Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngành ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng, các vấn đề như phát ngôn và văn bản, sự hành chức của ngôn ngữ trong cá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TẠ THỊ THANH TÂM
LỊCH SỰ TRONG MỘT SỐ NGHI THỨC GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
(Có so sánh với tiếng Anh, tiếng Nga)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Tp Hồ Chí Minh - 2008
Trang 2-
TẠ THỊ THANH TÂM
LỊCH SỰ TRONG MỘT SỐ NGHI THỨC GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
(Có so sánh với tiếng Anh, tiếng Nga)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
Mã số: 5.04.27
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS DƯ NGỌC NGÂN
2 TS NGUYỄN KIÊN TRƯỜNG
Tp Hồ Chí Minh - 2008
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả và dẫn chứng nêu trong luận án là hoàn toàn chính xác, trung thực
và không trùng với bất kỳ công trình nào khác
TẠ THỊ THANH TÂM
Trang 4Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu viết tắt và chuyển dịch một số thuật ngữ trong SPSS
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ trong luận án
Mở đầu 1
0.1 Lý do chọn đề tài 1
0.2 Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu 1
0.3 Lịch sử nghiên cứu 2
0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 9
0.5 Đóng góp của luận án 10
0.6 Bố cục của luận án 11
Chương 1: Cơ sở lý luận 13
1.1 Đặt vấn đề 13
1.2 Lịch sự và một số khái niệm hữu quan 14
1.2.1 Lịch sự 14
1.2.2 Quan niệm của người Việt về lịch sự 16
1.2.3 Lịch sự và lễ phép 19
1.2.4 Lịch sự và kính trọng, tôn trọng, tự trọng 20
1.2.5 Lịch sự và trang trọng / không trang trọng 22
1.2.6 Lịch sự và ngữ vực 25
1.2.7 Lịch sự và thuyết giao tiếp bất bạo lực 28
1.3 Thể diện và chiến lược lịch sự 30
1.3.1 Thể diện 30
1.3.2 Chiến lược lịch sự 32
1.4 Lịch sự và nghi thức giao tiếp 35
1.4.1 Nghi thức giao tiếp 35
1.4.2 Phân loại nghi thức giao tiếp 38
1.4.2.1 NTGT ngôn ngữ, NTGT phi ngôn ngữ, NTGT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ 39
1.4.2.2 NTGT- một phát ngôn, NTGT- tương tác lượt lời 42
1.4.2.3 NTGT tường minh, NTGT hàm ẩn 43
1.4.2.4 NTGT dương tính, NTGT âm tính 45
1.4.3 Lịch sự, nghi thức và các yếu tố hữu quan 45
1.5 Lịch sự và vai giao tiếp 50
1.5.1 Mối quan hệ giữa lịch sự và S, H 51
Trang 51.5.2 Vai giao tiếp và phương tiện biểu hiện lịch sự trong tiếng Việt 53
1.6 Tiểu kết 63
Chương 2: Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp dương tính 64
2.1 Nghi thức giao tiếp dương tính 64
2.2 Lịch sự và nghi thức mời 66
2.2.1 Nhận diện 66
2.2.2 Lịch sự và quan hệ liên nhân 69
2.2.3 Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp 76
2.2.4 Lịch sự và nội dung giao tiếp 86
2.2.5 Lịch sự và cấu trúc biểu đạt 87
2.2.6 Tiểu kết 98
2.3 Lịch sự và nghi thức cảm ơn 100
2.3.1 Nhận diện 100
2.3.2 Lịch sự và quan hệ liên nhân 103
2.3.3 Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp 113
2.3.4 Lịch sự và nội dung giao tiếp 122
2.3.5 Lịch sự và cấu trúc biểu đạt 123
2.3.6 Tiểu kết 131
Chương 3: Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp âm tính 133
3.1 Nghi thức giao tiếp âm tính 133
3.2 Lịch sự và nghi thức chê 134
3.2.1 Nhận diện 134
3.2.2 Lịch sự và quan hệ liên nhân 137
3.2.3 Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp 144
3.2.4 Lịch sự và nội dung giao tiếp 150
3.2.5 Lịch sự và cấu trúc biểu đạt 154
3.2.6 Tiểu kết 158
3.3 Lịch sự và nghi thức bác bỏ 159
3.3.1 Nhận diện 159
3.3.2 Lịch sự và quan hệ liên nhân 162
3.3.3 Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp 171
3.3.4 Lịch sự và nội dung giao tiếp 178
3.3.5 Lịch sự và cấu trúc biểu đạt 182
3.3.6 Tiểu kết 190
Kết luận 192
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả 199
Tài liệu tham khảo 200
Tài liệu trích dẫn 214 Phụ lục
Trang 6H: người nghe (hearer)
LS: lịch sự
CHUYỂN DỊCH CÁC THUẬT NGỮ TRONG BẢNG THỐNG KÊ
Để tiện quan sát, chúng tôi tạm chuyển dịch các thuật ngữ của phần mềm thống kê SPSS trong các bảng kết quả điều tra ngôn ngữ - xã hội học như sau:
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
STT SỐ
BẢNG
TÊN BẢNG SỐ
TRANG
tra đối với nghi thức cảm ơn
16
S.C.Levinson
33
trong mối quan hệ với giới
91
mời trong mối quan hệ với lịch sự
99
được đón tiếp hời hợt
Trang 816 3.4 Bảng tóm tắt mối quan hệ giữa lịch sự và nội dung
bác bỏ
164
hơn, không thân thiết
169
quan hệ với giới
174
quan hệ gia đình
174
giao tiếp của nghi thức bác bỏ
191
Trang 9MỞ ĐẦU
0.1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngành ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng, các vấn đề như phát ngôn và văn bản, sự hành chức của ngôn ngữ trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, các vấn đề tương tác trong hội thoại, mối tương quan giữa các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hiệu quả của lời nói trong những nghi thức giao tiếp (NTGT)… đang được đi sâu nghiên cứu Sự xuất hiện của những ngành khoa học với cách tiếp cận liên ngành như ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học xã hội, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tri nhận… phản ánh một kỳ vọng chung là muốn nhận thức vấn đề: ngôn ngữ và con người, mà cốt lõi của nó là vấn đề bản chất của sự giao tiếp xã hội
Cùng với các bình diện dụng học ngôn từ khác, hiện tượng LS ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học Tuy nhiên, ý kiến và các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khác biệt Nhìn chung,
LS ngôn ngữ chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ dưới góc nhìn của các nền văn hóa, đặc biệt là chưa tính đến quan niệm, nhận thức và cách hành xử của người bản ngữ Rõ ràng, LS không chỉ là một vấn đề thuần túy ngôn ngữ học, ngược lại, nó bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như các nhân tố xã hội, tình huống giao tiếp, phong tục tập quán, văn hóa, tâm lý có tính chất hướng nội cũng như hướng ngoại của chủ thể giao tiếp
Trong bối cảnh đó, lựa chọn lịch sự (LS) trong một số NTGT làm đề tài luận
án là một việc cần thiết Đây là cơ hội tốt để chúng tôi tiếp cận sâu hơn lý thuyết
LS, và tìm hiểu các mức độ phổ quát của bộ máy khái niệm hiện có được biểu hiện
cụ thể như thế nào trong tiếng Việt Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm một cách nhìn mới và toàn diện hơn về chuẩn mực LS trong các biến thể sử dụng, dưới
sự tương tác của các quy ước xã hội
0.2 Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
0.2.1 NTGT là toàn bộ các cách ứng xử mang tính xã hội Trong đó, việc
giải quyết các mối quan hệ giữa “cái tôi” với tư cách là chủ thể đối với khách thể giao tiếp có ý nghĩa quyết định Trong nhận thức của chúng tôi, quan hệ giữa các
Trang 10vai giao tiếp, tức quan hệ liên nhân (QHLN), hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp có tác động và chi phối đến thang độ LS Tại đây, luận án
chỉ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa phép LS và 2 NTGT dương tính là mời,
cảm ơn, và 2 NTGT âm tính là chê, bác bỏ
0.2.2 Để đạt được yêu cầu trên, luận án lần lượt giải quyết các nhiệm vụ
trọng tâm sau:
a Minh định nội hàm, ngoại diên của thuật ngữ LS và một số khái niệm hữu quan
b Nhận diện và phân loại các NTGT
c Dựa vào các bình diện: QHLN, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và cách thức biểu đạt để xem xét các quy tắc và những biểu hiện cụ thể của LS trong 4 NTGT đã xác định
c.1 Bằng sự lưỡng phân ± thân mật, LS trong QHLN được khảo sát trong 3 trường hợp: người nói (speaker/S) = người nghe (hearer/H), S<H, S>H, 2 trường hợp sau sẽ được xem xét chi tiết dựa vào tiêu chí ± chênh lệch cao
c.2 LS trong hoàn cảnh giao tiếp được tiếp cận trong các môi trường ± hành chính, đặc biệt là trong môi trường gia đình và xã hội
c.3 LS và nội dung giao tiếp được tìm hiểu thông qua đặc điểm dương tính / âm tính vốn có của từng NTGT và trong mối quan hệ với các chủ đề quen thuộc, trong đó đặc biệt lưu ý đến những vấn đề tế nhị thuộc phạm vi
cá nhân cũng như xã hội
c.4 LS và cấu trúc biểu đạt được phân tích dựa vào cấu trúc lõi, ± các thành phần mở rộng, cấu trúc tường minh cũng như hàm ẩn
d Thông qua so sánh, đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm NT dương tính và âm tính, giữa các NT trong cùng một nhóm; xác định cái phổ quát và cái đặc thù về LS của cùng NTGT giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nga
0.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong hơn một phần tư thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ứng xử LS trong ngôn ngữ trên nhiều hướng R.T.Lakoff [209 & 211], G.N Leech [215], P.Brown & S.C Levinson [186 & 187], G.Yule [242], v.v… đã xây dựng mô hình LS chung cho các ngôn ngữ Các tác giả này cho rằng LS là chiến lược hay phương tiện tránh đụng chạm trong giao tiếp Y Matsumoto [218], Y Gu [200], S.Ide [207] đã đi sâu mô tả biểu hiện LS trong các ngôn ngữ cụ thể Bên cạnh đó,
Trang 11nghiên cứu đối chiếu hiện tượng LS giữa các ngôn ngữ khác nhau đã được J House [205], S Blum-Kulka (1987), Maria Sifianou [227]… quan tâm
LS có liên quan đến giới cũng được tập trung nghiên cứu như phụ nữ và LS (women and politeness) P Brown [185], giới tính và LS (sex and politeness) S Zimin [243], v.v… Đó là chưa kể hàng loạt công trình nghiên cứu LS trong sự tương tác giữa các nền văn hóa Tuy nhiên, về lý thuyết cũng như những nghiên cứu
cụ thể còn có khá nhiều khác biệt, liên quan đến việc xác định nội dung và phương tiện biểu hiện của LS cũng như vai trò của các nhân tố xã hội đối với sự hiện thực hóa nó trong giao tiếp
0.3.1 Trước hết, luận án sẽ cố gắng điểm qua một số quan điểm tương đối hoàn chỉnh về LS của các tác giả nước ngoài
