Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945)

112 963 1
Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932   1945)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Hoàng Thị Huyền Trang HỆ THỐNG QUAN NIỆM THƠ THỜI THƠ MỚI ( 1932 – 1945 ) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 201 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Hoàng Thị Huyền Trang HỆ THỐNG QUAN NIỆM THƠ THỜI THƠ MỚI ( 1932 – 1945 ) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 602 234 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học -Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên cùng các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Vũ Tuấn Anh, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành luận văn. Xin được chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 1010 Tác giả Hoàng Thị Huyền Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Sự bùng nổ của trào lưu Thơ Mới thời kì 1932 -1945 là một hiện tượng lớn, một dấu ấn, một thành tựu rực rỡ của thơ ca trong tiến trình lịch sử thơ ca dân tộc. Có người đã ví phong trào Thơ Mới như một bà đỡ và khai sinh cho thơ Việt Nam hiện đại. Có thể khẳng định rằng Thơ Mới là “buổi bình minh” hứa hẹn một ngày bừng sáng cho thơ ca nước nhà, là “một cuộc cách mạng trong thi ca” dân tộc… Những thành tựu rực rỡ của Thơ Mới , sức mê hoặc kì diệu và ý nghĩa văn học sử của nó đã khiến cho hơn nửa thế kỉ nay, giới nghiên cứu phê bình vẫn không ngừng say mê tìm hiểu, nghiên cứu về nó, để khám phá được trong nó những giá trị nhân văn sâu thẳm, trường tồn, những cảm xúc tươi mới, lung linh… 1.2. Để Thơ Mới đạt đến một tầm vóc như thế, không thể không nói đến những vấn đề của lí luận thơ, những quan niệm về thơ thời Thơ Mới - một vấn đề cho đến nay dù đã được đề cập đến nhưng vẫn chưa thể nói là đã được chú ý thích đáng. Những bài Thơ Mới làm say đắm lòng người dường như đã lấn át những điều mà Thơ Mới bàn luận về chính nó, trong đó hàm chứa rất nhiều quan niệm lí luận thể loại quan trọng có ý nghĩa mở đầu giai đoạn thi ca hiện đại. Có thể nói, ngay từ bước đi ban đầu với những bài thơ mới non trẻ đầu tiên cho đến thời kì trưởng thành và phát triển rực rỡ nhất của nó, Thơ Mới đã từng bước gây dựng cho mình một hệ thống quan niệm về thơ như một sự tự ý thức chiều sâu về bản thân nó. Ở đây, có thể thấy sự song hành nhịp nhàng giữa thực tiễn sáng tác và lí luận thơ ca. Nói cách khác, quá trình phát triển Thơ Mới không thể thiếu sự đóng góp của lí luận: ý thức đột phá mở đường, những quan điểm lí luận phê bình có vai trò nhận diện, định hướng, hỗ trợ và tác động vào thực tiễn sáng tác, góp phần thúc đẩy sự sáng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tạo những giá trị đích thực của thơ ca. Cứ như vậy, thơ và lí luận thơ của Thơ Mới là hai mảng liên kết, tương hỗ, không thể tách rời. Và cùng với sự sôi động của hoạt động sáng tác, mảng lí luận - phê bình về thơ trong giai đoạn này cũng vô cùng sôi động, phong phú. 1.3. Tìm hiểu những quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới là nghiên cứu những gì Thơ Mới bàn về chính nó; để rồi cuối cùng tạo nên hệ thống lí luận về thơ trong suốt quá trình hình thành, phát triển và tự hoàn thiện nên diện mạo của chính mình. Đây là một việc làm cần thiết để hiểu rõ, hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về thơ ca trong “buổi bình minh” của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, mảng nghiên cứu này cho đến giờ dường như vẫn còn khá nhiều chỗ trống. Có rất nhiều công trình công phu, đồ sộ, khảo cứu khá đầy đủ về trào lưu Thơ Mới, về các