Mở rộng và cách tân

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 28 - 34)

2. Quá trình hình thành và phát triển những quan niệm về thơ của Thơ Mới.

2.2.2. Mở rộng và cách tân

Như trên đã nói, lí luận thơ thời Thơ Mới, đã xây dựng được một hệ thống quan niệm khá hoàn chỉnh, và được nhiều người thừa nhận, tuân thủ. Bên cạnh những quan niệm về nguyên tắc, luật lệ cho thơ có tính chất khá phổ biến, sự phân tích, lí luận của các học giả đã khá thống nhất, trên bước đường phát triển, Thơ Mới còn tiếp tục mở rộng quan niệm, thể hiện những tư tưởng lạ, những mong muốn đột phá, cách tân mạnh mẽ trong sáng tác thơ…Xét trên quan điểm lí luận, có thể coi đó là sự mở rộng địa hạt cho thơ, làm cho thơ và quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới thêm sôi động, phong phú và đa dạng. Sau thời kì vồ vập với quan niệm của các nhà lãng mạn phương Tây, Thơ Mới mở rộng tiếp nhận ảnh hưởng của các nhà tượng trưng, siêu thực. Cũng chính ở đây, ta nhận ra nội lực của Thơ Mới: dường như ảnh hưởng của phương Tây được thấm nhuần trong quan niệm thơ ca phương Đông và được tái sinh bằng chính nội lực của Thơ Mới và tâm hồn Việt. Bởi vậy, sự ra đời của những quan niệm này cũng có ý nghĩa như những đột phá tự bên trong, thể hiện bản sắc riêng của nền thơ Việt Nam trong sự khát khao cách tân và mở rộng lãnh địa của tư duy thơ.

Từ những năm 1937 - 1938, xuất hiện một số tư tưởng, quan điểm lạ, chuyên chở trong nó ý thức tiên phong và tinh thần sang tạo mạnh mẽ. Thơ, chưa lúc nào biểu hiện rõ như thế khát vọng vươn tới những cảm xúc tận cùng của bản thể, rọi sâu vào cõi tâm hồn bí ẩn và đau đớn của con người. Xin được nêu ra đây một số quan niệm “mới ” về thơ trong giai đoạn này:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2.1. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với Trường thơ Loạn, Thơ “điên”:

Hàn Mặc Tử là một “hiện tượng” gây nhiều tranh cãi trái ngược trên thi đàn đương thời. Người chê thì chê hết mức, họ cho là Hàn Mặc Tử chẳng biết làm thơ mà chỉ “toàn nói nhảm”, chỉ lừa người đọc bởi những giả đò khuất khúc trong thơ, là “không biết điên” nhưng kêu gào điên dại… Người khen thì lại khen tột bực, cho là thi ca Việt Nam chỉ có một Hàn Mặc Tử! Chế Lan Viên thì quả quyết: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”.

Tại sao lại có hiện tượng này? Đó là vì họ Hàn đã dựng lên một thế giới riêng đầy kinh dị, hoàn toàn xa lạ với thế giới thực quen thuộc mà ta vẫn thường thấy, ở đó, có “máu cuồng và hồn điên”, có trăng và hồn, ghê rợn! Hàn Mặc Tử có quan điểm về thơ và thi nhân vượt ra ngoài ranh giới của quanniệm thơ lãng mạn đương thời. Theo Hàn Mặc Tử, Đức Chúa Trời đã tạo ra ba loài: Thiên thần, loài người và “loài thi sĩ” - loài này rất hiếm, có sứ mạng thiêng liêng là tạo ra những tuyệt tác, nhưng “phải mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình”. Cho nên, “Thơ là những tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao được trở lại trời, nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung”; âm điệu của thơ là “âm điệu thiêng liêng tạo ra trong khi máu cuồng rền vang dưới ngọn bút” [114].

Theo Hàn Mặc Tử, người làm thơ là “người đang say sưa đi trong Mơ ước, trong Huyền diệu, trong Sáng láng và vượt ra hẳn ngoài Hư linh”. Vì thế, giữa cõi đời xa lạ này, thi nhân luôn cảm thấy mình lạc lõng, cô độc “Thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, ngỡ ngàng và lạnh lùng…, sống cô độc, đi tìm mãi, kêu rên thảm thiết để đi đến cõi ước mơ hoàn toàn”. Với Hàn Mặc Tử, làm thơ là sự siêu thoát tuyệt đối, như một thứ bệnh lí tinh thần: “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên” [113].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mười bảy tuổi, Chế Lan Viên, với quyển Điêu tàn đã “đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” [88]. Kinh dị vì họ Chế đã dựng lên trong Điêu tàn một thế giới đầy sọ dừa, xương máu cùng yêu ma - một thế giới lạ lùng! kì dị! Một “Trường thơ Loạn”! Theo Chế Lan Viên “làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là người mơ, người say, người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xối trộn Dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa… Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười, cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào máu mắt, nó cười tràn cả tủy là tủy…” [119].

Như vậy, những quan niệm mới lạ và độc đáo về thi nhân và thi ca của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là một hiện tượng không thể bỏ qua khi nhắc đến Thơ Mới và hệ thống quan niệm về thơ thời Thơ Mới. Các nhà lí luận, phê bình đương thời và sau này gọi đó là Thơ “điên”, “Thơ loạn”. Họ “muốn xác lập một thế giới mới trong thi ca khác với quan hệ của đời thường” [24]. Với họ, thơ được mở rộng ranh giới đến vô cùng, không thể lí giải, vượt ra ngoài giới hạn của quan niệm thơ xưa nay, cũng như những quan niệm đã khá thống nhất trong giới lí luận phê bình thời Thơ Mới. Quan niệm của họ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của một số nhà thơ đương thời như Hoàng Diệp, Quỳnh Dao, Xuân Khai, Bích Khê…

2.2.2.2. Nhóm “Xuân Thu nhã tập”quan niệm thơ thuần tuý, Siêu thực:

Thơ gắn liền với Đạo.

Thơ Mới khởi xướng đã được mười năm (1932 - 1942), thi đàn sau bao xáo trộn, thể nghiệm…giờ đã có vẻ “yên tĩnh” hơn. Song, khát vọng sáng tạo của thi nhân luôn là vô cùng, mãnh liệt và Thơ Mới lại tiếp tục có những “đột phá” tìm tòi hướng đi mới. “Xuân Thu nhã tập” là một hiện tượng như vậy. Nhóm Xuân Thu tập hợp một số tên tuổi như Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, có một chương trình khá đầy đủ, gồm cả lí luận và thực tế, quan niệm và sáng tác. Họ, với quan niệm thơ thuần túy, siêu thực, muốn thơ vươn tới sự hài hòa không cùng của cái đẹp lí tưởng.

Trước hết, các tác giả đi tìm một định nghĩa về thơ, tìm đặc trưng của thơ. Với quan niệm nền tảng “Thơ là sự rung động”, nhóm Xuân Thu nhã tập nâng thơ lên một không gian mới: “Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu”, thơ gắn liền với Trong, Đẹp, Thật. Với họ, thơ gắn liền với Đạo, thơ là Đạo, là tôn giáo, là tình yêu - thơ thiêng liêng cao quý như một tín ngưỡng, và người làm thơ có chung một đạo để thờ: Đạo sáng tác. Làm thơ là “Một cuộc chân thành đi tìm đạo sống… Sống trong trẻo, nhịp nhàng và sáng sủa, sống một đời sống thơ, đẹp cũng là nhạc” [110]. Xuân Thu nhã tập đã phát biểu một đạo thuyết về thơ: “Thơ là một thứ tôn giáo, một tín ngưỡng: làm hiển hiện cái nhạc của hóa công…Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu, cái hình ảnh sự khắc khoải bất diệt của muôn vật: Cõi vô cùng…” [69]. Xuân Thu nhã tập là sự phát biểu một thứ đạo thuyết về mĩ thuật. Theo họ, thơ là cái gì siêu thoát, ra ngoài ước lệ, ở trên lí trí, nó rung động ta theo nhịp điệu vũ trụ, hồn nhiên, nó hoà hợp ta trong cái Đẹp và ấp ta nằm trong Sự Thật; thơ không cần phải sáng sủa dễ hiểu, bởi “Cái gì thật thơ, sẽ thấy trong tuệ giác cái đầy đủ tuyệt vời” [109], nó khêu gợi theo những con đường mà trí não không quen dùng… Từ đó, các tác giả Xuân Thu đã sáng tác một lối thơ kín đáo, bí hiểm bởi theo họ, chỉ cần cảm, không cần hiểu - và đa phần là người đọc cũng không thể hiểu được.

Có thể nói, sự xuất hiện của nhóm Xuân Thu nhã tập, trong xu hướng đặt dư luận trước vấn đề thơ thuần tuý, thơ - Nẻo đạo U huyền. Song việc lảng tránh hiện thực, bênh vực cho lối thơ “tối nghĩa”, thơ “bí hiểm”, “siêu thực”… đã khiến thơ của Xuân Thu nhã tập trở thành “tiếng nói ấp úng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trực giác” [3]. Những quan điểm khá cao siêu, khó hiểu của nhóm Xuân Thu đã gây ra không ít những tranh luận, bàn cãi… Người bênh vực, thì cho đó là thơ tượng trưng, siêu thực, là những tư tưởng mới, có dáng điệu của “một cuộc cách mạng về nghệ thuật” [102]. Có người lại lên án kịch liệt, gọi đó là lối thơ “tắc tị”, thơ “tối nghĩa”, bởi tư tưởng thì quá cao siêu, thần bí, mà thực lực con người (Nhóm Xuân Thu nhã tập) lại chưa đạt tới, nên đây là việc viển vông, “ném một đạo lí lông bông ra…mang tội gieo hoạ cho đời” [81]. Song có một thực tế không thể phủ nhận, Xuân Thu nhã tập là sự tìm tòi tiếp tục và liên tục của Thơ Mới: hình như chân lí cổ điển “thi tại ngôn ngoại” có dịp sống lại trong một tấm áo mới, mơ hồ và quyến rũ hơn; và họ thực sự là những con người sống trong đam mê nghệ thuật, khát khao tìm ra một con đường sáng tạo mới trong nghệ thuật.

2.2.2.3. Nhóm Dạ đài và phái thơ Tƣợng trƣng.

Nhóm Dạ đài gồm có một số tác giả: Đinh Hùng, Trần Dần, Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu, Nguyễn Văn Tậu. Tuy ra mắt vào năm 1945 - 1946 (sau Cách mạng tháng tám) nhưng thực ra, các tác phẩm của họ “đã được sáng tác từ trước, và về thực chất, là gắn với phong trào Thơ Mới” [29, tr.1385].

Đây cũng là một hiện tượng cần nhắc đến khi khẳng định sự phong phú và tinh thần tìm tòi đổi mới, sáng tạo không ngừng của Thơ Mới, là một hướng đi mới của Thơ Mới. Những tác giả của nhóm Dạ đài tự nhận mình là thi sĩ Tượng trưng và có hẳn một Bản tuyên ngôn Tượng trưng. Trong đó, các thi sĩ Tượng trưng đã trình bày quan điểm lí luận về yêu cầu của thơ, quan điểm sang tác của họ khá rõ và đầy đủ:

Trước hết, với thi sĩ Tượng trưng, một tác phẩm thơ ca phải tạo được sức rung động cho người đọc: “Sức rung động của một bài thơ chỉ có thể vào sâu và lan rộng nếu đã thâu góp được cái sức rung động của vô biên, nghĩa là của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

muôn nghìn cõi đất…Thơ cũng phải âm u như cảnh giới của cái tôi thầm lặng…, thơ phải cấu tạo bằng tính chất của vô biên. Sau cái thế giới hiện trên hàng chữ, phải ẩn náu muôn nghìn thế giới, cả thế giới đương thành và đương hủy…, phải gây nên hai không khí hoang đường và hiện thực. Một bài thơ phải chứa đựng những gì đã có, nhưng phải ở trạng thái tiềm tàng những cái gì có thể có và cả những cái gì không có nữa. Phải xáo trộn cả thực và hư…” [28].

Và, muốn đạt đến những yêu cầu đó trong tác phẩm của mình, thi sĩ tượng trưng không chỉ phải là “những thi sĩ của lòng”, mà còn cần phải là “những thi sĩ của linh hồn, những thi sĩ của cái tôi thầm kín”. Vì vẻ đẹp của bài thơ nằm ở sức rung động tâm lí, tạo nên bởi thế giới hình tượng, nên “thi sĩ Tượng trưng chúng tôi không cần đến thi đề vì thi đề của chúng tôi là tất cả một vũ trụ muôn chiều, và thi liệu của chúng tôi là tất cả mớ ngôn từ rộng rãi… Chúng tôi sẽ nói lên và chỉ nói lên bằng hình tượng, thứ ngôn ngữ tân kì, ngôn ngữ của những thế giới yêu ma, của những thế giới thần nhân mà cũng là của cái thế giới âu sầu đây nữa...” [28]

Các thi sĩ Tượng trưng, trong tuyên ngôn của mình, đã nêu ra yêu cầu, cũng là chìa khóa để hiểu một thi phẩm, đó là “Không được dùng lí trí, không được dùng cảm tình…Hãy đem tất cả linh hồn, hãy mở tất cả cửa ngách của tâm tư mà lí hội. Trận gió sẽ lên: tức khắc và đột nhiên vì thơ đã không cần lí luận…Chỉ cần những phút mà im lặng rung lên, vì trong im lặng có tất cả…”

Bản tuyên ngôn Tượng trưng của nhóm Dạ đài một lần nữa lại cho ta

thấy sự phong phú đa chiều của thời đại thi ca này, sự mở rộng không giới hạn của sáng tạo, và khát vọng chiếm lĩnh nghệ thuật tuyệt đích của thi nhân. Tuy xuất hiện muộn và trong thời gian ngắn, song những quan niệm khá đầy đủ, mạch lạc của tuyên ngôn tượng trưng đã có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm thi ca đương thời và sau này, đồng thời cũng cho ta thấy sự tiến bộ của lí luận thi ca cho đến thời điểm này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Luận văn vừa điểm lại ba “hiện tượng” lạ trên thi đàn thời kì Thơ Mới. Đó là sự bổ sung đầy trăn trở cho lí luận thơ thời kì này, của các nhà thơ đầy tâm huyết và say mê sáng tạo, cũng là sự mở rộng cách tân của lí luận thơ trong một thời đại thơ ca phong phú và phát triển không ngừng, góp thêm những tiếng nói, những hướng tìm tòi mới cho thi ca. Như vậy có thể thấy Hệ

thống quan niệm thơ trong Thơ Mới là một thực thể sinh động và tươi mới.

Một mặt, nó củng cố và hoàn thiện nền tảng của cả nền thơ, đồng thời không ngừng mở rộng lãnh địa thơ sang những vấn đề mới, những quan niệm mới, tạo một diện mạo đa dạng cho lí luận, những xung lực mới cho sáng tác thi ca.

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)