0.3.1.1 R.T.Lakoff [209] là người mở đầu cho việc nghiên cứu phép LS dưới cái nhìn ngôn ngữ học R.T.Lakoff là một trong những người chia sẻ, thậm chí còn đánh giá rất cao quan điểm nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) trong hội thoại của P.Grice Tuy nhiên, khác với P.Grice, R.T.Lakoff mở rộng một số khái niệm gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp, trong đó có LS Theo tác giả, LS là tôn trọng nhau Nó là biện pháp được sử dụng để giảm bớt trở ngại trong tương tác giữa các
cá thể R.T.Lakoff đưa ra ba loại quy tắc LS: (i) không được áp đặt (don’t impose), (ii) để ngỏ sự lựa chọn (give option), (iii) làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (make a feel good)
Sau này, trong nhiều công trình nghiên cứu, R.T.Lakoff [213] còn nhắc đến tính đa dạng và phức tạp của phép LS Đặc biệt, trong báo cáo “Hòa nhã và những điều phiền toái” (Civility and its discontents), tác giả đã xem xét LS trong ba tiền đề lớn: (i) Tại sao lại là LS trong bối cảnh này mà không là trong bối cảnh khác?, (ii) Người bình thường hiểu LS như thế nào? và (iii) Điều gì sẽ xảy ra khi các hệ thống
LS bị thay đổi hay chuyển đổi? [213] Nhìn chung, cách lý giải về LS của R.Lakoff
đã có nhiều thay đổi so với trước
0.3.1.2 G.N.Leech [215] đã xây dựng mô hình LS trên cơ sở cho rằng LS là chiến lược hay phương tiện tránh đụng độ trong giao tiếp Tác giả nghiên cứu phép
LS dựa trên khái niệm “tổn thất” (cost) và “lợi ích” (benefit) Tác giả đưa ra quan điểm của mình về LS là: Có những hành động mang bản chất cố hữu là không LS,
chẳng hạn như ra lệnh, và có những hành động mang bản chất cố hữu lại là LS như
khen, tặng
Quan điểm này còn nhiều chỗ không phù hợp với mọi tình huống giao tiếp
cụ thể Bởi vì, những biểu hiện LS qua ngôn ngữ được xác định bởi nhiều yếu tố
Trang 12Chẳng hạn như: vị thế xã hội của S trong quan hệ với H tạo ra những thang độ xã hội khác nhau; hay những tôn ti và quy ước trong từng tiểu xã hội có thể tác động, ngăn chặn hoặc sử dụng những lối nói mà trong tình huống khác có thể coi là bất LS hoặc LS [78, tr 143]
G.N.Leech quan niệm phép LS liên quan chặt chẽ tới lợi ích hay tổn thất gây
ra cho H, cho nên mục tiêu của nó, như một nguyên tắc, là “tối thiểu hóa những lối
nói bất LS và tối đa hóa những lối nói LS” [78, tr.144] Trên cơ sở này, tác giả đề
xuất 6 phương châm LS: phương châm khéo léo (tact maxim), phương châm hào
hiệp (generosity maxim), phương châm tán thưởng (approbation maxim), phương châm tán đồng (agreement maxim), phương châm khiêm tốn (modesty maxim), phương châm thiện cảm (sympathy maxim)
Mặc dù khả năng ứng dụng của các phương châm trên đối với các hành động
ở lời còn nhiều điều cần phải thảo luận thêm, nhưng rõ ràng là G.N.Leech đã nghĩ đến hiệu lực LS của các hành động ngôn ngữ với chủ thể giao tiếp, với thể diện, với tổn thất và lợi ích Đó cũng chính là tư tưởng sau này xuất hiện trong lý thuyết LS của P.Brown và S.Levinson (1978)
0.3.1.3 P.Brown và S.C.Levinson [186 & 187] được xem là hai chiến lược gia về LS Hai ông xây dựng lý thuyết LS trên khái niệm thể diện mượn của E.Goffman (1972) Hai tác giả này cho rằng: để đạt được mục đích LS, bên cạnh những quy ước chung, mỗi cộng đồng thường tạo dựng cho mình những quy ước, chuẩn mực riêng, sao cho các hành động ngôn ngữ tự thân khi sử dụng không làm
thương tổn đến thể diện âm tính (negative face) - được hiểu là sự mong muốn về
việc hành động của mình không bị người khác ép buộc, mong muốn được tự do
hành động, trù tính; và thể diện dương tính (positive face) - được hiểu là sự mong
muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực, ủng hộ Như vậy, LS, theo P.Brown và S.C.Levinson, là một chiến lược nhằm sửa đổi, giảm thiểu mức độ “mất thể diện” đã hoặc sẽ xảy ra trong hoạt động giao tiếp của con người Cùng với việc liệt kê các hành động (bằng lời và không bằng lời) đe dọa thể diện, các tác giả đã đề xuất một danh mục phong phú các chiến lược và tiểu chiến lược LS
Mặc dù mô hình LS của P.Brown và S.C.Levinson vẫn chưa thỏa đáng nếu tiếp cận LS theo quan điểm chuẩn mực xã hội dựa trên các cứ liệu văn hóa ngôn từ, song đây là lý thuyết hiện nay được giới nghiên cứu ở phương Tây cũng như Việt ngữ học đánh giá rất cao
Trang 130.3.1.4 George Yule [242] với Pragmatics có thảo luận về vấn đề LS và
tương tác Tác giả xem xét LS như một khái niệm cố định trong khái niệm “hành động xã hội LS” (polite social behavior) hay NT xã giao (etiquette) bên trong một nền văn hóa Theo ông, LS trong một cuộc tương tác được xem như là phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận thức được thể diện của người khác Nhìn chung, những nội dung lý thuyết mà tác giả đưa ra cũng không có gì mới hơn so với những lý thuyết của P.Brown và S.C.Levinson đã nghiên cứu
0.3.1.5 Sẽ là chưa đầy đủ nếu không nhắc đến Maria Sifianou với cuốn
Politeness phenomena in England and Greece [227] Tác giả đã mở rộng đối tượng
nghiên cứu, xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến phép LS như: ngôn ngữ, văn hóa, sự nhận thức, cách ứng xử, v.v… Xét về mặt tiếp cận liên ngành, theo quan sát chưa đầy đủ của chúng tôi, có thể coi đây là công trình chuyên nghiên cứu đối chiếu
về LS quy mô nhất cho đến nay
0.3.2 Kế đến, về nghiên cứu trong nước, các tác giả như Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu đã mở đường cho việc giới thiệu về lý thuyết LS ngôn ngữ
0.3.2.1 Nguyễn Đức Dân (1998) với Ngữ dụng học, Tập I [78] đã đề cập đến
nguyên lý LS thông qua việc giới thiệu về vấn đề thể diện của P.Brown và S.Levinson Bên cạnh đó, tác giả có thảo luận về những vấn đề chưa thỏa đáng trong quan niệm của G.N.Leech
0.3.2.2 Với LS và giao tiếp trong Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện
Giáp [82], lý thuyết về LS được giới thiệu thông qua việc dẫn giải, thuyết minh bằng những ví dụ (VD) minh hoạ sinh động
0.3.2.3 Đỗ Hữu Châu với Đại cương ngôn ngữ học, Tập II, Ngữ dụng học
[25], đã giới thiệu đầy đủ và cụ thể về các quan điểm được xem là tương đối hoàn chỉnh trong nghiên cứu LS của R.Lakoff, G.N.Leech, đặc biệt là P.Brown và S.C.Levinson Có thể coi tác phẩm này của Đỗ Hữu Châu là một tài liệu tham khảo chính bằng tiếng Việt khi nghiên cứu về vấn đề LS
Mặc dù, các ngữ liệu được đem ra phân tích chủ yếu là tiếng Anh, song ba chuyên gia hàng đầu về ngữ dụng học của Việt Nam trên đây đã có công lớn trong việc giới thiệu lý thuyết về LS
0.3.3 Bên cạnh các công trình mang tính lý thuyết vừa nêu trên, còn phải kể đến các nghiên cứu mang tính thực tiễn
0.3.3.1 Vũ Thị Thanh Hương là người có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề
LS Tác giả đi sâu tìm hiểu về tính LS trong lời cầu khiến tiếng Việt dưới hai góc
Trang 14độ: phương thức biểu hiện [176] và mối quan hệ giữa gián tiếp và LS [174] Tác giả
đã chỉ ra sự phân biệt phương tiện biểu hiện LS lễ độ, đặc trưng bởi các từ xưng hô
và các phương tiện biểu hiện LS chiến lược, đặc trưng bởi hình thức ngôn trung và các thành phần bổ trợ, và vai trò trung gian của các động từ (nghiêng về LS chiến lược) và từ tình thái (nghiêng về LS lễ độ) Thảo luận về mối quan hệ giữa gián tiếp
và LS, tác giả cho rằng nguyên tắc đồng nhất LS với gián tiếp của các lý thuyết LS phổ niệm về cơ bản là không phù hợp với tiếng Việt
0.3.3.2 Gần đây, LS ngôn ngữ còn được xem xét dưới ánh sáng của tương tác văn hóa Đại diện cho xu hướng nghiên cứu này ở Việt Nam có thể kể đến Nguyễn Quang
Nguyễn Quang (2002) bước đầu đã tiếp cận với các vấn đề về LS dưới cái
nhìn dụng học giao văn hóa Với tiêu đề Trực tiếp- Gián tiếp-Lịch sự [104, 43-54],
tác giả đề cập đến một số quan điểm của các nhà nghiên cứu châu Âu và đặc biệt thảo luận về sơ đồ “Các khả năng phản ứng đối với hành động đe dọa thể diện (FTA)” của P.Brown và S.C.Levinson (1978) Nguyễn Quang không chia sẻ quan điểm này của hai tác giả và đề nghị chỉnh sửa lại sơ đồ, theo ý kiến cá nhân ông [104, 53]
Trên cơ sở bài viết vừa nêu, Nguyễn Quang đi sâu nghiên cứu về “Các chiến lược LS dương tính trong tiếng Việt”, giới thiệu rất chi tiết về 17 chiến lược được
sử dụng trong giao tiếp Tác giả giúp cho người đọc thấy rằng: “trong giao tiếp nội /
giao văn hóa, tính được ưa chuộng hơn của một hay một số chiến lược phụ thuộc vào các thành tố giao tiếp (đặc biệt là các thành tố liên quan đến các đối tác giao tiếp / interactant-related) và các ẩn tàng văn hóa (đặc biệt là các giá trị, quan niệm, đức tin, phong cách giao tiếp)” [105] Bài viết này có thể giúp chúng ta kiến
giải được một số vấn đề về văn hóa-xã hội trong giao tiếp của người Việt
0.3.4 Vấn đề LS và giới bắt đầu thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Trước hết, có thể kể đến các công trình của Vũ Thị Thanh Hương [175] bước đầu đã bàn về mối quan hệ này
Vũ Tiến Dũng [171 & 172] đã đề cập đến một số biểu thức tình thái gắn với tính LS của nữ giới trong giao tiếp và tác giả đã dành phần khảo sát rất công phu về
LS trong tiếng Việt và giới qua một số hành động ngôn từ Công trình này dựa trên các giải thuyết về tính LS là LS chiến lược, LS chuẩn mực và cách tiếp cận LS tổng hợp, thông qua việc phân tích hai hành động xưng hô và từ chối cạnh tranh trong hoạt động giao tiếp để xác định những biểu hiện LS cụ thể trong tiếng Việt và sự khác biệt có thể nhận thấy giữa nam giới và nữ giới trong ứng xử LS Theo tác giả,
Trang 15giới là tham tố có sự chi phối mạnh đến việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, sử dụng cách xưng hô nói riêng và nhìn chung, nữ giới thường nhấn mạnh đến quyền lực hơn nam giới, còn nam giới lại nhấn mạnh hơn đến quan hệ thân hữu
Tiếp theo, có thể kể thêm các bài viết của Mai Xuân Huy [66] khảo sát cung
bậc của ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng người Việt, Nguyễn Đức Dân [79] bàn
về ngôn ngữ và giới tính, Nguyễn Văn Khang [90] viết về sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia đình người Việt, Nguyễn Đức Thắng [109] nhắc đến giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt, Nguyễn Thị Thanh Bình [70] nghiên cứu về một số khuynh hướng về mối liên hệ giữa giới và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
