Phân loại và nhận dạng các “thể” mới trong thơ

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 94 - 97)

2. Các phương diện hình thức thơ

2.2.2 Phân loại và nhận dạng các “thể” mới trong thơ

Một tiêu chí khá quen thuộc khi phân loại thơ chính là phân loại dựa đặc điểm loại hình. Nhưng trên thực tế Thơ mới, ta thấy đã có sự cộng sinh, thâm nhập thể loại trong tiến trình tìm tòi, phát triển của nó. Mỗi thể tự phong phú hơn và thâm nhập, chuyển hóa vào nhau để tạo ra những thể ghép, làm phong phú thêm cho khái niệm thể loại. Theo tiêu chí này, các nhà nghiên cứu Thơ Mới nhận dạng các thể mới nảy sinh:

Thơ được hiểu là các sáng tác thông thường, mà phần lớn các tác giả vẫn đang thực hiện. Thơ, có thể sáng tác theo các thể cũ, có cải biến như thơ 5 chữ, 7 chữ cải biến từ thơ luật Đường, 8 chữ kế thừa thể ca trù xưa, thơ lục bát ảnh hưởng của Kiều và ca dao…Tuy nhiên, trong làn sóng mạnh mẽ của cách tân, đã có thêm các thể thơ hoàn toàn mới mẻ. Cụ thể là:

Thơ tự do: Thơ tự do, thời kì đầu của phong trào Thơ Mới, được hiểu là không có nguyên tắc gì (câu thơ không hạn định ngắn dài, không cần vần luật, miễn là diễn tả chân thật cảm xúc của thi nhân). Dần dần, qua thời gian thơ tự do cũng đã hình thành nên nguyên tắc cơ bản. Lê Thanh, trong bài Thơ

tự do đăng trên tạp chí Tri tân, số 16, 18, 19, tháng 9, 10. 1941, đã đưa ra định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

về ý nghĩa, duy nhất về âm nhạc, và duy nhất về thị giác. Quan điểm lí luận này của ông Lê Thanh còn khá khó hiểu, khó vận dụng. Và Thơ tự do, sau một thời gian đầu thể nghiệm, đã tự tiết chế, đi vào khuôn khổ chung. Tuy nhiên, nhận ra hình thức thơ tự do này là một đóng góp đáng kể của quan niệm và lí luận Thơ Mới: nó đã nhận ra một xu hướng tất yếu, một thể thơ sẽ phát triển trong tương lai. Văn học giai đoạn sau này (từ sau Cách mạng tháng tám 1945), có trở lại với thể thơ tự do, nguyên tắc chặt chẽ hơn và nhiều thành tựu hơn.

Thơ có hình thức đặc biệt: Trong phong trào Thơ Mới có một số bài thơ có cấu trúc đặc biệt (về câu thơ, khổ thơ, thanh hoặc nhịp điệu…). Các dạng thơ này không được thừa nhận là hình thức phổ biến, và ít được giới lí luận, phê bình đương thời quan tâm. Tuy nhiên, chúng cũng là những tìm tòi thể nghiệm sáng tạo của nghệ sĩ, và ít nhiều có giá trị nghệ thuật. Có thể gọi đó là lối thơ thuần túy hình thức, hay thơ thị giác - đóng góp vào sự phong phú, đa dạng của Thơ Mới. Có thể kể đến: Thơ hình quả trám (bài Hồ Tây của Lê Khánh Đồng) , hình tam giác hay có sách gọi là hình tháp (bài Tối của Trần Huấn Chương), thơ cùng một thanh (bài thơ dùng toàn thanh bằng của Bích Khê Lê Mộng Thu, bài Tình hoài mỗi câu thơ theo cùng một dấu, lần lượt huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã của Lê Ta, tức Thế Lữ) …

Thơ văn xuôi: Có thể coi thơ văn xuôi cũng là một nhánh thể loại, là sự kết hợp, cộng sinh giữa hai thể: thơ và văn xuôi. Đặc điểm của thể thơ này là cảm xúc thơ, cấu tứ thơ được thể hiện trong hình thức văn xuôi (không vần, không hạn định số câu, số chữ). Câu văn xuôi mạch lạc, trong sáng, đầy nhạc tính; hình thức văn xuôi không làm mất đi “chất thơ” mà còn “lạ” hóa, làm phong phú thêm cho thế giới thơ.

Thơ Mới đã thể nghiệm lời thơ - văn xuôi này và đã để lại không ít tác phẩm đặc sắc: Giọt sương hoa của Phạm Văn Hạnh, Đất thơm của Nguyễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xuân Sanh, Bông hồng của Huy Thông và đặc biệt là Chơi giữa mùa trăng

của Hàn Mặc Tử…

Thơ văn xuôi ra đời như là kết quả của sự đan kết giao thoa giữa thơ và văn xuôi, trong một mong muốn nghệ thuật mà Baudelaire từng phát biểu: “Kẻ nào trong chúng ta mà chẳng từng mơ tưởng đến phép lạ của một thứ thơ bằng văn xuôi, có nhạc tính mà không nhịp không vần, đủ mềm dẻo và lay động khá mạnh để hợp với những rung chuyển của tâm tình muốn bộc lộ, với những dòng mơ gợn sóng, những xúc động đột nhiên của ý thức?”

Tuy nhiên, cũng như thơ tự do, thơ văn xuôi trong thời Thơ Mới chưa phải là một thể phổ biến, có tầm ảnh hưởng rộng đối với thi nhân. Nó còn tiếp tục sống đời sống thể loại của nó, và gặt hái những thành tựu nhều hơn trong chặng đường văn học sau này.

Kịch thơ: Một thể loại mới ra đời “mà ta có thể chờ gọi ở nó rất nhiều” [89]. Đó là sự pha trộn tuyệt vời giữa kịch và thơ - sau 1945 tiếp tục được phát triển thành một thể độc lập và có số phận thăng trầm riêng. Kịch thơ, bằng sự lai ghép Thơ Mới và kịch nói, ngay từ khi mới ra đời đã giành được sự quan tâm của các nhà phê bình, lí luận và sớm hình thành những nhận dạng, đặc điểm riêng để phân biệt như: Lối thơ phần nhiều là thơ 8 chữ, “những tình cảm đẹp đẽ được tả bằng những lời lẽ hùng hồn” [89], “là một cái lợi khí làm sống lại cái tinh thần của dân tộc mình” (Với các đề tài lịch sử), có tác dụng giáo hoá quần chúng. Các nhà lí luận rất lạc quan vào triển vọng của thể loại kịch thơ - “một khu chưa khai khẩn và rất giàu nguyên liệu trong cái rừng văn chương Việt Nam” [89].Trong các bài viết về thể loại này, các học giả đã nêu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu để chứng minh sự tồn tại và triển vọng của thể loại kịch thơ.

Có thể coi Phạm Huy Thông là “người khởi xướng” thể loại kịch thơ, với các vở kịch thơ Anh Nga“Tiếng địch sông Ô” (1936). Bên cạnh đó là khá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều vở kịch thơ được diễn và có tiếng vang một thời: Lí Chiêu Hoàng của Trần Can, Phạm Thái của Phan Khắc Khoan, Quán biên thuỳ của Thao Thao,

Vân muội của Vũ Hoàng Chương, Bóng giai nhân của Nguyễn Bính…

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)