữ đối với hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt

Trang 17

14

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ

THUYẾT VỀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN MÃ

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển mã

1.1.1 Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển mã trên thế giới

Có thể nói lịch sử nghiên cứu về hiện tượng chuyển mã trong ngôn ngữ học được bắt đầu bằng những mô tả của nhà nhân chủng học người Mỹ là Barker năm

1947 về vấn đề lựa chọn ngôn ngữ và hiện tượng chuyển mã xuất hiện trong cộng đồng người Mỹ gốc Mexico sinh sống ở Tucson, thuộc bang Arizona (Nilep, C.,

2006 [87]) Ngoài các phân tích về các mối quan hệ kinh tế-xã hội hay vị trí địa lí, trong nghiên cứu của mình, Barker còn cố gắng trả lời các câu hỏi, chẳng hạn: Những người song ngữ đã lựa chọn ngôn ngữ và chuyển mã như thế nào? Có phải trong trường hợp này thì họ sử dụng tiếng mẹ đẻ, trường hợp khác thì lại sử dụng tiếng Anh hay không? Nhóm người này sẽ sử dụng hai ngôn ngữ luân phiên trong những cảnh huống nhất định mà không có nguyên nhân rõ ràng hay có một nguyên nhân cụ thể nào đó chi phối? Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy tiếng Tây Ban Nha (tiếng mẹ đẻ của người Mexico) thường được sử dụng trong các cuộc trò chuyện giữa những người bạn thân hoặc giữa các thành viên trong gia đình, còn trong các cuộc đối thoại mang tính trang trọng với những người Mỹ gốc Anh thì họ thường sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ để giao tiếp (mặc dù cả hai bên hoàn toàn có thể tương tác được bằng tiếng Tây Ban Nha) Sau khi tiến hành phân tích, Barker nhận định sự lựa chọn ngôn ngữ là không cố định trong các tình huống không rõ ràng, các yếu tố của cả hai ngôn ngữ có thể cùng xuất hiện Thêm vào đó, có một hiện tượng đặc thù trong giới trẻ, họ là những người có xu hướng sử dụng nhiều ngôn ngữ (đa ngôn ngữ-multiple languages) trong cùng một tương tác hơn là nhóm người trung niên và chính điều này có lẽ đã cấu thành một cộng đồng người ở Tucson như thế (Nilep, C., 2006 [87])

Năm 1953,Weinreich đã cho ra đời cuốn sách mang tên “Language in Contact” Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu quan trọng và nền tảng về hiện tượng chuyển mã trong ngôn ngữ học Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc mô tả các hoạt động ngôn ngữ diễn ra trong nhiều cộng đồng người song ngữ, tác giả còn

Trang 18

15

dành sự quan tâm đến việc mô tả những ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ lên các ngôn ngữ.Từ đó, ông cũng đi đến kết luận cho rằng những mô tả của Barker (1947) về cộng động người song ngữ ở Tucson là chưa thật đầy đủ Bởi lẽ, theo ông, nếu chỉ căn cứ vào bốn tình huống phát ngôn: thân mật, thông thường (suồng sã), trang trọng (lịch sự) và diễn ngôn liên nhóm (inter-group discourse) để mô tả tất

cả những tổ chức cấu trúc tiềm tàng của các phát ngôn song ngữ (all potential organizations of bilingual speech) thì chưa đầy đủ Theo ông, các nhà nghiên cứu cần nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ của cấu trúc luận (structuralism)-tức là cần

mô tả, quan sát và phân tích thói quen sử dụng các diễn ngôn song ngữ kết hợp với quá trình thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition process), quá trình xã hội hóa ngôn ngữ (language socialization process) đang diễn ra trong các cộng đồng song ngữ (bilingual communities) (Nilep, C., 2006 [87])

Lấy cảm hứng từ cuốn sách “Language in Contact”của Weinreich (1953), Hans Vogt đã công bố một bài báo nghiên cứu về hiện tượng chuyển mã song ngữ năm 1954 Tác giả cho rằng chuyển mã, bản thân nó, có lẽ không phải là một hiện tượng ngôn ngữ học mà là một hiện tượng tâm lí học, và nguyên nhân của hiện tượng này rõ ràng là đến từ bên ngoài ngôn ngữ Từ lập luận trên, tác giả nhận định chuyển mã không những là một hiện tượng ngôn ngữ tự nhiên mà còn là hiện tượng ngôn ngữ- xã hội phổ biến (Nilep, C., 2006 [87])

Tiếp theo những nghiên cứu khởi đầu đó là hàng loạt các nghiên cứu khác về hiện tượng chuyển mã Theo những gì mà chúng tôi tiếp cận được, có ba lĩnh vực liên quan đến chuyển mã được các học giả trên thế giới quan tâm, đó là:

(1) Các nghiên cứu theo hướng tiếp cận tâm lí học xã hội (the social psychological approach);

(2) Một số nghiên cứu đặc tính (identity) của hiện tượng chuyển mã; và

(3) Hiện tượng chuyển mã và các ảnh hưởng của hiện tượng này lên các tương tác hội thoại

(1) Các nghiên cứu theo hướng tiếp cận tâm lí học xã hội (the socio- psychological approach)

Trang 19

16

Đây là một hướng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu theo đuổi Hai mô hình quan trọng được biết đến nhiều nhất theo hướng này là Mô hình đánh dấu và

Mô hình Khung ngôn ngữ ma trận

a Tính đánh dấu (markedness) là khái niệm được các tác giả nổi tiếng thuộc trường phái ngôn ngữ học cấu trúc (structural linguistics) nhắc đến từ nửa đầu thế

kỷ XX như Trubetzkoy (1939-1969); Jakobson (1979); Battistella (1990, 1996) Myers-Scotton (1993) đã kế thừa và vận dụng khái niệm này để nghiên cứu và tìm

ra những đặc điểm thuộc về bản chất của hiện tượng chuyển mã xuất hiện trong các cộng đồng đa ngữ (multilingual community) và khái quát nó thành một thứ “mô hình” gọi là “mô hình đánh dấu” (the markedness model) Theo tác giả, mỗi ngôn ngữ trong các cộng đồng đa ngữ đều đóng một vai trò xã hội đặc biệt Tương tác trong hội thoại là một quá trình điều chỉnh mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên tham gia, và theo đó, cả của các ngôn ngữ tham gia (Myers-Scotton,

1993 [80])

Trong quá trình giao tiếp, nếu mã ngôn ngữ đặc trưng của cả cộng đồng được lựa chọn và sử dụng thì điều đó có nghĩa là giữa người nói và người nghe có một mối quan hệ thân thiết Còn khi người nói chuyển mã sang ngôn ngữ đại diện cho quyền lực và địa vị trong cộng đồng đó thì ắt mã ngôn ngữ đó sẽ khiến mối quan hệ giữa người nói và người nghe trở lên khách sáo, xã giao và xa cách Người giao tiếp thường vận dụng các mã ngôn ngữ này nhằm hạ thấp địa vị của người nghe hoặc khi muốn nâng cao địa vị của bản thân (Myers-Scotton, 1993 [80]) Như vậy, việc xác định ý nghĩa xã hội của việc lựa chọn mã ngôn ngữ cũng như những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng luân phiên sử dụng các mã hoàn toàn dựa vào quyền và nghĩa vụ của người tham gia hội thoại (participant rights and obligations) Đánh giá

về mô hình này, Auer (1998) không đồng tình vì cho rằng nó phụ thuộc quá nhiều vào những tri thức bên ngoài ngôn ngữ khi phải giả định về những gì người nói nhận thức được và tin tưởng Auer lập luận rằng người nghiên cứu hoàn toàn có thể giải thích được hành vi chuyển mã theo mô hình đánh dấu mà không nhất thiết phải

có những hiểu biết về việc sử dụng ngôn ngữ của người nói bên ngoài hội thoại ấy (nghĩa là tình huống hội thoại có chuyển mã) (Auer, P., 1998a [51])

Trang 20

17

Tuy vậy, mô hình đánh dấu có lẽ vẫn là mô hình có hiệu lực và ngày càng được phát triển một cách hoàn chỉnh hơn để giải thích các động cơ dẫn đến hành vi chuyển mã Trong các công trình nghiên cứu sau này, Myers-Scotton và các cộng sự tiếp tục cải tiến mô hình này theo hướng phù hợp và nhất quán với các nghiên cứu hiện hành về lĩnh vực tiếp xúc ngôn ngữ (chẳng hạn như nghiên cứu của Myers-Scotton năm 1998; Myers-Scotton & Bolonyai năm 2001) hay tuân theo lí thuyết chuẩn ngôn ngữ (Standard theory of linguistics) của Chomsky năm 1965 trong các nghiên cứu Myers-Scotton & Jake năm 2001 và Jake, Myers-Scotton & Gross năm

