Trong các bộ giáo trình văn học ViệtNam viết về giai đoạn trước 1945 hầu như không có một dòng nào đề cập tới Tân Dân.Chúng tôi nhận thấy đó là một thiếu sót lớn.Nhóm Tân Dân với Tiểu th
Trang 1MỤC LỤC
A.Phần mở đầu 3
1.Lí do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Nhiệm vụ của đề tài 9
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp của luận văn 10
B Phần nội dung 11
CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN – ĐỘI NGŨ NHÀ VĂN VÀ CÁC CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA NHÓM TÂN DÂN 11
1.1 Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân 11
1.1.1 Khái niệm Nhóm văn học 11
1.1.2 Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân 13
1.1.2.1 Nhóm Tân Dân 13
1.1.2.2 Vũ Đình Long – sáng lập viên nhà xuất bản Tân Dân và vai trò của ông trong sự hình thành và phát triển của nhóm Tân Dân 14
1.1.2.3 Từ hiệu sách Tân Dân đến nhà xuất bản Tân Dân 20
1.2 Các tờ báo, tạp chí của Tân Dân 22
1.2.1 Tiểu thuyết thứ bảy 22
1.2.2 Phổ thông bán nguyệt san 25
1.2.3 Ích Hữu 26
1.2.4 Truyền Bá 29
1.2.5 Tao Đàn 30
1.2.6 Tủ sách Tao Đàn 31
1.2.7 Tủ sách Những tác phẩm hay 32
1.3 Đội ngũ nhà văn chủ chốt và cộng tác viên của Tân Dân 32
1.3.1 Đội ngũ các nhà văn chủ chốt của Tân Dân 33
1.3.1.1 Nguyễn Công Hoan 33
1.3.1.2 Ngọc Giao 34
1.3.1.3 Vũ Bằng 36
1.3.1.4 Lan Khai 38
1.3.1.5 Lê Văn Trương 40
1.3.2 Các cộng tác viên 43
1.3.2.1 Đội ngũ cộng tác viên cựu học 43
Trang 21.3.2.2 Đội ngũ cộng tác viên Tây học 45
1.4 Mối quan hệ giữa các nhà văn và với ông chủ Tân Dân 47
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA NHÓM TÂN DÂN DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI 50
2 1 Thể loại 50
2.1.1 Tiểu thuyết 50
2.1.2 Truyện ngắn (đoản thiên) 62
2.1.3 Kịch 70
2.1.4 Lý luận, phê bình, khảo cứu, ngôn ngữ 72
2.1.5 Các thể loại khác 75
2.2 Đề tài 75
2.2.1 Hôn nhân, gia đình và tình yêu đôi lứa 76
2.2.2 Xã hội 84
2.2.3 Người hùng và triết lí hành động 89
2.2.4 Lịch sử 92
2.2.5 Thiếu nhi 96
2.2.6 Phiêu lưu, ma quái và kiếm hiệp 96
CHƯƠNG 3 KHUYNH HƯỚNG CỦA NHÓM TÂN DÂN NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG VÀ THỰC TIỄN SÁNG TÁC 99
3.1 Quan điểm và chủ trương sáng tác của nhóm Tân Dân 99
3.1.1 Quan điểm và chủ trương sáng tác của các nhà văn trong nhóm Tân Dân 99
3.1.2 Các cuộc tranh luận giữa nhóm Tân Dân với các nhóm khác và báo chí đương thời 102
3.2 Khuynh hướng lãng mạn và hiện thực 104
3.2.1 Khuynh hướng lãng mạn 104
3.2.2 Khuynh hướng hiện thực 107
3.2.3 Sự đan xen của hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực 111
3.3 Tính bảo thủ về mặt đạo đức, tư tưởng phục cổ và khuynh hướng quay trở về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 113
3.3.1 Tính bảo thủ về măt đạo đức 113
3.3.2 Tư tưởng phục cổ và khuynh hướng quay trở về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 117
3.4 Tính đấu tranh xã hội 120
C Phần kết luận 124
Trang 3A.Phần mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
Giai đoạn trước 1945 và nhất là từ khoảng 1930 đến 1945 được nhiều nhà nghiêncứu đánh giá là giai đoạn hoàng kim của văn học Việt Nam Xét về thời gian chỉ hơn mộtthập kỷ nhưng xét về tốc độ phát triển thì văn học Việt Nam đã tiến xa hàng trăm năm đểhòa vào quỹ đạo thế giới hiện đại
Thật khó thống kê được chính xác có bao nhiêu công trình khoa học nghiên cứu vềvăn học Việt Nam giai đoạn trước 1945 Tựu chung lại có thể thấy nghiên cứu về giaiđoạn này có một số cách tiếp cận nổi lên như sau Trước hết, các nhà nghiên cứu tậptrung vào những gương mặt tiêu biểu nhất cho văn học giai đoạn này Đó là những côngtrình nghiên cứu về các tác gia – những người có sự nghiệp sáng tác đồ sộ, có phong cáchnghệ thuật độc đáo hoặc đại diện cho một khuynh hướng sáng tác nào đó Thành tựu củahướng nghiên cứu này là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Nguyễn CôngHoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Ngọc Giao Cách tiếp cận này có ưuđiểm là giúp nhận diện được những đặc điểm lớn nhất của một giai đoạn văn học thể hiệntrong một hoặc vài hiện tượng tiêu biểu, song cũng là thiếu sót do không thấy được sựvận động đa chiều và cực kì phức tạp của của một tiến trình văn học, dễ bỏ qua nhiềuhiện tượng văn học độc đáo khác Hướng tiếp cận thứ hai là dùng mô hình phương phápsáng tác Với hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu hình dung văn học Việt Nam trước
1945, đặc biệt là giai đoạn 1932 – 1945 như là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa hiện thực
và chủ nghĩa lãng mạn Mô hình này có một số hạn chế vì phương pháp sáng tác ở ViệtNam là không thuần nhất Trong cùng một nhà văn có thể vừa tìm thấy tác phẩm theokhuynh hướng hiện thực và cả tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn Thậm chí haikhuynh hướng này nhiều khi còn tồn tại trong cùng một tác phẩm Hơn nữa, các phươngpháp sáng tác có nguồn gốc nước ngoài, khi vào Việt Nam không theo một con đườngchính thống, có hệ thống và chủ soái, và tất yếu phải bị biến đổi rất nhiều Ở hướng tiếpcận thứ ba là dùng mô hình thể loại, coi lịch sử văn học như là sự vận động của các thể
Trang 4loại Điển hình cho thành tựu của hướng nghiên cứu này là những công trình của
GS.Phan Cự Đệ như Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam thế kỉ XX
(GS.Phan Cự Đệ chủ biên) Xem xét tiến trình vận động của một nền văn học mặc dùkhông thể bỏ qua sự vận động, phát triển của các thể loại song cũng là thiếu sót nếu chorằng thể loại là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động của đời sống văn học
Những cách tiếp cận trên với những ưu và nhược điểm của nó cho thấy, để có thểhình dung về sự vận động của văn học với tư cách là một thực thể sống động thì cần thiếtphải nghiên cứu đồng thời nhiều yếu tố cấu thành nên văn học, hơn thế nữa phải đặt vănhọc trong bối cảnh xã hội rộng lớn mà trong đó văn học tồn tại và vận động Chúng tôimuốn nói tới phương pháp tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu văn học Trong nghiêncứu xã hội học văn học, trước đây, giới nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố như ýthức giai cấp, tác động của các sự kiện chính trị đến đời sống văn học nhiều khi bị đẩytới cực đoan trở thành xã hội học dung tục Việc đề cập đến những vấn đề chính trị, tưtưởng, giai cấp ảnh hưởng trong văn học là cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyếtđịnh và sẽ là không đủ Hướng nghiên cứu xã hội học văn học hiện đại chú ý nhiều tớicác yếu tố nội tại của văn học như các hoạt động: báo chí, xuất bản, các nhóm văn học,phương thức tổ chức đời sống văn học (hội nhóm, mối quan hệ giữa các hội nhóm, nhà văn,nhà phê bình, nhà sách, việc bán sách, quan hệ độc giả – người viết văn ) Trong các yếu tố
kể trên thì mối quan hệ giữa báo chí và văn học đã được nghiên cứu kỹ, nhiều nhất
Giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam gần đây đã có những động thái đúng đắn vàtích cực trong việc tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng vai trò của báo chí trong tiến trình hiện
đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX Các báo Nam Phong, Hà thành ngọ báo,
Đông Dương tạp chí, Tiểu thuyết thứ năm, Thanh Nghị, Phụ nữ tân văn, Đông Tây đã
được nghiên cứu, khảo sát Vậy việc nghiên cứu sự tồn tại và các mối quan hệ giữa cácnhóm văn học là cần thiết và không thể bỏ qua Mỗi một nhóm văn học thường có nhữngnhà xuất bản và tờ báo để nói lên tiếng nói của mình Nhóm Tự lực văn đoàn, Tri Tân đã
có nhiều công trình nghiên cứu kĩ lưỡng Tuy nhiên, nhóm Tân Dân – một đối chọi với
Trang 5Tự lực văn đoàn vào đương thời lại ít được đề cập Trong các bộ giáo trình văn học ViệtNam viết về giai đoạn trước 1945 hầu như không có một dòng nào đề cập tới Tân Dân.Chúng tôi nhận thấy đó là một thiếu sót lớn.
Nhóm Tân Dân với Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Tao
Đàn, Truyền bá và hai tủ sách Tủ sách Tao Đàn, Tủ sách Những tác phẩm hay hoạt động
rất mạnh từ giữa thập niên 30 đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX Trên các tờ báo vàtạp chí đó hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời và cũng là một mảnh đất tốt ươm tạocho nhiều tài năng văn chương đương thời
Với cách tiếp cận xã hội học văn học chúng tôi muốn nhìn nhận thực thể nhómTân Dân trong bối cảnh văn hóa, xã hội và chính trị ở Việt Nam trước 1945 nói chung vàtrong riêng lĩnh vực văn học nói riêng ở các bình diện hoạt động văn chương, hoạt độngxuất bản, hoạt động báo chí, quan hệ nội bộ trong nhóm và sự tương tác giữa nhóm vớicác nhóm, trường phái văn học khác Trên cơ sở đó chúng tôi đánh giá Tân Dân đã cónhững đóng góp gì cho văn học giai đoạn trước 1945? Đặc điểm thi pháp cũng như tưtưởng, quan điểm về nghệ thuật của nhóm Tân Dân là gì? Với tất cả những thành công vàhạn chế (cả khách quan và chủ quan) của mình, Tân Dân có vị thế như thế nào đối vớitiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trước 1945? Nhằm mục đích trả lời cho những
câu hỏi trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam
trước 1945.