tác giả, tác phẩm thơ cụ thể nhưng lại chưa có công trình nào tổng kết, đánh giá riêng về lĩnh vực lí luận thơ: hệ thống quan niệm về thơ - một địa hạt vô cùng phong phú, sôi động trong sự sôi động chung của thi ca và văn học giai đoạn này. Nhận ra một lối đi còn mở ngỏ, luận văn đã cố gắng sưu tầm, khảo cứu, tổng kết về mảng hệ thống quan niệm về thơ của phong trào Thơ Mới. 1.4. Thơ Mới thời kì 1932 – 1945 là một hiện tượng lớn, một bước chuyển, một dấu mốc quan trọng của văn học nước nhà. Trong chương trình phổ thông, nó cũng có một vị trí khá quan trọng và tần số xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học là khá cao. Vì thế, đề tài của luận văn sẽ góp phần vào công việc giảng dạy ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Hệ thống quan niệm thơ trong thời Thơ Mới 1932 – 1945 nhằm đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Thơ Mới là một hiện tượng lớn, một dấu ấn đậm nét trong sự vận động, chuyển mình của văn học dân tộc những năm đầu thế kỉ XX. Bởi vậy mà trong suốt hơn nửa thế kỉ qua, người ta vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu về nó; khám phá, soi chiếu nó dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau.Với chiều dài thời gian, công việc đánh giá về Thơ Mới của giới nghiên cứu phê bình ngày càng có chiều sâu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắc. Xin được kể ra một số công trình như: - Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 của Phan Cự Đệ (Nhà xuất bản Khoa học, H 1966) - Việt Nam thi nhân tiền chiến cuả Nguyễn Tấn Long (Nhà xuất bản Sóng mới, Sài Gòn, 1968) - Thơ mới, những bước thăng trầm của Lê Đình Kị (Nhà xuất bản Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh, 1988) - Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca do Huy Cận và Hà Minh Đức chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục, 1993) - Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại của Nguyễn Quốc Tuý (Nhà xuất bản Văn học, Hà nội, 1995) - Thi ca Việt Nam thời tiền chiến của Phan Canh (Nhà xuất bản Đồng Nai, 1999) - Về một cuộc cách mạng trong thi ca - Phong trào Thơ mới do Phan Cự Đệ biên soạn (Nhà xuất bản Giáo dục, 2007) Đây là những công trình khoa học có giá trị về Thơ Mới và phong trào Thơ Mới thời kì 1932 - 1945. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu vẫn lấy đối tượng là văn bản tác phẩm và sự nghiệp của tác giả để khảo cứu, nhận định. Một số ít trong đó có đề cập đến khía cạnh lí luận song không mang tính chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chuyên biệt, hệ thống… Đây là các tài liệu tham khảo gián tiếp, góp phần soi chiếu cho các vấn đề về hệ thống quan niệm thơ đặt ra trong luận văn. 2.2. Những quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới 1932 - 1945 được thể hiện khá phong phú: các cuộc “khẩu chiến” gay gắt trên diễn đàn, các bài “bút chiến” nảy lửa trên các tờ báo, các tạp chí, các ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề luật thơ, nội dung - hình thức của thơ… và Hoài Thanh, Hoài Chân kết thúc bằng cuốn sách mang tính chất tổng kết về phong trào Thơ Mới: cuốn Thi nhân Việt Nam. Sưu tầm và khảo cứu các bài tranh luận ấy, chúng tôi nhận thấy: Các khía cạnh khác nhau của vấn đề quan niệm thơ như: luật thơ, hình thức thơ, khuynh hướng thơ… đã được bàn bạc đến khá nhiều, song dường như chưa đi đến một sự thống nhất cao. Các bài viết thường đề cập đến từng vấn đề nhỏ và lại thiên về tranh luận chứ chưa chú ý đi sâu vào một vấn đề, chưa có sức bao quát. Trong buổi đầu của nền lí luận văn học Việt Nam (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945) có