2002 (Nilep, C., 2006 [87])

b Mô hình khung ngôn ngữ ma trận (Matrix Language Frame model) là một

mô hình rất nổi tiếng trong nghiên cứu chuyển mã ngôn ngữ Mô hình này cũng do Myers-Scotton đề xuất lần đầu tiên năm 1999 và được hoàn thiện thêm vào năm

2002 (Myers-Scotton 1999, 2002 [82, 83]) Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã bàn luận về các nghiên cứu đi trước liên quan đến hiện tượng chuyển mã

và cho rằng những nghiên cứu đi trước, do thiếu những cơ sở lí thuyết đặc hiệu nên

đã có những lí giải chưa thật thoả đáng về hiện tượng này Dựa trên những khảo sát của mình, Myers-Scotton đã đề xuất mô hình Khung ngôn ngữ ma trận (Matrix Language Frame model) như là một phương pháp cơ bản để tiếp cận sự sản sinh hiện tượng chuyển mã.Khác với các nghiên cứu trước đây là chỉ đơn thuần mô tả những biểu hiện bề mặt của hiện tượng chuyển mã, nghiên cứu của bà, do có một

mô hình lí thuyết cơ động và có sức giải thích lớn, đã làm bộc lộ được bản chất bên trong và những cơ chế tương tác ngữ pháp trong cấu trúc sâu của ngôn ngữ để lí giải

sự biến đổi của hai ngôn ngữ tham gia vào các phát ngôn chuyển mã Từ khi ra đời đến nay, mô hình Khung ngôn ngữ ma trận vẫn được xem là nguyên lí trung tâm, là

cơ sở lí luận quan trọng mà các nhà ngôn ngữ học áp dụng để lí giải hiện tượng

chuyển mã

(2) Một số nghiên cứu đặc tính (identity) của hiện tượng chuyển mã

Trong khi Myers-Scotton và các cộng sự nghiên cứu mô hình đánh dấu với mong muốn có thể lí giải hiện tượng chuyển mã một cách khái quát và có hệ thống thì các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác như ngôn ngữ học nhân học (linguistic anthropology), ngôn ngữ học xã hội (sociolingusitics) và các lĩnh vực nghiên cứu

Trang 21

18

liên quan của ngôn ngữ học xã hội văn hóa (socioculture linguistics) cũng cung cấp những kiến thức chung về hiện tượng chuyển mã trong những văn cảnh cụ thể Chẳng hạn, các nhà dân tộc học tiêu biểu là Monica Heller (1999)-xem xét hiện tượng chuyển mã như một chiến lược giao tiếp mang tính chính trị Tác giả lí giải rằng ngôn ngữ có xu hướng liên kết các tình huống của người nói, do đó, họ sử dụng nhiều ngôn ngữ trong cùng một cuộc giao tiếp và điều này cho phép người nói đạt được nhiều mục đích giao tiếp hơn Do đó, người Anglophone (tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ) sinh sống ở vùng Quebec thuộc Canada thường xuyên chuyển mã Anh-Pháp nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày với những người trong cộng đồng, lại vừa có cơ hội đạt được một vị trí trong một đoàn thể nào đó do vùng này chịu sự kiểm soát của cộng đồng Pháp ngữ

Lịch sử các nghiên cứu về hiện tượng chuyển mã trong ngôn ngữ học xã hội

có lẽ bắt đầu từ công trình “Social meaning in linguistic structures” của hai tác giả Bloom và Gumperz năm 1972 (Nilep, C., 2006 [87]) Hai nhà nghiên cứu tiến hành

mô tả tiếng Na Uy và tiếng Ranamal trong cộng đồng sinh sống ở vùng Hemnesberget-gồm 1.300 người dân thuộc phía bắc của Na Uy Hai ngôn ngữ này được mô tả như hai mã ngôn ngữ rất khác biệt thông qua các phân tích về sự khác biệt âm vị học (phonological differences), khác biệt về hình thái học (morphological differences) và từ vựng (lexical) kết hợp với quan niệm truyền thống của người dân bản địa coi đây là hai biến thể riêng biệt và họ luôn duy trì các hình thức riêng biệt của hai biến thể này Sau quá trình quan sát, điều tra và phân tích, Bloom và Gumperz đã giới thiệu hai thuật ngữ rất quan trọng về hiện tượng chuyển mã là

chuyển mã ẩn dụ (metaphorical code-switching) và chuyển mã ngữ cảnh (situational

code-switching)-một số nhà nghiên cứu Việt Nam gọi là chuyển mã tình huống

(Nguyễn Văn Khang, 2012 [31]) Hai khái niệm cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong các nghiên cứu sau này Họ cho rằng Bloom và Gumperz đã sai sót khi cho phân tích tiếng Na Uy và Ranamal là hai mã ngôn ngữ riêng biệt, kéo theo kết quả nghiên cứu chưa mang tính thuyết phục Vấn đề cần giải quyết ở đây là việc xác định rõ mã ngôn ngữ và các tình huống giao tiếp có xuất hiện các hành vi chuyển mã Và quan trọng hơn, khi nào là chuyển mã ẩn dụ và khi nào là chuyển

mã ngữ cảnh, điều đó thật khó phân định rạch ròi Do vậy, các nhà nghiên cứu sau

Trang 22

19

này dường như né tránh việc phân định chuyển mã ẩn dụ với chuyển mã ngữ cảnh

Một thập kỷ sau đó, trong nghiên cứu năm 1982, Gumperz đã chuyển sang dùng

thuật ngữ chuyển mã hội thoại (conversational code switching) Tác giả cũng thừa

nhận rằng dựa trên bộ phân loại của mình (Gumperz nhấn mạnh), các nhà nghiên cứu đã gặp rất nhiều khó khăn để xác định sự lựa mã trong các tình huống hội thoại

khác nhau là ẩn dụ hay ngữ cảnh Hạn chế của lưỡng phân này vẫn tiếp tục bộc lộ

trong nghiên cứu ở nhiều cộng đồng khác nhau và càng về sau, sự ứng dụng mô hình này có xu hướng không phổ biến như trước nữa

(3) Hiện tượng chuyển mã và các ảnh hưởng của hiện tượng này lên các tương tác hội thoại (the effect of code-switching on talk in interaction)

Điển hình cho các nghiên cứu theo lĩnh vực này là công trình năm 1996 của Ochs, Schegloff & Thompson Bằng cách quan sát các diễn ngôn một cách chi tiết hơn, ba nhà nghiên cứu mong muốn tìm hiểu các dấu hiệu của ngôn ngữ học tương tác (interactional linguistics) trong các giao tiếp hàng ngày thông qua các phân tích hội thoại Cụ thể, các nghiên cứu tiến hành mô tả vị trí chuyển mã ngôn ngữ (the place of code-switching) trong các lượt lời (turn) và các chuỗi nối tiếp (sequence) đồng thời tìm hiểu phương thức của sự luân phiên ngôn ngữ (language alternation) chẳng hạn như các dấu hiệu ngữ cảnh hóa (contextualization cues) nhằm đem đến hiểu biết sâu hơn về ngữ cảnh có liên quan đến các diễn ngôn có chuyển mã (Nilep, C., 2006 [87])

Khi tiến hành phân tích về nhóm trẻ em người Ý di cư đến Đức trong nghiên cứu năm 1984, Auer đã không tìm thấy mối tương quan đáng kể nào giữa chủ đề (topic) hội thoại với ngôn ngữ được sử dụng (language use) trong hội thoại đó Với phát hiện này, Auer cũng một lần nữa cho rằng quan niệm của Gumperz (1972) về chuyển mã ngữ cảnh là chưa hợp lí Trong khi Gumperz kết luận chuyển mã không mang ý nghĩa xã hội do hiện tương này là hệ quả cần thiết của một số các tham số tình huống thì Auer lập luận rằng tình huống được tạo ra thông qua các phát ngôn,

và do đó, hình thức của phát ngôn của từng chủ thể sẽ giúp các nhà phân tích xác định được ngữ cảnh của giao tiếp (Auer, P., 1998a [51])

Ngoài những chức năng tương tác, các nghiên cứu của Wei (1998), Gafaranga (2001) cũng tiến hành kiểm chứng các biến thể ngôn ngữ (language

