Yêu cầu chung

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 83 - 84)

2. Các phương diện hình thức thơ

2.1.1. Yêu cầu chung

Thơ trung đại rất chú trọng hình thức. Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của một thi phẩm. Hình thức của thơ truyền thống được quy định chặt chẽ: số câu trong bài, số chữ trong câu, nguyên tắc về niêm, đối, vần... từ đó mà định danh hình thức thể loại..

Với ý tưởng giải phóng thơ khỏi những gò bó trong “khuôn khổ chật hẹp” “không khác gì hình luật”, của hình thức thơ cũ, hạn chế sự giãi bày thành thực cảm xúc của thi nhân, Thơ Mới ban đầu chủ trương một lối thơ có hình thức hoàn toàn mới “mới văn thể, mới ý tưởng” [48], bởi theo họ thì “tình tứ mới cần diễn ra trong khuôn khổ mới” [71]. Lối thơ mới này, ngay trong hình dung ban đầu của ông Phan Khôi, có hình thức hết sức thoải mái, phóng túng. Trải qua một thời gian tương đối dài đấu tranh “giành quyền sống”, bằng các tranh luận nảy lửa trên thi đàn, bằng các tìm tòi thể nghiệm trong thi phẩm, Thơ Mới ngày càng hoàn thiện và thống nhất trong những quan niệm về hình thức. Xin được nêu ra đây một số yêu cầu chung về hình thức của Thơ Mới, trên cơ sở tổng kết lí luận thơ, theo quan niệm thơ trong thời kì này.

Thứ nhất, Thơ Mới, chống lại những lối cấu tứ và diễn đạt ước lệ khuôn sáo, những tứ thơ và cảm xúc chung chung của thơ cũ, đã không còn chịu bó hẹp trong những khuôn khổ hình thức cũ. Cảm xúc rộng mở, tháo tung những ranh giưới hình thức. Nhiều hình thức thơ mới ra đời: thơ văn

xuôi, thơ tự do, không hạn định số chữ, số câu và các nguyên tắc khác…; đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các thể loại thơ truyền thống, khi trào lưu Thơ Mới xuất hiện bị đả kích rất dữ dội, thì sau đó cũng được học hỏi, kế thừa tinh hoa trên tinh thần phóng túng hơn, mới mẻ hơn, vứt bỏ những lề luật hà khắc để diễn tả chân thật cảm xúc thi nhân “ Phong trào Thơ Mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững…những lối thơ xưa phục hưng đều có biến thể ít nhiều. Nó mềm hơn. Nhạc điệu câu thơ cũng khác…” [88].

Thứ hai, Thơ Mới cởi bỏ mọi giới hạn cho sự sáng tạo hình thức, miễn là hay, đạt hiệu quả nghệ thuật. Do đó, mà các thi nhân Thơ Mới có nhiều đất để dụng võ, để thể hiện khát vọng và khả năng sáng tạo tuyệt vời của mỗi cá nhân. Thơ Mới, cũng bởi thế, trở thành một khu vườn đầy sắc hương, ánh sáng, muôn hồng ngàn tía, đầy sức hấp dẫn trong nền thi ca dân tộc.

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)