Đánh giá chung về việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam………... Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng n
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……… 2
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001……… 3
1.1 Giới thiệu các hệ thống quản lý môi trường……… 3
1.1.1 Hệ thống quản lý môi trường là gì? 3
1.1.2 Nhóm tiêu chuẩn ISO 14000……… … 3
1.1.3 Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001……… 4
1.2 Nội dung ISO 14001……… 4
1.2.1 Cơ cấu ISO 14001……….… 4
1.2.2 Các bước triển khai ISO 14001……… 5
1.2.3 Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 trong các doanh nghiệp………….……… 8
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở VIỆT NAM……… 10
2.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam trong vấn đề quản lý môi trường……….… 10
2.2 Thực trạng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2010 tại một số doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam……… …… … 11
2.2.1 Thực trạng quản lý môi trường của ngành sản xuất xi măng……… 11
2.2.2 Công ty Xi măng Hoàng Thạch……… 12
2.2.3 Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai……….…… 16
2.3 Đánh giá chung về việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam……… 19
2.3.1 Ưu điểm……… ……… 19
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế……….………… 20
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở VIỆT NAM TRONG VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001……….……… 21
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành sản xuất xi măng ở Việt Nam…… 21
3.2 Một số đề xuất……… 21
LỜI KẾT LUẬN……… 22
Trang 2DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 LỜI MỞ ĐẦU.
Mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động đều gây nên những tác động môi trường với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, vấn đề là các doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên môi trường của mình Đó là lý do của sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường Được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận
Công nghiệp xi măng là một trong những ngành công nghiệp đã có lâu đời tại Việt Nam và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tuy nhiên đây cũng là ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt với các nhà máy côngnghệ cũ với các đặc điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, năng suất thấp, tải lượng ô nhiễm cao Một số tác động môi trường chính của ngành sản xuất xi măng có thể kể đến như: Hàm lượng bụi phát sinh từ các quá trình nghiền, sản xuất clinker, đóng bao lớn; sử dụng nhiều nhiên liệu như than, dầu diesel, điện, đặc biệt với loại công nghệ ướt; gây tiếng ồn lớn từ các quá trình nghiền liệu, nghiền xi, các quá trình cơ khí; xả thải lượng lớn chất thải rắn và nước thải từ quá trình sản xuất; ô nhiễm không khí, đặc biệt với công nghệ lò đứng với các yếu tố bụi, CO2, NO2
Bởi vậy, việc áp dụng chiến lược phát triển mới trong ngành xi măng, đảm bảo cung cấp đủ xi măng cho thị trường, nâng cao năng suất lao động những vẫn đảm bảo thoả mãn các điều kiện môi trường là một nhu cầu cấp thiết cho công nghiệp Việt Nam nói chung và cho ngành sản xuất xi măng nói riêng
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài áp dụng ISO
14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001 Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, và đang trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001.
1.1 Giới thiệu các hệ thống quản lý môi trường.
1.1.1 Hệ thống quản lý môi trường là gì?
Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ quản lý được sử dụng để định hướng và kiểm soát mọi hoạt động của một tổ chức có khả năng gây ra các tác động tới môi trường xung quanh
1.1.2 Nhóm tiêu chuẩn ISO 14000.
1.1.2.1 Giới thiệu ISO 14000.
ISO là từ viết tắt của Internation standardzation organization, có nghĩa là “Hệ thống
tiêu chuẩn quốc tế” ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống môi trường với hơn 20 tiêu chuẩn, dùng để khuyến khích các tổ chức sản xuất, kinh doanh không ngừng cải thiện
và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường bằng hệ thống quản lý môi trường
1.1.2.2 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực và 2 nhóm sau:
* 6 lĩnh vực của ISO 14000.
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment – LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards).
* 2 nhóm của ISO 14000.
- Các tiêu chuẩn về tổ chức: Tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường
- Các tiêu chuẩn về sản phẩm: Tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách tiếp
cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi trường, từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi
Trang 41.1.3 Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
1.1.3.1 Khái niệm tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tập hợp các yêu cầu chung làm khuôn khổ để các tổ chức cóthể hình thành nên một hệ thống quản lý môi trường của riêng mình Qua đó, nó giúp các tổ chức hướng tới việc xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống các phương pháp quản lý nhằm đạt được mục đích cân bằng giữa việc duy trì lợi nhuận và giảm thiểu cáctác động tới môi trường
1.1.3.2 Đối tượng áp dụng của ISO 14001
Tiêu chuẩn này không đưa ra một chuẩn mực cụ thể nào về môi trường Vì vậy, nó cóthể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp dụng, không phân biệt quy mô tổ chức, cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp
Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem xét tới các yêu cầu pháp quy về môi trường có liên quan trong quá trình triển khai áp dụng Do đó, ít nhất tổ chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường tại nơi tổ chức dự định xây dựng hệ thống quản lý
1.2 Nội dung ISO 14001
1.2.1 Cơ cấu ISO 14001
ISO 14001 gồm 17 phần, được gọi là các hợp phần, tất cả các hợp phần liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau Trong ISO 14001 không có một hợp phần nào có thể tùy ý thực hiện hay bỏ qua không thực hiện; tất cả đều cần thiết và quan trọng như nhau.Những hợp phần này lần lượt là:
* Chính sách môi trường.
* Lập kế hoạch:
- Các khía cạnh môi trường
- Pháp luật và những yêu cầu khác
- Mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu
- Các chương tŕnh quản lý môi trường
* Thực hiện và vận hành:
- Tổ chức và trách nhiệm
- Đào tạo, nhận thức và năng lực
Trang 5- Truyền thông.
- Tài liệu EMS
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát hoạt động
- Đề pḥòng và đối phó với trường hợp khẩn cấp
* Hoạt động kiểm tra và hiệu chỉnh.
- Quan trắc và đo lường
- Hành động không tuân thủ, hiệu chỉnh và ngăn ngừa
- Các hồ sơ
- Kiểm toán EMS
* Rà soát công tác quản lý.
1.2.2 Các bước triển khai ISO 14001.
Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường:
Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động của mình Do vậy chính sách cầ phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất
về việc tuân theo yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc Hệ thống quản lý môi trường, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện Hệ thống quản lý môi trường Chính sách môi trường phải được xem xét thường để đảm bảo hệ thống được thực hiện
và đầy đủ
Bước 2: Lập kế hoach về quản lý môi trường.
Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được
sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ ác yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
* Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/
doanh nghiệp phải tuân thủ.
Các yêu cầu này có thể bao gồm: Các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương
Trang 6* Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa:
Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra và, đây là một hoạt động rất quan trọngtrong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường Khi xác định khía cạnh môi trường cần xem xét đến các hoạt động, quá trình xử lý nước thải, quản lý chất thải,
ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh
* Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường.
Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức, như thế sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này
Bước 3: Thực hiện và điều hành:
Giai đoạn thứ ba của mô hinh cung cấp các công cụ, các quá trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành Hệ thống quản lý môi trường một các bền vững Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa Hệ thống quản lý môi trường vào hoạt động Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đàotạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục Các công việc cần thực hiên trong giai đoạn này:
* Cơ cấu và trách nhiệm:
Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết
* Năng lực, đào tạo và nhận thức:
Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy
* Thông tin liên lạc:
Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phảnhồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động
Trang 7* Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường:
Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thểbao gồm: sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử dụng Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và cáchướng dẫn công việc Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường
* Kiểm soát điều hành:
Thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía
cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và các hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liênquan đến các hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp
* Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp:
Thực hiện các qui trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra (ví dụ : cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại)
Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục:
Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiên hoạt động vận hành của Hệ thống quản lý môi trường Đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổ cho các giai đoạn Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
* Giám sát và đo:
Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu
đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình
* Hồ sơ:
Trang 8Thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các hồ sơ có thể bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình; các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các
hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật
* Đánh giá hệ thống quản lý môi trường:
Thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chứcnhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO
14001 Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/ 1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động
Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:
Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo
kế hoạch định trước Mục đích của quá trình xem xét này gồm:
* Đảm bảo tính phù hợp liên tục của Hệ thống quản lý môi trường
* Xác định tính đầy đủ
* Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống
* Tạo điều kiện cải tiến liên tục Hệ thống quản lý môi trường, các quá trình và thiết
bị môi trường
1.2.3 Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 trong các doanh nghiệp.
* Về mặt thị trường.
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng,
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường,
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh
* Về mặt kinh tế.
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
Trang 9- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên
- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra
* Về mặt quản lý rủi ro.
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường
- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ISO 14001 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở VIỆT NAM.
2.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam trong vấn đề quản lý môi trường.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất xi măng là những doanhnghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng đều phải đối mắt với ba vấn đề lớn trong việc bảo vệ môi trường là:
Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng cácvăn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã từngbước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật
Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
Sức ép từ các công ty đa quốc gia.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình
độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp xi măng của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó
Sự quan tâm của cộng đồng.
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO
Trang 1114001 cũng ngày càng gia tăng.
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các
tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng
2.2 Thực trạng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại một số doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam.
2.2.1 Thực trạng chung của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cứ ở đâu có nhà máy xi măng là ở đó hình thành các cụm dân cư xung quanh, vấn đề quan hệ nhà sản xuất với cộng đồng dân cư trở nên rất quan trọng Do đó, ngành xi măng đang góp phần phá vỡ môi trườngcảnh quan và ô nhiễm tại các khu dân cư Từ những thực tế trên, đòi hỏi ngành xi măngphải có những biện pháp tích cực nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm nặng lượng và bảo vệ môi truờng
Tuy nhiên, thách thức lớn hiện nay của ngành xi măng là phải tìm được giải pháp quản lý cũng như áp dụng công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất clinker - xi măng, góp phần giảm giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường
Thực hiện Chương trình "Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả giai đoạn 2006 - 2010" của Bộ Công thương, trong những năm qua, Tổng công ty
Xi măng Việt Nam (VICEM) đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu các giải pháp quản lý và công nghệ nhằm mục tiêu giảm tiêu hao năng lượng nhiệt và điện trong các dây chuyềnsản xuất xi măng tại các công ty thành viên VICEM Kết quả là trong thời gian qua, VICEM đã triển khai thực hiện, đưa vào áp dụng những giải pháp quản lý và công nghệ nhằm hướng tói mục tiêu nêu trên, cụ thể: Tận dụng được nguồn điện đó, bài toánnăng lượng trong các nhà máy xi măng sẽ đượcgiải quyết đáng kể, không chỉ mang tói lọi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường Chính vì lẽ đó công nghệ tận dụng nhiệt khí thải phát điện được coi là biện pháp tiết kiệm điện năng đang được quan tâm trong ngành công nghiệp xi măng ở Việt Nam
Để đáp ứng mục tiêu có được năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ, tăng năng lực
Trang 12cạnh tranh, VICEM vận động các công ty thành viên tích cực tham gia phong trào sángkiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất trong đó, tiết kiệm nhiệt năng, điện năng là rất quan trọng Việc áp dụng các động cơ có biến tần tạo điều kiện cải thiện chế độ khỏi động, điều khiển vận tốc quay, tiết kiệm điện năng trong sản xuất Các hệ thống động cơ - biến tần đã và đang được triển khai tại tất cả cáccông ty thành viên sản xuất xi măng của VICEM.
Đứng trước thực trạng yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như việc giảm thiểu chi phí sản xuất, bảo trì cũng như giảm tiêu hao năng lượng điện và nhiệt, trong những năm qua, VICEM đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai nghiêncứu, lập Dự án cải tạo nâng cấp dây chuyền thiết bị nhằm mục tiêu nâng năng suất lò nung thêm 10%, cải thiện chất lượng của sản phẩm trong khi chi phí nhiên liệu, năng lượng điện tiêu hao chỉ tăng lên rất ít, nhờ vậy giảm được chi phí năng lượng và nhiên liệu tiêu hao trên 1 tấn sản phẩm
Với xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới là dần loại bỏ các công nghệ sản xuất ximăng lạc hậu như công nghệ sản xuất xi măng lò đứng và lò quay phương pháp ướt, ápdụng công nghệ sản xuất lò quay phương pháp khô hiện đại với mức độ cơ giới hóa và
tự động hóa cao, tạo ra các sản phẩm xi măng đạt chất lượng cao, tiêu tốn nguyên liệu
và năng lượng thấp, đồng thòi còn bảo vệ môi trường
Trên cơ sở các nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và kết quả đạt được trong thực tế tại các đơn vị sản xuất, VICEM luôn chủ động, sáng tạo và không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học mới nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
2.2.2 Công ty Xi măng Hoàng Thạch.
Công ty Xi măng Hoàng Thạch là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp
xi măng Việt Nam Là một trong những thương hiệu hàng đầu của xi măng Việt Nam,
xi măng mang nhãn hiệu con sư tử Vicem Hoàng Thạch được người tiêu dùng tín nhiệm bởi chất lượng hàng đầu, là biểu tượng của sự bền vững, an toàn và ổn định cho các công trình xây dựng, là một thương hiệu xanh phát triển bền vững Để xây dựng được niềm tin và thương hiệu đó, bên cạnh việc đầu tư khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, Hoàng Thạch còn đặc biệt