Trang 23

20

variety) được dùng trong chuyển mã như thế nào để tạo ra các yếu tố riêng biệt của từng tình huống tương tác, đặc điểm của chủ thể phát ngôn hay bối cảnh có liên quan đến hội thoại đang diễn ra (Wei, L., 1998 [99])

Không đồng quan điểm với các học giả nêu trên, Stroud (1998) đã phê phán cách tiếp cận hiện tượng chuyển mã quá phụ thuộc vào các phân tích hội thoại Ông nhận định các học giả đi trước đã bỏ qua các yếu tố liên quan đến văn hóa của người bản xứ khi phân tích hiện tượng chuyển mã Nếu không căn cứ vào các thông tin văn hóa mà cụ thể là vốn ngữ liệu của phát ngôn thì khi tiến hành nghiên cứu, các phân tích rất có thể sẽ bỏ qua các yếu tố về mặt ý nghĩa hay chức năng của các

mã được chuyển (Nilep, C., 2006 [87])

Như vậy, có thể nói, chuyển mã là một hiện tượng cực kỳ phổ biến trên thế giới từ các thập kỷ cuối của thế kỷ XX và nhận được sự quan tâm sôi động rất nhiều nhà nghiên cứu Nhiều hướng nghiên cứu, nhiều cách tiếp cận đã được hình thành

để hy vọng có thể tìm ra được những đặc trưng bản chất, những quy luật ngôn ngữ,

xã hội, tâm lí chi phối hiện tượng rất phổ biến này Theo các hướng tiếp cận khác nhau, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, nhiều mô hình giải thích đã được đề xuất

và thử nghiệm.Hướng tiếp cận nào, mô hình nào cũng có lí do tồn tại và có những hạt nhân hợp lí của nó Nhưng tất nhiên, mô hình nào cũng khó tránh khỏi những hiện tượng trung gian, khó giải quyết một cách triệt để Chẳng hạn, lưỡng phân

chuyển mã ẩn dụ với chuyển mã ngữ cảnh mà Bloom và Gumpers để xuất ban đầu

tưởng rất hợp lí nhưng càng áp dụng càng bộc lộ những hạn chế khó vượt qua về khả năng phân định rạch ròi giữa hai tiểu loại Hay, mô hình đánh dấu của Myers-Scotton, mặc dầu được áp dụng rộng rãi hơn nhưng cũng không thể tránh khỏi lúc này lúc khác còn ít nhiều chủ quan Cho đến thời điểm này, hầu hết các nghiên cứu chuyển mã trên thế giới vẫn có xu hướng áp dụng mô hình Khung ngôn ngữ ma trận một cách rộng rãi và phổ biến do năng lực đi sâu vào bản chất hiện tượng của nó

Cũng vì những lí do nêu trên, và theo xu hướng chung, luận án của chúng tôi

sẽ áp dụng mô hình Khung ngôn ngữ ma trận là chủ yếu để lí giải những đặc điểm của hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt Bên cạnh mô hình này, để nghiên cứu và lí giải các động cơ chuyển mã, chúng tôi sẽ áp dụng mô hình đánh dấu dù mô hình này còn ít nhiều chủ quan Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức

Trang 24

Vấn đề đầu tiên cần lí giải là những nội dung được trình bày trong mục này Nếu

ở mục trước, chúng tôi đã trình bày tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển mã trên thế giới thì ở mục này, theo logic chung, chúng tôi sẽ phải trình bày tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển mã ở Việt Nam Tuy nhiên, vấn đề mà đề tài đang bàn đến có một đặc thù là có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng chuyển mã không được thực hiện ở Việt Nam (có nghĩa là trên thế giới, và theo logic tư duy thông thường thì phải xếp vào mục “Những nghiên cứu trên thế giới”) mà được thực hiện

ở nước ngoài (như Mỹ, Úc) nhưng trên ngữ liệu tiếng Việt (chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt) và có cả chủ thể của hành vi chuyển mã lẫn chủ thể thực hiện nghiên cứu chuyển mã là người Việt (chủ yếu thuộc các cộng đồng di cư và một bộ phận là các nhà nghiên cứu trong nước thực hiện các chuyến nghiên cứu ở nước ngoài) Đối tượng nghiên cứu ấy khiến chúng tôi băn khoăn về việc nên xếp chúng vào đâu trong dòng chảy chung của những nghiên cứu đã thực hiện Sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định xếp những nghiên cứu trên ngữ liệu tiếng Việt, cả ở các cộng đồng Việt di cư ra nước ngoài và cả ở các cộng đồng Việt tại Việt Nam vào một nhóm để thấy được diễn biến những quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với cùng một đối tượng, trên cùng một phạm vi ngữ liệu

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy tiếng Anh bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ thời

kì Pháp thuộc, sau Cách mạng Tháng Tám Tuy nhiên sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Anh ở giai đoạn này chưa mạnh mẽ bởi lúc đó tiếng Việt đang chịu sự ảnh hưởng lớn từ tiếng Pháp trên nhiều lĩnh vực của đời sống Chỉ từ năm 1986 đến nay, khi kinh tế thị trường mở cửa với xu thế toàn cầu hóa, tiếng Anh ngày càng thâm nhập vào đời sống ngôn ngữ của người Việt cùng với vị trí là ngôn ngữ mang tính quốc tế của nó (Nguyễn Văn Khang, 2007 [29]) Trong bối cảnh đó, mọi phương diện của đời sống đều bị tác động mạnh như chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa,

Trang 25

22

trong đó ngôn ngữ là thành phần chịu tác động mạnh mẽ hơn cả Có lẽ đây là lí do phải đến những năm cuối thế kỷ XX trở đi các nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ, giao thoa văn hóa, vay mượn từ vựng và đặc biệt là hiện tượng chuyển mã trên ngữ liệu tiếng Việt và ở Việt Nam mới thực sự được các học giả Việt Nam quan tâm và thảo luận Đa số các tác giả, các nhà nghiên cứu đều là người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Úc Mãi đến sau này, một số nhà nghiên cứu tại Việt Nam mới có điều kiện thực hiện một số nghiên cứu

về hiện tượng này Các công trình nghiên cứu đều có chung một đường hướng tiếp cận cơ bản là hướng tiếp cận của ngôn ngữ học xã hội có lẽ do nhận thức đây là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội đặc trưng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa Vì vậy, khi tổng thuật các công trình nghiên cứu này, chúng tôi thấy việc tổng thuật theo các bình diện của ngôn ngữ có lẽ là một cách tổng thuật hợp lí hơn cả Theo cách này, có thể thấy nổi bật một vài hướng nghiên cứu sau đây:

(1) Hướng nghiên cứu cấu trúc hình thức của các thành phần mã tiếng Anh trong các ngôn phẩm tiếng Việt

Tiêu biểu và sớm hơn cả phải kể đến nghiên cứu của Hồ Đắc Túc-một trong những người Việt ở nước ngoài đầu tiên xem xét hiện tượng song ngữ Việt-Anh một cách có hệ thống Công trình “Vietnamese-English Bilingual: Patterns of Code-switching” được nhà xuất bản Routledge Studies in Asian Linguistics, in thành sách năm 1997 là một sự mở hướng quan trọng cho những nghiên cứu sau này về hiện tượng chuyển mã Việt-Anh ở Việt Nam trong đó có nghiên cứu của chúng tôi Trong nghiên cứu của mình, tác giả bàn về những nguyên tắc phổ quát chế ngự sự phân bố của chuyển mã nội câu (intra-sentential code-switching) và chuyển mã liên câu (inter-sentential code-switching) Ở phương diện ngữ âm, tác giả cũng ít nhiều bàn đến sự chi phối của hệ thống thanh điệu tiếng Việt đối với việc phát âm các từ ngữ tiếng Anh của người Việt song ngữ trong môi trường mà tác giả sinh sống