Có thể nói, vấn đề ảnh hưởng của giới đến sử dụng ngôn ngữ nói chung, đến
LS nói riêng, trên cứ liệu tiếng Việt, thành tựu nghiên cứu còn khá ít ỏi
0.3.5 Liên quan đến phạm trù LS theo cách nhìn của văn hóa phương Đông nói chung, văn hóa Việt nói riêng là khái niệm lễ phép Đối với giới Việt ngữ học, vấn đề này còn đang là mảnh đất trống chưa được khai phá Tại đây, có thể ghi nhận Nguyễn Thị Thanh Bình [69] với việc khảo sát biểu hiện lễ phép ở hành động cầu khiến trong phạm vi gia đình người Việt
Phan Thị Phương Dung có mở rộng phạm vi nghiên cứu thông qua tìm hiểu mối quan hệ giữa LS và lễ phép, cũng như miêu tả các phương tiện ngôn ngữ biểu thị đặc điểm của nó trong giao tiếp tiếng Việt [139] Tác giả cho rằng, từ xưng hô cùng với các phương tiện từ vựng như các động từ tình thái, các động từ thuộc nhóm phụ trợ… và các phương tiện cú pháp như cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ có khả năng biểu thị tính lễ phép trong giao tiếp
Như vậy, do mục đích khác nhau, trong những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, vấn đề LS ngôn ngữ trong NTGT của người Việt như một hướng tiếp cận chuyên biệt, thành tựu của nó vẫn còn hết sức khiêm tốn
0.3.6 Nếu như trong các tài liệu ngữ dụng học, LS thường được đề cập đến nhiều, thì vấn đề NTGT nói chung, NTGT trong một ngôn ngữ cụ thể lại ít được nhắc đến, chúng được giới thiệu chủ yếu là trong các sách vở viết về dạy và học
tiếng, chẳng hạn như Phơ-Rơ-Ma-Nốp-Xcai-A N I với Cách dùng nghi thức lời
nói tiếng Nga [142], Bùi Phụng với Nghi thức lời nói Anh – Việt [6] Trên cứ liệu
Việt ngữ, một số tác giả khi đề cập đến vấn đề giao tiếp, ứng xử ngôn ngữ, giao thoa văn hóa cũng có nhắc đến NTGT hoặc NT lời nói như Như Ý [125], Nguyễn Thượng Hùng [87], Tôn Diễm Phong [156], Nguyễn Quang [104], nhưng nhìn chung còn hết sức sơ lược
Trang 16Đáng kể hơn phải nói tới một số luận án tiến sĩ như của Phạm Thị Thành (1995), Nguyễn Văn Quang (1998), Hoàng Anh Thi (2001), và Nguyễn Văn Lập (2005)
Phạm Thị Thành [133] nghiên cứu về NT lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn chào, cảm ơn, xin lỗi Chuyên khảo này chủ yếu miêu tả ngữ nghĩa và cấu trúc của các phát ngôn NT trong hoạt động giao tiếp mang tính NT
Nguyễn Văn Quang [106] khảo sát một số khác biệt giao tiếp lời nói
Việt-Mỹ trong cách khen và tiếp nhận lời khen
Công trình của Hoàng Anh Thi [35] nghiên cứu so sánh đối chiếu NTGT giữa hai ngôn ngữ Việt và Nhật qua từ ngữ xưng hô Tác giả cho rằng, phải coi xưng hô là một trong các NTGT chứ không đơn thuần chỉ là một công cụ biểu đạt,
và việc nhìn nhận xưng hô là một loại hành vi đồng thời là một phương tiện LS trong NTGT là một cách nhìn mới [35, tr.6] Luận án khảo sát từ ngữ xưng hô như một NT mở đầu cho mọi NTGT Thông qua việc so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Việt và Nhật, luận án đã chỉ ra được một số điểm tương đồng và khác biệt trong
cấu trúc hệ thống và trong nguyên lý hoạt động của các từ xưng hô Trong Bàn về
tính gián tiếp trong giao tiếp tiếng Nhật, Hoàng Anh Thi [36] cho rằng người Nhật
ưa dùng mẫu câu giảm nhẹ, mơ hồ hóa lối diễn đạt và tín hiệu im lặng để thể hiện gián tiếp LS âm tính, và nhìn chung LS tiếng Nhật không thuộc LS âm tính
Nguyễn Văn Lập [96] tập trung vào tìm hiểu NT lời nói tiếng Việt trên nền tảng lý thuyết của hành động ngôn ngữ Tác giả đã khái quát hóa được một số cấu trúc biểu thị phát ngôn NT thông qua việc khảo sát được tiến hành đối với các phát ngôn tách biệt Đây là một cách tiếp cận sơ khởi rất cần thiết, song NTGT phải được quan sát trong hoạt động hội thoại mới thấy hết bản chất của nó, bởi NT ở đây được tìm hiểu như một hành động ứng xử ngôn ngữ mang tính xã hội, vì thế muốn đánh giá được sự tương thích, tất thảy phải xem xét thấu đáo trong ngữ cảnh mà cuộc giao tiếp diễn ra Ngoài ra, cái nhìn của tác giả đối với phạm vi các hành vi ngôn ngữ mang tính NT cũng cần bàn thêm Tác giả cho rằng, chỉ có các hành động ngôn ngữ ứng xử tích cực, tạo ra không khí dễ chịu, thoải mái trong giao tiếp, mang tính trang nghiêm, trịnh trọng như chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, khen… mới được coi là hành vi ứng xử NT; các hành vi chê bai, thề thốt … cũng là hành vi ngôn ngữ nhưng không phục vụ cho việc ứng xử mang tính NT [96, tr.31]
Nguyễn Thị Hoàng Yến [119] có khảo sát một số kiểu hồi đáp tích cực của hành vi chê Trong công trình mới nhất [121], trọng tâm luận án của Nguyễn Thị
Hoàng Yến là khảo sát cấu trúc và ngữ nghĩa của lời chê, và đây là phần được tác
Trang 17giả mô tả khá toàn diện và sắc sảo, còn việc xem xét mối quan hệ giữa LS và sự kiện lời nói đang bàn chỉ có tính chất đặt vấn đề
Trên cơ sở kế thừa và phát triển thành tựu của các công trình đi trước, nỗ lực
mà luận án cố gắng hướng đến là chỉ ra và đúc kết một cách có hệ thống đặc điểm của LS trong bốn NTGT đã giới hạn
0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
0.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các thủ pháp nghiên cứu như quan sát, sưu tập, miêu tả, phân loại mà bất kỳ công trình khoa học nào cũng dùng đến, luận án sẽ vận dụng một số phương pháp chính sau:
0.4.1.1 Phương pháp phân tích ngữ dụng học
Theo quan điểm của lý thuyết ngữ dụng học, giao tiếp là một quá trình tương tác chịu tác động của nhiều nhân tố Do đó, khi nghiên cứu LS trong mối quan hệ với một văn bản / ngôn bản nào đó, một NTGT cụ thể nào đó, chúng tôi sẽ xem xét các đơn vị này một cách toàn diện, không chỉ ở nhân tố bên trong mà cả các nhân tố bên ngoài, không chỉ các ứng xử có tính chất hướng nội mà còn cả các ứng xử có tính chất hướng ngoại, không chỉ ở hành động ứng xử phù hợp (appropriate behavior) mà cả những hành động ứng xử không phù hợp (inappropriate behavior)
0.4.1.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học như là một phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngôn ngữ học xã hội, với một mục đích sẽ chỉ ra được một bức tranh phản ánh thực tế các quan niệm, nhận thức về LS, và một số khái niệm liên quan, cũng như một số đặc điểm trong việc sử dụng các NTGT của người Việt
Với phương pháp này, luận án chọn sử dụng điều tra bằng phiếu thăm dò Chúng tôi tiến hành lập mẫu phiếu gồm 2 phần:
- Phần 1: điều tra chung quan niệm của người Việt về LS và lễ phép
- Phần 2: điều tra có định hướng về các ứng xử LS theo thang độ trong các tình huống giao tiếp đối với 4 NTGT mà luận án chọn nghiên cứu
Bên cạnh đó, nguồn thông tin, tư liệu “tươi” quý giá và đáng tin cậy thu được
từ các phiếu điều tra, là cơ sở cho tác giả luận án đi sâu phân tích, chỉ ra những kết quả mang tính định lượng
0.4.1.3 Phương pháp thống kê
Trang 18Với nguồn tư liệu thu thập được từ điều tra xã hội học, luận án sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để thống kê Có thể bóc tách kết quả xử lý để chỉ ra mối quan hệ giữa ứng xử LS trong giao tiếp và các yếu tố chi phối nó như tuổi tác, nghề nghiệp, quê quán, trình độ văn hóa v.v…
0.4.1.4 Phương pháp so sánh – đối chiếu
Trên cơ sở khảo sát mối quan hệ giữa LS và các NTGT trong tiếng Việt từ nhiều bình diện khác nhau, luận án sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu với cứ liệu trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nga Tuy nhiên, do khuôn khổ quy định của luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu chỉ với tham vọng điểm xuyết, làm sáng rõ thêm sự giống và khác nhau trong các ứng xử NT giữa các ngôn ngữ này, qua đó góp phần khẳng định những nét đặc thù trong các cách biểu thị LS trong 4 NTGT tiếng Việt Trong khả năng có thể, chúng tôi cố gắng biện giải sự tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ dưới góc nhìn văn hoá
0.4.2 Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu của luận án bao gồm:
- Các mẩu hội thoại được thu thập trong các tác phẩm nghệ thuật (tiểu thuyết
và phim truyện)
- Các ngôn bản hội thoại trong sinh hoạt hàng ngày và trong một số chương trình trên truyền hình
- Các văn bản hành chính có liên quan
- Một số kết quả được lấy từ 893 phiếu thăm dò đối với 4 NTGT là NT mời (132 phiếu, gồm 34 câu hỏi đóng và 15 câu hỏi mở); NT cảm ơn (239 phiếu, gồm 2 phần: phần khảo sát chung về LS với 05 câu hỏi mở, phần khảo sát riêng về NT cảm
ơn với 21 câu hỏi đóng và 10 câu hỏi mở); NT chê (212 phiếu, gồm 41 câu hỏi đóng
và 16 câu hỏi mở); NT bác bỏ (310 phiếu, gồm 28 câu hỏi đóng và 6 câu hỏi mở)
Như vậy, trong phạm vi tư liệu điều tra, luận án đã thu được kết quả ứng xử của người bản ngữ đối với 176 câu hỏi mà chúng tôi nêu ra Tiếc rằng do khuôn khổ
có hạn, chúng tôi chỉ mới xử lý bước đầu các câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở
0.5 Đóng góp của luận án
0.5.1 Chấp nhận một số kiến giải của các nhà dụng học phương Tây, coi đó
như những tiền đề cơ bản, luận án mở rộng phạm vi quan sát trên nhiều bình diện, không chỉ ở phạm vi lý thuyết, mà còn dựa vào các biểu đạt cụ thể, để miêu tả và làm sáng rõ thêm một số đặc điểm về LS và NTGT của người Việt
Trang 19Căn cứ vào bản chất của các NTGT, luận án lưỡng phân thành 2 nhóm: nhóm NTGT dương tính và nhóm NTGT âm tính
0.5.2 Các công trình đi trước khảo sát về LS, phần lớn kết quả đều được đúc
kết thông qua các biểu hiện về mặt chức năng và cấu trúc biểu đạt Tuy nhiên, có thể nói được rằng, cấu trúc chỉ là một trong những nhân tố chi phối đến thang độ
LS, bởi một cấu trúc có thể được xem là LS trong mối quan hệ này, nhưng lại là bất
LS trong mối quan hệ khác, hoàn cảnh giao tiếp khác… Lựa chọn và xuất phát từ quan điểm ± phù hợp, nói rõ hơn là căn cứ vào ứng xử ngôn ngữ, dựa vào ngữ liệu
có tính chất quy nạp, đặc biệt chú ý đến quan niệm, nhận thức và cách ứng xử của người bản ngữ, chúng tôi tiến hành khảo sát các thang độ LS của các NTGT từ 4
bình diện: QHLN, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và cấu trúc biểu đạt Hy
vọng cách tiếp cận này cho phép luận án mô tả một cách đầy đủ các đặc điểm chung của LS cũng như những biểu hiện cụ thể của nó trong tiếng Việt
0.5.3 Trong việc dạy và học tiếng Việt như một bản ngữ cho học sinh ở các
cấp học, NTGT giữ một vị trí quan trọng Việc nắm chắc và vận dụng một cách linh hoạt các phương thức thể hiện phép LS trong các NTGT sẽ giúp cho việc nói năng của học sinh tiến gần với chuẩn mực, bảo tồn được nét đẹp truyền thống và góp phần giúp chuyện “ăn nói” luôn “mặn mà có duyên”
Trong việc dạy học tiếng Việt như một ngoại ngữ, sự hiểu biết của người học đối với các quy tắc ứng xử lời nói không kém phần quan yếu so với việc nắm vững các quy luật ngôn ngữ Bởi vì chúng gắn liền sâu sắc với phong tục tập quán của mỗi dân tộc Cách xưng hô của người Việt với một số lượng lớn các từ ngữ, thường được thực hiện trên một sự giả định, dùng quan hệ gia đình để giao tiếp xã hội, đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với người nước ngoài khi giao tiếp bằng tiếng Việt, là một minh họa sinh động cho việc cần thiết phải nắm vững NTGT, hiểu là phải nắm vững cơ chế và vận dụng thành thục nó
Nói một cách khái quát, kết quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng để giảng dạy tiếng Việt cho người bản ngữ và người nước ngoài
Kết quả này cũng có tác dụng nhất định đối với việc đối dịch các NTGT
Trang 20tài liệu tiếng nước ngoài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận
án được cấu trúc như sau:
Chương Một: Cơ sở lý luận
Chương này trình bày những vấn đề liên quan đến LS và NTGT Luận án khảo sát quan niệm của người Việt về LS, biện giải về mối quan hệ giữa LS và một
số khái niệm hữu quan như lễ phép, kính trọng, tôn trọng, tự trọng… đặc biệt, luận
án cũng chỉ ra rằng ngữ vực và thuyết giao tiếp bất bạo lực có liên quan đến LS Chúng tôi cũng phân tích một số phổ niệm ngôn ngữ học như LS, thể diện, và các chiến lược LS Trên cơ sở đề cập đến NTGT, luận án đi vào vấn đề trung tâm là mối quan hệ giữa LS và NTGT, từ đó phân loại các NTGT, trong đó có NTGT dương tính và NTGT âm tính, luận án cũng xem xét đến LS và vai giao tiếp, các phương tiện biểu hiện LS trong tiếng Việt Đây là những tri thức đại cương, xuất phát điểm cho những nghiên cứu trong các chương tiếp theo
Chương Hai: Lịch sự trong một số NTGT dương tính
Với đề xuất phân loại các NTGT dựa vào bản chất của chúng, luận án lưỡng phân đối tượng khảo sát thành NTGT dương tính và NTGT âm tính Tại chương này, luận án chọn nghiên cứu 2 NT có tần số sử dụng cao trong hoạt động giao tiếp
thuộc nhóm thứ nhất là NT mời và NT cảm ơn Trên cơ sở các nguồn tư liệu, luận án
đi sâu phân tích các bình diện QHLN, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, và cấu trúc biểu đạt có tác động, chi phối như thế nào đối với LS trong tương tác hội thoại
Chương Ba: Lịch sự trong một số NTGT âm tính
Tương tự như ở chương hai, sau khi chỉ ra đặc điểm LS của nhóm NTGT âm tính, luận án chọn NT chê và NT bác bỏ để nghiên cứu Duy trì một bố cục nhất quán từ chương trước khi đi vào khảo sát từng NTGT cụ thể, tại chương này, chúng tôi cũng cố gắng chỉ ra sự ảnh hưởng của LS cũng như các cách thức biểu hiện của
nó nhằm làm giảm bớt nguy cơ đe doạ thể diện trong 2 NT vừa nêu từ các bình diện
đã được xác lập
Với một sự cố gắng nhất định và trong phạm vi có hạn của luận án, ở chương hai và chương ba, chúng tôi thực hiện việc so sánh ngay trong nội bộ tiếng Việt đặc điểm của các NT trong cùng một nhóm và giữa hai nhóm NTGT dương tính và âm tính, bên cạnh đó là một số đối chiếu để phần nào chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt trong cách biểu hiện LS đối với các NTGT tương ứng trong hai ngôn ngữ khác loại hình, tiếng Anh và tiếng Nga
Trang 21Ngay từ năm 1990, dựa vào thành tựu nghiên cứu chủ yếu là trên cứ liệu
tiếng Anh, theo B.Fraser, LS đã được tiếp cận từ 4 hướng chính: (i) quan điểm
chuẩn mực xã hội (social norm view), gồm các tác giả như V.Vanderbilt và
L.Baldridge [238], C.E.Snow et al [228]…; (ii) quan điểm phương châm hội thoại
(conversational maxim view), có thể kể đến G.Leech [215], W.J.Edmondson [190],
R.T.Lakoff [212]…; (iii) quan điểm giữ gìn thể diện (face-saving view), gồm
P.Brown & S.C.Levinson [186 &187], R.Scollon & S.B.K.Scollon [223]…; và (iv)
quan điểm cộng tác hội thoại (conversational contract view), như E.Goffman [197],
B.Fraser & W.Nolen [193]… Sau này, Jenny Thomas [235] có lưu ý cách tiếp cận
thứ 5: quan điểm thang độ ngữ dụng (pragmatic scales view) của
H.D.M.Spencer-Oatey [229]… Đó là chưa kể hàng loạt các công trình miêu tả LS trong một số ngôn ngữ ở phương Đông và cả ở phương Tây mà không phải là tiếng Anh, hoặc những
so sánh đối chiếu của một ngôn ngữ cụ thể với tiếng Anh như F.L.K.Hsu [206],
Trang 22Blum-Kulka S [184], Jenny Thomas [234], Y.Masumoto [218], Y.Gu [200], M.Sifanou [227]…
Nhìn một cách khái quát, từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà ngôn ngữ học
đã xây dựng được bộ máy khái niệm mang tính phổ quát về ngữ dụng học nói chung, LS nói riêng, cũng như đã chỉ ra những đặc điểm ngữ dụng trong từng ngôn ngữ cụ thể
Ở Việt Nam, như phần lịch sử vấn đề đã sơ lược đề cập, các tri thức quan yếu về ngữ dụng học cũng như LS đã được giới thiệu khá rộng rãi Do vậy, luận án không trình bày lại những vấn đề lý thuyết đã khá phổ biến và tương đối ổn định, trái lại sẽ cố gắng kiến giải một số tiền đề lý thuyết mà chúng tôi cho rằng có sức giải thích và sẽ vận dụng chúng vào để mô tả 4 NTGT là đối tượng khảo sát của luận án
1.2 Lịch sự và một số khái niệm hữu quan
1.2.1 Lịch sự
LS là một thuộc tính thuộc phạm trù ứng xử của con người trong giao tiếp,
đó là một nhân tố quan trọng có tính chất điều hoà các QHLN, nó chi phối không những đối với quá trình vận động hội thoại mà cả đối với hiệu quả giao tiếp LS từ lâu đã được các nhà xã hội học, tâm lý học và nhân chủng học chú ý đến Thế nhưng từ khi ngữ dụng học ra đời, LS mới trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học Như đã thấy, hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau và cùng với các góc nhìn ấy, nội hàm, ngoại diên của bộ máy lý luận liên quan đến nó vẫn còn khá tản mạn Nhiệm vụ của tiểu mục này là làm rõ một số khái niệm mà khi bàn về
LS trong một số NTGT không thể không nghĩ đến
LS, tiếng Anh: politeness, tiếng Pháp: politesse có nguồn gốc từ tiếng La tinh
là politus, có nghĩa là làm cho bằng phẳng, trơn tru, mượt mà Có lẽ, nét nghĩa tích cực được phái sinh từ nguồn gốc này
Trong các tài liệu ngữ dụng học, sự minh định khái niệm LS thường mang
dấu ấn của các cách tiếp cận LS, theo S Blum-Kulka, về cơ bản, là một chức năng
của hành động đền bù mà hành động này có quan hệ tương liên với biểu đạt gián tiếp [dẫn theo 104] LS được xem là một hay nhiều chiến lược mà S dùng để hoàn thành một số mục đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hoà (promoting
or maintaining harmonious relation)… [235], hoặc duy trì hay thay đổi quan hệ liên
cá nhân… [199], hay tránh né đụng chạm (conflict avoidance)… [214], một trong những đòi hỏi trong tương tác ngôn ngữ mà mục đích của nó là quan tâm đến tình cảm của người khác, thiết lập nên sự hài hoà và duy trì mối quan hệ thân thiện… là
Trang 23sự kết hợp giữa một sự nhận thức rõ ràng và sự lựa chọn một cách tự nguyện…
[204], là một hành động có tính chất kết giao mang tính tự nguyện và chủ động…
Nói về LS, từ điển của Hoàng Phê giải thích: LS là có thái độ nhã nhặn, lễ
độ khi tiếp xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội [33, tr.566]
P.J.B Trương Vĩnh Ký (1883) có nhắc đến LS trong chương bàn về tính từ,
theo cách chú giải của tác giả thì LS đồng nghĩa với tốt đẹp, đờn bà LS, bell femme,
mấy người đờn bà LS, les bells femmes [169, tr.100] Còn theo Huình Tịnh Paulus
Của (1895), LS là trải việc, đẹp đẽ, xinh tốt [44, tr.564] LS: khéo đẹp; nhã nhặn: ăn
mặc LS Nói năng LS [43]
Có thể thấy, LS theo quan niệm cũ có trường nghĩa khá rộng, nó nghiêng hẳn
về việc biểu đạt sự tốt đẹp, thường là về một số thuộc tính vật chất cũng như tinh thần của con người, trong đó sự ứng xử ngôn ngữ chỉ là một bộ phận cấu thành
Hành động LS được biểu hiện có thể bằng hành động phi ngôn ngữ như cái bắt tay nồng nhiệt, nụ cười cởi mở cảm thông, một sự trợ giúp đúng lúc đúng chỗ…, cũng có thể được biểu biện bằng cách lựa chọn ngôn từ như một lời nhận xét chân tình, một lời mời trang trọng, một sự động viên khích lệ… Luận án chỉ chú ý đến phương diện LS được biểu hiện bằng ngôn ngữ
Có thể nói, không ai lại đánh giá LS với loài vật, cỏ cây, cũng không được coi là LS khi đó là các hành động mang tính bổn phận như con cái đối với cha mẹ, ông bà, và ngược lại cũng không được coi là bất LS đối với những hành động thể
hiện tính chất “quyền huynh thế phụ” trong quan hệ gia đình Như vậy, LS gắn liền
với thế giới con người và nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc
Nhìn chung, nhận thức về LS giữa hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây ít nhiều có sự khác biệt Tuy nhiên, dù xuất phát từ quan điểm tiếp cận nào thì nói đến LS là nói đến QHLN, ở đó ngôn ngữ không chỉ cung cấp những phương tiện mà còn hình thành nên những định chế có tính chất ràng buộc và chức năng của
LS, suy cho cùng là thiết lập và cân bằng mối quan hệ hài hoà giữa S và H LS không chỉ là phương thức mà còn là điều kiện của cuộc sống xã hội
Trang 24Trong nhận thức của chúng tôi, LS là cách ứng xử biết người biết ta, và
phù hợp với chuẩn tắc xã hội
1.2.2 Quan niệm của người Việt về lịch sự
1.2.2.1 Để có cơ sở miêu tả, phân loại và nêu nhận định về LS ở các chương
tiếp theo, việc khảo sát quan niệm của người bản ngữ về các vấn đề liên quan là một việc làm cần thiết Với mục đích đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 239 người, các thông số cá nhân có thể xem trong bảng sau:
Case Processing Summary
Count
% of Total Count
% of Total Count
% of Total Count
Câu 1: Bạn hiểu như thế nào về LS?
Nội dung của các câu trả lời có thể khái quát thành một số điểm chủ yếu sau đây:
a LS là cư xử có văn hoá (25%)
b LS là thái độ hoà nhã, khiêm nhường trong giao tiếp (24.5%)
Trang 25h Các ý kiến khác (2%)
Câu 2: Về biểu hiện của (+) LS
Các ý kiến tập trung ở một số điểm sau:
a Nói năng hoà nhã, dễ nghe (19,7%)
b Vui vẻ, hoà đồng (17,4%)
c Cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, thường xuyên (14,2%)
d Biết nhường nhịn người già, trẻ em, phụ nữ (11,6%)
e Ăn mặc kín đáo, phù hợp với môi trường (8%)
f Không ngắt ngang, chen ngang lời người khác, không nói leo, nói hớt (6,2%)
g Không hút thuốc, khạc nhổ nơi công cộng (5,9%)
h Kín đáo khi ngáp hoặc hắt hơi (5,2%)
i Không nói tục, không chửi thề; không nói chuyện ồn ào nơi công cộng (3,5%)
k Không đụng chạm đến chuyện riêng tư của người khác (3,4%)
l Galăng (galant) với phụ nữ (2%)
m Tất cả những biểu hiện của một con người đứng đắn (1,7%)
n Các biểu hiện khác (1,2%)
Câu 3: Về biểu hiện của (-) LS
Về cơ bản, các đặc điểm thu nhận được là đối nghĩa với câu 2
Câu 4: Tự đánh giá mức độ LS của người Việt
a Sự kính trọng của người nhỏ đối với người lớn (68,6%)
b “Gọi dạ, bảo vâng”, “đi thưa về trình” (17,1%)
c Là biểu hiện của LS (9%)
d Sự cư xử “kính trên, nhường dưới” (5,3%)
1.2.2.2 Nhận xét
Các ý kiến phản hồi ở câu (1) là khá tập trung Về cơ bản, người được hỏi đã nhận diện được phần lớn các đặc điểm của LS có liên quan đến thể diện, cả những đặc điểm trong ứng xử của cả S và H dưới cái nhìn của LS chiến lược và LS chuẩn
Trang 26mực xã hội Và tuy phát ngôn không thật rõ, nhưng cái mà các nhà ngữ dụng học gọi là tương tác văn hoá cũng đã được những người được điều tra nghĩ tới
Kết quả thu nhận được từ câu (2) trải dài trên một bình diện khá rộng Điều đáng ghi nhận là, tất cả những biểu hiện về mặt LS bao gồm cả phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và kết hợp cả 2 phương tiện đều được nhận chân, đặc biệt là phi ngôn ngữ Trong số các biểu hiện đó, có không ít những phương tiện, đúng hơn là những nhận xét, đánh giá xuất phát từ nền văn hoá phương Đông
Về câu (3), điều thú vị là người Việt không chỉ chú trọng đến những biểu hiện của LS, coi đó như những chuẩn mực con người cần hướng tới, mà còn rất quan tâm đến các biểu hiện bất LS, điều cần nhấn mạnh là, họ thường coi đây là những điều cần tránh khi giao tiếp Và bao trùm lên tất cả là LS có quan hệ đến nhân cách
Ở câu (4), không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các câu trả lời đều chọn trường hợp (b) Hiển nhiên, nhận xét về cái tôi của cộng đồng là một điều phức tạp Với đức tính khiêm tốn và trọng tình, người Việt đánh giá dân tộc mình ở mức trung dung cũng là điều hợp lẽ
Cuối cùng, ở câu (5), các câu trả lời cho thấy, lễ phép là một trong những biểu hiện của LS Tuy nhiên, về nguyên lý và phạm vi sử dụng, LS có biên độ rộng hơn rất nhiều so với lễ phép, và trong một số trường hợp không thể dùng thang độ
LS để đánh giá, VD cha mắng con, người lớn la rầy trẻ nhỏ Quả đúng là, nói tới
lễ phép là nói tới cách ứng xử của vai nhỏ đối với vai lớn Trong các nội dung trả lời, cách diễn đạt bằng thành ngữ “kính trên, nhường dưới” gợi cho chúng ta không
ít băn khoăn Bằng chứng là, hơn 1/3 ý kiến lựa chọn trường hợp (d) đều có giải thích một cách rạch ròi thế nào là kính trên nhường dưới Điều này chứng tỏ rằng không hề có sự nhầm lẫn Họ cho rằng lễ phép là tôn kính người lớn và nhường nhịn người nhỏ hơn Song, lễ phép đúng là tôn kính bề trên, nhưng còn nhường nhịn
bề dưới thì thuộc một phạm vi khác Cần lưu ý rằng, họ đều có độ tuổi từ 45 trở lên Phải chăng sự phân biệt giữa lễ phép và LS trong nhiều trường hợp giao tiếp chỉ có
ý nghĩa tương đối, nhất là đối với lớp người trung niên?
Từ (1), (2), (3), (4), (5), có thể thấy rằng đây là những nhận xét có tính chất thơ ngộ, phản ánh trực giác của người bản ngữ đối với đề tài mà luận án nghiên cứu Những nhận xét đó không phải là xa lạ đối với những phổ niệm mà các nhà ngữ dụng học phương Tây đã đề xuất
Trang 27Cũng xin được nói thêm, tuy cách tiếp cận và số liệu điều tra khá khác nhau, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi, về cơ bản là phù hợp với Vũ Thị Thanh Hương [176]
đúng mực đối với người trên, tỏ ra có lòng kính trọng (nói khái quát), có lễ phép
tức là biết tỏ ra kính trọng người trên [33, tr 541] Lễ pháp hay lễ phép: khuôn
phép, phép LS, phải giữ cho tỏ điều tôn kính [44, tr 555] Trong kho từ vựng cũ,
trái ngược với lễ phép, ngoài vô lễ ta còn có các từ ngữ là thất lễ và phi lễ
Rõ ràng, giữa LS và lễ phép có mối quan hệ thiết thân nhưng đây vẫn là hai khái niệm cần phân biệt Cả hai đều thể hiện cách thế ứng xử có ý nghĩa tích cực, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội đánh giá cao Nếu như đối cực của
LS là bất LS, tức những hành động ngôn từ thô lỗ, cục cằn hoặc không phù hợp, thì đối cực của lễ phép là thất lễ, vô lễ và phi lễ Cả LS lẫn lễ phép đều có thể được biểu hiện qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Cả hai đều là sản phẩm, hơn thế nữa là biểu hiện của một xã hội văn minh mà đối với một chủ thể giao tiếp,
để nắm được các nguyên tắc ứng xử, thường phải trải qua một quá trình thủ đắc và học tập lâu dài Nói học tập và trau luyện một ngôn ngữ là học tập và thích nghi với
cả một nền văn hoá, có lẽ xuất phát từ đặc điểm vừa nhắc Cả LS và lễ phép đều thể hiện mối QHLN, ở đó có hàng loạt quy tắc ứng xử mang tính cộng đồng, mà mỗi cá nhân với những vai giao tiếp khác nhau phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt Tuy nhiên, chúng không phải là những khái niệm đồng nhất
Có thể thấy, LS thể hiện trong một phạm vi giao tiếp rất rộng, bao gồm các vai giao tiếp đối xứng và phi đối xứng, nói cụ thể nó bao trùm lên cả 3 trường hợp S=H, S>H và S<H, trong khi đó lễ phép chủ yếu rơi vào trường hợp bất đối xứng,
mà cụ thể là các cách ứng xử của vai nhỏ đối với vai lớn, tức trường hợp S<H, chẳng hạn, con cháu đối với ông bà cha mẹ, học trò đối với thầy cô giáo, người trẻ
tuổi đối với người già, đối với trẻ em thì đi thưa về trình, gọi dạ bảo vâng…
VD 1: Cô Lâm bưng đĩa dưa mèo vào, lễ phép:
- Mời bố và hai anh (TNCL 2003)
VD 2: Chị hỏi lễ phép:
- Thưa ông, hôm nay không tuốt lúa ạ?
Trang 28- Thôi còn ít để mai tuốt rồi phơi phóng một thể (MĐLNNM)
Kết quả khảo sát, xuất phát từ cái nhìn đồng đại cho thấy, lễ phép là một biểu hiện của LS Tuy nhiên, nếu phóng cái nhìn về lịch đại, tình hình có thể hơi khác
Tuy không thật chính xác lắm nhưng nói tới lễ phép là nói tới phạm trù đạo đức, mà về mặt sâu xa nó bắt nguồn từ tư tưởng nho giáo, gắn liền với thuần phong
mỹ tục của phương Đông, còn nói tới LS là nói tới phạm trù văn hoá, đó là cách ứng xử hiện đại gắn liền với xã hội phương Tây
1.2.4 Lịch sự và kính trọng, tôn trọng, tự trọng
Trong tiếng Việt, giữa khái niệm LS và kính trọng, tôn kính, tôn trọng, tự
trọng có mối quan hệ gắn bó Chúng đều là những từ ngữ chỉ cách ứng xử mang
tính tích cực được xã hội thừa nhận và đánh giá cao, nhưng giữa chúng cũng ít
nhiều có sự khác biệt Kính trọng: coi trọng do thừa nhận có một giá trị đáng quý [33, tr 512] Tôn kính: hết sức kính trọng [33, tr.1011] Như vậy, tôn kính chính là
kính trọng ở mức độ tuyệt đối Rõ ràng, kính trọng và tôn kính (gọi chung là kính trọng) rất gần với lễ phép, nhưng nếu như lễ phép là quy tắc ứng xử do chuẩn mực
xã hội quy định và như đã biện giải là hành động của vai nhỏ đối với vai lớn, thì kính trọng không hẳn là như vậy Kính trọng chủ yếu xuất phát từ nhận thức có tính chất chủ quan của cá nhân và thường xuất hiện trong quan hệ cả đối xứng và phi đối xứng giữa các vai, chẳng hạn như kính trọng người già như là một nguyên tắc trong truyền thống của văn hoá Việt Nam, một người thầy được kính trọng vì có công lao đào tạo nhiều thế hệ, một học giả được kính trọng do thái độ làm việc nghiêm túc và nhân cách trong sáng của ông ta Hiển nhiên, trong kính trọng còn hàm chứa nét nghĩa là nể phục Trong khi đó, lễ phép là xuất phát từ quy định về tôn ti của xã hội,
kiểu ứng xử xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú, chứ chưa hẳn đã có tính
nể phục
Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình [33, tr 1041] Như vậy,
tự trọng là gắn liền với cái tôi Còn tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là
không được vi phạm hoặc xúc phạm đến [33, tr 977] Tôn trọng vừa gắn liền với
cái tôi của chủ thể và cái tôi của đối thể Cả tự trọng và tôn trọng đều có quan hệ đến thể diện Tôn trọng anh, tôn trọng tôi chính là giữ thể diện cho tôi và cho anh
Tự trọng cũng có nghĩa là coi trọng và cố gắng giữ gìn thể diện của cái tôi trước công chúng
Jenny Thomas (1995) khi luận bàn về LS có nhắc đến khái niệm tôn trọng (deference) Theo ông:
Trang 29Tôn trọng thường được cho là tương đương với LS, đặc biệt là trong những thảo luận về tiếng Nhật Tôn trọng có liên quan đến LS nhưng đây là
2 hiện tượng cần phân biệt Tôn trọng tương phản với suồng sã, nó chỉ ra rằng chúng ta kính trọng người khác vì vị thế cao, tuổi tác lớn Còn LS là vấn đề mang tính khái quát, nó biểu hiện sự quan tâm đối với người khác Cả tôn trọng và LS đều thể hiện hành vi ứng xử xã hội Chẳng hạn như chúng ta
có thể biểu hiện sự tôn trọng bằng cách đứng dậy khi một người có vị thế giao tiếp cao bước vào phòng, hoặc LS nắm giữ cánh cửa mở để người nào
đó đi qua Tôn trọng được đánh dấu bằng các phương tiện ngữ pháp như trong tiếng Hàn, tiếng Nhật hoặc cũng có thể tìm thấy trong các hình thức ngữ pháp của một số ngôn ngữ với “hệ thống T/V” như trong tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga với sự lựa chọn đại từ nhân xưng ngôi thứ hai tu/vous, du/sie, ты/вы Cũng theo ông, các hình thức hô gọi bằng chức danh nghề nghiệp như kỹ sư, giáo sư, bác sĩ… cũng có ý nghĩa tôn trọng Trong khi đó, cách gọi bằng tên (first name) trong các ngôn ngữ châu Âu thì được đánh giá theo chiều hướng ngược lại [235, tr 150-151]…
Ngoài ra, dấu hiệu tôn trọng còn được thể hiện ở các cấp độ ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ dụng và diễn ngôn [J.Thomas, sđd, tr 180]
Như vậy, theo J.Thomas, tôn trọng cũng có thể được đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ như LS, nhưng LS có tầm bao quát rộng hơn Tôn trọng là một thuộc tính thuộc về phạm trù LS, nó là biểu hiện của LS Cách lý giải này rất gần gũi với nhận thức của người Việt
G.Yule [242] dựa vào sự lưỡng phân LS âm tính và LS dương tính của P.Brown và S.C.Levinson (1987) đã đề xuất thành chiến lược tôn trọng (deference strategy) và chiến lược thân hữu (solidarity strategy) Chiến lược trước là chi tiết hóa các đặc điểm của LS âm tính, sự độc lập của cả S và H được đặc biệt nhấn mạnh và tôn trọng Trong các hình thức diễn đạt thường bỏ lửng, tức không quy
chiếu về S và cũng không quy chiếu về H Chẳng hạn: Thưa ông, khách không được
hút thuốc ở đây (customers may not smoke here, sir) Còn chiến lược sau là bắt
nguồn từ LS dương tính, ở đó sự gần gũi, sự đoàn kết giữa S và H được đề cao, mà
về mặt biểu đạt thường sử dụng các từ ngữ như we và let’s, chẳng hạn như: Đi đi
nào, chúng ta đi dự tiệc Mọi người đều có mặt ở cả đấy Chắc là vui lắm (Come
on, let’s go to the party Everyone will be there We’ll have fun) [242, tr 65-66, xem thêm 124, tr 253] Rõ ràng, cách nhận xét này không chỉ đúng trong tiếng Anh, theo chúng tôi đó là những chiến lược mang tính phổ niệm
Trang 30Hồ Lê [41] rất có lý khi gắn phạm trù LS với khái niệm tự trọng và tôn trọng
Tự trọng, trong nhận thức của chúng tôi, là thuộc về mình (self), còn tôn trọng là để dùng cho người khác (other) và cả cho mình và người khác (self and other) Và rõ ràng, một NTGT được coi là LS, đối với phương Đông, ít nhất là đối với người Việt không thể không liên quan đến tự trọng và tôn trọng Và cũng như vậy, đối với phương Đông, LS không chỉ là sự lựa chọn ngôn từ mà quan trọng hơn nhiều, nó liên quan đến nhân cách và cách xử thế của một nhân cách
1.2.5 Lịch sự và trang trọng / không trang trọng
Khái niệm trang trọng hay trịnh trọng trong tiếng Việt thường để chỉ một hình thức biểu đạt trau chuốt, bóng bẩy, mà nếu là NT thì phải đầy đủ tất cả các thành phần trong cấu trúc lý tưởng Nói rõ hơn, chẳng hạn, nếu là NT mời thì ít nhất
phải được lấp đầy bằng các yếu tố sau: ai mời ai, làm điều gì, vào lúc nào, ở đâu, tất
nhiên sau khi đã chuẩn bị ngữ cảnh một cách tương thích
Xét 2 VD sau:
VD 3: - Chúng con trân trọng kính mời hai bác ở lại chơi dùng bữa cơm
đạm bạc với gia đình cho vui (HTHN)
VD 4: - Tiện bữa, chúng con mời hai bác ở lại dùng cơm (HTHN)
Rõ ràng, lời mời trước đạt được sự trang trọng, còn lời mời sau thì trung tính hay ít ra cũng không trang trọng bằng Và như vậy, sự ± trang trọng và các mức độ trang trọng ở đây là đồng biến với ± LS và các mức độ LS khác nhau Hiển nhiên,
có một sự phân biệt khá tế nhị mà chỉ là những người trong cuộc mới có thể cảm nhận được, bởi vì ± trang trọng đều có cái ngưỡng của nó, nếu vượt quá thì trở thành khách sáo hoặc thô lỗ Điều này cũng tỏ ra chính xác với LS và bất LS Vấn
đề là ở chỗ, nói như Jenny Thomas, cả cấu trúc ngôn ngữ, cả ngữ cảnh phát ngôn
lẫn quan hệ giữa S và H làm nên các giá trị này [sđd, tr 157]
Trong tiếng Anh cũng có tình hình tương tự, trước khi ngành ngữ dụng học
ra đời, trong các tài liệu hướng dẫn về hội thoại, người ta thường nhắc đến 2 hình
thức biểu đạt là formal (+ trang trọng) và informal (- trang trọng) Formal thường
được sử dụng đối với người chưa thân hoặc là người có vị thế xã hội cao, còn
informal được sử dụng giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hội
đoàn Tất nhiên, trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ không phải lúc nào hai hình thức
này cũng được phân biệt một cách rạch ròi Việc sử dụng các hình thức formal khác nhau lệ thuộc vào QHLN, chủ đề cuộc thoại và một số nhân tố khác Và formal thường là đặc trưng của ngôn ngữ viết, còn informal là tiêu biểu cho ngôn ngữ nói
Có điều, nếu như trong truyền thống ngữ văn Việt Nam, hình như hình thức ± trang
Trang 31trọng bao trùm lên toàn bộ mọi hình thức giao tiếp, thì trong các ngôn ngữ châu Âu,
formal và informal chỉ gắn liền với các NTGT cụ thể Và trong các ngôn ngữ này,
đối với mỗi NTGT, một nội dung bao giờ cũng được giới thiệu bằng nhiều biến thể
biểu đạt, tương ứng với các cấp độ formal khác nhau Hãy quan sát đường biểu diễn thang độ qua một số VD minh hoạ trong sách dạy tiếng Anh Speaking naturally,
Communication skills in American English:
a NT mời
More formal
Less formal
- I’d like to invite you to dinner this Saturday
- I’d like to invite you to a party next Friday
- I was wondering if you like to…
- We’re going to have a few friends over on Wednesday, and
we’d love you to come
- Are you free on Saturday? Would you like to…
- How about dinner?
- How about coffee?
- Let’s go our place for a beer
- Thank you very much for…
- Thank you so much for…
- That was nice of you Thank you
- That was nice of you
- Thanks a lot
- Thanks a million
(Nguồn: [236, tr 41])
Trang 32c NT bác bỏ
More formal
Less formal
- I’m sorry, but I have to disagree
- I couldn’t agree less
- I couldn’t disagree more
- I refuse to believe that…
- No, that’s wrong
- You’re dead wrong
- Nope
- No way
(Nguồn: [236, tr 89]) Không còn nghi ngờ gì nữa, người học tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, QHLN, và nội dung hội thoại mà lựa chọn các cách biểu đạt thích hợp Với ý nghĩa này, việc nắm vững các NTGT của một ngoại ngữ, đặc biệt là tính chất ± trang trọng, ± LS để sử dụng cho phù hợp với các yếu tố vừa nêu trên lại rất có ý nghĩa về mặt giáo dục ngôn ngữ
Trong một số tài liệu về ngữ dụng học, có một số tác giả dùng thuật ngữ
formal politeness để chỉ các hành động ngôn từ gián tiếp có tính chất quy ước, hoặc
có dùng các tác tử dịu hóa hoặc nhấn mạnh, lời xin lỗi có tính chất rào đón…,
nhưng lại không thấy nhắc đến hình thức informal politeness [xem 242, tr 65-66;
124, tr 253] Đương nhiên, về mặt lý thuyết có thể xem xét LS thân hữu trong hệ
thống biểu đạt informal
Tuy Jenny Thomas [235] không nhắc đến đường biểu diễn LS dưới hình thức
more formal và less formal như đề cập ở trên, nhưng theo ông, LS là một cấp hệ
(hierarchy of politeness) Nói cách khác, tuy là một vấn đề có tính chất định tính, nhưng LS hoàn toàn có thể lượng hoá trên thang độ Và theo tác giả, thì trong các lời yêu cầu dưới đây, trường hợp (a) LS hơn trường hợp (b):
(a) - I wonder if you might respecfully request you to stop picking your nose?
(b) - Stop picking your nose!
Dựa vào cách biện giải của tác giả, các mức độ LS trong các VD bên dưới có thể sắp xếp trên một thang độ như sau:
Trang 331.2.6 Lịch sự và ngữ vực
Ngữ vực (register) vốn là một khái niệm của âm nhạc, được sử dụng để miêu
tả các đặc trưng ngữ âm Đến lượt mình, ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng hệ thống cũng vận dụng nó để xác định các biến thể sử dụng trong phân tích diễn ngôn
Cùng với tôn trọng, ngữ vực có liên quan mật thiết đến LS , nó là một hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội, nó miêu tả những hình thức ngôn ngữ gắn liền với những tình huống giao tiếp đặc biệt [235] Theo J.Lyons, thuật ngữ register dùng để chỉ các biến thể hệ thống trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội [216]…
M.K.A.Halliday giải thích, đó là cái cách mà chúng ta nói hay viết các biến thể
ngôn ngữ tuỳ thuộc vào các loại tình huống giao tiếp [201]…
M.K.A.Halliday [31] biện giải rõ ràng hơn, ngữ vực thường gồm có 3 yếu tố:
trường (field), thức (mood), và sắc thái (tenor) Trường là một hoạt động tương tác
bao gồm tính mục đích và hiện thực – đề tài, thức hay dạng thức chỉ sự tổ chức
ngôn ngữ trong một ngữ cảnh cụ thể, đặc biệt sự tồn tại của nó có thể dưới hình
thức nói hay viết, còn sắc thái chỉ mối quan hệ giữa các tham thể về vị thế xã hội, vị
thế giao tiếp Ba yếu tố này tương ứng với 3 chức năng diễn ngôn Chức năng thứ
nhất là chức năng ý niệm (ideational function) - ngôn ngữ giữ gìn và tổ chức kinh nghiệm của con người, chức năng văn bản (textual function) - chức năng tạo lập những văn bản mạch lạc, và cuối cùng là chức năng liên nhân (interpersonal
function) - chức năng dùng ngôn ngữ để tạo lập các mối quan hệ
Bộ máy khái niệm miêu tả của M.K.A.Halliday tỏ ra rất có hiệu lực khi tiến hành phân tích diễn ngôn, đặc biệt khi nhận diện các ngữ vực Tuy nhiên, biến thể ngữ vực có quan hệ đến các biến thể khác như thế nào, nhất là mối quan hệ giữa ngữ vực và việc lựa chọn các hình thức biểu đạt có ảnh hưởng đến LS như thế nào, chúng ta cần tiếp tục biện giải
Trang 34Biến thể ngôn ngữ địa lý, tức các phương ngữ, là những tiểu hệ thống của
ngôn ngữ toàn dân, bao gồm các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và một ít là ngữ
pháp Còn biến thể ngôn ngữ xã hội gắn liền với cộng đồng nghề nghiệp, nhóm,
cộng đồng xã hội, đặc điểm chủ yếu là tập trung về mặt từ vựng Đây có thể coi là
những biến thể ngôn ngữ của người sử dụng Việc lựa chọn các chiến lược cho phù
hợp với các tiểu hệ thống quả nhiên không đơn giản, nó tuỳ thuộc vào sự phản ứng của người trong cuộc Đối với tiểu hệ thống trước, trường hợp tiếng Việt vượt qua
cái ngưỡng ngữ âm với tâm lý chém cha không bằng pha tiếng là một thử thách, nếu
ứng xử không khéo léo, người trong cuộc nhận thức là một kiểu nói nhại và như vậy
nó sẽ phản tác dụng Đối với tiểu hệ thống sau, tình hình có vẻ dễ dàng hơn, nhưng việc dùng hệ thống từ vựng chuyên biệt như một dấu hiệu để nhận ra tính chất cùng hội cùng thuyền, chỉ là bước sơ khởi Được đánh giá là thật sự hoà nhập khi giữa họ tìm ra được “tiếng nói chung”
Biến thể chức năng, tức các phong cách và thấp hơn là các thể loại nằm trong
cùng một phong cách, so với 2 biến thể trên có sự khác biệt về quy mô, mà đặc
điểm ngôn ngữ trải dài trên tất cả các cấp độ Đây là biến thể bao trùm lên tất cả
các hoạt động hành chức của một ngôn ngữ, tuy nó là biến thể trong sử dụng, ngữ
cảnh thuộc loại vĩ mô, trừu tượng, chủ yếu là dựa vào nội dung giao tiếp, còn mối quan hệ giữa các vai, tức QHLN lại hết sức mờ nhạt
Việc sử dụng ± đúng các phong cách chức năng làm tăng thêm / giảm đi hiệu quả giao tiếp nhưng thật khó lòng khi khẳng định điều đó có liên quan đến LS và bất LS
Nếu như biến thể phương ngữ và biến thể xã hội là những biến thể dựa vào
con người sử dụng thì phong cách chức năng và ngữ vực là những biến thể căn cứ vào chính phương tiện ngôn ngữ được sử dụng Tuy có cùng đặc điểm này, nhưng
giữa ngữ vực và phong cách chức năng có sự khác biệt Ngữ vực là biến thể dựa
vào ngữ cảnh vi mô, trong đó QHLN có ý nghĩa quyết định cho mục đích và cách lựa chọn ngôn từ, nội dung giao tiếp chỉ là thứ yếu Nếu như phong cách chức năng
vừa hướng đến một môi trường giao tiếp vừa rộng lớn, vừa tĩnh tại mà con người giao tiếp với tư cách là cá nhân bị tách khỏi môi trường đó, thì ở ngữ vực con người giao tiếp là rất cụ thể, rất riêng tư và luôn đứng trước những khả năng lựa chọn rất
tinh tế Có thể nhắc lại, ngữ vực là biến thể ngôn ngữ trong sử dụng, gắn liền với
ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, với những nhân vật giao tiếp cụ thể Ở đây, mối quan hệ giữa ngữ vực và phép LS nhìn chung là rõ ràng hơn so với các mối quan hệ giữa các biến thể còn lại
Trang 35Không khó hình dung, con người xuất phát từ nội dung cần diễn đạt, dựa vào từng mối QHLN cụ thể, dựa vào từng ngữ cảnh cụ thể, có thể đứng trước hàng loạt khả năng biểu đạt, tức cũng là hàng loạt những biến thể sử dụng khác nhau Việc chọn biến thể này hay biến thể khác đều có lý do ngữ nghĩa, tuy vẫn bị khống chế trên nền tảng quy thức của xã hội, nhưng sự lựa chọn này lại mang ý nghĩa riêng tư
Cùng một nội dung x, có đến n biến thể cùng bậc hoặc khác bậc, đó là chưa kể đến
các cách biểu đạt tương đương, tường minh, hàm ẩn, nói thẳng, nói úp mở, nói vòng, nói ẩn dụ, nói uyển ngữ v.v… Ngay trong cùng một bậc, số lượng các biến thể với các sắc thái ngữ nghĩa khác nhau cũng không phải là nhỏ Tất cả các biến thể ấy là những cung bậc, những mảng màu đậm nhạt khác nhau, không biến thể nào giống biến thể nào Ngay trong cùng một biến thể, sự tương tác trong những ngữ cảnh khác nhau, nội dung thông tin sự tình và nội dung tình thái cũng rất khác nhau Tuy vậy, trên bình diện khái quát, dựa vào QHLN, mọi biến thể ngữ vực có thể chia thành 3 loại: biểu đạt tích cực, biểu đạt tiêu cực và nằm giữa hai cực ấy là
biểu đạt trung tính Nếu xem xét trong quá trình hình thành, kết quả của một sự lựa
chọn, nếu lấy thể diện theo cách hình dung của P.Brown và S.C.Levinson làm căn
cứ, có thể thấy ở bình diện tổng quan có đến 5 ngữ vực lớn tương ứng với 5 chiến lược, và trong từng ngữ vực như vậy lại có hàng loạt các biến thể (xem 1.3.2) Điều
đó cho thấy khả năng kỳ diệu và tinh tế của con người trong việc lựa chọn các biến thể ngôn ngữ trong sử dụng nhằm đạt đến một mục đích nhất định nào đó, trong đó
có mục đích tạo nên sự hài hoà, thân thiện, cởi mở giữa S và H, tức là LS Chẳng hạn như, để biểu đạt NT chê, trong tiếng Việt có hàng loạt các biến thể:
a a.1 Xấu ơi là xấu
c c.1 Lời nói của mày chua ngoa lắm
c.2 Ngọc ơi, lời nói của mày chua ngoa lắm
Trang 36c.3 Ngọc ơi, nói mày đừng giận, lời nói của mày chua ngoa lắm c.4 Ngọc ơi, lời nói của mày chua ngoa lắm, thân tình tao mới nói như vậy, mày không được buồn lòng tao đấy nhé
Quả nhiên, không có biến thể nào giống biến thể nào, và đằng sau các biến thể ấy, sự tác động của chúng là hoàn toàn không như nhau Cái mà dân gian cho là
dễ nghe / khó nghe là có liên quan đến LS
Rõ ràng, giữa biến thể ngữ vực và thang độ là có quan hệ với nhau, nhưng đó
là hai quá trình khác biệt Việc lượng hoá các mức độ LS trên thang độ là xét ngôn ngữ, cụ thể là các hành động ngôn từ, các NTGT với tư cách là những sản phẩm ngôn ngữ đã hình thành, đã hiện thực, còn đề cập tới các biến thể ngữ vực là đề cập đến sự lựa chọn ngôn ngữ như là một sản phẩm đang trong quá trình hình thành, đang trong quá trình được hiện thực, và LS ở đây có tính chất tiềm năng
Từ một góc độ khác, giữa cấu trúc ngôn ngữ và cấu trúc xã hội ít có quan hệ qua lại, nhưng trong phạm vi đang quan sát, các biến thể ngữ vực phản ảnh các mối quan hệ xã hội P.Brown và S.C.Levinson rất có lý khi lược quy các biến thể ngữ vực và việc giữ thể diện, một đặc điểm quan yếu mang tính phổ niệm của phạm trù
LS, vào mối quan hệ giữa cấu trúc và sử dụng Theo các tác giả, cấu trúc ngôn ngữ
được hiểu là các “hình thức ngôn ngữ và nghĩa đen”…, còn cách dùng ngôn ngữ là việc sử dụng các hình thức ngôn ngữ và nghĩa đen trong các cảnh huống cụ thể cho những mục đích giao tiếp cụ thể Từ sự phân biệt này, P.Brown và S.C.Levinson khái quát thành 3 mô hình:
- Quan hệ sử dụng được quy định về mặt cấu trúc
- Quan hệ cấu trúc bị quy định bởi sử dụng
- Quan hệ mở rộng, bao trùm lên cả 2 quan hệ trên
Và thông qua việc phân tích các biến thể sử dụng của các hình thức châm biếm, hành động ngôn từ gián tiếp, cách thức giảm nhẹ…, các tác giả cho thấy rằng,
tất cả đều bắt nguồn từ động cơ LS trong giao tiếp [P.Brown và S.C.Levinson, bđd,
124, tr.283-287]
1.2.7 Lịch sự và thuyết giao tiếp bất bạo lực
Trong xã hội hiện đại, nhất là ở các nước có nền kinh tế phát triển, con người sống trong vòng vây của áp lực, đó là áp lực từ công việc, từ bổn phận, từ cơ quan,
từ cuộc sống gia đình Do vậy, trong ứng xử bao gồm cả ứng xử ngôn ngữ, con người thường dễ cáu gắt, cộc cằn, và tệ hơn thường xảy ra những phê phán, những chỉ trích, chụp mũ, vu cáo, và đây là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong phạm vi cá nhân Đối với nhóm, hội đoàn, cộng đồng đức tin, nghề nghiệp, do
Trang 37tự đề cao những giá trị thuộc nhóm mình, bài xích hoặc hạ thấp giá trị của nhóm khác, nên cũng thường xảy ra những tranh chấp, bất hoà Trong phạm vi một dân tộc, những sự khác biệt về văn hoá, những quy ước xã hội gắn kết một cộng đồng,
có thể là rất bình thường trong dân tộc này, nhưng lại là khác lạ, đôi khi là phi lý dưới cái nhìn của một dân tộc khác Nếu không có cái nhìn cởi mở, rất dễ đồng nhất hoá giá trị của hệ thống này lên giá trị của hệ thống khác, và thế là dẫn đến xung đột
Xã hội hiện đại đã chứng kiến nhiều tuyên bố, nhiều phát ngôn, đặc biệt là của các nhà chính khách, nhiều khi vô tình hay cố ý đã đụng chạm đến những vấn
đề thiêng liêng của dân tộc khác Cái giá phải trả là phải từ chức hoặc thân liệt danh bại, kéo theo hàng loạt những ảnh hưởng xấu không chỉ đối với cá nhân mà có khi ảnh hưởng đến một tôn giáo, một dân tộc hữu quan
Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ với tư cách là phương tiện thể hiện cái cá nhân,
có thể mang những yếu tố tích cực, nhưng cũng có thể ẩn chứa nhiều yếu tố tiêu cực Ngôn ngữ vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của hành động bên trên Nó có thể là nhân tố gắn kết giữa con người với con người, là động lực để điều hoà các mối quan hệ giữa các cá nhân, hội đoàn và dân tộc, nó còn là phương tiện để cảm thông, sẻ chia… Nhưng mặt khác, nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự bất hoà, rạn nứt, thậm chí dẫn đến bạo lực Cần thấy, không chỉ những trường hợp dùng súng đạn, gươm dao, cơ bắp để đánh đập nhau, mà còn nhiều trường hợp khác như những lời nói cay độc, nghiệt ngã, xúc phạm đến thể diện, đụng chạm đến những lãnh địa riêng tư của người khác…, hoặc những nụ cười xúc xiểm, ánh mắt soi mói, cũng đều là bạo lực
Ở phương Tây, hàng loạt các phân ngành tâm lý học phân tích, tâm lý học ứng dụng ra đời, mà mục đích chính là để hoà giải môi giới, hoà giải giao tiếp (community mediation), hoà giải trong quan hệ quốc tế (mediation in international relations)…, giải quyết tranh chấp (conflict resolution)…, đáng chú ý là lý thuyết giao tiếp bất bạo lực (theory of nonviolent communication) [xem 183 và 222]
Quả nhiên, những vấn đề bên trên đã được nhân loại chú ý từ lâu, đã xuất hiện trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc, nhưng nó mới chỉ trở thành nội dung của những ngành học chính thống từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước
Về mặt lý thuyết, hầu như không có gì nổi bật, nhưng chúng được đánh giá cao về mặt thực tiễn ứng dụng
Thuyết giao tiếp bất bạo lực chủ trương giao tiếp thân thiện trên cơ sở hài hoà giữa S và H Về phía S, cần phải hiểu mình và hiểu người khác, đồng thời biết
Trang 38làm chủ các phương tiện biểu đạt, diễn tả chính mình một cách trung thực thông qua
việc quan sát, nêu cảm xúc, thể hiện nhu cầu và đề đạt thỉnh nguyện Về phía H,
phải biết lắng nghe người khác cũng thông qua 4 yếu tố trên Nói cách khác, là phải
trải lòng, đón nhận và đồng cảm với tha nhân [62] Rõ ràng, cách hình dung này rất
gần với LS Nếu những thuộc tính của S và H vừa phân tích bên trên, theo các nhà tâm lý học có giá trị làm cho cuộc hội thoại chan hoà, cởi mở, đạt đến mục đích giao tiếp, và đặc biệt hơn là tránh được những đụng chạm có thể dẫn đến bạo lực, thì đối với các nhà ngữ dụng học, đây cũng là những điều kiện lý tưởng để một cuộc tương tác đạt được LS và hài hoà
1.3 Thể diện và chiến lược lịch sự
1.3.1 Thể diện
Thể diện là hình ảnh cái tôi trước công chúng của một con người, nó liên quan đến tình cảm và ý thức xã hội của bản thân mà ai cũng có mong muốn mọi người nhận ra (…face means the public self-image of a person It refers to that
emotional and social sense of self that everyone has and expects everyone else to recognize) [242, tr 60] Thật vậy, thể diện là một khái niệm mang ý nghĩa xã hội,
nói như E.Goffman, nó liên quan đến sự tồn tại về phương diện xã hội – tâm lý của
cá nhân trong giao tiếp [dẫn theo 78, tr 145]
Thể diện là một hiện tượng có tính phổ quát, tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ, do sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau, có những cách định danh không giống
nhau, nếu như trong tiếng Anh ta có losing face, saving face, face wants…, thì trong tiếng Việt cũng có các khái niệm mất mặt, ê mặt, bẽ mặt, muối mặt, ngượng mặt,
chường mặt…, giữ thể diện, mất thể diện…
Theo P.Brown và S.C.Levinson, thể diện là hình ảnh cái tôi xã hội mà mỗi thành viên đều đòi hỏi cho mình, bao gồm 2 bình diện có quan hệ với nhau Thể diện âm tính (hay còn gọi là thể diện tiêu cực) đòi hỏi cơ bản về lãnh địa (territories), sự riêng tư cá nhân, quyền không bị quấy phá, tức là quyền tự do hành động và tự do từ chối sự áp đặt Thể diện dương tính (hay còn gọi là thể diện tích cực) là hình ảnh cái tôi hay “nhân cách” (personality) nhất quán và tích cực mà các
thành viên tương tác muốn có cho mình… Thể diện là cái gì đó được đầu tư về mặt
tinh thần, có thể bị mất, được bảo tồn hay được cải thiện và phải được thường xuyên chú ý đến trong tương tác [124, tr 257]
Cần chú ý, dựa trên nền tảng của trường phái triết học lựa chọn duy lý (rational choice), P.Brown và S.C.Levinson giả định, con người giao tiếp là những con người mẫu mực, những chủ thể có lý trí, tức có đủ năng lực lựa chọn các
Trang 39phương tiện để thoả mãn mục đích của mình, và tất cả con người mẫu mực đều có thể diện âm tính và thể diện dương tính
Quả nhiên, cách hình dung này - rất đề cao vai trò cá nhân trong việc lựa chọn các chiến lược giao tiếp - có ý nghĩa tích cực trong việc lý giải động cơ tương tác và kết quả của nó mang lại
Thông thường, trong giao tiếp, S luôn có ý thức trong việc “giữ thể diện”, trước hết cho mình, và cho cả H Đến lượt H, dựa vào ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, trên cơ sở lợi ích và tổn thất của chính mình và của cả S, lắng nghe và tôn trọng những mong muốn về thể diện của cả hai, nhưng trước hết là của S
Một người tôn trọng nguyên lý lịch sự sẽ chú ý không làm mất thể diện của người khác Mỗi người luôn muốn mình được người khác tôn trọng Thể diện được
thể hiện ở chỗ mỗi người có một “không gian cá nhân” mà những người khác không được xâm phạm E.Goffman gọi đó là “lãnh địa của cái tôi” Lãnh địa ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả lãnh địa vật chất và lãnh địa tinh thần
Lãnh địa vật chất bao gồm tất cả những gì là sở thuộc của mỗi vai giao tiếp,
kể cả không gian, hiểu là vị trí của cá nhân, là nơi ở, là “khoảng trời” riêng tư của mỗi người, là khoảng cách nào đó gần xa tuỳ theo quan hệ với người đối thoại, tuỳ theo nền văn hoá, và thời gian, đặc biệt là thời gian giao tiếp mà người nói cho là thuộc về mình khi nắm giữ lượt lời, đối tượng khác không được tự tiện xâm phạm vào chúng nếu không được chủ nhân đồng ý
Lãnh địa phụ thuộc vào quan hệ ± thân Hai người nói chuyện với nhau, tuỳ mức độ thân mật hay xa lạ mà giữa họ có một khoảng cách nào đó: càng thân, càng
có sự gắn bó về tình cảm thì khoảng cách càng gần
Thuộc về lãnh địa tinh thần là sự tự do trong suy nghĩ, trong ngôn luận, hội họp, bầu cử, ứng cử, là những lời nói trình bày tư tưởng, ý kiến…, về một vấn đề nào đó, là những niềm vui, hạnh phúc và cả nỗi buồn, những điều mà ai vô tình nhắc tới dù xa xôi bóng gió cũng khiến ta đau lòng Nói cách khác, đó là những gì
mà ai đó tin, theo, nghĩ, trân trọng hay ghét bỏ mà người khác không được cản trở, bắt ép phải thay đổi cũng như không được “xía vô” hay “cà khịa” về một sở thích riêng tư nào đấy
Lãnh địa và thể diện của mỗi người tỷ lệ thuận với vị thế xã hội Chẳng hạn,
ở xã hội Malaysia, ở một vị thế giao tiếp thấp chỉ có thể đưa và nhận quà bằng tay mặt chứ không thể ngược lại Tương tự, ở Việt Nam, có thể xoa đầu em bé, vỗ vai thuộc cấp, chứ không thể xoa đầu người lớn, vỗ vai cấp trên Cùng một kiểu nói như nhau nhưng mức độ xúc phạm thể diện đối với mỗi người mỗi khác
Trang 40Thể diện âm tính và thể diện dương tính là hai mặt bổ sung cho nhau, phát huy tác dụng theo lối “cộng sinh” với nhau, có nghĩa là một sự vi phạm thể diện âm tính cũng đồng thời làm mất thể diện dương tính [25, tr.266].
Việc xác định các lãnh địa cũng như nhận chân được các góc độ thể diện lệ thuộc rất nhiều vào các nền văn hóa Một câu hỏi, có thể trong nền văn hóa này là xâm lấn lãnh địa riêng tư, nhưng trong nền văn hóa khác, lại là thể hiện sự quan tâm lẫn nhau Cho nên, xem xét LS trong mối quan hệ với các NTGT, dù muốn dù không, cũng không được tách khỏi môi trường ứng xử của một nền văn hóa nhất định
Như vậy, giữ thể diện là một yêu cầu có tính chất nguyên tắc trong hội thoại đối với cả S và H Thế nhưng, trong giao tiếp có những hành động, những NT về bản chất đi ngược lại mong muốn thể diện của S hoặc / và của H, tức có nguy cơ đe doạ thể diện, cả thể diện âm tính cũng như dương tính của cả S hoặc / và của H
Theo P.Brown và S.C.Levinson, những hành động như mệnh lệnh, cầu khiến, gợi ý, nhắc nhở, khuyên nhủ, dặn dò… có nguy cơ đe doạ mong muốn thể diện âm tính của H; những hành động như phê bình, chê, chửi… có nguy cơ đe doạ thể diện dương tính của H; lại có những hành động, NT có nguy cơ đe doạ thể diện
âm tính của S như tặng, biếu, hứa hẹn…; bên cạnh đó còn phải nhắc đến những hành động, NT như xin lỗi, cảm ơn, tự phê bình… luôn tiềm ẩn khả năng đe doạ thể diện dương tính của S
1.3.2 Chiến lược lịch sự
Nhìn chung, trong tương tác, dù xét từ góc độ chủ động hay bị động, từ vị thế của S và của cả H, mọi ứng xử đều có nguy cơ đe doạ thể diện, và vì vậy, nói như P.Brown và S.C.Levinson, bất cứ một chủ thể duy lý nào, trong giao tiếp cũng
sẽ cố tránh những hành động đe doạ thể diện, hoặc sẽ cố gắng vận dụng một số chiến lược giao tiếp để làm giảm đi mối đe doạ đó
Theo quan niệm phổ biến, “chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử dụng các hành động ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe doạ thể diện của người tham gia giao tiếp [82, tr.107]
Với quan niệm trên, P.Brown và S.C.Levinson đã đề xuất một sơ đồ bao gồm các chiến lược làm giảm mức đe doạ thể diện như sau: