1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án hệ thống thể loại truyền thống trong thơ mới 1932 - 1945

27 579 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Thơ mới cho đến nay vẫn là một hiện tượng độc đáo của thơ Việt cần phải được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trên phương diện loại hình - thể loại.. Khảo sát, phân tích, luận

Trang 1

ViÖn hµn l©m khoa häc x· héi viÖt nam

häc viÖn khoa häc x· héi

BiÖn thÞ quúnh nga

Trang 2

Công trình đợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội

Ngời hớng dẫn khoa học:

PGS.TS Phan Trọng Thởng PGS.TS Lu Khánh Thơ

Phản biện 1: PGS.TS Phạm Thành Hng

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện

Phản biện 3: TS Chu Văn Sơn

Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……

Có thể tìm hiểu luận án tại th viện:

1 Th viện Học viện Khoa học Xã hội

2 Th viện Quốc gia

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Thơ mới cho đến nay vẫn là một hiện tượng độc đáo của thơ Việt cần

phải được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trên phương diện loại hình - thể loại

1.2 Thơ mới thực sự đã thuộc loại hình thơ hiện đại Liệu đây có phải là

hiện tượng phủ định truyền thống hoặc không liên quan gì đến truyền thống?Trên con đường đi đến hiện đại (mà ở đây là trên lĩnh vực văn học nghệ thuật,

cụ thể hơn là thơ ca), các thành tố truyền thống có vai trò, ý nghĩa gì không?

Thiết nghĩ nhìn Thơ mới từ phương diện thể loại, đặc biệt ở đây là những thể

thơ truyền thống, có thể tìm thấy lời giải khoa học cho những câu hỏi cònnhiều bỏ ngỏ trên đây

1.3 Trong công cuộc đổi mới, hiện đại hóa thơ ca dân tộc bắt đầu từ nửa

đầu thế kỷ XX, phong trào Thơ mới với “lối” Thơ mới (1932 – 1945) là sự kiện

chưa từng có Sự hiện diện của các thể thơ truyền thống trong cuộc cách tânthơ vĩ đại này có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng Nhưng đâu là đặc trưng

về chức năng, nội dung và thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới? Các thể thơ truyền thống tồn tại ra sao trong thế “cạnh tranh” với các thể

thơ “mới” - hiện đại? Luận án đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống thể thơ

truyền thống trong Thơ mới 1932 – 1945 không chỉ nhằm tìm lời giải cho cho

những câu hỏi vừa nêu, mà từ đây còn có thể tìm bài học hữu ích cho quá trìnhđổi mới thơ Việt

1.4 Thực hiện đề tài này, luận án còn nhằm phục vụ cho việc tham khảo và

vận dụng vào dạy - học ngữ văn ở nhà trường

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các thể thơ truyền thống (bao hàm cả hai hệ thống thể thơ du nhập và thuần

Việt) trong Thơ mới 1932 - 1945.

Trang 4

chính là tuyển tập Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm Ngoài ra, còn một

số tài liệu khác được chúng tôi dùng khảo sát thêm, so sánh và đối chiếu, gồm:

Thi nhân Việt Nam, Việt Nam thi nhân tiền chiến và 15 tuyển thơ của các tác giả tiêu biểu cho phong trào Thơ mới do Nxb Hội Nhà văn ấn hành, 1995.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án khảo sát các thể thơ truyền thống trong Thơ mới, xác định đặc trưng

của nó về cả 3 phương diện (chức năng, nội dung và thi pháp); xác định vị thế,vai trò của nó trong cấu thành loại hình thơ hiện đại Việt Nam, từ đây đề xuất

một số vấn đề cho việc nghiên cứu Thơ mới nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung

trên con đường đi đến hiện đại

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Xác định vị thế và vai trò của các thể thơ truyền thống trong hệ thống

thể thơ của Thơ mới.

3.2.2 Khảo sát, phân tích, luận giải, xác định đặc trưng chức năng và nội

dung của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới.

3.2.3 Khảo sát, phân tích, xác định đặc trưng thi pháp của các thể thơ truyền

thống trong Thơ mới Cuối cùng rút ra một số kết luận về hệ thống các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có cácphương pháp chính: Phương pháp loại hình, phương pháp thống kê - miêu tả,phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp cấu trúc

- hệ thống và một số phương pháp của thi pháp học,

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu đặc trưng chức năng, nội

dung và thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 với

một cái nhìn hệ thống; xác định vị thế, vai trò, sức sống và khả năng của nótrong thơ Việt Nam hiện đại Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳngđịnh con đường đi đến hiện đại của thơ ca dân tộc rõ ràng không phải là con

Trang 5

đường tách rời, cắt mạch với truyền thống Sức mạnh của các yếu tố mang giátrị của truyền thống vẫn có thể tạo nên thành tựu mới nếu biết phát huy và làm

mới nó Ngoài ra, kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giúp

cho việc dạy - học văn học trong nhà trường và tiếp nhận Thơ mới, thơ hiện đại

được tốt hơn

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án

được triển khai trong bốn chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Chương2: Vị thế và vai trò của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 Chương 3: Chức năng và nội dung của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.

Chương 4: Thi pháp các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Thơ mới 1932 - 1945 từ phương diện thể thơ trên lịch trình nghiên

cứu suốt hơn tám thập kỷ qua

Vấn đề nghiên cứu thể loại nói chung và các thể thơ nói riêng trong Thơ mới đã được đề cập từ sớm Ngay khi mới ra đời, Thơ mới trước hết được nhìn nhận ở góc độ thể loại Khi Thơ mới đang trên hành trình vận động của nó (vài năm đầu thập niên 40 / thế kỷ XX), Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu và Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã chú ý nhận diện về thể thơ của Thơ mới.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, Thơ mới cũng như việc nghiên cứu Thơ mới

trải nhiều thăng trầm Ở miền Bắc, đáng chú ý nhất có Bùi Văn Nguyên - Hà

Minh Đức trong công trình Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại đã thống kê,

khảo sát, phân tích khá thuyết phục các thể được dùng phổ biến trong phong trào

Thơ mới, nhất là trên phương diện thi pháp thể thơ Ở miền Nam, Thơ mới được đánh giá cao Các công trình: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên

Trang 6

(Phạm Thế Ngũ), Khảo luận luật thơ (Lam Giang),… có giới thiệu khái quát các thể của Thơ mới nhưng chủ yếu nghiêng về miêu tả những biểu hiện “bề mặt”

Từ 1986 đến nay, Thơ mới 1932 - 1945, nhất là từ góc độ thể thơ được quan tâm nhiều hơn Ngoài các bài viết đăng trên các báo, tạp chí, website, vấn đề các thể thơ của Thơ mới còn được đề cập trong các công trình là chuyên luận, chuyên khảo hoặc giáo trình dùng trong các trường đại học: Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh), Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại (Nguyễn Quốc Túy), Con mắt thơ (Đỗ Lai Thúy), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu, thời kỳ trước 1945 (Lê Quang Hưng), Ba đỉnh cao Thơ mới Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử (Chu Văn Sơn), Thơ tình Xuân Diệu (Lưu Khánh Thơ),

Dưới dạng các khóa luận tốt nghiệp đại học, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,

vấn đề thể thơ của Thơ mới ngày càng được khai thác nhiều: Kết cấu thơ trữ tình (Phan Huy Dũng), Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trần Thị Lệ Thanh), Thơ mới với thơ Đường (Lê Thị Anh), Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ

sự vận động thể loại (Hoàng Sĩ Nguyên), Nhìn chung, Thơ mới và vấn đề thể thơ của Thơ mới đã được quan tâm, nghiên cứu nhiều nhưng chưa có công trình

nào tập trung khảo sát vấn đề này một cách đầy đủ, hệ thống

1.2 Vấn đề nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới

Các thể thơ truyền thống trong Thơ mới, nhất là các thể lục bát (LB), song

thất lục bát (STLB), ảnh hưởng của thể hát nói (HN) đến thể 8 chữ, và thơĐường luật (ĐL), được nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm Trước 1945,

Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu bước đầu khảo sát âm luật cùng thể cách Thơ mới Hoài Thanh trong Một thời đại trong thi ca ít nhiều chú ý nhận diện một số thể thơ dân tộc trong Thơ mới Đặc biệt nhất phải kể đến ý kiến của chính những người đương thời Thơ mới bàn về Thơ mới, trong đó vấn

đề các thể truyền thống cũng được đề cập rải rác ở một vài khía cạnh

Từ 1945 đến 1986, một số công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công

phu về Thơ mới có tìm hiểu vấn đề này Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học

sử giản ước tân biên có chú ý “sự đổi mới về thể cách” của Thơ mới Đến 1971, vấn đề nghiên cứu các thể thơ trong Thơ mới đạt một bước tiến mới, được đánh

Trang 7

dấu bởi sự ra đời của công trình Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại (Bùi

Văn Nguyên, Hà Minh Đức) Bên cạnh việc khảo sát, phân tích khá thuyết phụcmột số đặc trưng thi pháp của các thể truyền thống, Hà Minh Đức đã có những ýkiến sâu sắc về chức năng, nội dung các thể thơ này trong thời đại mới

Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, vấn đề các thể thơ truyền thống

trong Thơ mới ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong

đó, ĐL, LB, 8 chữ (vốn thoát thai từ HN) là những thể được ưu tiên nghiên cứu

hàng đầu Các bài viết riêng về các thể thơ đăng trên các báo, tạp chí, website

nở rộ… Các chuyên luận, chuyên khảo, giáo trình dùng trong các trường đạihọc, nhất là các tuyển tập, công trình, luận án nghiên cứu có chú ý các thể

truyền thống của Thơ mới Trong Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam, Trần Đình Sử chú ý đến việc cách tân loại hình câu thơ của Thơ mới Nguyễn Bá Thành với Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại khẳng định

công lao “phát triển, hoàn chỉnh và cải tiến các thể thơ dân tộc” của phong trào

Thơ mới Vũ Tuấn Anh trong các công trình Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định đã đề cập đến “sự hoàn chỉnh và tính năng động của thể loại trong đời sống văn học 1930 - 1945” Với Loại hình câu thơ của Thơ mới và Thể 8 tiếng trong thơ Việt Nam, Lê Tiến Dũng đã đưa ra những ý kiến mới về sự vận động, tiếp thu thể thơ truyền thống, sự sáng tạo thể thơ 8 chữ Thơ mới

và so sánh sự khác nhau của một số thể thơ mới và thơ cũ, Rất đáng chú ý làcác công trình nghiên cứu theo hướng chuyên sâu về các thể loại văn học dân

tộc Phan Diễm Phương trong Lục bát và song thất lục bát đi sâu khảo sát,

phân tích các đặc trưng cơ bản về chức năng, nội dung và hình thức thi phápcủa thể LB, trong đó có sáng tác của một số nhà thơ mới Tác giả cũng cónhững cắt nghĩa thuyết phục về số phận trái ngược của hai thể LB và STLB

trong Thơ mới nói riêng và thơ hiện đại nói chung Nguyễn Đức Mậu trong Thể loại hát nói trong sự vận động của lịch sử văn học nhìn thấy mối liên hệ xa

gần giữa HN với thể thơ 8 chữ trong biểu đạt nội dung về con người cá nhân cá

thể Còn Hoàng Sĩ Nguyên trong Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể loại tìm hiểu tiến trình vận động của các thể thơ Lê Thị Anh trong Thơ mới

Trang 8

với thơ Đường dày công khảo sát, phân tích sự tiếp thu nhiều mặt của Thơ mới

đối với thơ Đường, từ cấp độ hình thức đến nội dung cảm hứng, trong đó có

khảo chứng các thể ĐL, cổ phong (CP) được dùng trong Thơ mới, v.v… Nhìn chung, Thơ mới và vấn đề thể thơ của Thơ mới đã có một bề dày lịch sử nghiên

cứu, phân tích, đánh giá Tuy nhiên, chung quanh việc nghiên cứu các thể thơ

truyền thống của Thơ mới vẫn còn nhiều bỏ ngỏ Vì vậy, vấn đề này vẫn cần

phải được tiếp tục nghiên cứu trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìntoàn diện, chuyên biệt hơn

Chương 2

VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG

TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945 2.1 Nhìn chung về loại hình Thơ mới 1932 – 1945

2.1.1 Hiện tượng Thơ mới 1932 - 1945 trong lịch sử thơ ca dân tộc

Sự xuất hiện của Thơ mới là một sự kiện thiết yếu đối với lịch sử thơ ca dân

tộc, nó giải phóng thơ Việt thoát khỏi những khuôn khổ mang tính quy phạmchặt chẽ của loại hình thơ trung đại để bước sang phạm trù hiện đại với mộtloại hình thơ mang “tinh thần tự do”, tự do về biểu hiện tư tưởng, cảm hứng, tự

do về cách thức thể hiện Với ý nghĩa đó, Thơ mới xứng đáng là cuộc cách tân

thơ ca lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX

2.1.2 Loại hình Thơ mới 1932 - 1945, nhìn từ góc độ thể thơ

2.1.2.1 Thơ mới 1932 - 1945, một cuộc cách tân về thể thơ

Thơ mới thực sự là một cuộc cách tân về thể thơ Thơ mới đã kế thừa và phát

triển các thể thơ cổ truyền dân tộc, tân tạo các thể thơ vay mượn, đồng thờisáng tạo những hình thức mới thích hợp biểu hiện “dòng cảm xúc mới” củathời đại

2.1.2.2 Hệ thống thể thơ của Thơ mới 1932 - 1945

Khái niệm thể loại (hay thể, thể tài) chỉ dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác

phẩm văn học, đấy là các dạng thức tổ chức ngôn ngữ thành những hình thức

Trang 9

nghệ thuật riêng biệt, thể hiện cách cảm nhận và thái độ, tình cảm của conngười về các hiện tượng đời sống

Hệ thống thể thơ của Thơ mới hết sức đa dạng, phong phú; chủ yếu quy tụ vào hai hệ thống lớn: hệ thống thể thơ thuần Việt và hệ thống thể thơ du nhập.

Trong đó, phổ biến nhất là các thể 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, LB, hợp thể và tự do,

2.2 Vị thế của các thể truyền thống trong “bảng” thể thơ của Thơ mới 2.2.1 Một vài giới thuyết về thể thơ truyền thống trong Thơ mới

Khái niệm thể thơ truyền thống nhằm chỉ những thể thơ từng tồn tại trong lịch sử văn học dân tộc trước Thơ mới 1932 - 1945 Trong hệ thống thể thơ

truyền thống này gồm có các thể thơ du nhập (hay ngoại nhập / vay mượn) từ

Trung Quốc và các thể thơ thuần Việt (hay dân tộc / nội sinh)

2.2.2 Tỉ lệ, dung lượng, số lượng và dạng thức tồn tại của các thể truyền

thống trong Thơ mới 1932 - 1945

Thống kê và tổng hợp tất cả các tác phẩm thuộc các thể thơ truyền thống sẽ cho chúng ta một kết quả thú vị Hệ thống thể thơ truyền thống trong Thơ mới

chiếm số lượng tương đối: 280/1072 tác phẩm Trong đó, tương quan giữa hainhóm thể thơ truyền thống du nhập và thuần Việt là: 113/167 tác phẩm Ởnhóm thể thơ truyền thống du nhập, thể ĐL vẫn được các nhà thơ mới quantâm sử dụng, nhiều nhất là dạng thất ngôn bát cú: 53 bài; thứ đến là thất ngôn

tứ tuyệt: 47 bài Riêng thể ngũ ngôn ĐL ít được chú ý, ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 bài,ngũ ngôn bát cú không có tác phẩm nào Về dung lượng, tất nhiên các bài ĐL

Thơ mới không thể vượt quá khuôn câu, chữ đã được quy định Tuy nhiên, một

số tác giả đã kéo dài khuôn khổ bài thơ ĐL bằng cách viết theo lối “thập thủ

liên hoàn” Cách thức tồn tại của thể ĐL trong Thơ mới khá biến hóa: có khi ở

dạng nguyên thể, có khi kết hợp xen kẽ với các thể thơ khác tạo thành dạnghợp thể, kịch thơ, Ngoài ra, một số biệt thể khác của thơ ĐL cũng được cácnhà thơ mới thể nghiệm, số lượng ít và dung lượng nhỏ Thể hành CP vẫn cósức hấp dẫn đối với một số nhà thơ mới (Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Bích Khê,Phan Văn Dật, ) Số ít thể thơ cũ khác du nhập từ Trung Hoa như phú, văn tế,

từ khúc cũng được điểm mặt

Trang 10

Ở hệ thống thể thơ truyền thống thuần Việt, tiêu biểu nhất là thể LB, chiếm

số lượng khá lớn: 148 bài (13,81%) Dung lượng các tác phẩm LB Thơ mới nhìn chung là nhỏ LB Thơ mới tồn tại dưới hai dạng khác nhau: dạng nguyên

thể (các dòng thơ dắt nối nhau từ đầu đến cuối tạo thành những bài thơ trọn

vẹn: Tiếng sáo thiên thai - Thế Lữ, Buồn đêm mưa - Huy Cận); dạng phối xen

(các dòng LB phối hợp và xen kẽ với các thể thơ khác để làm thành bài thơ)

Song song với LB, trong bảng thể thơ của Thơ mới còn có sự hiện diện của thể

STLB, nhưng số lượng góp mặt của thể này không đáng kể: 18 bài (1,68%)

Các bài STLB toàn vẹn đều có quy mô nhỏ Riêng thể HN, trong Thơ mới

không có bài nào viết theo thể thơ này Nhưng theo nhận định của số đông giớinghiên cứu hiện nay, thể HN được xem là tiền thân của thể 8 chữ do các nhàthơ mới sáng tạo nên Thể 8 chữ chiếm giữ một số lượng rất lớn trong hệ thống

thể thơ của Thơ mới: 277/1072 tác phẩm (25.84%) Khuôn khổ các bài thơ 8

chữ tương đối rộng mở Hầu hết 277 bài đều ở dạng nguyên thể (toàn câu 8chữ), thi thoảng có sự đan xen một số câu có số chữ nhiều hoặc ít hơn 8 chữ doyêu cầu của tâm trạng, nhưng số này không nhiều Thể 8 chữ còn xen vào 35bài thơ thuộc nhiều thể khác nhau làm cho sự biểu hiện cảm xúc càng thêmphong phú Ngoài ra, còn có một số thể thơ dân tộc khác cũng tham gia vào

Thơ mới nhưng số lượng rất ít

Nhìn chung, các thể thơ truyền thống đều được nhiều nhà thơ mới khai thác,sử dụng với những tỉ lệ, số lượng và hình thức nhất định, góp phần tạo nên vị

trí, diện mạo riêng trong Thơ mới 1932 - 1945.

2.2.3 Khả năng lôi cuốn độc giả của các thể thơ truyền thống trong sự

“cạnh tranh” với các thể thơ khác của Thơ mới 1932 - 1945

Qua thống kê và khảo sát số lượng, tỉ lệ các thể truyền thống trong Thơ mới,

luận án rút ra một số nhận xét khái quát: Trong khả năng có thể, các nhà thơmới đã cố gắng thể nghiệm một cách phong phú, đa đạng nhất các thể thơtruyền thống Xét tương quan giữa hai hệ thống thể thơ, các thể truyền thốngthuần Việt chiếm tỷ lệ áp đảo Trong đó, thể LB, bước sang thời hiện đại, vẫnduy trì được sức sống của mình LB chiếm một vị trí quan trọng (148 tác phẩm,chiếm 13.81%) Đặc biệt LB còn chiếm ưu thế hơn hẳn thể thơ tự do LB hấp

Trang 11

dẫn khá nhiều nhà thơ mới Thậm chí nhiều người đạt con số hàng chục bài(Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, ) Có những tácphẩm LB đạt giá trị cổ điển, có sức sống trường tồn Thực tế này khẳng định,

LB - một thể thơ cổ truyền của dân tộc đến thời hiện đại trong thế cạnh tranh

với nhiều thể khác của Thơ mới vẫn có vị thế vững chắc trên thi đàn STLB

thưa vắng hẳn Số tác giả tìm đến với thể thơ này cũng rất ít Điều đáng bận

tâm là trong Thơ mới chưa có tác phẩm STLB nào gây được “tiếng vang” Trong Thơ mới, mặc dù HN gần như vắng bóng, nhưng “con đẻ” của nó - thể 8

chữ lại rất được ưa chuộng Với con số không nhỏ 277/1072 tác phẩm, thể 8chữ đã chiếm vị trí phổ biến thứ hai sau thể 7 chữ, gần gấp đôi thể LB và vượt

xa các thể STLB, ĐL, thể hành trong hệ thống thể thơ của Thơ mới Phạm vi

tham gia của thể thơ này hết sức rộng rãi, nó có mặt trong hơn 35 bài thơ phốixen từ nhiều thể thức khác nhau và tham gia vào sáng tác của 29/89 tác giả có

mặt trong Thơ mới 1932 - 1945 Có những nhà thơ chỉ chủ yếu sáng tác bằng

thể 8 chữ và tỏ ra rất có sở trường về thể thơ này Nó là bộ phận quan trọng

trong sáng tác của các nhà thơ mới tiêu biểu (Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy

Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, ) Với nhóm những nhà thơ tả chân thì có thểnói đây là thể thơ “đặc sản” của họ

Đối với các thể truyền thống du nhập, thể ĐL, nhất là thất ngôn bát cú, đượccác nhà thơ mới tìm cách khôi phục nhưng không mấy thành công Dù đã cốgắng khơi dậy “mùa cổ điển”, nhiều tác giả như Quách Tấn, Vân Đài, J.Leiba,

… cũng đạt được một số bài thơ hay, nhưng xét về đại thể không cứu vãn đượcmột hình thức thơ không còn phù hợp với thời đại nữa Tuy nhiên, với sự sángtạo linh hoạt của các nhà thơ mới, hồn cốt thể thơ Đường vẫn được bảo lưu

trong các bài thơ 5 chữ, 7 chữ hiện đại của Thơ mới Nhiều câu thơ, khổ thơ 5

chữ, 7 chữ mang dáng dấp của một câu thơ hay một bài thơ luật thất ngôn tứtuyệt Các thể du nhập khác (phú, văn tế, từ khúc) không phát triển Thể hành

CP số lượng ít, thu hút không nhiều người sáng tác nhưng để lại những thi

phẩm ấn tượng, có giá trị (Tống biệt hành - Thâm Tâm, Tráng sĩ hành - Phan Văn Dật, Bài hành phương Nam - Nguyễn Bính,…).

Trang 12

Những điều trên, bước đầu cho phép khẳng định khả năng tồn tại và sức hấpdẫn mạnh mẽ của các thể thơ truyền thống, đặc biệt là thể truyền thống thuầnViệt, trong thế cạnh tranh với các thể thơ khác của thơ hiện đại.

2.3 Vai trò của các thể thơ truyền thống đối với Thơ mới 1932 - 1945

Một cái nhìn tổng quát về hệ thống các thể thơ của phong trào Thơ mới như

trên bước đầu cho phép khẳng định phần nào vị thế, vai trò đặc biệt quan trọng

của các thể thơ truyền thống trong việc tạo nên diện mạo và đặc sắc của Thơ mới nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung Sự hiện diện của hệ

thống thể thơ truyền thống rõ ràng là khó có thể thay thế trong việc tạo nên tính

phong phú, đa dạng cho một loại hình Thơ mới - hiện đại, là bằng chứng khẳng

định chắc chắn con đường đi đến hiện đại của thơ Việt là con đường tiếp nối vàkế thừa truyền thống (tiếp nối và kế thừa trên cơ sở làm mới và cách tân)

Ngoài ra, các thể thơ truyền thống trong Thơ mới còn có vai trò “điều tiết” giữa

“cái cổ điển” và “cái hiện đại” cho một loại hình thơ “mới”

Chương 3 CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG

TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945

3.1 Khái luận về chức năng và nội dung của các thể thơ

Nội hàm khái niệm chức năng nhằm chỉ khả năng, vai trò, nhiệm vụ của một

thể thơ trong việc biểu biện một nội dung nhất định nào đó Nội dung của thểthơ chỉ “cái được biểu đạt” của thể thơ bao hàm các hiện tượng của đời sống(xã hội, tự nhiên, con người, v.v…), các thông điệp ý nghĩa mà thể thơ đó quantâm nhận thức, chuyển tải…

3.2 Các thể truyền thống trong lịch sử thơ ca dân tộc trước Thơ mới 3.2.1 Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập

Trang 13

chặt chẽ; khả năng trữ tình, biểu cảm rất lớn Âm điệu chung là “trữ tình biphẫn”

3.2.2 Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt

3.2.2.1 Lục bát

LB là thể thơ dân tộc, mang cốt cách thuần túy Việt Nam Nó là thể thơ của

ca dao, của hàng trăm tác phẩm truyện thơ Nôm mà đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du Thể LB trong văn học viết Việt Nam tồn tại và phát triển

qua ba thời kỳ lớn: XV - XVII, XVIII - XIX, đầu XX đến nay Chức năng vànội dung nổi bật nhất của thể LB trong văn học viết trung đại Việt Nam, nhất làở bộ phận truyện thơ Nôm là tự sự Bên cạnh chức năng kể chuyện, tự sự, thể

LB còn chứng tỏ khả năng bộc lộ những cảm xúc trữ tình

3.2.2.2 Song thất lục bát

STLB là thể thơ cách luật thuần túy Việt Nam, từng là thể chủ yếu của ngâmkhúc Thơ STLB trong văn học Việt Nam tồn tại và phát triển qua ba thời kỳlớn: XV – XVII, XVIII – XIX, đầu thế kỷ XX đến nay Đặc trưng chức năng

và nội dung thể STLB cổ truyền đã được khẳng định là: chức năng trữ tình vớinội dung bày tỏ tâm sự hồi cố, bi ai (thể hiện rõ trong các khúc ngâm) Về cơbản “trữ tình” trong STLB đặc biệt ở ngâm khúc là loại “trữ tình gián tiếp”, là

“tự tình”

Ngày đăng: 30/08/2014, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w