Theo hướng nghiên cứu cấu trúc của các đơn vị mã, có thể kể đến Nguyễn Văn Khang (2012), Trịnh Cẩm Lan (2014) và chúng tôi (2013), Vũ Anh Thư (2014) với những phác thảo bước đầu về đặc điểm cấu trúc của các thành phần mã tiếng Anh khi được chèn vào các phát ngôn tiếng Việt Kết quả bước đầu cho thấy, trong

số các thành phần mã đó, thành phẩn mã là từ chiếm tỉ trọng lớn nhất Các đơn vị

Trang 26

cư và sinh sống tại một quốc gia nói tiếng Anh trong một thời gian dài và nhận thấy

họ thường chuyển mã sang tiếng Anh khi chào hỏi hay xưng hô với người mới đến Theo ông, có thể xem đây là sự lựa chọn tối ưu trong tình huống này để tránh sự hiểu lầm, bởi lẽ nếu xưng hô bằng tiếng Việt, họ phải căn cứ vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, mối quan hệ giữa các thành viên tham gia giao tiếp… Trong trường hợp này, việc chuyển mã sang tiếng Anh được sử dụng cho mục đích xưng

hô chung chung tương tự như mục đích xã giao để giải tỏa áp lực khi phải lựa chọn

từ ngữ xưng hô sao cho hợp lí Ngoài mục đích giảm áp lực khi lựa chọn đại từ xưng hô sao cho phù hợp trong tiếng Việt, tác giả còn tìm thấy nguyên nhân của hiện tượng chuyển mã từ tiếng Việt sang tiếng Anh của cộng đồng người Việt ở hải ngoại vì mục đích tương thích về nhận thức âm vị học giữa thanh sắc, thanh ngang trong tiếng Việt kết hợp với các âm tiết có trọng âm, không có trọng âm của tiếng Anh

Cũng theo hướng này, tiến hành nghiên cứu hiện tượng và phương thức chọn

mã, chuyển mã và trộn mã của thế hệ thứ hai trong một cộng đồng dân cư gốc Việt

ở Úc giai đoạn 2004-2006, Thái Duy Bảo (2008, 2011) nhận định mạng lưới xã hội, yếu tố nghề nghiệp, nhóm tuổi và phạm vi gắn kết với xã hội tiếp cư là cơ sở quyết định phạm trù ngữ nghĩa của các từ loại trong chuyển mã và hòa mã (trộn mã) (2011) Tiếng Việt-với tư cách là ngôn ngữ tiếp nhận thích ứng ở cấp độ từ vựng và

cú pháp không phải là điều gây chú ý do tính chất loại hình học của tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập Cùng với nghiên cứu ở nhiều cộng đồng khác, nghiên cứu này

Trang 27

24

cũng góp phần làm giàu cứ liệu cho lí thuyết Ngôn ngữ Ma trận (The matrix language hypothesis) của Myers-Scotton từ những năm cuối của thế kỷ XX về cái gọi là ngôn ngữ ưu thế (dominant language) và ngôn ngữ thứ yếu hay ngôn ngữ kém ưu thế (weak language)

Trong trường hợp này, tiếng Anh là ngôn ngữ nhúng (embedded language) hoàn toàn chịu sự chi phối của tiếng Việt với vai trò là ngôn ngữ ma trận (matrix language)

Ví dụ 1: Du đã book (+0) bác sỹ cho mi chưa vậy?

(không có hiện tượng biến đổi ngữ pháp (thì quá khứ) đối với book)

Ví dụ 2: Cho mình 2 sandwich (+0) đi nhé!

(không có biến đổi ngữ pháp hình thức số nhiều đối với sandwich)

Tác giả còn nhấn mạnh rằng trong một số trường hợp, khi chủ thể chuyển mã

tỏ ra thích ứng quá mức thì điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chuyển

mã hay trộn mã đôi khi có phần tùy tiện, phi chuẩn mực, tạo ra những yếu tố xa lạ, không xác định được ở cả hai ngôn ngữ.Minh chứng là một trong những mẫu quảng cáo trên một tờ báo địa phương dưới đây:

Ví dụ 3: Hoàn thành Komplit kitchens

(“complete” trở thành “komplit” trong khi “kitchen” giữ nguyên dạng như ban đầu là “kitchens” dưới hình thức số nhiều) (Thái Duy Bảo, 2011[3])

Cũng trong nghiên cứu này, Thái Duy Bảo cũng có những phát hiện tương tự như trong công trình của Hồ Đắc Túc (1997) khi nhận thấynhiều đối tượng thổ lộ (nhất là đối tượng trẻ) rằng họ cảm thấy áp lực trong việc xác định từ xưng gọi thích

ứng trong tiếng Việt-vốn được chế ước chặt chẽ hơn so với “you” và “me” trong

tiếng Anh

“….hổng có you, me, I gì hết, hổng có… tôn trọng người lớn gì hết trơn há

Bởi zậy, em thấy với người lớn là phải thưa chú, thưa bác, thưa cô…”(Thái

Duy Bảo, 2011 [3])

Ngoài ra, các yếu tố bản sắc như bối cảnh song ngữ, thái độ tuân thủ theo lễ giáo gia đình, mối quan hệ tương thân cũng gắn liền với quyết định chọn mã hay chuyển mã của các đối tượng này Chủ thể phát ngôn buộc phải lựa chọn mã ngôn

Trang 28

25

ngữ phù hợp với những điều “buộc phải làm” và có “bổn phận phải làm” dựa trên nền tảng bản sắc nhóm Họ sẵn sàng chuyển mã sang ngôn ngữ cội nguồn để biểu hiện mối quan hệ tương thân-ngầm ẩn như một biện pháp tự vệ nhóm Dựa trên vốn ngữ liệu thu thập được, tác giả kết luận rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển mã là năng lực ngôn ngữ của từng cá nhân còn nhiều hạn chế (Thái Duy Bảo, 2011 [3])

Cũng theo hướng nghiên cứu dụng học của chuyển mã, không thể không kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương năm 2012-“English-Vietnamese bilingual code-switching in conversations: How and why” Tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu khi nào chủ thể phát ngôn chuyển mã, họ chuyển mã như thế nào và tại sao họ lại có hành vi chuyển mã trong các phát ngôn của mình Sau khi phân tích sơ bộ vốn ngữ liệu là các cuộc trò chuyện của một nhóm nữ sinh Việt Nam sinh sống và học tập tại Hawaii được ghi âm lại, tác giả nhận thấy sự hạn chế trong việc sử dụng thành thạo một trong các ngôn ngữ tham gia giao tiếp và thói quen sử dụng một số thuật ngữ có sẵn của một ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển mã Phát hiện này cũng hoàn toàn chia sẻ với nhận định của Thái Duy Bảo (2008, 2011) mà chúng tôi đã đề cập ở trên Quan trọng hơn, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển mã là một phương thức giao tiếp hiệu quả để những người song ngữ Việt-Anh đạt được mục đích giao tiếp Cụ thể, chủ thể phát ngôn vận dụng một cách linh hoạt các mã chuyển để tạo hiệu ứng nghĩa tiềm ẩn, thay đổi chủ đề, thể hiện tính đoàn kết, tính hài hước, tính hình thức, để hợp thức cách xưng

hô trong nhóm hay để phản ứng lại một hành động bất ngờ (Nguyễn Thanh Phương,

2012 [85])

Những phát hiện trên một lần nữa ủng hộ các kết quả nghiên cứu đi trước về hiện tượng chuyển mã khi nhận định rằng đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà hiện tượng này là một trong những chiến lược giao tiếp được người song ngữ sử dụng trong các phát ngôn của mình

Cùng đối tượng nghiên cứu như Thái Duy Bảo-là cộng đồng Việt di cư đến

Úc, Trịnh Cẩm Lan trong nghiên cứu năm 2014 tiến hành tìm hiểu một khía cạnh khác của hiện tượng chuyển mã; đó là chuyển mã với tư cách là một chiến lược giao tiếp từ bình diện dụng học Tiếp thu những phát hiện của các nhà nghiên cứu đi

Trang 29

26

trước kết hợp với những kết quả nghiên cứu của mình, tác giả nhận định ẩn sau hành vi chuyển mã ngôn ngữ trong cộng đồng Việt di cư đến Úc là những chiến lược giao tiếp: người song ngữ sử dụng chuyển mã như một chiến lược nhằm xóa nhòa rào cản ngôn ngữ giữa các thành viên trong gia đình; chuyển mã như một chiến lược tô đậm bản sắc cá nhân, bản sắc nhóm hay chuyển mã như một chiến lược giao tiếp liên nhân Ở một mức độ nhất định, các kết quả này cũng góp thêm một vài cứ liệu ủng hộ những kết luận cũng như các giả thiết đã tồn tại về những chiến lược giao tiếp ẩn sau hành vi chuyển mã ngôn ngữ dựa trên tư liệu từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài Tác giả cũng mong muốn thấy được một phần chân dung tiếng Việt được sử dụng trong các cộng đồng gốc Việt ở hải ngoại có những đặc điểm khác với tiếng Việt ở Việt Nam như thế nào (Trịnh Cẩm Lan, 2014 [39])

