Tổng kết về hệ thống quan niệm thơ

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 38 - 41)

2. Quá trình hình thành và phát triển những quan niệm về thơ của Thơ Mới.

2.3.2. Tổng kết về hệ thống quan niệm thơ

Có thể coi Thi nhân Việt Nam là “một hiện tượng đột khởi” của sự phát triển tư duy nghiên cứu phê bình văn học. Thực ra, Thơ Mới, từ khởi thủy của nó, đã có nhiều tuyên ngôn thể hiện quan điểm sáng tạo về thơ ca, về chức năng của thơ và vai trò của thi sĩ, về yêu cầu hình thức, nguyên tắc cũng như luật lệ của thơ, vv…Những quan niệm ấy nằm rải rác trong các bài bút chiến với Thơ cũ, qua các lời tựa những tập thơ, trong thực tiễn sáng tác - các tác phẩm thơ có tính chất tuyên ngôn. Song, cho đến trước khi Thi nhân Việt Nam

ra đời, tất cả vẫn chỉ tồn tại ở cấp độ hiện tượng, tản mát, chưa hệ thống.

Thi nhân Việt Nam đã có công xâu chuỗi những hiện tượng trên, soi chiếu nó dưới một góc nhìn, đặt nó vào từ trường của tư duy nghiên cứu, lí luận khoa học. Và tất cả đã hiện lên sáng rõ, mạch lạc trong sự liên kết cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trúc để trở thành một hệ thống. Người ta có thể nhận ra cả một hệ thống quan niệm đã được Hoài Thanh tổng kết trong Thi nhân Việt Nam.

Trước tiên là một quan niệm về thơ và Thơ Mới, trong thế đối lập với Thơ cũ. Thơ Mới, hiểu theo nghĩa rộng, là một lối thơ mang tinh thần mới, tinh thần thời đại, để thay thế cho một lối thơ cũ, giờ đã không còn phù hợp, và lùi sâu vào lịch sử. Đó là điều tất yếu bởi trên thi đàn, trước khi Thơ mới ra đời, Thơ cũ chỉ là cái tầm thường mênh mông, cái trống rỗng đồ sộ đương ngự trị”. Và “phong trào Thơ Mới, trước hết là một cuộc thí nghiệm táo bạo để định lại giá trị của những khuôn phép xưa.

Từ cách hiểu về khái niệm Thơ Mới rộng như vậy, Hoài Thanh đã có cơ sở để nhận diện các thể thơ trong Thơ Mới, chỉ ra nguyên tắc và luật lệ của nó. Thơ Mới không chỉ là thơ tự do như nhiều người vẫn nghĩ thời gian đầu khi nó mới ra đời. Thơ Mới cũng có nhiều lối, và có những lối thơ là sự phục hưng và biến thể ít nhiều của các thể thơ cũ: Thơ thất ngônngũ ngôn có nguồn gốc từ thơ cổ phong nhưng có sự giãn nới ra làm cho êm tai hơn, sử dụng vần bằng nhiều hơn. Ca trù trước kia giờ biến thành thơ tám chữ rất được ưa chuộng, trở thành một sản phẩm đặc thù của Thơ Mới. Thơ lục bát,

thơ bốn chữ được trân trọng và mở rộng hơn…Còn các thể thơ như Đường

luật, song thất lục bát, từ khúc, vắng dần theo thời gian, và rồi đã không còn

được sử dụng trên thi đàn Thơ Mới. Một số luật lệ cũ đã bị loại bỏ, một số khuôn phép xưa, qua được cơn sóng gió dữ dội của cuộc cách mạng thơ ca, giờ lại thêm bền vững. Chẳng hạn như luật đổi thanh vẫn chi phối hết thảy các thể thơ. Hoài Thanh đã nhìn nhận Thơ Mới trong sự vân động liên tục để chỉ rõ và có những lập luận chặt chẽ về cấu trúc, mô hình Thơ Mới rất khoa học và do đó, hoàn toàn thuyết phục.

Trên cơ sở chỉ ra các thể thơ và nguyên tắc thơ, nhận diện quan niệm về thơ ca và thi sĩ cũng như ảnh hưởng khác nhau từ thơ ca Pháp, thơ ca dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và thơ phương Đông chi phối sáng tác của thi nhân, Hoài Thanh cũng đã phân loại, chia nhóm Thơ Mới và các nhà thơ mới thành các “xóm thơ”, “dòng thơ”…một cách hệ thống, lôgic, giúp người đọc dễ hình dung về “một thời đại vừa chẵn mười năm” đầy biến cố, đầy phong phú và phức tạp. Đây là điều hết sức cần thiết khi nghiên cứu, nhìn nhận một hiện tượng thi ca dưới góc độ lí luận.

Tóm lại, bên cạnh thành tựu rực rỡ về lĩnh vực phê bình của Thi nhân

Việt Nam, điều mà hết thảy các nhà nghiên cứu giai đoạn sau đều nhìn nhận

và đánh giá rất cao, Hoài Thanh - bằng sự nhạy cảm nghệ sĩ và cái nhìn khoa học của nhà nghiên cứu đầy bản lĩnh, đã cung cấp một hệ thống lập luận chặt chẽ quan niệm về một mô hình thơ ca mới. Đây là cơ sơ quan trọng cho rất nhiều đánh giá, nghiên cứu về Thơ Mới giai đoạn sau. Và bản thân người viết cũng đã dựa rất nhiều vào những căn cứ tin cậy này trong quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2:

QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CỦA THI CA VÀ SỨ MỆNH CỦA THI SĨ

Một phần của tài liệu Hệ thống quan niệm thơ thời thơ mới (1932 1945) (Trang 38 - 41)