2 Lịch sử vấn đề
Như ở phần trên vừa trình bày, nhiều nhóm văn học và báo, tạp chí trước 1945 đãđược giới nghiên cứu lưu tâm và có những kết quả ban đầu khá tốt Có thể kể đến đó làcác công trình nghiên cứu về nhóm Nam Phong, nhóm Đông Dương tạp chí, Thanh Nghị,nhóm Tự lực văn đoàn
Riêng về nhóm Tân Dân, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ chuyên sâu về các tácgiả mà chưa nhìn nhận thành một chỉnh thế thống nhất môi trường hoạt động của các nhà
Trang 6văn Tuy nhiên rải rác đây đó cũng có những ý kiến, quan điểm đề cập tới Tân Dân như làmột nhóm văn học Có thể kể tới đó là:
Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên – Quyển 3: Văn học
hiện đại 1862 – 1945 có hẳn một chương viết về Tân Dân trong phần Giai đoạn 1932 1945: Chương III: Những tiểu thuyết gia viết cho nhà Tân Dân Tác giả cho rằng “về các
-nhà tiểu thuyết sau 1932, bên cạnh Tự lực văn đoàn, cũng nên xét nhóm -nhà văn quy tụ
chung quanh nhà xuất bản Tân Dân của Vũ Đình Long” (chỗ in đậm là chúng tôi nhấn
mạnh) Phạm Thế Ngũ điểm lại sự ra đời và phát triển của nhà xuất bản Tân Dân với sự
ra đời của các tờ báo, tạp chí Trước khi điểm mặt những cây bút tiêu biểu nhất của nhómnhà văn này Phạm Thế Ngũ đã có kết luận như sau: “Người viết văn học sử xét về nhữnghoạt động của nhà Tân Dân không thể không thừa nhận một sự thật khác, ấy là công đónggóp của nhà ấy cho văn học Những cơ quan của nhà Tân Dân cũng đã là nơi xuất phát vàgầy nuôi lắm cây bút có ít nhiều giá trị Nhất là sự phát đạt của công việc chứng tỏ nhàxuất bản đã biết đem lại cho công chúng những thức ăn mà họ mong ước Tiểu ThuyếtThứ Bảy liền trong 10 năm, in mỗi số hàng chục ngàn, phát hành khắp Bắc Trung Nam,được độc giả ở Nam Kỳ đặc biệt hâm mộ Tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San cho đến nămtiền chiến, tổng kết in ra hàng trăm tác phẩm Nhà Tân Dân nói chung đã có công làmphát triển thể tiểu thuyết và quảng bá thể ấy vào những tầng lớp trung lưu và đại chúng”.[31, tr.503]
Trong Từ điển Văn học Bộ mới (NXB Thế giới)Nguyễn Hoành Khung trong mục
Nhóm Tân Dân đã có những nhận xét như sau: “Thực ra, đây không hẳn là một nhóm văn
học có tổ chức chặt chẽ, tôn chỉ mục đích rõ ràng Tân Dân thực chất chỉ là một cơ sởkinh doanh văn chương, trong đó các nhà văn là những người làm thuê theo hợp đồng” và
“(Tân Dân) Không phải là một tổ chức văn học tập hợp các nhà văn gần gũi nhau về lậptrường xã hội và khuynh hướng nghệ thuật, Nhóm Tân Dân bao gồm các cây bút có màusắc khác biệt nhau” Tuy nhiên Nguyễn Hoành Khung cũng phải thừa nhận: “Nhìn bao
quát cũng có thể thấy được vài nét chung nhất khiến họ có ít nhiều gần gũi, nhất là đặt
Trang 7họ trong sự phân biệt với nhóm Tự lực văn đoàn” (chúng tôi nhấn mạnh) Tác giả đã
có những nhận định về cơ bản là đúng khi đặt Tân Dân đối lập với Tự lực văn đoàn.Nguyễn Hoành Khung viết: “Nếu tác phẩm của mấy cây bút chủ chốt của Tự lực vănđoàn là tiếng nói của tầng lớp trí thức “thượng lưu” Âu hóa với môi trường, nhân vật, vấn
đề, tâm lý của tầng lớp đó; thì sáng tác Tân Dân phần lớn là tiếng nói của loại trí thức lớpdưới, phản ánh cuộc sống của hạng trung lưu và dân nghèo Văn chương của Tự lực vănđoàn sạch sẽ, cao cấp bao nhiêu, thì văn chương Tân Dân “bình dân” bấy nhiêu” ;
“Không ít những tác phẩm thuộc loại hay nhất của văn xuôi quốc ngữ hiện đại trước
1945, là do nhà Tân Dân xuất bản hoặc đăng tải” Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến nhận xétmang tính tổng kết sau của Nguyễn Hoành Khung: “Tân Dân đã tạo điều kiện tập hợpđược một đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo để ra sức sáng tác Trong điều kiện “sống vàviết” khó khăn đương thời, các nhà văn đã lấy đó làm nơi “hành nghề”, trau dồi ngòi bút.Nhiều cây bút đã ra mắt, trưởng thành, và nổi tiếng ở đây Trên mười năm hoạt động liêntục, với nhiều hình thức phong phú, nhà Tân Dân đã giới thiệu cho độc giả cả nước hàngtrăm cuốn tiểu thuyết, hàng ngàn truyện ngắn, của mấy chục nhà văn đương thời Đặttrong hoàn cảnh xã hội thuộc địa khi đó, hoạt động của nhà Tân Dân đã có tác dụngkhách quan, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của văn học dân tộc, góp phần làm cho đờisống văn học phong phú, sôi động và diện mạo văn học, nhất là văn xuôi, thêm đa dạng”
Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 – 1945 (NXB Giáo dục, 2003), GS.Phan
Cự Đệ trong Chương XVIII – Tình hình chung văn học lãng mạn 1932 – 1945, ngay ở
phần mở đầu khi điểm về các nhóm văn học trước 1945 ông cũng nhắc tới nhóm Tân Dânnhưng với một danh xưng khác là nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy, nhóm Tao Đàn Ông viết:
“Tất nhiên ngoài nhóm Phong hóa, Ngày nay còn phải kể đến các nhóm Hà Nội báo
(Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp), Tiểu Thuyết Thứ Bảy (Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Leiba, Ngọc Giao, Thanh Châu), Tao đàn (Nguyễn Tuân,
Phạm Hầu, Lưu Kỳ Linh) ” [5, tr.523] GS.Phan Cự Đệ xếp các nhóm vừa nhắc trong đó
có Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Tao Đàn vào trào lưu văn học lãng mạn ở Việt Nam giaiđoạn 1932 – 1945 Ở phần cuối cùng của chương này, GS.Đệ có một kết luận như sau,
Trang 8cũng nhắc đến tên của Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tao Đàn như là các nhóm văn chương Ông viết: “Mặt khác, nói đến công cuộc đởi mới nền văn
học những năm 30, ngoài Tự Lực văn đoàn còn phải nhắc đến các nhóm khác như Hà
Nội báo, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn, Thanh nghị ” [5,
tr.556] [những chỗ in đậm là chúng tôi nhấn mạnh – VĐH]
TS.Phạm Xuân Thạch trong bài Ba thập niên đầu thế kỉ XX và sự hình thành
trường văn học ở Việt Nam cũng đã có những nhận định sơ lược về đặc điểm của nhóm
Tân Dân như sau: “Nếu như Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn chương tự nguyện cótuyên ngôn, tôn chỉ, có tổ chức cơ cấu chặt chẽ thì nhóm Tân Dân là một tổ chức tươngđối lỏng lẻo Linh hồn của nhóm sau là Vũ Đình Long, một chủ xuất bản, một chủ báođặc biệt thành công trong kinh doanh văn hóa Ông là chủ của một tờ báo có số lượng ấn
bản lớn như Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu, Tao đàn và nhà xuất
bản Tân Dân Các nhà văn cộng tác với những cơ qua xuất bản này cũng hết sức “co dãn”
và ít tính ràng buộc Hơn nữa, quan hệ giữa họ và ông chủ bút cũng nhiều phen “cơmkhông lành canh không ngọt” với nhiều vụ “đình công” do bất đồng quan điểm về nhuậnbút Tất nhiên cũng có thể kể đến một số nhân vật chủ chốt của nhóm Tân Dân nhưNguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Lan Khai, Lê Văn Trương Ngay cả Nguyễn Tuân cũngtừng có giai đoạn cộng tác với nhóm này”[41, tr.329]
Tóm lại có thể thấy, Tân Dân như là một đối tượng nghiên cứu đã được thừa nhậnnhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu văn học sử Việt Nam chưa có những cái nhìn kĩlưỡng và chuẩn xác về vai trò, vị trí của nhóm trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam
Về cơ bản đó chỉ là những nhận định mang tính “điểm danh”, sơ lược và nhiều khi cònkhá chủ quan Luận văn của chúng tôi hướng đến một cái nhìn cụ thể và rõ ràng về nhómTân Dân dưới các góc độ: Quá trình hình thành và phát triển – Nhân vật chủ chốt – Chủtrương quan điểm – Đóng góp cho lịch sử văn học – Những ưu và nhược điểm củanhóm
3 Nhiệm vụ của đề tài
Trang 9Luận văn của chúng tôi hướng đến làm rõ các vấn đề sau:
- Tái hiện lại một cách chính xác và sinh động nhất toàn bộ hoạt động của nhà xuấtbản Tân Dân trước 1945 trên các khía cạnh hình thành và phát triển, quản lí, mối quan hệgiữa Vũ Đình Long với đội ngũ các nhà văn, giữa các nhà văn với nhau và giữa Tân Dânvới các nhóm, tờ báo, nhà xuất bản khác đương thời
- Định vị nhóm Tân Dân trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam trước 1945trên những mặt: đóng góp cho sự phát triển văn hóa, học thuật, hoạt động báo chí, xuấtbản; đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong sự thúc đẩy và pháttriển các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, lí luận
- Xác định đặc trưng về mặt thi pháp, quan điểm sáng tác của nhóm Tân Dân
- Xác lập và khẳng định vị trí và vai trò của Nhóm Tân Dân trong đời sống vănhọc Việt Nam trước 1945
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chúng tôi tập trung chủ yếu vào các tư liệu hiện còn lưu giữ được ở Thư viện quốcgia Việt Nam, trong các tủ sách gia đình về các ấn phẩm của nhà xuất bản Tân Dân; cáchồi kí của các nhà văn từng hoạt động trong nhóm Tân Dân; các tài liệu của các học giả,nhà văn đương thời với Tân Dân và hiện nay viết về văn học, văn hóa Việt Nam trước1945
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp chính là phương pháp xã hộihọc văn học Bên cạnh đó chúng tôi cũng kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứuquen thuộc trong khoa văn học như phương pháp so sánh, phương pháp tiểu sử, phươngpháp văn hóa học, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp
6 Đóng góp của luận văn
Trang 10Với luận văn này chúng tôi mong muốn sẽ là một trong những tiếng nói đầu tiên
về một nhóm văn học lớn: nhóm Tân Dân, trong đời sống văn hóa, văn học Việt Namtrước 1945; trả lại vị trí cần phải được ghi nhận trong lịch sử văn học dân tộc mà Tân Dân
đã có những đóng góp rất lớn mà bấy lâu nay chúng ta bỏ quên
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi gồm 3 chương chính với các nội dung cụ thể sẽ được trìnhbày như ở dưới đây
B Phần nội dung Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN – ĐỘI NGŨ NHÀ VĂN VÀ CÁC CƠ QUAN
NGÔN LUẬN CỦA NHÓM TÂN DÂN
Trang 111.1 Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân
1.1.1 Khái niệm Nhóm văn học
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng Nhóm văn học là sự tập hợp một số các nhà
văn, nhà thơ, phê bình, khảo cứu hoạt động trong lĩnh vực văn chương cùng làm việc với nhau nhằm một mục đích truyền bá tư tưởng, cải tạo xã hội; hoặc cũng có thể nhằm
tìm tòi những hướng đi mới trong văn học nghệ thuật hay đơn giản hơn chỉ là sự bộc lộcảm xúc cá nhân, ca ngợi cảnh vật, non sông đất nước
Sự xuất hiện nhóm văn học trong lịch sử Việt Nam sớm nhất có lẽ là nhóm (hội)Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông thành lập năm Ất Mão (1495) Vào đầu thế kỉ 18 ở miềnNam, tại Hà Tiên cũng xuất hiện một nhóm văn học có tổ chức gần như nhóm Tao Đàn ởthời Hồng Đức, đó là nhóm Tao Đàn chiêu anh các do Mạc Thiên Tích thành lập Quathời trung đại, bước sang thời hiện đại do những điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, vănhóa và khoa học thay đổi, ở Việt Nam xuất hiện một loạt các nhóm văn học có những đặcthù riêng biệt, khác hẳn với các nhóm văn học ở giai đoạn trung đại Xét trước năm có thể