Nguyễn Hạ Quyên (2011) tập trung nghiên cứu đối tượng trong độ tuổi từ 13-19 (nhóm tuổi vị thành niên) bởi theo tác giả, ở Việt Nam, nhóm tuổi này được gia đình tạo điều kiện sinh sống, học tập và làm việc trong môi trường đa ngữ Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng chuyển mã xảy ra gần như trong mọi mặt của hoạt động giao tiếp và trong số các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như chủ thể phát ngôn không tìm được từ tương ứng trong tiếng Việt; diễn tả trạng thái cảm xúc khó biểu đạt bằng tiếng Việt; nhấn mạnh mục đích phát ngôn; nhu cầu thực hành ngôn ngữ hay để tránh người ngoài nhóm hiểu nội dung cuộc đối thoại thì có hai nguyên nhân chủ yếu là chủ thể phát ngôn muốn theo xu thế và do yêu cầu học tập hay công việc (Nguyễn Hạ Quyên, 2011 [86])

Dựa trên dữ liệu thu thập từ 11 trang thông tin điện tử, thu âm, bảng câu hỏi trên 200 khách thể nghiên cứu đến từ 20 công ty, văn phòng làm việc trải dài ba thành phố Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, Lưu Quý Khương và Trần Thị Thanh Phúc trong nghiên cứu năm 2014 nhận thấy chuyển mã tiếng Anh có thể được sử dụng như một công cụ hữu ích nhằm duy trì và tăng cường hiệu quả giao tiếp tiếng Việt Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ chuyển mã tiếng Anh cũng được người nói sử dụng một cách triệt để như những chiến lược giao tiếp nhằm xây dựng bản sắc nhóm tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và truyền tải các thông tin được cập nhật và chính xác Tuy vậy, nghiên cứu nhận định phải căn cứ vào đối

Trang 30

Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, hầu hết các nghiên cứu chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt vẫn chỉ là những nghiên cứu trên cơ sở một vài hiện tượng tản mạn mà các tác giả quan sát được Tất cả các nghiên cứu hầu hết chưa phải là các nghiên cứu một cách hệ thống ở một bình diện nào đó trên cơ sở một hướng tiếp cận nào đó Đây chính là nhân tố thúc đẩy chúng tôi thực hiện một nghiên cứu mang tính hệ thống hơn theo một hướng tiếp cận nhất quán để tìm ra bản chất và những cơ chế ngôn ngữ, xã hội, tâm lí bên trong của hiện tượng này từ các bình diện ngữ pháp, ngữ dụng và thái độ ngôn ngữ

thể hơn, Ronald Wardaugh định nghĩa mã ngôn ngữ (gọi tắt là mã) là một hệ thống

dùng cho giao tiếp giữa hai hoặc nhiều hơn các bên tham gia trong bất kì hoàn cảnh nào Hay, mã cũng có thể được xem là một hệ thống các phương tiện nói năng, và là

sự gắn kết các thành tố ngôn ngữ với những đặc điểm riêng biệt, với hoàn cảnh của người nói, mối quan hệ giữa người nói với người đối thoại và cảnh huống

(Poedjosoedarmo, 2013) Tác giả nhấn mạnh mã không chỉ dùng để nói về một

ngôn ngữ nào đó mà còn để chỉ những biến thể của ngôn ngữ gồm phương ngữ hay phong cách (Erman, B., 2003 [55])

Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Khang và Trịnh Cẩm Lan đều có chung quan điểm

trong công trình nghiên cứu năm 2007, 2012 khi cho rằng mã (code) vốn là một

thuật ngữ trong công nghệ thông tin với nghĩa là hệ thống các từ, chữ cái, ký hiệu…

Trang 31

28

để biểu đạt thông tin hay ghi lại thông tin một cách vắn tắt Các nhà nghiên cứu

ngôn ngữ học dùng thuật ngữ này với nghĩa hệ thống các tín hiệu có thể truyền đạt

thông tin (Nguyễn Văn Khang, 2012 [31]; Trịnh Cẩm Lan, 2007 [37])

Trong cuốn “777 khái niệm ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp nhận định

thuật ngữ mã được dùng để chỉ một ngôn ngữ hay một phương ngữ cụ thể mà một

cá nhân nào đó sử dụng trong bất kỳ tình huống nào Theo tác giả, thuật ngữ mã

trong lĩnh vực ngôn ngữ học nói chung là để chỉ một ngôn ngữ hay một phương ngữ [Nguyễn Thiện Giáp, 2010 [20]) Về khía cạnh này, nghiên cứu của chúng tôi nhìn

mã với tư cách là một ngôn ngữ khi người nói có hành vi chuyển mã từ ngôn ngữ

này sang ngôn ngữ khác trong giao tiếp Mã với tư cách là một phương ngữ nằm

ngoài phạm vi nghiên cứu của chúng tôi

Để phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, con người thường lựa chọn một mã ngôn ngữ hay một phương ngữ nào đó khi giao tiếp Dựa trên cơ sở năng lực giao tiếp và phương thức biểu đạt hiện thực khách quan, Bernstein (1972)-một nhà xã hội học người Anh cho rằng về tính chất, ngôn ngữ của con người có thể

chia thành hai mã khác nhau là mã hữu hạn và mã phức tạp (Nguyễn Văn Khang,

2012 [31])

Mã hữu hạn (restricted code) là loại mã có kết cấu đơn giản, sử dụng nhiều

đại từ nhân xưng và câu hỏi phụ.Loại mã này thường được sử dụng trong các cuộc nói chuyện giữa các thành viên trong gia đình hay giữa bạn bè thân quen bởi mã hữu hạn chỉ có khả năng thể hiện các đặc trưng cộng đồng xã hội của người giao

tiếp chứ không thể hiện cá tính của người giao tiếp Mã phức tạp (elaborated code)

là loại mã có kết cấu tương đối phức tạp, sử dụng nhiều tính từ, động từ, hình thái từ

bị động, ít dùng phó từ và đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất Khi sử dụng loại mã này, người nói muốn truyền tải nội dung thông tin thể hiện đặc trưng cá tính của người nói mà không phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể (Nguyễn Văn Khang, 2012 [31])

Với những đặc điểm nêu trên, việc sử dụng mã hữu hạn và mã phức tạp trên thực tế hoàn toàn trùng khớp với kết quả khảo sát ngôn ngữ của Bernstein (1972) Tác giả nhận định, do tầng lớp trung lưu trong xã hội cần phải phát huy tối đa tư duy lô gíc, trừu tượng để tự định hướng và phát triển nghề nghiệp cho mình nên họ thường ưa sử dụng mã phức tạp với cách nói vòng vo, sử dụng các từ ngữ trừu

Trang 32

29

tượng Trong khi đó, tầng lớp công nhân lại quen sử dụng các mã hữu hạn trong các phát ngôn của mình bởi đặc thù công việc có mục đích rõ ràng, họ phải tuân theo các quy định có sẵn và kết quả là phải hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được giao Chính đặc thù công việc khác nhau dẫn tới việc sử dụng các mã ngôn ngữ khác nhau trong xã hội (Nguyễn Văn Khang, 2012 [31])

1.2.1.2 Sự lựa chọn mã trong giao tiếp

Giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, là quá trình vận dụng ngôn ngữ, quá trình hành chức của ngôn ngữ Thực tế, như chúng ta đã biết, con

người trong quá trình giao tiếp luôn có nhu cầu và đôi khi buộc phải có sự lựa chọn

ngôn ngữ (language choice) Do đó, lựa chọn được coi là bản chất của việc vận

dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp ngôn ngữ

Ở nhiều khu vực trên thế giới, việc sử dụng cùng lúc nhiều ngôn ngữ được coi là hiện tượng bình thường trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với xã hội song ngữ, đa ngữ Theo đó, người nói có thể dùng ngôn ngữ A để giao tiếp hàng ngày trong phạm vi gia đình, làng xóm; ngôn ngữ B cho mục đích kinh doanh, buôn bán; ngôn ngữ C để giao tiếp ở những môi trường khác Thậm chí, trong cùng một phạm vi giao tiếp, với cùng một đối tượng giao tiếp, vẫn có thể tồn tại hiện tượng có cùng một lúc hơn một ngôn ngữ (hai hoặc hơn hai) được sử dụng Mỗi cá nhân trong cuộc giao tiếp đều có ý thức về thứ ngôn ngữ mà mình sử dụng và đều chủ động lựa chọn ngôn ngữ phù hợp nhất với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp

và mục đích giao tiếp Có thể nói, tuỳ thuộc vào các nhân tố ngữ cảnh như môi trường, đối tượng, mục đích, ý định, chiến lược… khác nhau mà có sự lựa chọn ngôn ngữ khác nhau Ngữ cảnh quyết định việc lựa chọn ngôn ngữ Với những xã hội sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ (hoặc một biển thể), người nghiên cứu cần biết người nào sử dụng ngôn ngữ nào, vào khi nào và với mục đích gì nếu ta muốn thích nghi tốt trong giao tiếp với các thành viên thuộc xã hội đó Thậm chí, ngay trong một cuộc hội thoại hay phát ngôn, người nói cũng có ý thức lựa chọn mã tùy theo các biến xã hội Đây là cơ sở tạo nên hiện tượng chuyển mã, trộn mã, vay mượn trong giao tiếp ngôn ngữ

