Tổng kết chung về thành tựu Thơ Mới

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 35 - 38)

2. Quá trình hình thành và phát triển những quan niệm về thơ của Thơ Mới.

2.3.1. Tổng kết chung về thành tựu Thơ Mới

Phong trào Thơ Mới là một hiện tượng văn học, một thành tựu rực rỡ của thơ Việt Nam 1930 – 1945. Và với Thi nhân Việt Nam, sức hấp dẫn của Thơ Mới như càng được tôn lên bởi “cuộc hội ngộ đẹp của một phong trào thơ với một cây bút phê bình tài hoa, say mê Thơ Mới” [2]. Thơ Mới, qua sự tổng kết của Hoài Thanh về mười năm phát triển, đã hiện lên một cách đầy đủ, toàn cảnh, với diện mạo trọn vẹn và những thành tựu nổi bật của nó, suốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cả quá trình từ giai đoạn phôi thai, xuất hiện cho đến chặng đường trưởng thành và phát triển của hiện tượng văn học này.

Từ sự biến đổi của đời sống xã hội, của tâm hồn con người Việt Nam, từ “khát vọng khẩn thiết đến đau đớn” được thành thực trong thi ca, được đôỉ mới, cởi trói cho thi ca, Thơ Mới đã ra đời. Khởi đầu chỉ là một phong trào thơ lãng mạn, Thơ Mới đã đưa thơ Việt Nam đương thời trở nên phong phú, phát triển mạnh mẽ và nhiều thành tựu. Tổng kết về điều này, Hoài Thanh viết: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này”: phong phú trong số lượng tác giả và tác phẩm thơ, về giọng điệu và các phong cách khác nhau của các nhà thơ; phong phú trong việc phân hóa thành các nhóm thơ, dòng thơ, ảnh hưởng thơ ca; phong phú trong sự kế thừa và sáng tạo các thể thơ, lối thơ, nghệ thuật thơ; khám phá ra khả năng diễn đạt kì diệu của ngôn ngữ Việt…

Hoài Thanh đã rất sâu sắc khi nhận ra “một nguồn sống đương rạo rực trong tâm trí thanh niên”, “nguồn sống dồi dào và mạnh mẽ” đã dâng tràn tạo thành một con sóng lớn, một cuộc cách mạng trong thi ca. Và tinh thần cơ bản nhất của nó, cái động lực mạnh mẽ nhất tạo nên Thơ Mới, ấy là sự xuất hiện và khẳng định cái Tôi, khác với cái Ta phi ngã vốn là linh hồn của thơ truyền thống. Cái Tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó đã giúp ta nhận thức cái cá tính của ta, nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân. Từ đó, ta thấy “hiện lên dần cái hình ảnh mới của người Việt Nam”. Chính sự xuất hiện của cái Tôi, với tất cả cung bậc của nó, đã tạo nên sắc thái, diện mạo và âm hưởng chung cho Thơ Mới, “thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế”. Rõ ràng, đây là điểm mới mẻ và khác biệt nhất trong tinh thần, trong nội dung Thơ Mới, góp phần không nhỏ tạo nên thành tựu Thơ Mới , và Hoài Thanh đã nhận ra điều cốt lõi của Thơ Mới khi tổng kết về hiện tượng văn học này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo sát sự trưởng thành của Thơ Mới, từng diễn biến, từng bước đi của nó, Thi nhân Việt Nam đã tổng kết được sự phân hóa trong quan điểm nghệ thuật, quan niệm sáng tác thơ ca… của các tác giả trong trào lưu thơ Mới, sự tác động, ảnh hưởng của các quan niệm, phương pháp sáng tác từ thơ ca nước ngoài và thơ ca truyền thống - từ đó, tác giảđã có sự phân loại và chỉ ra quan điểm khác nhau trong sáng tác của các nhà thơ, các xóm thơ, dòng thơ, vv…Thơ Mới, do đó hiện ra trong Thi nhân Việt Nam không chỉ trong sáng tác, mà còn từ góc độ lí luận. Bởi vậy, cuốn Thi nhân Việt Nam không chỉ có giá trị như một cuốn sách phê bình xuất sắc mà còn là một cuốn có gía trị trong nghiên cứu lí luận về thơ thời Thơ Mới.

“Phong tràoThơ Mới trước hết là một cuộc thí nghiệm táo bạo để định giá lại những khuôn phép xưa”. Và khi cuộc thí nghiệm đã tạm xong, Thi nhân Việt Nam đã tổng kết sự trưởng thành vượt bậc trong nghệ thuật Thơ Mới. “Phong trào Thơ Mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững”. Hoài Thanh cũng đã chỉ ra, rằng những khuôn phép xưa ấy, đã phục hưng, song đều biến đổi ít nhiều “nó mềm hơn; nhạc điệu câu thơ cũng khác” và đó là sự biến đổi tất yếu để sinh tồn, để phù hợp với yêu cầu mới của văn học. Đây là cuộc “hiện đại hóa” toàn diện trong nghệ thuật thơ, trên cơ sở kế thừa truyền thống và học hỏi có sáng tạo các trào lưu thơ Tây phương mà vẫn giữ được bản sắc Việt trong thể thơ, lối thơ, cách gieo vần, diễn đạt và nhiều khuôn phép khác nữa. Sự kế thừa và sáng tạo trong ngôn ngữ thơ ca đã được Hoài Thanh phân tích kĩ lưỡng. Theo Hoài Thanh, Thơ Mới làm giàu có thêm ngôn ngữ Việt không chỉ bởi ngôn ngữ Việt Nam giàu đẹp, thi nhân Thơ Mới tài năng và tâm huyết, mà còn bởi nỗi buồn thời đại và tấn bi kịch của một lớp thanh niên thời đại - bi kịch “thiếu một niềm tin đầy đủ” đã khiến họ càng thêm yêu nồng nàn tiếng Việt: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ông. Họ dồn tình yêu quê hương vào tình yêu Tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”. Sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, truyền thống với hiện đại chính là ngôn ngữ Việt được trình bày đầy cảm xúc trong nhiều trang văn Thi nhân Việt Nam.

Tóm lại: Với Thi nhân Việt Nam, “một thời đại trong thi ca” đã được

tổng kết đầy đủ, chính xác, hệ thống và đầy cảm xúc từ các hiện tượng thơ đến bản chất, tinh thần của Thơ Mới. Hoài Thanh đã nhận ra và tổng kết Thơ Mới từ quá trình hình thành, phát triển đến hoàn thiện; từ chỗ xung khắc đến hòa giải với truyền thống. Bằng sự phân tích, khám phá về Thơ Mới sắc sảo, tinh tế, với tâm hồn của người nghệ sĩ và tư duy khoa học, thẳng thắn, trung thực của nhà nghiên cứu phê bình, Thi nhân Việt Nam đã và sẽ còn là một cuốn sách có giá trị không thể thay thế cho những ai yêu và muốn tìm hiểu về Thơ Mới và phong trào Thơ Mới 1932 - 1945.

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)