kể đến các nhóm như Nhóm Đông Dương tạp chí, Nhóm Nam Phong Sau năm 1932,một loạt các nhóm văn học được thành lập có thể kế đến như nhóm Tự lực văn đoàn(1933), nhóm Xuân Thu nhã tập (1939), nhóm Hàn Thuyên (1941), nhóm Thanh Nghị(1941), nhóm Tri Tân (1941) và nhóm Tân Dân (1934) Các nhóm này mang đặc điểm
và dấu ấn của thời hiện đại, phát huy được vai trò của mình trong việc tác động đến tưtưởng, văn hóa xã hội do gắn liền với sự tiến bộ về mặt khoa học: có nhà in và nhất làxuất bản được sách, báo
Trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 2/2008, trong bài Một tờ tuần báo mấy nhóm
thơ văn, ở phần đầu bài viết của mình, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng nhóm
văn học là :“sự kiện một số nhà văn nhất định nhóm lại với nhau, dù nhất thời hay lâu dài,quanh một công việc gì đó, thường thường là một tờ báo hay tạp chí, để hình dung diệnmạo của cái gọi là nhóm phái trong đời sống văn nghệ” Chúng tôi đồng ý với quan điểmnày của Lại Nguyên Ân Nhìn lại sự hình thành và vận động của các nhóm văn học này
Trang 12chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Nhóm Đông Dương tạp chí thì gắn liền với tờ ĐôngDương tạp chí, nhóm Nam Phong thì cơ quan ngôn luận của họ chính là tạp chí NamPhong, nhóm Tri Tân thì có tuần báo Tri Tân, nhóm Tự lực văn đoàn thì gắn với báoPhong Hóa và sau là Ngày nay, nhóm Thanh Nghị gắn với báo Thanh Nghị
Như vậy, có thể thấy các nhóm văn học đều gắn liền với một tờ báo, hoặc tạp chínào đó Thông qua các tờ báo, tạp chí các nhóm văn học đưa ra các tuyên ngôn, tôn chỉcủa mình được thể hiện qua các phát biểu, tranh luận và các tác phẩm văn học
1.1.2 Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân
1.1.2.1 Nhóm Tân Dân
Như ở phần trên, chúng tôi có đưa ra giới thuyết của mình về cách hiểu thế nào là
một nhóm văn chương Vậy Nhóm Tân Dân là một nhóm văn học gồm các nhà văn, nhà
thơ, phê bình hoạt động văn hóa nghệ thuật tập hợp xung quanh nhà xuất bản Tân Dân với các báo và tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Tao Đàn, Truyền bá Ngoài ra họ còn có Tủ sách Tao Đàn và Tủ sách những tác phẩm hay Khái
niệm “Nhóm Tân Dân” trước đây đã được giới nghiên cứu đề cập hoặc được nhắc đếntrong các hồi ký của các nhà văn nhưng thường là sự xé lẻ thành các nhóm nhỏ hơn Việcnày làm cho sự hình dung về hoạt động của các nhóm văn học trở nên rắc rối và không có
sự thống nhất Ví dụ Nguyễn Vỹ trong cuốn hồi ký văn học Văn thi sĩ tiền chiến có nói
đến nhóm Tân Dân nhưng dưới một định danh khác là “nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy và
Tạp chí Tao Đàn”, rồi “nhóm Ích Hữu”[58] Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 –
1945, tại chương XVIII viết về Tình hình chung văn học lãng mạn 1932 – 1945 GS.Phan
Cự Đệ có đưa ra danh sách của các nhóm văn học trước 1945 trong đó có nói tới nhóm
Tiểu Thuyết Thứ Bảy gồm Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Leiba, Ngọc Giao, Thanh
Trang 13Châu, nhóm Tao Đàn gồm Nguyễn Tuân, Phạm Hầu, Lưu Kỳ Linh [5, tr.523] Ở cuối chương sách này GS.Phan Cự Đệ còn nhắc đến nhóm Phổ Thông Bán Nguyệt San Như
vậy có thể thấy, dù có nhiều tên gọi khác nhau như nhóm Tao Đàn, nhóm Tiếu ThuyếtThứ Bảy, nhóm Ích Hữu, nhóm Phổ Thông Bán Nguyệt San thì chung quy đó cũng chỉ
là những sự nhận diện đơn điệu, chưa thấy hết sự quan hệ giữa các nhóm của các nhànghiên cứu trước đây Thực chất, tất cả những tên gọi nhóm đó đều có thể quy chung vềmột tên gọi bao quát nhất, chính xác nhất là nhóm Tân Dân
Trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 3, Phạm Thế Ngũ đã có
những nhận xét về nhóm Tân Dân như sau: “ (Nhóm Tân Dân) từ ngoài nhìn vào, từ thờisau nhìn lại, thì thấy họ có những tánh chất rất tương cận, ở con người, ở sáng tác, ở văn,
ở khách hàng, nhất là nếu ta đặt họ vào cái vị trí đối lập với các nhà bên Tự lực” [31,tr.503-504] Có thể nói đây là một nhóm văn chương khá đặc biệt Nếu Nhóm Tự lực vănđoàn gắn liền tên tuổi chỉ với hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay và một nhóm nhà vănnhất định có quan điểm và tư tưởng nhất quán thì nhóm Tân Dân lại mở rộng sự pháttriển của mình qua rất nhiều các cơ quan ngôn luận nổi tiếng trong đó phải kể đến tờ TiểuThuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San và tạp chí Tao Đàn Hơn thế nữa, nhómTân Dân quy tụ được một đội ngũ các cây bút rất hùng hậu, thuộc đủ mọi phong cách,quan điểm và tư tưởng khác nhau Vấn đề này chúng tôi xin được trình bày kĩ lưỡng ởcác phần tiếp theo của luận văn
1.1.2.2 Vũ Đình Long – sáng lập viên nhà xuất bản Tân Dân và vai trò của ông trong sự hình thành và phát triển của nhóm Tân Dân
Vũ Đình Long (19/12/1986 – 14/8/1960) cho đến nay chủ yếu vẫn được ghi nhậntrong văn học sử là kịch tác gia đầu tiên của Việt Nam hơn là một nhà hoạt động xuấtbản, văn hóa lớn đầu thế kỉ XX cũng như vai trò của ông đối với quá trình hình thành nênmột môi trường văn học chuyên nghiệp trong quá trình hiện đại hóa Phần dưới đâychúng tôi muốn nói tới một Vũ Đình Long với tư cách là một nhà hoạt động xuất bản lớncủa Việt Nam đầu thế kỉ XX
Trang 14Con đường để Vũ Đình Long trở thành một ông chủ xuất bản lớn ở nửa đầu thế kỉ
XX cũng khá gian nan Đến thời điểm 1934, tức khi đã 38 tuổi ông mới ra được tờ báođầu tiên của mình, tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy Với sự khôn khéo trong kinh doanh và sựchân tình trong tạo dựng mối quan hệ với các nhà văn, tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã đứngvững và phát triển một cách rất mạnh mẽ, thậm chí cạnh tranh ngang ngửa được cả tờPhong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn đang rất nổi tiếng và ra đời trước 2 năm Nhìn lạiquãng đường trước khi hình thành nhà xuất bản Tân Dân ta thấy Vũ Đình Long đã có mộtquá trình hoạt động gắn bó chặt chẽ với văn học nghệ thuật Về gia đình, thân sinh củaông cũng là một người ham thích ca kịch truyền thống dân tộc Vũ Đình Long lớn lênđược đào tạo cả Hán học và tiếng Pháp Ông đã theo học tại Trường tiểu học Pháp – Việt,Trường trung học Paul Bert, rồi trường thuốc nhưng sau đó chuyển sang nghề dạy học.Trong thời gian làm giáo học ông thường xuyên tham dự những buổi bàn luận vănchương tại phòng khách Hồng Hoa – biệt thự Nguyễn Đình Thông Chính những sinhhoạt văn chương này đã có tác động đến sự lựa con đường của ông sau này
Nói đến Vũ Đình Long không chỉ là nói đến một kịch tác gia nổi tiếng của văn họcViệt Nam đầu thế kỉ XX mà còn là nói đến một trong những đại diện tiêu biểu nhất trong
lĩnh vực hoạt động văn chương, báo chí và xuất bản Trong bài viết Vũ Đình Long –
người khởi động và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của GS.Phong Lê [26] đã khẳng định
hai đóng góp lớn của Vũ Đình Long cho tiến trình hiện đại hóa văn học Đó là: Tác giakịch nói đầu tiên trong lịch sử sân khấu Việt Nam; và là người góp công lớn tổ chức nênthị trường văn chương
Nhóm Tân Dân gắn liền với các báo và tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ ThôngBán Nguyệt San, Ích Hữu, Truyền bá, Tao Đàn và hai tủ sách: Tủ sách những tác phẩmhay và Tủ sách Tao Đàn, đương nhiên để làm nên sự thành công của hàng loạt những sảnphẩm văn hóa ấy là công của đông đảo đội ngũ các nhà văn, nhà báo đương thời trongđầu tư sản phẩm bài vở, nâng cao chất lượng các ấn phẩm nhưng dẫu vậy cũng khôngthể không nhắc tới người ở đằng sau đảm bảo cho tất cả sự thành công đó là Vũ ĐìnhLong Với tư cách là ông chủ nhà xuất bản, Vũ Đình Long buộc phải là người có tài trong
Trang 15quản lí và điều hành, sự nhanh nhạy trong nắm bắt xu hướng phát triển của xã hội để cónhững ấn phẩm văn hóa văn chương phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của độc giả, phải làngười có tâm mới tập hợp được một đội ngũ đông đảo đến như vậy các nhà văn có tàiđương thời làm việc cho mình
Những nét tính cách và phẩm chất, tài năng của Vũ Đình Long đều được phản ánhkhá rõ nét qua những trang hồi kí của Ngọc Giao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng Trướchết đó là sự chân tình và thái độ “trọng hiền đãi sĩ” đối với các nhà văn, nhà báo tham giaviết bài vở cho Tân Dân nên hầu hết các nhà văn có tiếng đương thời nếu không ở trongnhóm Tự Lực Văn Đoàn thì đều được Vũ Đình Long thu nạp hoạt động cho nhà Tân
Dân Ngọc Giao trong bài viết Chủ nhà in, nhà xuất bản Tân Dân – Ông Vũ Đình Long
cho biết Vũ Đình Long “tính tình điềm đạm, nhiều cơ mưu, giỏi cả Hán văn lẫn Phápvăn”, nhất là trong giao dịch với các văn sĩ ông trước sau luôn “trang trọng, chân thành”,
“luôn tỏ ra cực kì lịch sự, trọng hiền đãi sĩ” [10, tr.249-250]
Nét tính cách nổi bật thứ hai ở Vũ Đình Long chính là một tinh thần làm việcnghiêm túc, cần mẫn và hăng say Vũ Bằng kể lại trong hồi kí của mình rằng Vũ ĐìnhLong rất chịu khó đọc và tìm tòi những điều hay, mới lạ trên các sách báo của Pháp,những điều quan trọng được ông ghi ra giấy và nghiên cứu thật kĩ lưỡng Vũ Đình Longcũng là người hết sức cẩn thận, có trách nhiệm với những sản phẩm văn hóa do mình làm
ra, hoàn toàn không phải chỉ là làm sao kinh doanh được nhiều sách, thu nhiều tiền Cáccông việc rất kì công như đọc bài vở của độc giả, các cộng tác viên rồi cách xếp đặt trangbáo, trình bày hình vẽ, tuyển chọn tiểu thuyết nước ngoài để dịch đăng đều do Vũ ĐìnhLong trực tiếp làm [59, tr.361] Về tinh thần làm việc hăng say, cao độ của Vũ Đình Longnhà văn Vũ Bằng kể lại câu chuyện về sự ra đời của tờ Truyền Bá Trước một tháng đểchuẩn bị cho sự ra đời của Truyền Bá trong đầu ông Long lúc nào cũng chỉ có hình ảnh
của tờ báo ấy Kết quả là một bản kế hoạch rất chi tiết cho Truyền Bá hình thành: ma két
đã dựng sẵn, kế hoạch bán báo như thế nào, trình bày trang báo như thế nào, thậm chí đến
cả chỗ nào thì in loại chữ gì, các mục cho từng trang v.v đã được Vũ Đình Long tínhsẵn
Trang 16Một đặc điểm quan trọng ở Vũ Đình Long chính là một đầu óc năng động trongkinh doanh Khi được phép xuất bản tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Vũ Đình Long đã có
cả một chiến dịch mà ngôn ngữ ngày nay gọi là marketing rầm rộ bằng cách “dán nhannhản những quảng cáo báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy in rất mĩ thuật” [16, tr.178] Sự đầu tưnhư thế trong quảng bá cho thấy ông thực sự là một người có đầu óc chiến lược kinhdoanh bởi ông cho rằng: “Quảng cáo của tôi in đẹp, trên giấy quý, thì người đọc xongkhông nỡ vứt đi, mà giữ lại, có khi còn bày ở tủ kính như một thứ trang trí Nó sẽ đượcnhiều người đọc chứ không phải một người”[16, tr.179-180] Qua con mắt của Vũ Bằng,
Vũ Đình Long hiện ra là một người rất có đầu óc kinh doanh, sẵn sàng mạo hiểm để thửthẩm mỹ của độc giả bằng những lối viết mới Khi Vũ Bằng đề xuất thí nghiệm một lốivăn mới nhằm tạo sự khác biệt với lối văn đang rất thịnh hành đương thời là “có một cốttruyện hoặc ly kỳ ít, hoặc ly kỳ nhiều, thí dụ các truyện ngắn nói về những mối tình éo lelàm cho người đọc hồi hộp và than khóc” [59, tr.359] thì Vũ Đình Long đồng ý thửnghiệm ngay chính trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy đang rất nổi tiếng lúc đó Có thể nói,nếu không phải là người có tố chất mạo hiểm của một đầu óc kinh doanh và biết nhìn xatrông rộng chắc chắn Vũ Đình Long sẽ không đồng ý thử nghiệm một lối viết mới khi mà
tờ báo của ông đã đứng vững trên văn đàn Vũ Đình Long không ngừng suy nghĩ để cảitiến chất lượng sách báo, ra hình thức nào bổ sung để thu hút độc giả, ra thêm loại ấnphẩm nào để nhắm đến những đối tượng tiềm năng trong xã hội Tiểu Thuyết Thứ Bảysau một thời gian xuất hiện và trụ vững, Vũ Đình Long quyết định mở rộng phạm vi của
tờ này, ra khổ lớn hơn và nhiều trang hơn kèm theo một loạt chuyên mục mới cũng xuấthiện như “Biết Ai Tâm Sự”, “Để Cười Khi Chung Bóng”, “Ý Nghĩ Của Người DạoPhố” Có một lực lượng đủ lớn để phát triển Tiểu Thuyết Thứ Bảy, đến năm 1935 VũĐình Long quyết định một bước phát triển mới cho nhà Tân Dân bằng cách cho ra thêm
tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San mà số đầu tiên ra ngày 1/12/1936 Một chi tiết khác trongcuốn hồi ký vừa kể trên của Vũ Bằng hé lộ cho ta thấy đầu óc thương mại của Vũ ĐìnhLong rất năng động Nhà Tân Dân có đại lý không chỉ ở Việt Nam mà khắp cõi ĐôngDương Ông Long đã tính toán để làm sao cho các ấn phẩm đến ngày ra sẽ đồng loạt xuất
Trang 17hiện khắp cõi Đông Dương cùng một ngày, sẽ không có nơi nào bị chậm trễ do sự vậnchuyển bưu điện Trong tình hình giao thông vận tải lúc ấy ông Long đã có một phương
án rất hay là in báo trước rồi gửi đi khắp các đại lý ở Đông Dương cho kịp ngày pháthành Nhà Tân Dân sau khi có Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San thì VũĐình Long tìm cách để tăng số lượng sách bán bằng cách cải cách hình thức và nội dungcủa Phổ Thông Bán Nguyệt San Đó chính là Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu ra sốđầu ngày 16/1/1938 Nhà văn Ngọc Giao cũng đánh giá Vũ Đình Long là người có đầu
óc hơn người ở việc tính toán một cách rất khoa học trong quản lý công việc, tổ chức sảnxuất bài vở và các ấn phẩm báo chí Xin trích: “Xưởng in tổ chức rất quy củ Năm 1937,phá nhà in cũ, xây nhà in lớn, máy in, chữ in đặt mua tại Pháp, loại hiện đại”[10, tr.250]
Ở một đoạn khác Ngọc Giao kể: “Ông Vũ Đình Long có đầu óc làm ăn lớn về ấn loát tốitân, cũng như tổ chức nhà xuất bản có khoc học Xu hướng của ông là cố gắng noi theo tổchức văn học của Editions Flammarion và Librairie Hachette – hai nhà xuất bản vĩ đạicủa Pháp”[10, tr.250] Vào thời điểm đông nhất nhà in Tân Dân có tới 500 công nhân làmviệc không kể đội ngũ các nhà văn chủ chốt và cộng tác lên đến hàng chục người
Với sự tính toán cẩn trọng và hơn người ở tầm nhìn cùng với sự ứng xử có văn hóa
Vũ Đình Long đã xây dựng nhà xuất bản Tân Dân thành một tổ chức văn hóa nghệ thuậtlớn mạnh vào bậc nhất ở Việt Nam Về sự lớn mạnh khổng lồ của nhóm Tân Dân ta cóthể tưởng tượng được qua một đoạn mà Ngọc Giao kể lại như sau: “Trước một địch thủ
“sức mạnh muôn người” như Nhà xuất bản Tân Dân 93 Hàng Bông, các nhà xuất bản
khác trong Hà Nội hoảng sợ, song không có cách gì hạ được họ Vũ” [10, tr.254] Nhà
Tân Dân do Vũ Đình Long đứng đầu đã có một hệ thống phát hành khắp Đông Dươnggồm hàng ngàn đại lý Trong nước thì từ Lạng Sơn đến Cà Mau, trong xứ Đông Dươngthì tới tận Nam Vang, Viên Chăn Sau biết bao năm tích góp từ khi còn ở quy mô hiệusách nhỏ, với số vốn ban đầu là 800 đồng bằng tài năng của mình Vũ Đình Long đã đưaTân Dân thành một tổ hợp xuất bản lớn thuộc loại hạng nhất của Hà Nội lúc bấy giờ vớilực lượng lao động lên đến hơn 500 người và trang thiết bị in ấn hiện đại nhập từ Pháp
Có thể nói không quá rằng Vũ Đình Long đã gây dựng Tân Dân không chỉ là một nhóm
Trang 18văn học hoạt động sôi động vào bậc nhất lịch sử văn học Việt Nam trong suốt một thậpniên (từ 1934 đến 1945) mà còn là có người có công rất lớn trong công cuộc tạo dựngmột môi trường hoạt động văn chương chuyên nghiệp, hình thành nên một tầng lớp vănnghệ sĩ chuyên nghiệp ở Việt Nam Qua những ấn phẩm của mình nhà Tân Dân mà cụthể hơn là Vũ Đình Long đã nâng đỡ, nuôi dưỡng và phát triển biết bao nhà văn mà saunày đều ghi danh vào lịch sử văn học hiện đại Việt Nam là những nhà văn lớn: NguyễnCông Hoan, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, LanKhai, Vũ Bằng Có thể nói, trong một thập niên cuối cùng của nửa bán thế kỉ trước củathế kỉ XX, trong cái “trường văn học” – nói theo ngôn ngữ của nhà xã hội học phápPierre Bourdieu – thì nhóm Tân Dân dưới sự điều hành của Vũ Đình Long thực sự đã tạo
ra một vị trí khổng lồ mà ít có nhóm văn học nào đương thời có thể sánh được
*
Với những thông tin mà chúng tôi đã nghiên cứu được về Vũ Đình Long qua khaithác các tư liệu từ hồi ký của các nhà văn, các nhân vật có liên quan đến cuộc đời VũĐình Long và nhà xuất bản Tân Dân như đã trình bày ở trên, chúng tôi có một số kết luậnquan trọng sau: Trước hết, Vũ Đình Long đã ghi dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sửvăn học Việt Nam hiện đại với tư cách là một kịch tác gia đầu tiên Thứ hai, Vũ ĐìnhLong là người đã gây dựng và phát triển một nhóm văn học với một lực lượng đông đảo
và hùng hậu các nhà văn có tiếng đương thời quy tụ chung quanh nhà xuất bản Tân Dânvới các ấn phẩm: Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Ích Hữu, Tao Đàn,Truyền Bá Vũ Đình Long là người đã định ra những bước đi chiến lược, đặc biệt quantrọng trong việc phát triển nhà xuất bản Tân Dân qua việc chuẩn bị kĩ lưỡng và quyếtđịnh những thời điểm thích hợp để xuất bản các ấn phẩm văn chương phù hợp với thờithế Vũ Đình Long đã ứng xử dựa trên Tâm và Tài đối với các nhà văn làm việc chungquanh mình nên đã quy tụ được một đội ngũ hùng hậu vào bậc nhất các nhà văn danh
Trang 19tiếng đương thời về với Tân Dân Thứ ba, Vũ Đình Long đã có công rất lớn trong sự pháttriển văn hóa của dân tộc nói chung và văn học nói riêng qua một khối lượng những tácphẩm khổng lồ của nhà Tân Dân trong hàng chục năm trước và sau cách mạng, nhất làgiai đoạn trước cách mạng Dưới sự quản lí và điều hành của ông, nhà Tân Dân đã cócông rất lớn trong việc phát triển và quảng bá văn học trong quảng đại quần chúng, nhất
là thể loại tiểu thuyết Và điều cuối cùng là Vũ Đình Long từng có khát vọng xây dựngmột “đế chế” văn hóa của riêng mình, làm nên tên tuổi riêng Tân Dân trong dòng chảyvăn hóa dân tộc Ông muốn nhà Tân Dân trở thành một tổ chức văn học vĩ đại như hainhà xuất bản vĩ đại của Pháp là Editions Flammarion và Labrairie Hachette Với trên 10năm tồn tại và hoạt động (tính đến thời điểm nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám) Vũ ĐìnhLong thực sự đã làm nên một Tân Dân khổng lồ trong lịch sử văn hóa, văn học dân tộc
1.1.2.3 Từ hiệu sách Tân Dân đến nhà xuất bản Tân Dân
Vào năm 1925 Vũ Đình Long mở hiệu sách Tân Dân nhưng vẫn làm việc tại sởhọc chính Hà Nội 1936 ông thôi làm việc tại Sở học chính, dồn mọi tâm huyết mở rộngquy mô phát triển nhà xuất bản Tân Dân và đưa nhà xuất bản này trở thành một tổ chức
văn hóa hùng mạnh Trước khi cho ra Tiểu thuyết thứ bảy, khoảng từ 1925 – 1933, tại
hiệu sách Tân Dân, khi đó nhà xuất bản Tân Dân mới là một nhà in, Vũ Đình Long đãcho in các tiểu thuyết kiếm hiệp, truyện bi tình với phần lớn là dịch của Tàu và sách bóitoán, xem ngày, vận hạn Khi còn ở giai đoạn Tân Dân thư quán, Vũ Đình Long đã xuấtbản được nhiều tác phẩm của các tác giả sau này cũng vẫn tiếp tục cộng tác viết sách chonhà Tân Dân Riêng Nguyễn Đỗ Mục đã có một loạt tác phẩm ấn hành ở Tân Dân thư
quán như Thuyền tình bể ái (sách dịch, 1926), Vợ tôi (dịch của Từ Trẩm Á, 1927), Chiếc
bóng song the (Tây song lệ ảnh) (sách dịch, 1928), Hồng nhan đa truân (sách dịch,
1929), Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải (1929), Sách xem Tết Canh Ngọ (viết cùng Sơn
Phong, Hoàng Quảng Đức, Long Thành, Thiếu Sơn, Tân Lãng Ông; tác giả ký Nguyễn
Văn Tôi - 1930), Thủy hử diễn nghĩa (sách dịch, in trong năm 1934 – 1935, gồm 5 tập) Ngoài ra còn có các tác giả khác như Hoàng Tăng Bí (với Nghĩa nặng tình sâu (tuồng Mị
Châu Trọng Thủy) – 1927, Văn ca trích cẩm 200 bài hát ả đào ); Nguyễn Nam Thông
Trang 20(Bai Giai (1931), Tú Xuất (1930), Thằng ăn mày giàu nhất tham nhất thế giới (1930), Vợ
lẽ của tôi (dịch của Từ Trẩm Á); Tam Lang Vũ Đình Chí (Đời Hoàng Anh (một cái hại của tiểu thuyết), (1930), Giọt lệ sông Hương (Minh Châu lệ sử) (1930)
Năm 1933, khi nhóm Tự lực văn đoàn xuất hiện, Vũ Đình Long đã có một cơ sở
ấn loát và xuất bản lớn, trên cơ sở đó ông mở rộng quy mô và thành lập nhà xuất bản TânDân Năm 1934 xuất bản ấn phẩm đầu tiên là Tiểu thuyết thứ bảy Từ đó về sau, mộtmình ông điều hành và quản lý nhà xuất bản Tân Dân với 5 tờ báo và tạp chí nổi tiếng
đương thời gồm: Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích Hữu, Tao Đàn,
Truyền bá và hai tủ sách: Tủ sách những tác phẩm hay và Tủ sách Tao Đàn.
Chúng ta có thể hình dung sự phát triển của nhà Tân Dân qua các mốc sau:
1925: Mở hiệu sách Tân Dân tên gọi Tân Dân thư quán
2/6/1934: Xuất bản Tiểu Thuyết Thứ Bảy.
25/2/1936: Xuất bản tuần báo Ích Hữu.
1/12/1936: Xuất bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.
16/1/1938: Xuất bản Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu.
1938: Ra mắt Tủ sách Những tác phẩm hay.
1/3/1939: Xuất bản tạp chí Tao Đàn.
1940: Ra mắt Tủ sách Tao Đàn.
7/6/1941: Xuất bản phụ trương Tiểu Thuyết Thứ Bảy (mỗi tuần 1 số, 24 trang)
25/8/1941: Xuất bản báo Truyền Bá.
1/7/1943: Xuất bản Phổ Thông Chuyên San.
1943: Ra mắt báo Phổ Thông Tuổi Trẻ, cùng dạng báo Truyền Bá.
Với sự kiện cho ra đời tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tân Dân thư quán nâng cấp pháttriển lên thành một nhà xuất bản thực sự Và từ đó, liên tục phát triển mạnh mẽ và liên
Trang 21tiếp cho ra rất nhiều các ấn phẩm báo chí, văn chương và sách học thuật, quy tụ được mộtđội ngũ đông đảo các nhà văn đủ mọi sở trường cùng hoạt động Mỗi tờ báo, tạp chí, loạisách là một sân chơi riêng, do đó nhà Tân Dân đã tạo ra những môi trường vô cùngphong phú thu hút mọi sở trường các văn nhân thi sĩ, giới nghiên cứu thi thố tài năngnghệ thuật và học thuật.
1.2 Các tờ báo, tạp chí của Tân Dân
1.2.1 Tiểu thuyết thứ bảy
Tiểu Thuyết Thứ Bảy là ấn phẩm ra đời sớm nhất và tồn tại lâu nhất, đăng tải một
số lượng tác phẩm lớn nhất của nhóm Tân Dân Nếu tính từ số đầu tiên ra ngày 2/6/1934đến số cuối cùng ra ngày 31/12/1949, bình quân mỗi tuần ra một số thì tổng Tiểu ThuyếtThứ Bảy đã được xuất bản là trên dưới 700 số và tương đương là 700 tiểu thuyết và cáctruyện ngắn, các bài viết liên quan đến văn chương, học thuật Xét về mặt số lượng, đóthực sự là con số không nhỏ ấn phẩm văn hóa của Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã góp phần làmphong phú và đa dạng cho bộ mặt văn học sử Việt Nam trước cách mạng
Tiểu Thuyết Thứ Bảy ra số đầu tiên ngày 2/6/1934 chuyên đăng tiểu thuyết và
truyện ngắn Theo Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam của tác giả Nguyễn Thành [43] thì
chủ nhiệm là bà Nguyễn Thị Hợi; sau là Vũ Đình Long Tòa soạn: 93 phố Hàng Bông, in
ở nhà in Tân Dân Khổ in 250x160 mm (Sở dĩ trong giai đoạn đầu của Tiểu Thuyết ThứBảy đứng tên chủ nhiệm là Nguyễn Thị Hợi, sau mới chuyển lại là Vũ Đình Long do quyđịnh của chế độ công chức đương thời Bà Nguyễn Thị Hợi là vợ cả của Vũ Đình Long).Sau 1945 Vũ Đình Long tục bản Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 1 bộ mới ra ngày 1.3.1949; sốcuối cùng là số 40 ra ngày 31.12.1949; xuất bản 10 ngày một kì Chủ nhiệm: Vũ ĐìnhLong, in typo khổ 270x195 mm Tiểu Thuyết Thứ Bảy có hai giai đoạn phát triển khácnhau là trước và sau 1945 Ở luận văn này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu Tiểu ThuyếtThứ Bảy ở giai đoạn từ 1945 về trước, còn giai đoạn sau 1945 Vũ Đình Long có cho tụcbản Tiểu Thuyết Thứ Bảy (Bộ mới) không nằm trong phạm vi khảo sát của chúng tôi
Trang 22Tôn chỉ hoạt động của Tiểu Thuyết Thứ Bảy được đăng tải rõ ràng ở số 1 Dựa vàochương trình hoạt động của Tiểu Thuyết Thứ Bảy chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Trước hết Tiểu Thuyết Thứ Bảy ra đời nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của độc giảvào cuối tuần, như là một món ăn tinh thần với thành phần chủ đạo là tiểu thuyết, bêncạnh đó là truyện ngắn, các bài khoa học thường thức về lịch sử, địa lý, xã hội
Thứ hai, Tiểu Thuyết Thứ Bảy như tên gọi tập trung đăng chủ yếu là các tiểuthuyết (do người Việt viết hoặc dịch lại của Tây, Tàu), truyện dài, thơ, các bài viết khoahọc thường thức và những tranh luận học thuật, văn chương nghệ thuật
Thứ ba, Tiểu Thuyết Thứ Bảy nhấn mạnh đến mục đích giáo dục, đạo đức Tất cảnhững tác phẩm đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy đều phải tốt cho đạo đức và sự giáo dụccon người, bảo vệ truyền thống gia đình
Thứ tư, Tiểu Thuyết Thứ Bảy không chủ trương độc tôn một quan điểm, chủ nghĩahay khuynh hướng văn chương nào mà chủ trương đón nhận, thu nạp tất các các phongcách văn chương, chủ nghĩa và là nơi để các tư tưởng ấy cọ xát, tranh luận với nhau bất
kể Tân học hay cựu học
Vào thời điểm Vũ Đình Long cho ra đời tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy thì đây là tờ báoduy nhất trong cả nước chuyên về tiểu thuyết và cũng là tờ báo bán chạy nhất [59, tr.359]
Về nội dung của Tiểu Thuyết Thứ Bảy ngay từ đầu Vũ Đình Long đã tính toán để tránh
sự đánh thuế của nhà chức trách bằng cách ra dạng báo thay cho sách bởi lẽ không có báonào mà lại không đăng các mục tin tức, thời sự, bình luận mà chỉ tập trung vào tiểuthuyết, truyện ngắn, thơ Sở dĩ Vũ Đình Long quyết định Tiểu Thuyết Thứ Bảy chỉ đăngtiểu thuyết mà không có mục tin tức thời sự là vì có như thế ông mới có thể in sớm để gửi
đi khắp các đại lý Đông Dương sao cho sáng thứ bảy nào cũng kịp có báo bán
Ngay khi ra đời với số lượng in 5000, 6000 hay 7000 bản đều bán hết, rồi dần dầntăng lên 1 vạn bản và hơn nữa, Tiểu Thuyết Thứ Bảy bỗng chốc trở thành địch thủ lớncủa Phong Hóa Tiểu Thuyết Thứ Bảy như một trung tâm để thu hút tất cả những cây viếttiểu thuyết đương thời bởi lẽ nó không phân biệt đề tài hay khuynh hướng như ở Tự lực
Trang 23văn đoàn “Tiểu Thuyết Thứ Bảy như một hãng buôn truyện, đã đăng bất cứ một truyện
gì về loại nào, miễn là có truyện và văn viết sạch sẽ” [16, tr.189] Mặc dù Tiểu Thuyết
Thứ Bảy dung nạp nhiều loại tiểu thuyết như vậy song không phải bất cứ truyện gì cũngđăng để tranh độc giả bằng mọi cách Như có người đã ví, Tiểu Thuyết Thứ Bảy là tờ báocủa mọi gia đình lễ giáo, nên tuyệt nhiên những tác phẩm nào có tính lãng mạn cực đoanhay khiêu dâm đều không được Tiểu Thuyết Thứ Bảy đăng tải Nguyễn Công Hoan thừanhận: “báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy không làm hại độc giả, trong khi một vài tờ báo khácnữa đi quá mức lãng mạn đến chỗ khiêu dâm để tranh độc giả như Hà Nội báo, TiểuThuyết Thứ Ba, Tiểu Thuyết Thứ Năm v.v ” [16, tr.193] Vào ngày 7/6/1941 bên cạnhTiểu Thuyết Thứ Bảy còn có thêm PHỤ TRƯƠNG TIỂU-THUYẾT THỨ BẢY Tập phụtrương này, ra đời nhằm vào ngày kỷ niệm đệ thất chu niên của Tiểu Thuyết Thứ Bảy,mỗi tuần ra một số 24 trang giá 5 xu Tiểu Thuyết Thứ Bảy như là một tờ báo trung tâmcủa đời sống văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám nhưng nó dần kết thúc vaitrò lịch sử của mình vào thời điểm phát xít Nhật đánh Pháp Lúc này nhà Tân Dân đóngcửa Phổ Thông Bán Nguyệt San và Truyền Bá, cơ sở từ 93 Hàng Bông chuyển về Mục
Xá – Hà Đông và chỉ còn lại tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy ra khổ 45x30 rồi lại 7,5x11 nhưng
“cọc cạch” và “ không còn cách nào sống lại được những buổi huy hoàng khi trước nữa”[59, tr.380]
Tiểu Thuyết Thứ Bảy khi ra đời được Vũ Đình Long giao cho Ngọc Giao rồi vềsau là Vũ Bằng làm thư ký tòa soạn Các cây bút chủ lực của Tiểu Thuyết Thứ Bảy hầuhết đều là những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam sau này: Nguyễn Công Hoan, Lê VănTrương, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Ngọc Giao, Thanh Châu, Vũ Bằng, Nam Cao, NguyênHồng Về vai trò và những đóng góp của từng nhà văn này chúng tôi sẽ đề cập kĩ ở mục
Đội ngũ các nhà văn chủ chốt của nhóm Tân Dân ở phần sau của luận văn này.
1.2.2 Phổ thông bán nguyệt san
Số đầu tiên ra ngày 1/12/1936, là tạp chí văn học, mỗi tháng ra 2 kì vào ngày 1 và
15 Mỗi số khoảng 150 trang, đăng trọn vẹn một tiểu thuyết và một vài truyện ngắn cùngcác tranh luận nhỏ về các vấn đề văn hóa, học thuật Cũng giống như tờ Tiểu Thuyết Thứ
Trang 24Bảy, mặc dù là bán nguyệt san – tức dạng báo chí, nhưng Phổ Thông Bán Nguyệt San lạiđược trình bày dưới dạng một quyển sách hơn là một tờ báo Số đầu tháng 160 đến 200trang : 25 xu Số giữa tháng 110 đến 140 trang: 15 xu Cũng có khi ra luôn 2 số 25 xu hay
là 2 số 15 xu, nhưng trung bình mỗi năm là 12 số 25 xu và 12 số 15 xu Nửa năm 12 số2$30 - Cả năm 24 số 4$50 Ngoại quốc và chính phủ mua giá gấp đôi Ngày 16/1/1938Phổ Thông Bán Nguyệt San xuất bản thêm Phụ trương Phổ Thông Bán Nguyệt San còngọi là Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu Ngày 1/7/1943 ra thêm Phổ Thông ChuyênSan, số cuối cùng ra ngày 1/12/1943, mỗi tháng một tập Mỗi tập là một chuyên san vềvăn học, sử học hay triết học Mục đích là phổ thông trí thức, gây dựng một kho tài liệuthiết yếu cho tủ sách của người học thức Số trang mỗi tập không nhất định Giá bánkhông nhất định Loại “ chuyên san văn học, sử học, triết học” này in trên giấy dó pha, rấtbền Phổ Thông Bán Nguyệt San lớp cũ (chuyên in tiểu thuyết) vẫn ra, nhưng mỗi thángchỉ in một tập, đẹp hơn trước, “tiểu thuyết chọn lọc rất kỹ, toàn là những tác phẩm hay,
có giá trị chắc chắn” Như vậy có thể hình dung các bước phát triển của tờ Phổ ThôngBán Nguyệt San này như sau:
1/12/1936: Ra Phổ Thông Bán Nguyệt San số 1
16/1/1938: Ra Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu
1/7/1943: Ra Phổ Thông Chuyên San
1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.
Về Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu chúng tôi ghi chép được những thông tinnhư sau được đăng trên loại bìa màu số 1: Phổ thông bán nguyệt san BÌA MÀU, số 1 rangày 16 Janvier 1938, là Tạp chí văn chương ra đầu tháng và giữa tháng Mỗi số 180trang: 25 xu Số 1 đăng tiểu thuyết Con đười ươi của Lưu Trọng Lư
Phổ Thông Bán Nguyệt San không chỉ đăng tác phẩm văn chương mà còn đăng cảnhững tranh luận về văn chương, học thuật Ví dụ ở Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu
số 1 ngoài đăng trọn vẹn tiểu thuyết Con đười ươi của Lưu Trọng Lư còn đăng bài Xung
quanh buổi diễn thuyết của chúng tôi ở Nam Định ngày 14-12-1937: Triết lý sức mạnh
Trang 25và văn chương tranh đấu – Sự phá hoẵng vô ý thức của Tự lực văn đoàn và bài Một chuyện rắc rối trong cuộc diễn thuyết về “Triết lý sức mạnh và văn chương đầu độc” ở hội Trí tri Nam Định
Phổ Thông Bán Nguyệt San cùng với Tiểu Thuyết Thứ Bảy trở thành hai thế mạnhcủa nhà Tân Dân trong thu hút độc giả “Phổ Thông Bán Nguyệt San: Như tên đề, nửatháng in một cuốn, không quá 200 trang, không trên 0,25 đ In loại đẹp trung bình Loạinày chạy nhất nhờ những tên sách lịch sử, diễm tình, phần lớn là li kỳ, rùng rợn, độc giảtrẻ nam nữ rất thích Tất cả các loại trên, không in quá con số 2000 cuốn Riêng tiểuthuyết Lê Văn Trương thường được in tới 3000 cuốn” [10, tr.253] Trong điều kiện đờisống kinh tế và chính trị Việt Nam đương thời, một cuốn sách in lên đến số lượng 2000,
3000 cuốn không phải là nhỏ khi chúng ta so với điều kiện hiện nay của Việt Nam, thôngthường mỗi cuốn sách tác phẩm văn chương in không quá số lượng 1000 bản (Cụ thể:
xem 2 tên sách gây được tiếng vang là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh do nhà xuất bản tên tuổi Văn học năm 2007 ấn hành cũng in số lượng 1000 bản; cuốn Cơ hội của
Chúa của Nguyễn Việt Hà do nhà xuất bản có tiếng Hội nhà Văn ấn hành năm 2007 cũng
chỉ có 1000 bản)
Đội ngũ các cây bút chủ chốt viết cho Phổ Thông Bán Nguyệt San vẫn là nhữngnhà văn Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Ngọc Giao, Lan Khai, Lưu Trọng Lư
1.2.3 Ích Hữu
Theo Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam của tác giả Nguyễn Thành [43] thì báo Ích
Hữu xuất bản hàng tuần tại Hà Nội Số 1 ra ngày 25.2 - 2.3.1936; số cuối cùng, số 110, ravào 3.1938 Chủ nhiệm, quản lí: Vũ Đình Long về sau thêm Vũ Huy Thọ Từ số 94, ngày8.12.1937 quản lí là Lê Văn Trương Tòa soạn báo Ích Hữu đặt tại 93 phố Hàng Bông –
“đại bản doanh” nhóm Tân Dân Báo in ở nhà in Tân Dân: khổ 300x220mm và450x300mm Ở Thư viện quốc gia Việt Nam hiện có Ích hữu 1936: từ số 1 đến số 25 vàÍch hữu 1937 - 1938 từ số 94 đến 110 (thiếu số 96, 99)
Trang 26Ngoài các thông tin chính trị xã hội thì Ích Hữu dành một dung lượng lớn để đăngtải các tác phẩm văn chương gồm truyện dài, truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết dịch
Ngọc Giao kể lại về tờ Ích Hữu như sau: “Ích Hữu: Tuần báo, nội dung tựa báo Văn nghệ hiện giờ Không thể thiếu được: một tiểu thuyết dài về tình yêu hấp dẫn tương tự Hồng
lâu mộng, Tây sương ký Ích Hữu có nhiều độc giả nhờ truyện dài lịch sử Phấn son Phi Yến do thi sĩ Thanh Tùng Tử viết với thể văn hoa mỹ Báo in khổ rộng, chữ đẹp, minh
họa đẹp Sau truyện Phấn son Phi Yến tiếp truyện dài Vết xe phu tử của Vũ Lang ( ) Ích
Hữu được hoan nghênh nhờ nội dung đáp ứng thị hiếu người đọc qua những cây biết thật
chắc tay như Trúc Khê, Nguyễn Đỗ Mục, Vũ Lang, J.Leiba Thanh Tùng Tử Không cầnnhiều Mỗi tuần chỉ cần 2 hoặc 3 người đặc trách” [10, tr.252]
Qua sự khảo sát trực tiếp trên báo Ích Hữu số 1 lưu tại Thư viện quốc gia ViệtNam chúng tôi có được mục đích, tôn chỉ hoạt động của tờ báo như sau: Ích Hữu số 1 rangày 25 Février – 2 Mars 1936 Dòng chữ ICH HUU (không có dấu) in hoa đậm màu đen
và có ghi bên dưới: Tuần báo ra ngày thứ ba Báo quán: 93 phố Hàng Bông – Hanoi –Nhà in Tân Dân Trang nhất in hình lớn màu nâu một người công nhân có dáng hình khỏemạnh, tay cầm chiếc búa chim đang quai lên rất mạnh mẽ Ngay phía dưới là một khung
nền đen in nổi bật chữ trắng, ghi rõ giá báo là 5 xu Ích Hữu số 1 có đăng bài Thay lời phi
lộ trong đó có câu đáng chú ý là Đứng đắn, có ích hoạt động vui vẻ là những tính chất
cốt yếu của Ích Hữu Tôn chỉ hoạt động của Ích Hữu rất thiết thực và rõ ràng Trên Ích
Hữu số 3 có bài Cùng bạn đọc với nội dung như sau: “Ngoài phần tiểu thuyết là phần giải
trí báo nào cũng phải có, Ích hữu có nhiều mục lợi ích thiết thực cho bạn trẻ và gia đình:Muốn biết, Lời bác sỹ, Hỏi thuốc, Hỏi luật Chúng tôi khuynh hướng về thực tế màchúng tôi cũng rất chú trọng về văn chương, cho nên những mục Tập ảnh, Trước đèn, Đĩamứt gừng, Thơ văn đều do những cây bút có giá trị chuyên giữ” Các chuyên mục chínhcủa Ích Hữu gồm:
Đĩa mứt gừng: là những bài tản văn với giọng châm biếm hài hước phản ánh rất
nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, chính trị, lối sống của người Việt Mục này dobút danh Ba Phải phụ trách
Trang 27Trước đèn: đăng những bài nghị luận xã hội do Lãng Nhân Phùng Tất Đắc phụ trách Tập ảnh: do Linh Phượng phụ trách Mục này chuyên đăng tải những bài viết theo
lối ký chân dung, dựng lại những chân dung nhân vật ở đủ mọi tầng lớp trong xã hội vớitất cả những cái kỳ quái, dị hợm không giống ai
Thơ (Văn thơ): chuyên đăng tải thơ với chủ yếu là thể loại truyền thống như thất
ngôn, ngũ ngôn, lục bát
Tiểu thuyết: đăng tiểu thuyết gồm trường thiên tiểu thuyết (đăng làm nhiều số) và
đoản thiên tiểu thuyết Dung lượng chuyên mục khoảng 6 – 7 trang
Dịch sách nước ngoài: Do Nguyễn Đỗ Mục phụ trách Sách được dịch tập trung
vào các chủ đề thuật cai trị quốc của các vua chúa đời xưa bên Tàu, ở ta, luận bàn về cáctôn giáo như Nho giáo, Phật giáo Có đăng cả nguyên văn của văn bản gốc để độc giảđối chiếu
Trang chiếu bóng: Đăng tải các bài viết về nghệ thuật điện ảnh gồm tin tức phim,
bình luận phim, đời tư các diễn viên
Đó đây: Do Lê Văn Trương phụ trách Chuyên đăng tải các bài viết kể về những
chuyến đi của tác giả đến các vùng đất xa lạ, gặp gỡ những con người với những phongtục kì thú
Ngoài ra Ích Hữu còn rất nhiều các chuyên mục hữu ích và thiết thực khác như:Thư chị thư em, Muốn biết, Lời bác sỹ, Tin sách báo, Dại và Khôn, Muốn đẹp, Thế giớidanh nhân truyện, Những phong tục lạ, Học chữ Nho, Hỏi thuốc, Các môn thuốc kinh
nghiệm, Hỏi luật, Tâm sự, Hộp thư Trong các ấn phẩm được gọi là báo chí của Tân Dân
thì chỉ có Ích Hữu thực sự là một tờ báo đúng nghĩa, nó đóng vai trò là cơ quan ngôn luậncủa nhóm Tân Dân và có ảnh hưởng rộng rãi trong lịch sử văn hóa, văn học, báo chí Việt
Nam giai đoạn 1932 – 1945 Các cây bút viết chính cho Ích Hữu vẫn gồm Nguyễn Công
Hoan, Vũ Lang, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Lê Văn Trương, J.Leiba Thanh Tùng Tử
Trang 281.2.4 Truyền Bá
Theo Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam của tác giả Nguyễn Thành [43] thì báo
Truyền bá là tập báo của tuổi trẻ, xuất bản mỗi tháng 2 kì vào ngày 10 và 25 Chủ nhiệm:
Vũ Đình Long Tòa soạn: 93 phố Hàng Bông In tại nhà in Tân Dân, khổ 185x115mm.Báo Truyền Bá ban đầu ra ngày 10 và 25, sau ra ngày thứ năm Mỗi số 26 trang, đăng hếtmột truyện dài, một truyện ngắn và nhiều bài có ích cho trẻ em Hiện ở Thư viện quốc giaViệt Nam chỉ còn lưu giữ được một số Truyền Bá duy nhất Chúng tôi nghiên cứu ấnphẩm này dựa trên những tài liệu và hình ảnh do nhà sưu tầm sách Nguyễn Tiến Dũng ởthành phố Hồ Chí Minh cung cấp Đây là tớ báo dành cho nhi đồng với khuynh hướng
giáo dục đạo đức và lối sống rất rõ Trong Lời mở đầu in trên Truyền Bá số 1 khẳng định
tất cả nội dung trên báo Truyền Bá đều nhằm mục đích duy nhất là giáo dục trẻ em và nói
rõ “Những gia đình lễ giáo, tha thiết với trẻ em, sẽ là bạn của Truyền bá vậy” Để cổ
động hơn nữa cho sự liên hệ mật thiết giữa nhà trường, gia đình và Truyền Bá, nhà TânDân có những cách làm rất hiện đại là treo những giải thưởng cho học sinh và tham giavào các hoạt động khuyến học tại các trường công, tư thục như Giải thưởng tặng ngườihọc trò ngoan nhất trường phát thưởng cuối năm học Đội ngũ các cây bút chủ lực viếtcho Truyền Bá gồm: Thâm Tâm, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Vũ Bằng, Lê VănTrương, Ngọc Giao, Thanh Châu
1.2.5 Tao Đàn
Tao Đàn là Tạp chí văn học ra một tháng hai kì vào ngày 1 và 15 Số đầu tiên, số
1, năm thứ nhất, quyển thứ nhất, ra ngày 1 Mars 1939 Mỗi số 100 trang Tao Đàn rađược 8 số, từ số 9 mỗi tháng 1 kì Có 2 số đặc biệt về Tản Đà 1/7/1939 và Vũ TrọngPhụng 12/1939 Số đầu tiên ra ngày 1/3/1939, số cuối cùng ra 8/1940 Hai nhà văn LanKhai và Nguyễn Triệu Luật lần lượt được Vũ Đình Long giao làm chủ bút tạp chí Tao Đàn
Mục đích ra đời và hoạt động của tạp chí Tao Đàn được nêu rất rõ trong bài “Cùngbạn đọc” đăng trên Tao Đàn số 1 ra ngày 1/3/1939 Qua bài viết chúng ta nhận thấy rất rõràng khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa tích cực của Tao Đàn mà nói rộng ra là của Tân
Trang 29Dân Bộ biên tập Tao Đàn cho rằng, trong thời hiện tại giữa lúc thế giới đang biến chuyển
vô cùng mạnh mẽ nhưng Việt Nam dường như đứng ngoài cuộc, không được ai để ý ,
“thực là tủi nhục cho cái dân tộc đã có bốn ngàn năm lịch sử” Những người chủ
trương Tao Đàn cho rằng, sở dĩ dân Việt Nam không có cơ hội hội nhập với thế giới hiệnđại là do không có nền văn hóa của riêng mình Tao Đàn đã trực tiếp phê phán sự lệ thuộc
vào văn hóa của Tàu của các thế hệ trước gây nên hệ quả ngày hôm nay Trong tư cách
văn hóa, Tao Đàn ví dân Việt Nam như mội thứ tầm gửi, trước thì gửi vào thân Tàu giờđang dựa vào thân Pháp, và kêu gọi thiết tha phải chấm dứt cái đời tầm gửi này của vănhóa Việt bởi lẽ nó đe dọa một sự thôn tính tai hại cho tinh thần dân tộc dẫu văn hóa Pháp
có nhiều cái mới, cái hay Tạp chí Tao Đàn kêu gọi “cần kíp phải tự gây cho mình một
nền văn hoá, một nền văn hoá Việt Nam và “cần phải gây ngay một phong trào quốc văn mạnh mẽ và rộng lớn hơn từ trước đến nay” Để làm nhiệm vụ đó những người chủ
trương Tao Đàn chủ trương thâu nạp nhiều giá trị văn hóa, tư tưởng, khuynh hướng miễn
là cùng hướng đến một mục đích chung là gây dựng cho bằng được một nền văn hóariêng cho Việt Nam Ban biên tập Tao Đàn cũng nhấn mạnh đến những đặc sắc riêng của
tạp chí là sẽ rất chú trọng vào sự sáng tạo bởi họ cho rằng “Hiểu biết, dung hoà, thu
nhập chưa đủ Ngày nay chúng ta đã đến cái thời kỳ cần phải sáng tác” Tao Đàn gồm
ba phần: Nghị luận và khảo cứu; Nghệ thuật; Tạp ký Tổng thư kí và quản lí: Lan Khai,
có giai đoạn do Nguyễn Triệu Luật phụ trách “ Trong số 3 nhà văn lần lượt đảm nhiệmcương vị trong Toà soạn mà ngày nay gọi là Tổng biên tập, thì Lan Khai là người đầutiên đứng vị trí ấy; ông bỏ nhiều công sức vun đắp xây dựng tạp chí đi đúng theo lộ trình
và mục đích đã xác định Ông làm Tổng thư ký Bộ biên tập kiêm Quản lý từ số 1 đến số
10 Còn 3 số cuối do Nguyễn Triệu Luật đảm nhiệm, 2 số đặc biệt do Lưu Trọng Lư tậphợp bài vở” [46]
Theo danh sách các nhà sưu tập trọn bộ Tao Đàn thì còn thiếu một số Tao Đàn đặcbiệt nằm trong loạt Tao Đàn lớp mới, hai tháng xuất bản 1 số đặc biệt Đó chính là số về
Ba Lan: Tao Đàn lớp mới số 2 ra tháng Février 1940: Vấn đề Ba Lan Như vậy là bêncạnh 2 số Tao Đàn đặc biệt như đã công bố là Tao Đàn về Tản Đà (ra ngày 1/7/1939),
Trang 30Tao Đàn về Vũ Trọng Phụng ( ra 12/1939) còn có thêm Tao Đàn về Vấn đề Ba Lan (raFévrier 1940) Đó là chưa kể số Tao Đàn về Nguyễn Trường Tộ định ra ngày 1/10/1939nhưng bị Ty kiểm duyệt bãi bỏ Đội ngũ tác giả viết cho Tao Đàn gồm hàng loạt các têntuổi như Phan Khôi, Trương Tửu, Hoài Thanh, Nguyễn Tuân, Lan Khai, Lưu Trọng Lư,Ngô Tất Tố
1.2.6 Tủ sách Tao Đàn
Tủ sách Tao Đàn ra đời khi Tạp chí Tao Đàn đình bản, năm 1940 Mỗi tháng ramột quyển, không phải là tiểu thuyết mà là các sách nghiên cứu, khảo cứu Trong số
những tác phẩm của Tủ sách Tao Đàn nổi tiếng nhất chính là bộ Nhà văn Việt Nam hiện
đại của Vũ Ngọc Phan thuộc thể loại phê bình văn học, quyển Một chuyến đi của Nguyễn
Tuân (20 Juillet 1941), các cuốn Đường thi, khảo cứu và phiên dịch thơ Đường(1940),
Thi văn bình chú: Lê – Mạc – Tây Sơn I (1941), Thi văn bình chú: Nguyễn sơ – Cận kim
II (1943) của Ngô Tất Tố, loạt sách danh nhân truyện kí về Cao Bá Quát (1940), Nguyễn
Trãi (1941) của tác giả Trúc Khê, Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải (sách đã được hội đồng
duyệt sách công nhận là sách giáo khoa) của Nguyễn Đỗ Mục, Cung oán ngâm khúc dẫn giải (sách đã được nhà nước công nhận làm sách học) của Đinh Xuân Hội
Các tác giả viết cho Tủ sách Tao Đàn gồm: Trúc Khê, Nguyễn Tuân, Lê VănTrương, Tản Đà, Nguyễn Đỗ Mục, Ngô Tất Tố, Vũ Ngọc Phan
1.2.7 Tủ sách Những tác phẩm hay
Tủ sách Những tác phẩm hay của nhóm Tân Dân ra mắt lần đầu năm 1938 với cuốn đầu tiên xuất bản là tác phẩm Lầm than của nhà văn Lan Khai Tủ sách này hai tháng ra một quyển tiểu thuyết thật hay Giá bán không nhất định (Từ cuốn Vang bóng
một thời, loại Những Tác Phẩm Hay không bán một giá nhất định như từ trước mà sẽ
định giá tùy theo số trang nhiều ít Đại khái : 160 trang 0$40, 180 trang 0$45, 200 trang0$50, 225 trang 0$55, 250 trang 0$60.)
Một số tác phẩm rất nổi tiếng mà Tủ sách Những tác phẩm hay đã xuất bản đó là:
Lầm than (1938) và Truyện đường rừng (1940) của Lan Khai, Cô gái làng Sơn Hạ và
Trang 31Phấn hương của Ngọc Giao, Tà áo lụa của Thanh Châu, Loạn kiêu binh và Chúa Trịnh Khải của Nguyễn Triệu Luật, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh do Tản Đà Nguyễn Khắc
Hiếu dịch, tập phiếm luận Trước đèn của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Truyện hai người của Vũ Bằng, Bảy Hựu và Cuộc sống của Nguyên Hồng, Danh nhân Việt Nam qua các triều đại của Phan Trần Chúc Các nhà văn viết
cho tủ sách Những tác phẩm hay gồm: Nguyễn Tuân, Lê Văn Trương, Phùng Tất Đắc,
Vũ Bằng, Nguyễn Triệu Luật
1.3 Đội ngũ nhà văn chủ chốt và cộng tác viên của Tân Dân
Có thể nói, trong hơn một thập niên phát triển, nhà xuất bản Tân Dân đã quy tụđược một đội ngũ các nhà văn hùng hậu vào bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.Không một tổ chức văn học nào có được một đội ngũ các văn nhân tham gia đông đảođến như ở Tân Dân Nếu lấy số lượng văn nhân thi sĩ được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc
Phan nêu trong Nhà văn Việt Nam hiện đại chúng ta thấy có tới 28 trên tổng số 79 nhà
văn được nhắc đến trong công trình quan trọng này đều tham gia viết cho nhà Tân Dân,trong đó có nhiều người là trụ cột của nhóm
1.3.1 Đội ngũ các nhà văn chủ chốt của Tân Dân
Những nhà văn chủ chốt của nhóm Tân Dân là những người hoặc tham gia điềuhành, phụ trách (làm quản lý, làm thư kí tòa soạn ) các ấn phẩm của Tân Dân; hoặc có
số lượng tác phẩm xuất bản chiếm một vị trí quan trọng trên các ấn phẩm của Tân Dân.Dựa trên tiêu chí đó chúng tôi xác định những nhà văn sau được coi là thành viên chủchốt của nhóm Tân Dân: Ngọc Giao, Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Lê Văn Trương, VũBằng, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, NguyênHồng, Đái Đức Tuấn, Nguyễn Triệu Luật Trong phần này chúng tôi sẽ có sự phân loại
về mặt giá trị giữa đội ngũ các nhà văn trong nhóm dựa trên những sáng tác tiêu biểu nhấtcủa họ, đồng thời chúng tôi cũng có sự mở rộng giá trị của một số tác phẩm mà văn học
sử chưa đề cập đến của các nhà văn
1.3.1.1 Nguyễn Công Hoan
Trang 32Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là nhà văn chủ chốt của nhóm Tân Dân theokhuynh hướng hiện thực xã hội Trước khi viết cho Tân Dân ông đã sớm có tác phẩm
đăng trên báo như tập truyện ngắn Kiếp hồng nhan (1923), rồi tham gia viết mục Truyện
thế gian rồi Xã hội ba đào ký trên An Nam tạp chí của Tản Đà và cũng thu hút được sự
chú ý của độc giả Tác phẩm sớm nhất mà chúng tôi có được khi Nguyễn Công Hoan gia
nhập nhóm Tân Dân là truyện ngắn Godautre đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 21 ra
ngày 20 – 26 năm 1934 Mốc này được tạm xem là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện củaNguyễn Công Hoan trong Tân Dân Tuy nhiên, sự nghiệp của Nguyễn Công Hoan chỉthực sự phát triển rực rỡ khi ông được Vũ Đình Long mời tham gia viết cho ấn phẩm đầutiên của nhà Tân Dân là Tiểu Thuyết Thứ Bảy Quá trình Vũ Đình Long mời và trao đổivới Nguyễn Công Hoan chúng tôi đã viết khá kĩ ở mục trên nên ở đây xin không đượcnhắc lại Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 1 ra ngày 1er Juin 1935 đăng tập truyện ngắn Kép Tư
Bền (dung lượng 150 trang) gồm 15 truyện ngắn đã thực sự gây được tiếng vang cho
Nguyễn Công Hoan và nhà Tân Dân Chỉ tính riêng trên ấn phẩm Tiểu Thuyết Thứ Bảy,theo Phạm Thế Ngũ, trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 53 ra ngày 1/6/1935 đăng một bảngliệt kê tác phẩm thì Nguyễn Công Hoan đã viết được 80 truyện ngắn và 9 truyện dài Hai
ấn phẩm chính của Tân Dân mà Nguyễn Công Hoan tham gia viết chính là Tiểu ThuyếtThứ Bảy và Phổ Thông Bán Nguyệt San
Trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy ông đã cho xuất bản những ấn phẩm nổi tiếng gây
được tiếng vang lớn trong đời sống văn học đương thời như tập truyện Kép Tư Bền,tiểu thuyết Cô giáo Minh, tiểu thuyết Ông chủ, tiểu thuyết Bà chủ, tiểu thuyết Một cái chương
trình quyết thực hành Trong các năm 1940 đến 1945 trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy xuất
hiện một loại những truyện ngắn tiếp tục mạch hiện thực trào phúng có giá trị như Công
dụng của cái miệng, Người thứ ba, Con ve, Cuộc cụ, Cái thủ lợn, Đọc văn, Rước sắc, Phần biếu Tiểu thuyết Cô giáo Minh (dung lượng 219 trang) đăng trên Tiểu Thuyết
Thứ Bảy năm 1936 là một trong những tác phẩm gây nhiều tranh cãi của Nguyễn Công
Hoan và nhà xuất bản Tân Dân Sau khi Tân Dân xuất bản Cô giáo Minh đã gây ra cuộc
tranh luận giữa Tân Dân và Tự lực văn đoàn Cùng với Tiểu Thuyết Thứ Bảy, trên Phổ
Trang 33Thông Bán Nguyệt San của Tân Dân cũng đã đăng tải rất nhiều tác phẩm có giá trị của
Nguyễn Công Hoan Có thể kể đến đó là Tắt lửa lòng, Hai thằng khốn nạn, Tấm lòng
vàng, Bước đường cùng, Lá ngọc cành vàng, Đào kép mới, Sóng vũ môn, Trên đường sự nghiệp Tiểu biểu nhất trong các tác phẩm vừa liệt kê chính là tiểu thuyết Bước đường
thuyết này sau khi ra đời đã bị cấm lưu hành trên toàn cõi Đông Dương
Tóm lại, Nguyễn Công Hoan là một nhà văn trụ cột của nhóm Tân Dân, đi theokhuynh hướng hiện thực xã hội với một nghệ thuật trào phúng bậc thầy Nguyễn CôngHoan với những tác phẩm giá trị của mình đã làm nên giá trị cho nhà Tân Dân nhưngngược lại, chính Tân Dân đã có công không nhỏ khi thông qua hệ thống phát hành rộnglớn của mình, đưa Nguyễn Công Hoan đến với một lượng độc giả lớn nhất có thể ở khắpcõi Đông Dương
1.3.1.2 Ngọc Giao
Ngọc Giao (5/5/1911-8/7/1997) tên thật là Nguyễn Huy Giao, là một cây búttruyện ngắn chủ chốt của nhóm Tân Dân và từng làm thơ ký tòa soạn cho tờ Tiểu Thuyết
Thứ Bảy GS.Phong Lê trong bài Ngọc Giao, người khỏi bị lãng quên sau gần nửa thế kỉ
đã đưa ra một con số thông kê với 300 truyện ngắn và hàng chục các truyện dài đủ làmnên một gương mặt đáng cho bạn đọc đương thời quen thuộc và kính nể [10, tr.7-8].Ngọc Giao viết cả truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài nhưng dường như chỉ ở thể loạitruyện ngắn ông mới thành công
Theo những tư liệu mà chúng tôi có thì Một đêm vui (262 trang) là tập truyện ngắn
đầu tiên của Ngọc Giao do Tân Dân xuất bản Tập truyện này được in trên Phổ ThôngBán Nguyệt San số 3 ra ngày 1 tháng 2 năm 1937 Trong khi tác phẩm được coi là mốc
đánh dấu sự tham gia của Ngọc Giao vào nhóm Tân Dân là truyện ngắn Hi sinh đăng
Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 21 ra ngày 20 – 26 năm 1934 Đây là một giả thuyết mà chúngtôi tạm chấp nhận trong khi chưa thể tìm được những tư liệu sớm hơn Năm 1938 ông cho
xuất bản tiểu thuyết Cơn gió bấc đăng nhiều kỳ trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy.
Trang 34Phấn hương là tập truyện ngắn thứ hai của Ngọc Giao xuất bản bởi nhà Tân Dân
năm 1939 gồm 10 truyện (Theo Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại thì còn có 4 truyện nữa là Một chuyện của lòng, Bà ngồi kể chuyện ngày xưa, Một đêm mưa móc, Thời gian) Năm 1940 Ngọc Giao xuất bản tiểu thuyết Đất (389 trang) do Tân Dân ấn hành
Tập truyện thứ ba mà Tân Dân xuất bản của Ngọc Giao là Cô gái làng Sơn Hạ
năm 1942, có dung lượng 206 trang, gồm 12 truyện Năm 1944, trên Phổ Thông Bán
Nguyệt San đăng tập truyện ngắn Chuyện người trẻ tuổi của Ngọc Giao
Ở trên chúng tôi chỉ xin điểm những tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp vănhọc của Ngọc Giao trước cách mạng có gắn bó chặt chẽ với nhà xuất bản Tân Dân Còn mộtlượng lớn những truyện ngắn, bài ký và tạp văn mà do giới hạn dung lượng của luận vănchúng tôi xin không liệt kê hết (Xin xem Phụ lục Tác gia tác phẩm kèm theo luận văn này)
1.3.1.3 Vũ Bằng
Vũ Bằng (3/6/1913 – 8/4/1984) là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại.Trong nhóm Tân Dân ông nổi lên với vai trò là người liên kết, dẫn dắt các bạn văn tậphợp xung quanh nhà xuất bản Tân Dân mà hạt nhân là tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy
Theo hồi kí Bốn mươi năm nói láo thì Vũ Bằng gia nhập nhóm Tân Dân vào lúc tờ
Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã có “độc giả vững chắc”, “bán chạy nhất nước” và cũng là lúcnhà văn đang muốn tìm tòi, thử nghiệm một lối viết mới, đặc biệt là viết tiểu thuyết họctheo “cách viết truyện của người Âu Mỹ” Vũ Đình Long đã đồng ý “thí nghiệm” nhữngtruyện ngắn theo lối mới của Vũ Bằng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy Theo thời gian, mốithâm giao giữa Vũ Đình Long và Vũ Bằng ngày càng sâu đậm, Vũ Bằng tăng cường viếtcho nhà Tân Dân từ 2 tuần 1 bài lên 1 tuần 1 bài
Tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy vốn Vũ Đình Long giao cho Ngọc Giao làm thư kí,nhưng về sau Ngọc Giao đi Sài Gòn thì công việc này được chuyển hẳn cho Vũ Bằng VũBằng đảm nhiệm thư kí cho Tiểu Thuyết Thứ Bảy thì tờ báo này đã phát triển lên mộtbước, thay từ ra khổ nhỏ thành khổ lớn với dung lượng tăng lên, nhiều chuyên mục mới
mở ra để thu hút độc giả, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, như: “Biết Ai Tâm Sự”, “Ý Nghĩ
Trang 35Của Người Dạo Phố” Đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết xuất hiện thêm một loạt những thểloại mới gồm truyện có thật (histoires vraise), truyện cổ tích nhi đồng, truyện dài bằngthơ, truyện ngắn bốn phương, truyện ma quỷ, truyện trinh thám Tất cả thể loại này đềuhọc theo lối viết phương Tây theo kiểu của Flammarrion, Les Mille et Une Nouvelles,Mystère Magazine
Tiểu Thuyết Thứ Bảy đứng vững, Vũ Đình Long ra thêm Ích Hữu (2/1936), tiếp
đó, cuối năm 1936 nhà Tân Dân ra tiếp Phổ Thông Bán Nguyệt San Vũ Bằng được VũĐình Long giao cho quản lí bài vở, kĩ thuật hai tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Phổ ThôngBán Nguyệt San Tuy nhiên, hai tờ báo “đội lốt” này vẫn không đủ chỗ cho các nhà văntrong nhóm “thi thố tài năng và phơi bày ý kiến” nên Vũ Bằng đã đề nghị Vũ Đình Long
ra thêm một ấn phẩm nữa Ngày 25/8/1941 báo Truyền Bá chính thức xuất hiện
Vũ Bằng có thời gian khoảng 8 năm phụ trách việc đọc, sửa lỗi kỹ thuật và nhất là
tổ chức bài vở cho các ấn phẩm Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San,Truyền Bá cho nhóm Tân Dân Vũ Bằng dừng hẳn công việc này khi chiến tranh Nhật –Pháp nổ ra, Truyền Bá rồi Phổ Thông Bán Nguyệt San đóng cửa và Vũ Đình Longchuyển nhà in về Mục Xá, Hà Đông với tờ báo duy nhất còn lại là Tiểu Thuyết Thứ Bảy.Trong khoảng 8 năm giữ vài trò là thư ký tòa soạn cho ba ấn phẩm quan trọng của TânDân nên Vũ Bằng có nhiều cơ hội để tiếp xúc, gặp gỡ và nhất là có công trong việc pháthiện ra những tài năng văn chương Xin đơn cử trường hợp nhà văn Nam Cao Nhà vănNam Cao chỉ thực sự nổi danh khi đăng tải truyện ngắn kiệt tác “Chí Phèo” (1941) nhưng
ít ai biết rằng, từ trước đó rất lâu, Nam Cao đã bắt đầu tôi luyện tài năng văn chương củamình trên ấn phẩm Tiếu Thuyết Thứ Bảy của nhà Tân Dân mà Vũ Bằng chính là ngườiphát hiện ra Nam Cao Vũ Bằng kể, sau khi Ngọc Giao bàn giao lại công việc của TiểuThuyết Thứ Bảy đi Sài Gòn, ông chìm ngập trong đống bài vở gửi đến tòa soạn cũ mớilẫn lộn Và thật may mắn trong cái đống bài vở cũ đó ông đã tìm được một tác phẩm củaNam Cao gửi đăng và Vũ Bằng phát hiện ra tố chất ở nhà văn này Vũ Bằng đã viết thưđăng trên mục Thư tín của báo để động viên và khuyến khích Nam Cao tiếp tục viếttruyện gửi về Tiểu Thuyết Thứ Bảy Có thể nói, đây là một giai đoạn quan trọng để hình
Trang 36thành nên một tài năng lớn của Nam Cao thời gian sau đó
Ngoài Nam Cao, Vũ Bằng cũng phát hiện và tìm ra nhiều tên tuổi văn chương saunày như Tô Hoài, Nguyễn Tất Thứ, Bùi Hiển, Kim Lân, Lý Văn Sâm, nữ sĩ Ngân Giang,Trần Thanh Địch Cùng với đội ngũ các nhà văn đã cộng tác với Tân Dân trước khi VũBằng đến và trong quá trình ông đảm nhiệm vai trò thư ký, một loạt tên tuổi của văn họcViệt Nam hiện đại như Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Thanh Châu, Ngọc Giao,Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Lan Khai, Lưu Trọng Lư,Nguyễn Trẩm Giự, Vũ Lang đã cùng nhau hợp lại xây dựng ba tờ báo Tiểu Thuyết ThứBảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Truyền Bá do Vũ Bằng làm thư ký rất thành công, vínhư “một cánh vườn có trăm hoa, không hoa nào giống hoa nào, mà cả trăm hoa cùngđua nở”
Ngoài tư cách thư ký tòa soạn trong nhóm Tân Dân thì Vũ Bằng cũng tham giavào quá trình sáng tác và trong giai đoạn này cũng để lại những tác phẩm có giá trị mà
tiêu biểu nhất là tập hồi ký Cai (Tân Dân xuất bản, 1943) Ngoài ra còn có những tác phẩm tiêu biểu khác như tiểu thuyết Truyện hai người (1940), tiểu thuyết Tội ác và hối
hận (1940), tập truyện ngắn Để cho chàng khỏi khổ (1941), tập truyện ngắn Ba truyện mổ bụng (1944) Nhìn chung trong giai đoạn này văn chương Vũ Bằng nổi lên ở đặc điểm
có cốt truyện giản dị, cách thức trần thuật linh hoạt, hiện đại, giọng văn nhạo đời và cónhững phân tích tâm lí sắc sảo Văn của Vũ Bằng có tính chất hiện đại rất rõ do ông chủđộng học theo lối văn phương Tây hiện đại Điều đó đã góp phần cách tân ít nhiều nềnvăn xuôi Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa
1.3.1.4 Lan Khai
Lan Khai (1906 - 1945) là một cây bút trụ cột của nhóm Tân Dân với hai tư cáchvừa là người sáng tác, viết bài phê bình vừa là người quản lí Tác phẩm sớm nhất mà
chúng tôi tìm được được lấy làm dấu mốc Lan Khai tham gia nhóm Tân Dân là Ai lên
phố Cát đăng trên Phổ Thông Bán Nguyệt San số 4 ra ngày 1 tháng 3 năm 1937.
Với tư cách người sáng tác thì Lan Khai là cây bút trụ cột của Phổ Thông Bán Nguyệt
Trang 37San và Tạp chí Tao Đàn Ngòi bút của ông chủ yếu viết ở thể loại tiểu thuyết gồm: tiểuthuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lí xã hội và tiểu thuyết đường rừng.
Trong vai trò một nhà tiểu thuyết lịch sử, Lan Khai để lại nhiều tác phẩm có giá trị
như: Ai lên phố Cát (P.T.B.N.S số 4, 1937), Chiếc ngai vàng (P.T.B.N.S số 9, 1937), Cái
hột mận (P.T.B.N.S số 14, 1938), Gái thời loạn (P.T.B.N.S số 20), Đỉnh non thần
(P.T.B.N.S số 91, 92, 1941) Ở mảng tiểu thuyết tâm lí xã hội Lan Khai cũng để lại
nhiều tác phẩm giá trị trong đó đáng kể nhất là tiểu thuyết Lầm than (Tủ sách Những tác phẩm hay, 1938), Cô Dung (1938) Lầm than được Lan Khai viết trong bối cảnh Mặt
trận Dân chủ bình dân (1936 – 1939) đang phát triển mạnh mẽ Tiểu thuyết có khuynh
hướng xã hội có giá trị khác của Lan Khai do Tân Dân xuất bản là cuốn Cô Dung Lan
Khai viết tiểu thuyết này để chống lại phong trào phụ nữ sống theo chủ nghĩa cá nhânđang lan tràn trong đời sống xã hội lúc đó
Tiểu thuyết đường rừng là mảng tiểu thuyết thành công nhất và cũng là độc đáochỉ riêng có ở Lan Khai Thể loại tiểu thuyết đường rừng đã gắn liền với tên tuổi LanKhai trong lịch sử văn học Việt Nam Nhà Tân Dân đã xuất bản những tác phẩm thể loại
đường rừng quan trọng nhất của Lan Khai gồm: tiểu thuyết Tiếng gọi rừng thẳm (1939), tiểu thuyết Hồng Thầu (1940), tập truyện ngắn Truyện đường rừng (gồm 9 truyện,
1940)
Lan Khai trong nhóm Tân Dân không chỉ là một nhà tiểu thuyết mà còn là một nhànghiên cứu, lý luận và phê bình văn học tinh tế, già dặn Những bài viết phê bình vànghiên cứu văn học được ông viết trong tư cách là người quản lí tạp chí văn chương TaoĐàn Lan Khai chính là linh hồn của tạp chí Tao Đàn trong suốt thời gian mà nó tồn tại.Ông được Vũ Đình Long tin cẩn giao cho làm Tổng thư kí của tạp chí Tao Đàn Có thể
kể ở đây những bài phê bình và nghiên cứu rất có giá trị của Lan Khai như Tính cách
Việt Nam trong văn chương (Tao Đàn số 4), Thiên chức của văn sĩ Việt Nam (Tao Đàn số
5), Cái nguy mất gốc (Tao Đàn số số 6), Một quan niệm về văn chương và Bàn qua về
nghệ thuật (Tao Đàn số 7), Con người Vũ Trọng Phụng (Tao Đàn số đặc biệt về Vũ
Trọng Phụng), Phác họa hình dung và tâm tính thi sĩ Tản Đà (Tao Đàn số 9, 10) Những
Trang 38bài viết này thể hiện rõ quan niệm của Lan Khai về văn chương nghệ thuật, về tinh thầndân tộc tích cực, về đòi hỏi ở người nghệ sĩ Về văn chương, ông cho rằng cái gốc, cáinền tảng phải là tính người, “phải lấy con người làm nền tảng” Tác phẩm nào xa lạ vớicon người là sự bịa đặt, giả dối và không phải văn chương Trong văn chương phải thểhiện và phô diễn được tâm tình và tư tưởng loài người Ông cũng đặc biệt coi trọng vềhình thức thể hiện, bởi tất cả những tâm tình, tư tưởng của loài người được văn chươngthể hiện bằng văn tự Lan Khai phản đối lối viết chỉ chú trọng ý, nội dung mà bỏ qua hìnhthức thể hiện Theo ông chính lối viết khác nhau mà tạo nên những phong cách nhà vănkhác nhau, những nền văn học khác nhau dựa trên cái nền tảng chung của nhân loại làtính người Trong một bài viết ông đã đặc biệt đánh giá cao quan niệm sau của nhà vănPháp Melchior de Vogüé (1848-1910): “ Chỉ thứ văn chương nào trau chuốt, lọc lõi,đẹp đẽ là mới có thể sống lâu mà thôi [ ] Cái đặc sắc của một văn sĩ chính là cách riêng
để diễn tả tư tưởng và tình cảm của mình vậy” (Một quan niệm về văn chương) Trong
các bài viết trên Tao Đàn Lan Khai thể hiện một tinh thần dân tộc rất tích cực Ông nhìnnhận thẳng thắn những điểm yếu, điểm mạnh và luôn kêu gọi khơi gợi lại một tinh thầnrực rỡ của dân tộc đã qua trong lịch sử, kêu gọi xây dựng một nền văn hóa thực chất ViệtNam: “Công việc này, trước hết phải là công việc của văn sĩ Ta phải biết làm rực rỡ cáitinh thần của chủng tộc trong mọi sáng tác văn chương của ta Đó là bước đầu tiên để đitới sự gây dựng một nền văn hóa Việt Nam, nghĩa là sự sáng tạo cho dân tộc Việt Nam
một cuộc sống độc lập về tinh thần” (Tính cách Việt Nam trong văn chương)
Tóm lại, vị trí của Lan Khai trong nhóm Tân Dân không chỉ là một cây bút trụ cộtvới ba mảng đề tài lớn trong tiểu thuyết (lịch sử, tâm lý xã hội và đường rừng) mà còn làmột người quản lý một trong những tạp chí văn chương tinh hoa của lịch sử văn học ViệtNam hiện đại, một nhà nghiên cứu và phê bình văn học sâu sắc Những bài viết nghiêncứu phê bình, những sáng tác tiểu thuyết truyện ngắn của Lan Khai đã góp phần khẳngđịnh giá trị của nhóm Tân Dân trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam
1.3.1.5 Lê Văn Trương
Trang 39Lê Văn Trương (1906 - 1964) là nhà văn trụ cột của nhóm Tân Dân với một sốlượng tác phẩm đồ sộ đăng trên Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tiểu Thuyết Thứ Bảy,Truyền Bá Ông cũng là một trong những người quản lý trong nhóm Tân Dân với vai trò
là chủ bút tờ Ích Hữu (từ số 94 năm 1937)
Cho đến nay, Lê Văn Trương là một nhà văn giữ vị trí kỉ lục về số lượng tác phẩm
đã viết trong văn học Việt Nam hiện đại Theo một số liệu thống kê thì toàn bộ trước táccủa ông vào khoảng hơn 200 tác phẩm mà chủ yếu là thể loại tiểu thuyết Phần lớn trong
số này được in và xuất bản trên các cơ quan ngôn luận của nhóm Tân Dân Tác phẩm
đánh dấu sự tham gia của Lê Văn Trương vào nhóm Tân Dân là truyện dài Cô Tư Thung
đăng trên Phổ Thông Bán Nguyệt San số 2 ngày 1 tháng 1 năm 1937
Có thể nói trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam tính từ thập niên 30 của thế kỉ
XX đến nay thì Lê Văn Trương là người có một tiểu sử đa dạng và hấp dẫn nhất bởi “sốkiếp lênh đênh, ly kì” (Triệu Xuân) Xuất thân trong một gia đình Hán học, lớn lên theohọc trường Tây (trường Bưởi – Lycée du Protectorat) rồi tham gia bãi khóa chống lại sự
sỉ nhục của hiệu trưởng người Pháp với sinh viên Việt dẫn đến bị đuổi học Rời ghế nhàtrường, ông tự học tiếp và thi vào ngành bưu điện Ông từng làm công chức bưu điện tạiPhnôm Pênh, rồi Mongkolboray (Cămpuchia) Tiếp đó ông mở đồn điền rồi làm thầukhoán, xây dựng tại Campuchia, thậm chí tham gia cả việc buôn lậu và hàng quốc cấm.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm ông phải hồi hương Và ông bắtđầu ôm mộng làm báo viết văn Bút danh đầu tiên của ông là Cô Lý
Trong giai đoạn văn học 1932 – 1945 có thể nói Lê Văn Trương đã làm nên mộthiện tượng văn học độc đáo Với số lượng tác phẩm lớn, xuất hiện liên tục trên các cơquan ngôn luận chiếm lĩnh thị trường văn học lớn lúc bấy giờ, quả thực Lê Văn Trương
đã có một tác động lớn đến thị hiếu của các tầng lớp độc giả đương thời Tuy nhiên, đểđánh giá một nhà văn thì số lượng tác phẩm cũng chỉ là một tiêu chí phụ, quan trọng lànhững tác phẩm anh ta viết ra có thực sự giá trị không Đối với Lê Văn Trương, xungquanh ông có rất nhiều các ý kiến khác nhau, khen có, chê bai có Tuy nhiên, phải đặttrường hợp Lê Văn Trương vào đúng thời đại mà ngòi bút này hình thành và phát triển
Trang 40chúng ta mới có cái nhìn thật khách quan.
Lê Văn Trương viết rất nhiều tiểu thuyết và các truyện vừa nhưng về cơ bản có thểphân chia ra làm ba loại gồm: 1) Loại tiểu thuyết viết về đề tài “trai tứ chiếng gái giang
hồ” mà tiêu biểu là Cô Tư Thung (P.T.B.N.S số 2), Cánh sen trong bùn (P.T.B.N.S số 51, 52), Trường đời (P.T.B.N.S số 73, 74, 75), Tôi thầu khoán hay là: Ba tháng ở Trung Hoa
(Tủ sách Tao Đàn 1940) 2) Loại tiểu thuyết ngợi ca tình cảm mẫu tử, phụ tử, huynh đệ
trong gia đình với tiêu biểu là Một người cha (P.T.B.N.S số 12), Tôi là mẹ (P.T.B.N.S số
43, 44), Người anh cả (P.T.B.N.S số 86, 87, 88) 3) Loại tiểu thuyết phê phán, đã kích
xã hội trưởng giả với những tác phẩm tiêu biểu là Một lương tâm trong gió lốc (P.T.B.N.S số 21, 22), Trong ao tù trưởng giả (P.T.B.N.S số 28, 29), Một cô gái mới (P.T.B.N.S số 38), Đứa cháu đồng bạc (Tủ sách Những tác phẩm hay, 1939) Sự thống
nhất ở cả ba loại tiểu thuyết này là triết lí sức mạnh và mẫu người hùng Những nhân vậtchính diện bao giờ cũng được mô tả như một mẫu người hùng, mạnh mẽ, dám nghĩ dámlàm, lỗi lạc và không kém phần ngang tàng “Người hùng không chỉ oanh liệt trong phiêulưu mạo hiểm, mà còn gương mẫu trong nghĩa vụ gia đình, và cũng rất trong sạch caoquý, khi lương tâm bị ném vào vũng bùn của xã hội giàu sang” (Nguyễn Huệ Chi, Từđiển văn học bộ mới, tr.845) Phạm Thế Ngũ thì nhận xét mẫu người hùng của Lê VănTrương là dạng người mà “thân thể cũng như tâm hồn được tôi luyện bằng gian nan, đaukhổ, tôi luyện trong “lò lửa thế sự”[31, tr.536]
Ngoài tư cách một tiểu thuyết gia thì Lê Văn Trương còn là một ngòi bút xông xáotrong lĩnh vực xã luận Các bài viết của ông trên Ích Hữu thể hiện rõ những tư tưởng củaông trong văn chương Đó là một tư tưởng thẳng thắn, cầu thị và dám dấn thân, là thái độbiết trân trọng nghề văn, nghề báo Có thể kể những bài tiêu biểu của Lê Văn Trương viết
dưới dạng xã luận như: Hậu thế sẽ xét (Ích Hữu số 37), Không xá trách (Ích Hữu số 50, 51), Gió cuốn bụi đời: Tại sao tẻ lạnh đến thế này? (Ích Hữu số 87), Người ta có vì nghệ
thuật, vì tương lai của nước nhà đâu? (Ích Hữu số 87), Triết lý sức mạnh và văn chương tranh đấu – Sự phá hoẵng vô ý thức của Tự lực văn đoàn (Phổ Thông Bán Nguyệt San –
Bìa màu, số 1, 1938)