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, người nói nhiều hơn một ngôn ngữ (ví dụ: người nói song ngữ) có khả năng chuyển mã hoặc kết hợp nhiều

Trang 33

có hành vi thay thế một từ hoặc cụm từ ở một ngôn ngữ bằng một từ hoặc một cụm

từ ở một ngôn ngữ khác trong cùng một câu Nhưng cũng có khi, một câu hoàn chỉnh có thể được nói bằng một ngôn ngữ trong khi câu tiếp theo được nói bằng một ngôn ngữ khác Hiện tượng này rất phổ biến trong các xã hội song/ đa ngữ (Auer, P., 1998a [51])

Wei (1998) đã chứng minh rằng đối với người sử dụng hai ngôn ngữ, chuyển

mã không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên.Chuyển mã được xem như là một hoạt động có nhiều mục đích và thực hiện các chức năng nhất định trong một cuộc trò chuyện (Gumperz, 1971; Myers-Scotton, 1983, 1988, 1989; Hoffman, 1991) Và theo Alicja Witalisz, đây là một trong những biểu hiện quan trọng của toàn cầu hóa ngôn ngữ vì hiện tượng này có một tỉ lệ không nhỏ ở nhiều cộng đồng trên thế giới

Sử dụng nhiều ngôn ngữ là một trong những xu hướng phổ biến trong thế giới hiện đại (Nilep, C., 2006 [87])

Trong công trình nghiên cứu của mình, Grosjean (1982) đã đưa ra một phác thảo ngắn gọn nhưng toàn diện về các yếu tố có khả năng giải thích hay tham gia vào hành vi lựa chọn mã giao tiếp của người nói Các nhân tố bao gồm:

 Đối tượng tham gia (Participants) với các đặc trưng như:

- Trình độ ngoại ngữ, năng lực ngôn ngữ, tuổi, địa vị kinh tế xã hội

- Giới tính, nghề nghiệp, học nghiệp, dân tộc, lịch sử tương tác ngôn ngữ, quan hệ họ hàng

- Quan hệ và quyền lực, thái độ với ngôn ngữ, áp lực bên ngoài

 Tình huống (Situation)

- Địa điểm, hình thức và mức độ quen biết

 Nội dung diễn ngôn (Content of Discourse)

- Chủ đề, loại từ vựng

 Chức năng tương tác (Function of Interaction)

Trang 34

Chuyển mã (code-switching: viết tắt là CS) là một khái niệm được bàn luận rộng

rãi và được sử dụng trong ngôn ngữ học và một loạt các lĩnh vực liên quan Mặc dù đây là một hiện tượng phổ biến trong giao tiếp ở môi trường đa ngữ và hiện diện ở nhiều nơi nhưng dường như các học giả chưa chia sẻ với nhau một cái nhìn chung

về thuật ngữ này Có lẽ đây là điều hoàn toàn tự nhiên bởi những mối quan tâm, những góc nhìn, những cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu về hiện tượng này không phải bao giờ cũng giống nhau Thực tế, hiện tượng chuyển mã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học xã hội, triết học, nhân chủng học, thậm chí, có người còn coi chuyển mã như là những chiến lược giao tiếp, hay chiến lược trong quảng cáo (dưới góc độ dụng học giao

tiếp)…

Milroy và Muysken trong cuốn “One speaker, two languages” (Một người nói,

hai ngôn ngữ) định nghĩa chuyển mã là việc sử dụng luân phiên hai hay nhiều ngôn

ngữ trong cùng một phát ngôn của người song ngữ (Milroy, L., & Muysken, P.,

1995 [76]) Chuyển mã là thuật ngữ chung được hai nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ các hình thức khác nhau của hành vi song ngữ (bilingual behavior) Hiện tượng chuyển mã có thể xuất hiện giữa các lượt lời (the turns) của các chủ thể phát ngôn khác nhau trong cùng một hội thoại, giữa các phát ngôn trong cùng một lượt thoại

và thậm chí nó xuất hiện trong một phát ngôn đơn nhất (single utterance) Hai thuật

ngữ chuyển mã nội câu (intra-sentential code-switching)-chỉ các mã chuyển trong một câu và chuyển mã liên câu (inter-sentential code-switching)-chỉ các mã chuyển

giữa các câu với nhau cũng được Milroy và Muysken đề cập đến trong nghiên cứu này

Trang 35

32

Myers-Scotton cũng nhận định chuyển mã như một thuật ngữ bao quát chỉ các

hành vi ngôn ngữ của người song ngữ hay đa ngữ (Myers-Scotton, 1993 [80]) Bà

coi chuyển mã là việc sử dụng luân phiên hay hay nhiều ngôn ngữ trong cùng một hội thoại

Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu mà tiêu biểu là Muysken (2000) tránh sử

dụng thuật ngữ mã như một thuật ngữ bao quát (cover term) bởi các nhà nghiên cứu này tin rằng chuyển mã chỉ ám chỉ sự luân phiên (alternation) chứ không nhất thiết phải bao hàm cả sự đan xen ngôn ngữ (insertion) chẳng hạn như trong trường hợp

chuyển mã giữa các lượt lời hay giữa các phát ngôn Thay vào đó, tác giả sử dụng chuyển mã là một hạ danh (hyponym) để bao hàm cả hiện tượng chuyển mã nội câu

và vay mượn (borrowing) (Muysken, P., 2000 [78])

Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Khang (2012) cũng đồng tình với các nghiên cứu đi

trước về khái niệm chuyển mã.Tác giả nhận định, chuyển mã là việc sử dụng hai

hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ trong một lần đối thoại Hay khi khái quát quan

điểm về chuyển mã được các nhà nghiên cứu xác lập trước đó (Piefro, 1976; Garicia, 1991; Gumper, 1999), Trịnh Cẩm Lan (2007) hoàn toàn nhất trí với

Nguyễn Văn Khang (2003) khi nhận định chuyển mã là hiện tượng trong đó người

đa ngữ sử dụng đan xen hai hoặc hơn hai mã ngôn ngữ, nói một cách cụ thể hơn, đó

là việc sử dụng chuyển đổi hai ngôn ngữ ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng khi tiến hành giao tiếp (Trịnh Cẩm Lan, 2007 [37])

Qua phân tích các quan điểm, chúng tôi nhận thấy có một số nhân tố hợp thành

có thể nói là không thể thiếu được trong nội hàm khái niệm chuyển mã Thứ nhất, liên quan đến loại diễn ngôn có chuyển mã, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, chuyển mã thường diễn ra trong giao tiếp hội thoại Thứ hai, liên quan đến chủ thể của hành vi chuyển mã, bằng cách này hay cách khác (có thể diễn đạt trực tiếp bằng

người song ngữ hay người đa ngữ hay gián tiếp hơn bằng cách nói trong giao tiếp ở môi trường đa ngữ), các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là những người song/ đa

ngữ Thứ ba, liên quan đến loại cấp độ ngôn ngữ mà ở đó hành vi chuyển mã được thực hiện, các nhà nghiên cứu đều cho rằng chuyển mã có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau Trên cở sở những phân tích ấy, cùng với những quan sát, nhận thức của bản thân khi tìm hiểu về những khía cạnh tâm lí ngôn ngữ học của chuyển mã với tư

Trang 36

33

cách là một hành vi, chúng tôi đi đến xác lập khái niệm chuyển mã cho luận án

Theo đó, chuyển mã có thể được hiểu là việc sử dụng luân phiên hai hay hơn hai

ngôn ngữ của người song/ đa ngữ trong cùng một phát ngôn hay cùng một hội thoại với những mục đích hay chiến lược giao tiếp nhất định

b Phân biệt chuyển mã với trộn mã và vay mượn

Trong nghiên cứu hành vi lựa chọn ngôn ngữ, nhiều học giả đề cập nhiều đến một số thuật ngữ/ khái niệmliên quan đến hành vi này, và các thuật ngữ/ khái niệm

đó không phải lúc nào cũng được các nghiên cứu hiểu và cắt nghĩa một cách thống nhất (Erman B., 2003 [55])

Trên thực tế, với cùng một đối tượng nghiên cứu, họ có quan điểm khác nhau khi sử dụng các thuật như chuyển mã, trộn mã, vay mượn Có lẽ vấn đề ở đây chính là sự khác biệt trong nhận thức về các thuật ngữ/ khái niệm đó (Gysel, 1992 [65], Myers-Scotton, 1992 [79])

Chuyển mã với trộn mã

Ở nhiều khu vực trên thế giới, việc sử dụng cùng lúc nhiều ngôn ngữ được coi là hiện tượng bình thường trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với xã hội song ngữ, đa ngữ Ở các xã hội này, hiện tượng đa thể ngữ là vô cùng phổ biến (Sarah G Thomason, 2001 [95]) Theo đó, có thể có những ngôn ngữ thường được

sử dụng ở nhà, lại có ngôn ngữ khác được sử dụng để giao tiếp trong phạm vi làng xóm, và lại ngôn ngữ khác nữa cho mục đích kinh doanh hay trong giao tiếp ở những môi trường khác Thậm chí, trong cùng một phạm vi giao tiếp, với cùng một đối tượng giao tiếp, vẫn có thể tồn tại hiện tượng có cùng một lúc hơn một ngôn ngữ (hai hoặc hơn hai) được sử dụng

Liên quan mật thiết đến chuyển mã là trộn mã (code-mixing) Cùng với vay

mượn (borrowing), trộn mã và chuyển mã là những hiện tượng được các nhà nghiên

cứu cho là rất khó phân định rạch ròi Fasold (1984) cho rằng tốt nhất nên coi các dạng lựa chọn là các điểm khác nhau của một dải liên tục Thậm chí, khi nghiên cứu

sự lựa chọn giữa tiếng Tây Ban Nha và Nahuati ở một cộng đồng Mexico, Hill đã hoàn toàn tuyệt vọng khi cố gắng phân biệt trộn mã với chuyển mã (Sarah Grey,T.,

2001 [95])

Trang 37

34

Sự phân biệt giữa hai hiện tượng này có thể được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau Từ góc độ đặc điểm hình thức (cấu trúc) của các mã, một số nhà nghiên cứu cho rằng có hai kiểu chuyển mã cơ bản: (1) xảy ra ở cấp độ liên câu (Inter-

sentential) thì là chuyển mã còn (2) xảy ra trong nội bộ câu (Intra-sentential) thì gọi

là trộn mã (Hilda Kebeya, 2013[67])

Theo Nguyễn Văn Khang, trộn mã là hiện tượng đa ngữ khi giao tiếp bằng

một ngôn ngữ nhưng lại trộn các yếu tố của ngôn ngữ khác, các yếu tố được trộn chịu sự chi phối của ngôn ngữ gốc nên không thể giữ nguyên được như chính nó vốn có Trái lại, khi chuyển mã từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, người giao tiếp phải đảm bảo được tính chuẩn mực của cả hai ngôn ngữ (không ngôn ngữ nào chịu sự chi phối của ngôn ngữ nào) (Nguyễn Văn Khang, 2014 [32])

Chúng tôi không đồng tình với Hilda Kebeya (2013) khi dựa vào tính cấp độ của các mã để phân biệt chuyển mã hay trộn mã, cũng không đồng tình với Nguyễn Văn Khang khi lấy tiêu chí về vai trò của hai ngôn ngữ và quan hệ giữa chúng với nhau khi tham gia vào các phát ngôn có chuyển mã hay trộn mã để phân biệt hai hiện tượng này Tuy nhiên, từ một góc độ khác, chúng tôi chia sẻ với Nguyễn Văn Khang ở quan điểm cho rằng tiêu chí có thể sử dụng để phân biệt chuyển mã và trộn

mã nên được xác định từ góc độ của chủ thể thực hiện hành vi này Theo đó, trộn

mã là hành vi của người đơn ngữ còn chuyển mã là hành vi của người song ngữ (Nguyễn Văn Khang, 2012 [31]) Người đơn ngữ là người chỉ có khả năng sử dụng một ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ), và hành vi chèn một vài đơn vị mã của một ngoại ngữ nào đó (mà người đó chỉ biết chút ít chứ không thể sử dụng thành thạo) trong khi sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ là hành vi trộn mã Còn người song ngữ là người có thể sử dụng hai ngôn ngữ-tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, trong đó ngoại ngữ là thứ ngôn ngữ người đó có thể sử dụng hoàn toàn trong một số phạm vi giao tiếp nhất định và hành

vi sử dụng các yếu tố của ngoại ngữ trong giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ là hành vi chuyển mã Đây cũng là quan điểm về chuyển mã mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này Chủ thể thực hiện hành vi chuyển mã đó là những người song ngữ, nhưng là những người song ngữ không hoàn toàn Hệ luận rất quan trọng của nó là việc giới hạn những khách thể mà chúng tôi nghiên cứu Đó là sinh viên chuyên ngữ

ở một số trường đại học tại Hà Nội-những người song ngữ không hoàn toàn

Trang 38

35

Chuyển mã với vay mượn

Chuyển mã, trộn mã và vay mượn là những hệ quả cơ bản của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ trong các xã hội song/đa ngữ.Người nói nhiều hơn một ngôn ngữ có khả năng chuyển mã hoặc kết hợp nhiều ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp Rất có thể một số từ ban đầu chỉ được lấy từ ngôn ngữ này chèn vào phát ngôn của ngôn ngữ khác theo kiểu chuyển mã, trộn mã nhưng lâu dần khi được sử dụng lặp đi lặp trong một quá trình dài và liên tục, những từ này dần trở thành từ vay mượn Theo Myers-Scotton (2006), vay mượn là khuynh hướng tất yếu trong buổi ban đầu của bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ

Nguyễn Văn Khang (2012) chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa hai hiện tượng này, đó là vay mượn có thể xuất hiện trong ngôn từ của cả người đơn ngữ lần người

đa ngữ trong khi chuyển mã chỉ xuất hiện ở những phát ngôn của người đa ngữ trong môi trường xã hội đa ngữ Nếu những đơn vị từ vựng vay mượn là hiện tượng đặc thù, có tính ổn định trong ngôn ngữ tiếp nhận và có thể dùng lặp đi lặp lại trong nhiều cảnh huống giao tiếp khác nhau thì chuyển mã lại chỉ là một hình thức vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt của người nói vào ngay thời điểm phát ngôn (Nguyễn Văn Khang 2012 [31])

Liên quan đến vấn đề này, Erman (2003) cho rằng sự biến đổi ngôn ngữ là một quá trình lịch đại nên chúng ta không thể xác định được tại thời điểm nào thì một từ đơn đạt được trạng thái của một từ vay mượn trong ngôn ngữ tiếp nhận Thêm vào đó, trong bối cảnh xã hội nơi mà sự biến đổi ngôn ngữ phát triển nhanh,

có xu hướng khuếch tán với những biến thể chính không rõ ràng thì sự phân biệt hai hiện tượng càng trở nên khó khăn hơn Từ lập luận này, tác giả đã tổng hợp quan điểm của các học giả đi trước và khái quát thành hai cách tiếp cận trái ngược nhau.Hướng tiếp cận thứ nhất là các tác giả đề xuất lấy sự kết hợp cú pháp học và

âm vị học của các từ nước ngoài trong ngôn ngữ tiếp nhận làm tiêu chí xác lập cương vị cho những từ đơn này Hướng thứ hai là do Myers-Scotton đề xuất trên cơ

sở lấy tần suất xuất hiện để xác lập mối quan hệ giữa các hình thức vay mượn với vốn từ vựng nội tâm của ngôn ngữ tiếp nhận về cách phân biệt hai thuật ngữ trên (Erman, B., 2003 [55]) Poplack và các cộng sự trong nhiều công trình nghiên cứu năm 1978, 1980, 1981 là những người theo cách tiếp cận thứ nhất Các học giả này

Trang 39

36

đề xuất tiêu chí tạo hình thái cho những từ đơn lẻ, đó là sự hòa nhập hình thái cú pháp học và âm vị học của các từ nước ngoài vào ngôn ngữ tiếp thể Hướng tiếp cận này cũng đã được đề cập ít nhiều trong các nghiên cứu của Bentahila & Davies (1983) và Myers-Scotton (1993) Tuy vậy, những tiêu chí này có vẻ như chưa đủ mạnh để có thể phân tích hai hiện tượng này một cách triệt để Do đó, khi sử dụng các dữ liệu quan sát được về chuyển mã ở cộng đồng người Puerto Rico sing sống ở New York, Poplack và các cộng sự tiến thêm một bước khi phân tách hai hiện

tượng này dựa trên các cơ chế khác nhau và đề xuất ra ba loại tiêu chí là âm vị học,

hình thái học và cú pháp nhằm đánh giá trạng thái tồn tại của các ngôn ngữ trong

phát ngôn song ngữ, trong đó, đâu là ngôn ngữ cơ sở (base language) và đâu là ngôn ngữ được “trộn” vào Theo hướng phân tích này, trường hợp những yếu tố từ vựng nào đó được pha trộn vào có sự phù hợp chỉ về một hoặc hai trong số ba phương diện, nghĩa là không phù hợp hoàn toàn về mọi phương diện thì đó được coi là chuyển mã Ngược lại, những trường hợp mà ở đó yếu tố từ vựng cho thấy có sự phù hợp với cả ba tiêu chí trên thì đây là trường hợp của vay mượn Tuy nhiên, sau khi tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm trên các cộng đồng song ngữ khác nhau thì tiêu chí kết hợp về mặt âm vị học bị loại bỏ do tính chất dễ biến đổi của nó Khác với các tác giả trên, Myers-Scotton (1992, 1993) lại từ chối lấy tiêu chí kết hợp hình thái cú pháp làm cơ sở để phân biệt giữa chuyển mã và vay mượn Tác giả cho rằng việc phân biệt rạch ròi hai hiện tượng này là không cần thiết do chúng là một phần của thể liên tục, là những quá trình liên quan, nối tiếp nhau và mang tính phổ quát Thực chất, vay mượn chỉ là hình thái hoàn thiện hơn của chuyển mã, khi

mà các đơn vị vốn là các bộ phận mã được “chuyển” từ ngôn ngữ này (ngôn ngữ cho vay) sang ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đi vay), được sử dụng phổ biến trong một khoảng thời gian dài rồi trở thành những bộ phận hữu cơ trong kho từ vựng của ngôn ngữ đi vay và trở thành từ vay mượn

Như vậy, không giống như các nhà nghiên cứu khác, điều cốt lõi trong lập luận của Myers-Scotton là bà đã không nhìn nhận chuyển mã và vay mượn là hai quá trình quá khác biệt và cũng khôngcoi sự khác biệt giữa hai hiện tượng này là quan trọng Theo quan điểm của bà, hai khái niệm này phần khác nhau chỉ là hãn hữu còn phần giống nhau mới là cơ bản.Và vì vậy, việc phân biệt giữa chúng không

Trang 40

37

phải là nhiệm vụ tối quan trọng của ngôn ngữ học.Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với quan điểm này của bà bởi trên thực tế, mặc dù đã dùng tiêu chí chủ thể chuyển mã (người song ngữ) làm căn cứ để phân biệt giữa chuyển mã và trộn mã nhưng sự thực phải thấy rằng trong các ngôn phẩm có chuyển mã của người song ngữ Việt, rất nhiều hiện tượng khiến chúng tôi băn khoăn rằng nó là chuyển mã, trộn mã hay vay mượn? Liệu việc phân biệt giữa chúng trong ngôn phẩm của sinh viên chuyên ngữ có cần thiết hay không? Và quan điểm của Myers-Scotton đã cho chúng tôi một giải pháp khả dĩ thoả đáng trong trường hợp này Theo đó, trong luận án này, chúng

tôi xem tất cả những thành phần mã tiếng Anh mà các sinh viên chuyên ngữ sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt của họ là kết quả của hành vi chuyển mã

1.2.2 Song ngữ, đa ngữ, người song ngữ, người đa ngữ

Song ngữ (bilingualism)

Theo cách hiểu đơn giản nhất, song ngữ là hiện tượng sử dụng hai ngôn ngữ trong giao tiếp.Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ, có rất nhiều học giả với vô số các công trình đưa ra các khái niệm khác nhau về hiện tượng song ngữ Có lẽ điều này là dễ hiểu bởi các học giả này dựa trên nhiều lí thuyết và ở các khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ học, chẳng hạn như ngôn ngữ học xã hội, tâm lí ngôn ngữ học, ngôn ngữ học nhân chủng…

Theo Từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học (The Encyclopedia

of Language and Linguistics), song/đa ngữ là “hiện tượng cùng tồn tại của hai hay hơn hai ngôn ngữ do các cá nhân hay các nhóm xã hội sử dụng”3 Đây là định nghĩa song/ đa ngữ được xem như khá đầy đủ

Đứng trên quan điểm coi ngôn ngữ là một hệ thống mã có những đặc trưng đặc biệt, Bloomfield coi song ngữ là hiện tượng trong đó người nói có thể sử dụng hai ngôn ngữ.Mackey và Fishman cũng đồng quan điểm khi cho rằng song ngữ có nghĩa là khả năng sử dụng luân phiên hai ngôn ngữ của người nói trong xã hội song ngữ (Nilep C., 2006 [87])

Wienreich đưa ra quan niệm mở hơn, cũng có nghĩa là rộng hơn so với các nhà nghiên cứu khác khi cho rằng song ngữ không chỉ là khả năng làm chủ hai ngôn

3Asher R E., The Encyclopedia of Language and Linguistics, Pergamon Press, 1994, Vol

1, p 354

Ngày đăng: 29/12/2017, 20:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2012), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2012
2. Thái Duy Bảo (2008), Chuyển mã với tư cách là một phương cách khẳng định cá tính: nghiên cứu trường hợp cộng đồng người Việt ở Australiahttp://repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/6260/1/2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển mã với tư cách là một phương cách khẳng định cá tính: nghiên cứu trường hợp cộng đồng người Việt ở Australia
Tác giả: Thái Duy Bảo
Năm: 2008
3. Thái Duy Bảo (2011), Vay mượn, chuyển di, chuyển mã, hòa mã và thích ứng thực tiễn tiếp xúc ngôn ngữ của tiếng Việt ở châuÚc http://lib.ussh.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/2712/1/65.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vay mượn, chuyển di, chuyển mã, hòa mã và thích ứng thực tiễn tiếp xúc ngôn ngữ của tiếng Việt ở châuÚc
Tác giả: Thái Duy Bảo
Năm: 2011
4. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
5. Nguyễn Hồng Cổn (2012), “Dạy ngữ pháp tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ theo phương pháp giao tiếp”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (9), tr.16-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy ngữ pháp tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ theo phương pháp giao tiếp”, "Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống
Tác giả: Nguyễn Hồng Cổn
Năm: 2012
6. Nguyễn Hồng Cổn (2014), Loại hình học ngôn ngữ, Bài giảng Đại học tại Khoa Ngôn ngữ học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Loại hình học ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Hồng Cổn
Năm: 2014
7. Đỗ Hữu Châu (2004), Tuyển tập “Từ vựng –ngữ nghĩa tiếng Việt” T1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập “Từ vựng –ngữ nghĩa tiếng Việt”
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
8. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
9. Nguyễn Văn Chính (2010), Giáo trình Từ pháp học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Từ pháp học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chính
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2010), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
11. Hoàng Hữu Cường, Định Thị Ánh Tuyết (2013), “Sự tiếp thu một ngôn ngữ thứ hai: Chủ động hay thụ động”, Tạp chí Ngôn Ngữ (11), tr.66-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tiếp thu một ngôn ngữ thứ hai: Chủ động hay thụ độn"g"”," Tạp chí Ngôn Ngữ
Tác giả: Hoàng Hữu Cường, Định Thị Ánh Tuyết
Năm: 2013
12. Phạm Đức Dương & Phan Ngọc (2011), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, NXB Từ điển Bách Khoa (Tái bản lần 1), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương & Phan Ngọc
Nhà XB: NXB Từ điển Bách Khoa (Tái bản lần 1)
Năm: 2011
13. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2001
14. Đinh Văn Đức (2010), Các bài giảng về Từ pháp học tiếng Việt: Từ loại nhìn từ bình diện Chức năng, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài giảng về Từ pháp học tiếng Việt: Từ loại nhìn từ bình diện Chức năng
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2010
15. Đinh Văn Đức (2011), Ngôn ngữ học đại cương- Những nội dung quan yếu, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đại cương- Những nội dung quan yếu
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2011
16. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
17. Nguyễn Thiện Giáp, (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2007), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2007
18. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2008
19. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
20. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 Khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 777 Khái niệm ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w