thể nhận thấy rằng chưa có sự phân định rạch ròi giữa hai địa hạt phê bình và lí luận. Nhiều ý kiến lí luận được ẩn dưới hình thức phê bình, nhiều bài phê bình xen lí luận, các bài giới thiệu tác giả, giới thiệu tập thơ mang hình thức phê bình song trong đó lại có nhiều ý kiến lí luận thơ sắc sảo và thuyết phục… là thực tế phổ biến của lí luận phê bình thời kì này. Đây là chất liệu, là dẫn chứng trực tiếp giúp cho luận văn trong quá trình khảo cứu về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới. 2.3. Tìm hiểu về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới là nghiên cứu về việc Thơ Mới bàn về chính nó, là hình thức lí luận của chính nó trong suốt quá trình hình thành, phát triển và tự hoàn thiện, xây dựng nên một diện mạo của mình. Xác định được tính chất đó, chúng tôi đã sưu tầm, hệ thống được khoảng 150 bài viết của các học giả thời kì Thơ Mới, từ đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Miêu tả, tập hợp lại những ý kiến tranh luận, bàn luận. - Khái quát hoá thành hệ thống quan niệm cơ bản để nhận diện bản chất của Thơ Mới trên cơ sở tập trung vào một số vấn đề lí luận như: bản chất của thơ, sứ mệnh của nghệ thuật, của thi sĩ; luật thơ; các khuynh hướng và hình thức thơ Với mong muốn nhìn lại một cách tập trung, khoa học những vấn đề về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì này, chúng tôi sẽ phác họa được những nét chính yếu gương mặt của Thơ Mới, nhìn từ góc độ lí luận, trong thời kì 1932 - 1945. 3. Đối tƣợng nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận văn là những quan điểm, những ý kiến lí luận về thơ trong thời kì này (1932 - 1945) được thể hiện qua: Các bài báo, các bài diễn thuyết, tranh luận trên văn đàn vô cùng sôi nổi và phong phú trong thời kì này. Trong đó, có những bài mang màu sắc lí luận rõ rệt, có bài phê bình xen quan điểm lí luận, các ý kiến lí luận dưới hình thức phê bình. Trong giai đoạn đầu của lí luận phê bình thơ, hai địa hạt này thường đan xen, chưa phân định rạch ròi. Cần phải “lọc” ra các quan điểm lí luận trong đó. Các Lời tựa, Lời giới thiệu các tập thơ bộc lộ khá rõ ý tưởng lí luận, quan niệm về thơ ca. Tham khảo các tác phẩm Thơ Mới tiêu biểu để đối chiếu các khía cạnh của hệ thống quan niệm về thơ, bởi hình tượng thơ cũng thể hiện nhận thức lí luận của chính nhà thơ. 4. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn. 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn khảo sát mảng hệ thống quan niệm thơ trong thời Thơ Mới nhằm hướng tới mục đích: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Hình dung quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống quan niệm về thơ trong thời kì 1932 - 1945. - Nhận diện và hệ thống những luận điểm cơ bản của hệ thống quan niệm thơ. Qua đó, tổng kết chân dung của hệ thống quan niệm về thơ trong một chặng đương đầy biến chuyển, đầy sôi động của văn học nói chung và của thơ ca nói riêng. Đây cũng là một chặng, một bước chuyển quan trọng trên con đường phát triển, hoàn thiện của lí luận thơ ca Việt Nam trên đường hiện đại hóa. Con đường đi từ thực tiễn sáng tác đến nhu cầu lí luận, nhận diện chính mình của Thơ Mới; từ việc xây dựng hệ thống quan niệm của Thơ Mới và của thơ Việt Nam hiện đại để rồi nó lại tác động trở lại vào hoạt động sáng tác: định hướng, xác định mục tiêu, đặt ra những nguyên tắc, chuẩn mực… cho thơ ca, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tạo nên những thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam 1930 - 1945, là con đường tất yếu, biện chứng. Nghiên cứu quan niệm thơ, bởi thế, cũng chính là nghiên cứu, xác định đặc trưng, thành tựu của Thơ Mới, từ góc độ lí luận. 4.2. Đóng góp của luận văn. 4.2.1. Một nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới, như trên đã xác định, là một công việc cần thiết nhưng các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập toàn diện, đầy đủ. Luận văn đã cố gắng bước đầu thực hiện công việc này. 4.2.2. Xác định quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới là một nhu cầu, một bước phát triển theo hướng hiện đại của thơ ca. Và nó đã góp phần tìm đường, định hướng, thúc đẩy sự phát triển, tạo nên những thành tựu của Thơ Mới 1932 - 1945. Lí luận và sáng tác là hai bộ phận đi liền, tương hỗ trong sự phát triển chung của thơ ca giai đoạn này. Luận văn, bằng việc khảo cứu hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thống quan niệm về thơ, soi chiếu vào sáng tác, cung cấp một góc nhìn, một hướng đi nhằm hiểu thêm và hiểu sâu sắc hơn về thơ trong “buổi bình minh” đầy hứa hẹn của thơ Việt Nam hiện đại. 4.2.3. Luận văn, với việc khảo cứu khoa học những vấn đề về hệ thống quan niệm thơ, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, thiết thực, giúp cho công việc giảng dạy và học tập trong trường phổ thông, cũng như người đọc quan tâm đến Thơ Mới và văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1.1. Phương pháp lịch sử. Hệ thống quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới là sự phát triển tiếp những mầm mống, những “phôi thai” của những quan niệm thời kì trước nó (1900 – 1930) và sự phát triển mang tính bước ngoặt do ảnh hưởng bởi nhiều quan điểm lí luận của văn học Pháp, văn học phương Tây. Đồng thời, bản thân các quan niệm về thơ của Thơ Mới cũng là một quá trình với những tiến triển, mở rộng đáng kể. Luận văn vận dụng phương pháp lịch sử để làm rõ những biểu hiện đó và giải thích sự vận động hoàn thiện hệ thống quan niệm về thơ thời kì Thơ Mới. 5.1.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống. Phương pháp phân tích - tổng hợp được vận dụng trong quá trình lập luận để làm sáng tỏ các luận điểm chính của luận văn. Phương pháp hệ thống nhằm định dạng và hệ thống hóa các ý kiến, quan điểm lí luận, làm cơ sở trong quá trình xây dựng các luận điểm của luận văn. 5.1.3. Phương pháp so sánh đối chiếu. So sánh hệ thống quan niệm về thơ thời kì Thơ Mới với những quan [...]... một nền thơ, một chặng đường mới của thơ ca dân tộc Như vậy, hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới là một bộ phận hợp thành của khái niệm Thơ mới Nói cách khác, hệ thống quan niệm về thơ thời kì Thơ Mới là cách Thơ Mới bàn về chính nó, một sự tự ý thức chiều sâu về bản thân nó, là hình thức bộc lộ bản chất của Thơ Mới, trên cấp độ quan niệm Luận văn xác định hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới được... thiện hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới Chương 2: Quan niệm về bản chất của thi ca và sứ mệnh của nhà thơ Chương 3: Quan niệm về các phương diện luật thơ và hình thức thơ Cuối cùng là phần Kết luận và Thư mục Tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA THƠ MỚI... của thơ và lí luận thơ Pháp cũng như phương Tây, Thơ Mới và lí luận thơ thời Thơ Mới đã đưa được cái mới vào thơ ca dân tộc Đã có sự liên kết và mở rộng địa hạt giữa thơ với văn xuôi và kịch Thơ hiện đại đã tách khỏi thơ văn phú lục, có một gương mặt mới hiện đại, phong phú hơn rất nhiều so với thơ cũ Hệ thống quan niệm về thơ: bản chất và nhiệm vụ của thơ ca; vai trò và chân dung của thi sĩ; luật thơ. .. Giới thuyết về Thơ Mới và khái niệm Hệ thống quan niệm về thơ thời Thơ Mới 1.1 Giới thuyết về Thơ Mới Thơ Mới là một hiện tượng nổi bật của Văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỉ XX Đồng thời đây cũng là một hiện tượng thơ ca gây rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau trong giới phê bình, nghiên cứu và độc giả trong suốt thời gian từ khi nó ra đời cho đến nay: Thơ Mới là gì? Thực... tủy…” [119] Như vậy, những quan niệm mới lạ và độc đáo về thi nhân và thi ca của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là một hiện tượng không thể bỏ qua khi nhắc đến Thơ Mới và hệ thống quan niệm về thơ thời Thơ Mới Các nhà lí luận, phê bình đương thời và sau này gọi đó là Thơ “điên”, Thơ loạn” Họ “muốn xác lập một thế giới mới trong thi ca khác với quan hệ của đời thường” [24] Với họ, thơ được mở rộng ranh giới... ngoài giới hạn của quan niệm thơ xưa nay, cũng như những quan niệm đã khá thống nhất trong giới lí luận phê bình thời Thơ Mới Quan niệm của họ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của một số nhà thơ đương thời như Hoàng Diệp, Quỳnh Dao, Xuân Khai, Bích Khê… 2.2.2.2 Nhóm “Xuân Thu nhã tập” và quan niệm thơ thuần tuý, Siêu thực: Thơ gắn liền với Đạo Thơ Mới khởi xướng đã được mười năm (1932 - 1942), thi... mới Thứ hai là xác định đặc điểm của Thơ Mới, những phong cách sáng tạo thơ Thứ ba là những vấn đề về hình thức thơ mà thơ Mới đang tạo dựng: luật thơ, việc sử dụng các hình thức, thể thơ và ngôn ngữ thơ Hệ thống quan niệm thơ của Thơ Mới không phải là một “hằng số” bất biến Nó luôn vận động, phát triển và mở rộng song song với sự phát triển của nền thơ Luận văn sẽ đi sâu khảo sát các vấn đề của hệ. .. cách tân của lí luận thơ trong một thời đại thơ ca phong phú và phát triển không ngừng, góp thêm những tiếng nói, những hướng tìm tòi mới cho thi ca Như vậy có thể thấy Hệ thống quan niệm thơ trong Thơ Mới là một thực thể sinh động và tươi mới Một mặt, nó củng cố và hoàn thiện nền tảng của cả nền thơ, đồng thời không ngừng mở rộng lãnh địa thơ sang những vấn đề mới, những quan niệm mới, tạo một diện mạo... tân mạnh mẽ trong sáng tác thơ Xét trên quan điểm lí luận, có thể coi đó là sự mở rộng địa hạt cho thơ, làm cho thơ và quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới thêm sôi động, phong phú và đa dạng Sau thời kì vồ vập với quan niệm của các nhà lãng mạn phương Tây, Thơ Mới mở rộng tiếp nhận ảnh hưởng của các nhà tượng trưng, siêu thực Cũng chính ở đây, ta nhận ra nội lực của Thơ Mới: dường như ảnh hưởng của... về thi ca, thi sĩ, về các vấn đề khác nhau của luật thơ và hình thức thơ Tập hợp những Lời tựa, Lời nói đầu, các bài giới thiệu, phê bình tác giả tác phẩm trong giai đoạn ấy, bức tranh về hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới hiện lên rõ hơn, sắc nét hơn c, Trong nhiều bài thơ của Thơ Mới, thi sĩ cũng gửi gắm trong đó những quan niệm về thơ và sáng tạo thơ Chẳng hạn như Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ, Là . THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA THƠ MỚI 1. Giới thuyết về Thơ Mới và khái niệm Hệ thống quan niệm về thơ thời Thơ Mới . 1.1. Giới thuyết về Thơ Mới. Thơ Mới là một hiện. thiện hệ thống quan niệm về thơ trong thời kì 1932 - 1945. - Nhận diện và hệ thống những luận điểm cơ bản của hệ thống quan niệm thơ. Qua đó, tổng kết chân dung của hệ thống quan niệm về thơ. trong quá trình khảo cứu về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới. 2.3. Tìm hiểu về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới là nghiên cứu về việc Thơ Mới bàn về chính nó, là hình

Ngày đăng: 16/09/2014, 23:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan