Một số quan điểm phân loại thơ

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 90 - 91)

2. Các phương diện hình thức thơ

2.2. Một số quan điểm phân loại thơ

Đứng trước bất kì một chặng đường thi ca nào, các nhà lí luận, nghiên cứu văn chương cũng có nhu cầu phân loại, định dạng các “tiểu loại”, các nhánh thơ, bởi đó là một “chỉ số” thể hiện sự trưởng thành thể loại, một cách nhận diện, thẩm định và đánh giá. Tuy nhiên, có một thực tế là tất cả những phân loại như thế luôn chỉ mang tính tương đối, tạm thời. Bởi đời sống thể loại, cũng như đời sống văn học, không bất biến mà luôn ở trong quá trình vận động và phát triển hết sức năng động, để tìm đến sự hoàn chỉnh, hoàn thiện (cũng chỉ là tương đối). Trải qua một chặng đường phát triển 15 năm, tuy không dài nhưng đầy những thăng trầm, khao khát và thể nghiệm, Thơ Mới 1930 -1945 đã gặt hái được rất nhiều thành tựu, cả trên phương diện nội dung và hình thức, đưa thơ Việt Nam bước vào quỹ đạo hiện đại. Song song với sáng tác, các nhà lí luận phê bình thời Thơ Mới đã có ý thức và đề xuất các cách phân loại thơ khác nhau trong chính Thơ Mới, căn cứ những dấu hiệu khác nhau.

Như trên đã trình bày, thể loại thi ca luôn có tính năng động, phát triển không ngừng, thâm nhập và hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống thi ca và văn học nói chung nên mỗi tác giả, trong thời điểm cụ thể, đứng trên một quan điểm cụ thể, lại đưa ra những quan điểm phân loại của riêng mình. Những quan điểm ấy không hề mâu thuẫn mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau, giúp ta có cái nhìn đầy đủ và toàn cảnh về hệ thống thi ca đương thời. Khảo cứu về lí luận thể loại thi ca thời Thơ Mới, xin được chỉ ra một số quan điểm phân loại thơ trong thời kì Thơ Mới, của các học giả đương thời:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)