1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)

168 327 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (LA tiến sĩ)

Trang 1

TRẦN VĂN NAM

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊUTRONG THƠ MỚI

1932 - 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 2

TRẦN VĂN NAM

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊUTRONG THƠ MỚI

1932 - 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã ngành: 9 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lý Toàn Thắng

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017

Tác giả luận án Trần Văn Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng quý thầy cô ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, động viên, nhiệt tình giúp đỡ

và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Lý Toàn Thắng, người thầy đã cho tôi nền tảng tri thức, kinh nghiệm và lòng ham nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân và bạn bè đã động viên, tiếp sức để tôi

có được kết quả như hôm nay

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017

Tác giả luận án Trần Văn Nam

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa của đề tài 4

7 Bố cục của luận án 4

Chương 1:TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thi ca 5

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thi ca 8

1.2 Cơ sở lý luận 9

1.2.1 Khái quát về ẩn dụ 9

1.2.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống 9

1.2.1.2 Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận 12

1.2.1.3 Ý niệm và cấu trúc ý niệm 13

1.2.1.4 Cấu trúc của ẩn dụ ý niệm 14

1.2.1.5 Các loại ẩn dụ ý niệm 15

1.2.2 Một số nội dung khác của ngôn ngữ học tri nhận 18

1.2.2.1 Cách thức tạo lập ẩn dụ ý niệm 18

1.2.2.2 Nghiệm thân 22

1.2.2.3 Lược đồ hình ảnh 25

1.2.2.4 Không gian tinh thần 27

1.2.2.5 Tính tương hòa văn hóa trong ẩn dụ ý niệm 29

Trang 6

1.2.2.6 Sự khác biệt giữa ẩn dụ ý niệm đời thường và ẩn dụ ý niệm trong

thi ca 32

1.3 Tiểu kết 34

Chương 2: HỆ THỐNG ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ MỚI 36

2.1 Xác lập ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới qua biểu thức thơ (trong Thi nhân Việt Nam) 36

2.2 Các miền nguồn của ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 38

2.2.1 Các miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích 38

2.2.2 Các thuộc tính miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích 43

2.2.2.1 Miền nguồn là CĂN BỆNH 43

2.2.2.2 Miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH 46

2.2.2.3.Miền nguồn là SỰ GẦN GŨI 49

2.2.2.4.Miền nguồn là CÂY CỎ 53

2.2.2.5 Miền nguồn là SỰ NGÂY NGẤT 57

2.2.2.6 Miền nguồn là RƯỢU 59

2.2.2.7 Miền nguồn là SỢI TƠ 61

2.2.2.8 Miền nguồn là CUỘC CHIẾN 65

2.2.2.9 Miền nguồn là LỬA 68

2.2.2.10 Miền nguồn là CHẤT LỎNG 69

2.2.2.11 Miền nguồn là SỨC MẠNH HỒI SINH 72

2.2.2.12 Miền nguồn là SỢI DÂY 74

2.2.2.13 Miền nguồn là MÙI HƯƠNG 76

2.2.2.14.Miền nguồn là KHÖC CA 78

2.2.2.15 Miền nguồn là HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 80

2.2.2.16 Miền nguồn là DÕNG SÔNG 81

2.2.2.17.Miền nguồn là VẬT MỎNG MANH 83

2.2.2.18.Miền nguồn là VẬT TRAO ĐỔI 85

2.2.2.19 Miền nguồn là TRÕ CHƠI 87

2.2.2.20 Miền nguồn là SỨC MẠNH VẬT LÝ 89

Trang 7

2.2.2.21 Miền nguồn là MA LỰC 90

2.3 Tiểu kết 91

Chương 3: NÉT RIÊNG VỀ CÁCH Ý NIỆM HÓA TÌNH YÊU TRONG THƠ MỚI 93

3.1 Nét khác biệt về cách ý niệm hóa tình yêu trong Thơ trung đại và Thơ mới 93

3.1.1 Chất liệu kiến tạo miền Nguồn 94

3.1.2 Cách ý niệm hóa tình yêu 99

3.1.2.1 Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH 99

3.1.2.2 Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 103

3.1.2.3 Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ 107

3.2 Nét khác biệt về cách ý niệm hóa tình yêu của Nguyễn Bính và Xuân Diệu 116

3.2.1 Sự hiện diện của hệ thống nhân vật trữ tình 117

3.2.2 Hệ thống từ ngữ chỉ thuộc tính các ánh xạ miền Nguồn 120

3.2.3 Cách thức ý niệm hóa tình yêu 124

3.2.3.1.Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH 125

3.2.3.2 Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 128

3.2.3.3.Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA 131

3.2.3.4.Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ 136

3.2.3.5.Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY 138

3.2.3.6.Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ RƯỢU 139

3.2.3.7.Các kiểu ẩn dụ ý niệm khác về tình yêu 140

3.3 Tiểu kết 144

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

DANH MỤC TƯ LIỆU KHẢO SÁT 158

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 36 Bảng 2.2: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền nguồn CĂN BỆNHđến miền đích

TÌNH YÊU 43 Bảng 2.3: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn

dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH 44 Bảng 2.4: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀ CUỘC

HÀNH TRÌNH 46 Bảng 2.5: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn

dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 47 Bảng 2.6: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 49 Bảng 2.7: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn

dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 50 Bảng 2.8: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ 54 Bảng 2.9: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn

dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ 54 Bảng 2.10: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền nguồn SỰ NGÂY NGẤTđến miền đích

TÌNH YÊU 57 Bảng 2.11: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT 58 Bảng 2.12: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ RƢỢU 59 Bảng 2.13: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ RƢỢU 60 Bảng 2.14: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ 61 Bảng 2.15: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ 62 Bảng 2.16: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN 65 Bảng 2.17: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN 66

Trang 9

Bảng 2.18: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA 68 Bảng 2.19: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA 68 Bảng 2.20: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CHẤT LỎNG 70 Bảng 2.21: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG 70 Bảng 2.22: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀSỨC MẠNH

HỒI SINH 72 Bảng 2.23: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀSỨC MẠNH HỒI SINH 73 Bảng 2.24: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY 74 Bảng 2.25: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY 75 Bảng 2.26: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm MÙI HƯƠNG 77 Bảng 2.27: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MÙI HƯƠNG 77 Bảng 2.28: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÖC CA 78 Bảng 2.29: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trongẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÖC CA 79 Bảng 2.30: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀHIỆN TƯỢNG

TỰ NHIÊN 80 Bảng 2.31: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trongẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 80 Bảng 2.32: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ DÕNG SÔNG 81 Bảng 2.33: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ DÕNG SÔNG 82 Bảng 2.34: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀ VẬT MỎNG

MANH 83 Bảng 2.35: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT MỎNG MANH 84

Trang 10

Bảng 2.36: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT

TRAO ĐỔI 85 Bảng 2.37: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI 86 Bảng 2.38 Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI 87 Bảng 2.39: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI 88 Bảng 2.40: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀSỨC MẠNH

VẬT LÝ 89 Bảng 2.41: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẬT LÝ 89 Bảng 2.42: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀMA LỰC 90 Bảng 2.43: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong

ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MA LỰC 90 Bảng 3.1: Các phạm trù hình ảnh kiến tạo miền Nguồn trong các biểu thứcẩn

dụ ý niệm về tình yêu trong thơ trung đại và thơ mới 95 Bảng 3.2: Hệ thống phạm trù nhân vật trữ tình xuất hiện trong các ẩn dụý niệm

về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Xuân Diệu 118

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Các nhà ngôn ngữ học truyền thống quan niệm, ẩn dụ hình thành dựa trên sự

so sánh ngầm Đây chính là điểm để phân biệt ẩn dụ và so sánh Như vậy, ẩn dụ chỉ được nghiên cứu trong lĩnh vực phong cách học hay tu từ học và ẩn dụ chỉ thuộc về bản thân ngôn ngữ.Nếu ngôn ngữ học cấu trúc chỉ quan tâm trước hết đến bản thân ngôn ngữ một cách khuôn mẫu thì ngôn ngữ học tri nhận còn quan tâm đến những quá trình tri nhận/tinh thần (như tri giác, tư duy, kí ức, chú ý ) mà ngôn ngữ vốn cũng là một thành phần trong những quá trình đó và chịu sự tương tác với chúng Các nhà ngôn ngữ học tri nhận chỉ ra rằng, ẩn dụ là một hoạt động thường xuyên

của tư duy Trong cuốn “Metaphors We Live By” xuất bản năm 1980, Lakoff và

Johnson đã chứng minh ẩn dụ không chỉ đơn giản là dùng sự vật này để gọi tên sự vật khác Vì thế, áp dụng lý thuyết tri nhận vào nghiên cứu văn chương đã trở thành một phong trào có sự lôi cuốn đặc biệt trên toàn thế giới

Thời gian gần đây ở Việt Nam, tìm hiểu thơ ca theo lý thuyết tri nhận là một hướng đi có sức thu hút lớn Một số nhà ngữ học trẻ quan tâm nghiên một số tác giả riêng lẻ của phong trào Thơ mới như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Bính Dễ thấy, Thơ mới là phong trào đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ nhưng đều xuất hiện chủ yếu trong các giáo trình văn học hoặc các chuyên khảo mang tính tổng hợp được nhìn từ góc độ thể loại, thi pháp Trong các công trình nghiên cứu đó, Thi nhân Việt Nam là công trình có giá trị, đã tổng hợp và đánh giá tương đối quy mô, toàn diện đối với phong trào Thơ mới Đặc biệt, mỗiphần giới thiệu về một nhà thơ,tác giả Thi nhân Việt Nam làm toát lên nét đặc sắc nhất tạo phong cách riêng của từng người

Tình yêu là chủ đề tiêu biểu nhất góp phần làm nổi bật cái Tôi độc đáo trong Thơ mới Với công trình của mình, người nghiên cứu giúp độc giả thấy được sự sáng tạo mới mẻ về từ ngữ, hình ảnh cũng như tư duy của các nhà Thơ mớiqua cách

ý niệm hóa tình yêu Vì lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề "Ẩn dụ ý niệm về tình

yêu trong Thơ mới 1932 - 1945" làm đề tài nghiên cứu của luận án

Trang 12

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

- Góp phần khẳng định tính đúng đắn của việc áp dụng lý thuyết tri nhận vào nghiên cứu thi ca Đồng thời đây cũng là quá trình thực hành để kiểm nghiệm giả thuyết về mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa và tư duy trong thi ca dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, từ đó thấy được giá trị của ẩn dụ ý niệm trong thi ca

- Qua so sánh đối chiếu với hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu ở một số tác phẩm thơ trung đại tiêu biểu, người viết chỉ ra được sự độc đáo trong cách ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới gắn với lối tư duy thời đại; đồng thời qua so sánh các ẩn dụ ý niệm tình yêu của hai nhà thơ Xuân Diệu và Nguyễn Bính để chỉ

ra được sự khác biệt rõ rệt về tư duy ngay trong nội bộ các nhà Thơ mới khi ý niệm hóa tình yêu Chính sự khác biệt ấy đã tạo nên cá tính của mỗi nhà thơ

2.2 Nhiệm vụ

Từ mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tập hợp có lựa chọn các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án và tổng hợp một số quan điểm về tình cảm cũng như các vấn đề liên quan đến đối tượng khảo sát

- Tổng hợp, phân loại và thiết lập các mô hình ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ mới, thơ Nguyễn Bính và thơ Xuân Diệu trước năm 1945

- Phân tích cơ chế chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích dựa trên những thuộc tính đặc trưng tiêu biểu nhất Đồng thời, lý giải cũng như phân tích các lược

đồ tri nhận trong thơ mới để thấy được vẻ đẹp con người tinh thần của các nhà thơ qua hệ thống ý niệm về tình yêu cũng như thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tư duy

- So sánh đối chiếu các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong sáng tác của các nhà Thơ mới với các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ trung đại,đồng thời so sánh ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Xuân Diệu để thấy được

cá tính sáng tạo của các tác giả thơ mới cũng như sự khác biệt rõ rệt ngay trong nội

bộ các nhà Thơ mới

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thời kỳ Thơ mới

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thi nhân Việt Nam có thể có nhiều loại Tuy

nhiên, với khuôn khổ của Luận án, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một loại ẩn

dụ ý niệm về tình yêu đó là ẩn dụ cấu trúc Bởi vì, ẩn dụ cấu trúc là dạng tiêu biểu

và xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm thơ mới

4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

- Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả được dùng để diễn đạt chính

xác các hiện tượng ngôn ngữ (cơ chế ẩn dụ hóa, quy trình chiếu xạ, miền nguồn và miền đích, sự tương đồng giữa miền nguồn và miền đích ) Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp giải thích hợp lý các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ

- Thủ pháp so sánh: Trong quá trình phân tích các ẩn dụ ý niệm, chúng tôi

tiến hành so sánh cách ý niệm hóa tình yêu của các nhà thơ qua việc sử dụng các kiểu ẩn dụ ý niệm hoặc việc sử dụng cùng một kiểu ẩn dụ ý niệm, để từ đó chỉ ra nhãn quan độc đáo của mỗi người trong quá trình ý niệm hóa tình yêu Đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra sự khác biệt về lối tư duy riêng, độc đáo mang tính thời đại của các nhà thơ Với phương pháp này, nét riêng trong cách ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới được thể hiện một cách đa chiều và bộc lộ rõ nét hơn

- Thủ pháp thống kê, phân loại:Thủ pháp phân loại được dùng để phân loại

các ẩn dụ theo các tiêu chí cụ thể để quy chúng về các kiểu ẩn dụ ý niệm tiêu biểu Còn thủ pháp thống kê được sử dụng để chỉ ra mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ

ý niệm về tình yêu trong Thi nhân Việt Nam, trong thơ Xuân Diệu và thơ Nguyễn

Bính trước năm 1945

- Thủ pháp phân tích định tính: Thủ pháp này dùng để phân tích các ẩn dụ ý

niệm, các quá trình chiếu xạ trong các lược đồ tri nhận, nhất là các thuộc tính khác nhau trong lược đồ tri nhận Phân tích định tính giúp người viết mô tả các ý niệm kết hợp với số lượng các ẩn dụ nhằm minh họa cụ thể xu hướng, mô hình các ý niệm ẩn dụ trong sáng tác của các nhà Thơ mới

- Ngoài ra, một số thủ pháp sau đây của ngôn ngữ học tri nhận cũng được vận

dụng, đó là: thủ pháp nội quan (phán đoán, suy luận), thủ pháp phân tích ý niệm (dựa

Trang 14

vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa để thấy được những cách ý niệm hóa riêng của các nhà Thơ mới trong việc biểu đạt tình yêu)

5 Phạm vi tư liệu khảo sát

Với đề tài này, chúng tôi chọn các tư liệu sau để khảo sát:

1/ Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân)

2/ Thơ Xuân Diệu (Trước năm 1945)

3/ Thơ Nguyễn Bính (Trước năm 1945)

4/ Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)

5/ Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm)

6/ Truyện Kiều (Nguyễn Du)

6.Ý nghĩa của đề tài

- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống

về đề tài tình yêu của các nhà thơ trong thời kỳ Thơ mới 1932 - 1945 dưới ánh sáng của ngôn ngữ học tri nhận Qua đó, người viết chỉ ra nét mới mẻ, độc đáo cũng như

cá tính sáng tạo của các tác giả thời kỳ Thơ mới qua cách ý niệm hóa tình yêu

- Luận án góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy ngôn ngữ học nói chung cũng như ngôn ngữ học tri nhận nói riêng trong nhà trường

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

Chương 2: Hệ thống ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới

Chương 3: Nét riêng về cách ý niệm hóa tình yêu trong Thơ mới

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thi ca

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Từ những năm 1980 của thế kỷ XX, công trình Metaphors We Live By

(Chúng ta sống bằng ẩn dụ) của Lakoff và Johnson trở thành kiệt tác trí tuệ của

nhân loại với lý thuyết về ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận) Đây là cuốn sách đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển một xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác Cũng từ đây, một hướng nghiên cứu

mới của ngôn ngữ học được đặt ra đó là lấy con người làm trung tâm - " dĩ nhân vi

trung ", làm đối tượng để nghiên cứu Có rất nhiều nhà khoa học cho rằng, ẩn dụ ý

niệm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thân thể như Lakoff (1987), Kovecses (1986), Srinivas (1997), Nrayanan (1997) Tuy nhiên, mỗi một tác giả lại đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể trong cấu trúc của ý niệm Có thể tóm lược lịch sử nghiên cứu và những cội nguồn lí thuyết về ẩn dụ ý niệm trên thế giới như sau:

- Ngữ nghĩa „Khung‟ (Frame semantics) của Fillmore (1982), (1985); Sweettser (1990)

- Lí thuyết về các „Miền‟ (Domains) ý niệm của Langacker (1986), (1990), (1991)

- Lí thuyết „điển dạng‟ (prototype) của E.Rosch, (Rosch 1977)

Đối với Lakoff, Johnson và M.Turner đồng quan điểm khi chỉ ra rằng ẩn dụ

ý niệm giúp chúng ta hiểu được các khái niệm trừu tượng qua những kinh nghiệm

cá nhân và đánh giá cao vai trò của các quá trình nghiệm thân trong cách chúng ta nhìn về thế giới (Lakoff, Johnson 1980 ; Lakoff 1987 ; Turner 1996) Gerard Steen (1999) [74] và Stockwell (2002) [86] đều khẳng định ẩn dụ ý niệm trong thơ là một cách tiếp nhận mới về văn học Cách tiếp nhận này có liên quan đến ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận và tâm lý để lĩnh hội một văn bản văn học Liza Freedman Weisberg (2012) [83] cho rằng, ẩn dụ tồn tại đa dạng trong mọi loại hình ngôn ngữ, trong thơ ca cũng như trong lời nói hằng ngày Cùng quan điểm trên, Linda

Trang 16

L.Berger (2013) [82] đưa ra sự so sánh đầy hình tượng để minh chứng sự tồn tại đa dạng của ẩn dụ đó là ẩn dụ trong pháp luật như trong thơ và mệnh đề ngôn ngữ Theo tác giả, ẩn dụ như là một phương tiện để giải thích các mối quan hệ giữa luật

và ngôn ngữ Một số nhà ngôn ngữ học tri nhận quan niệm, ẩn dụ trong thơ ca có cơ chế tư duy như trong lời nói thông thường Vì vậy, khám phá văn bản thơ là một hướng đi đúng đắn cho quan điểm khảo sát này Như vậy có thể nói, ẩn dụ tràn lan trong các lĩnh vực của cuộc sống con người Và nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong thơ

ca là một con đường còn đang thiếu dấu chân của những người khai phá

Kovecses (2002) [76, tr.49- 62] dành trọn vẹn chương 4 để nói về ẩn dụ ý

niệm trong văn chương (Metaphor in literature) Trong chương này, tác giả chỉ ra

mối quan hệ giữa ẩn dụ ý niệm thông thường với ẩn dụ ý niệm trong văn chương Kovecses khẳng định: ẩn dụ ý niệm trong văn chương bắt nguồn từ ẩn dụ ý niệm nói chung và các nhà văn, nhà thơ không sáng tạo ra ẩn dụ ý niệm mới mà chỉ vận dụng sáng tạo ẩn dụ ý niệm trong việc tạo ra các hình ảnh ẩn dụ mới Ẩn dụ ý niệm trong thi ca đa nghĩa hơn ẩn dụ ý niệm mà chúng ta sử dụng trong các lĩnh vực khác

Bên cạnh các tác giả tiêu biểu trên còn một số tác giả khác cũng bàn về ẩn dụ

ý niệm trong thi ca như E.Semino, Gavins, G.Steen, J.Culpeper Các nhà nghiên cứu này cũng cho rằng nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thi ca là một hướng nghiên cứu mới, hấp dẫn và thú vị đối với thi ca

1.1.1.2.Nghiên cứu ở trong nước

Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam vẫn là một ngành khoa học còn nhiều miền đất để khai phá Một số tác giả tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này tiêu biểu có Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn Các tác giả này cùng với những thành tựu nghiên cứu khoa học của mình đã giới thiệu và quảng bá lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam và các lý thuyết ấy trở thành nền tảng cơ sở vững chắc cho

sự phát triển của ngành khoa học tri nhận còn non trẻ này

Hiện tại, ẩn dụ ý niệm trong thi ca cũng là vấn đề thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Với Nguyễn Lai, ông gọi ẩn dụ ý niệm là ẩn dụ khái niệm Theo ông, ẩn dụ ý niệm trong thơ không chỉ có chức năng bắt các ý niệm trừu

Trang 17

tượng phải hiện hình mà còn phản ánh tư duy tộc người, phản ánh văn hóa của một dân tộc, tạo ra sự liên kết các phạm trù bằng cảm xúc, trí tuệ của con người

Một số tác giả khác đã khám phá sức mạnh của ngôn ngữ học tri nhận thông qua các sản phẩm văn chương cụ thể tiêu biểu nhất là câu đố, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Có thể kể đến các tác giả như: Lê Đình Tường (2008), Nguyễn Ngọc Vũ (2009), Võ Xuân Hào (2009), Trần Bá Tiến (2012) Tác giả Lưu Trọng Tuấn (2009) [55] có cái nhìn tình yêu trong thi ca qua sự so sánh đối chiếu khái niệm tình yêu với đặc trưng hướng, chiều của không gian Theo tác giả, tình yêu cũng giống như thời gian, nó cũng thiếu vắng các chiều không gian và vì vậy ẩn dụ tình yêu cũng có thể phân thành ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể Với Nguyễn Thị Quyết (2012) [37], trong công trình nghiên cứu của mình tác giả khẳng định ngôn ngữ và con người có một mối quan hệ vô cùng mật thiết, thơ là công cụ đặc biệt để con người biểu đạt suy nghĩ, những trải nghiệm trong cuộc sống, cảm giác của cá nhân người viết và người khác thông qua lớp vỏ ngôn ngữ thâm nhập vào đó để hiểu biết những bình diện tư duy của người viết Tác giả Vũ Thị Sao Chi - Phạm Thị Thu Thùy (2013) [7; 8] đã phân tích hai ý niệm tương phản - nền tảng cho ẩn dụ ý niệm trong thơ Chế

Lan Viên (qua hai tập thơ: Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa) Các tác giả đã đưa ra

hai luận điểm cơ bản nói đến cơ chế của ẩn dụ ý niệm trong mối quan hệ với tư duy con người và cấu trúc của ẩn dụ ý niệm là cấu trúc hai không gian

Ngoài ra, sự xuất hiện của một số luận án, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thơ ca Nhìn chung, các tác giả đều tập trung đi sâu nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm của một tác giả cụ thể dựa trên lý thuyết

của ngôn ngữ học tri nhận Ví dụ: Nguyễn Thị Thùy khai thác Ẩn dụ tri nhận trong

thơ Xuân Diệu, Phạm Thị Thuy Thùy khám pháẨn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên, Phạm Minh Châu khám phá Ẩn dụ tri nhận trong thơ Tố Hữu, Phạm Thị

Hương Quỳnh với Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Quỳnh, hay Nguyễn Thị Bích Hạnh với Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn

Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu, có thể thấy, các nhà Việt ngữ học đã và đang góp phần khẳng định vị thế của ngôn ngữ học tri nhận Qua công trình nghiên cứu của mình, các tác giả không chỉ góp phần làm sáng tỏ lý thuyết tri nhận mà còn khẳng định ẩn dụ ý niệm tồn tại mọi nơi mọi lúc trong xã hội loài

Trang 18

người Tuy nhiên, các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu một tác giả Chính vì

vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 -

1945 là một việc làm cần thiết khi tìm hiểu về sáng tác của một tập thể tác giả

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thi ca

Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thi ca cũng là một trong những mảng tiêu biểu khi áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận Tiêu biểu có thể kể đến một số nhà nghiên cứu với các công trình tiêu biểu như: Phan Văn Hòa và Hồ Trịnh Quỳnh Thư [18] đi sâu vào phân tích ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH; Ngũ Thiện Hùng và Trần Thị Thanh Thảo [19] phân tích bảy ẩn dụ ý niệm về “tình yêu”:TÌNH YÊU LÀ MỘT VẬT THỂ; TÌNH YÊU LÀ MỘT SINH VẬT; TÌNH YÊU LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH; TÌNH YÊU LÀ CHỐN THIÊN ĐƯỜNG; TÌNH YÊU LÀ MỘT TRÕ CHƠI; TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC CHIẾN) Nguyễn Thị Quyết [37] qua cứ liệu thơ hiện đại của tiếng Anh và tiếng Việt, đã nêu ra sáu ẩn dụ ý niệm về tình yêu: TÌNH YÊU LÀ VẬT QUÝ GIÁ; TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH; TÌNH YÊU LÀ CHỦ THỂ CÓ CẢM GIÁC; TÌNH YÊU LÀ MỘT CHUYẾN ĐI/HÀNH TRÌNH; TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ VẬT KẾT NỐI; Tác giả Ly Lan [30, tr.129] đã tổng hợp được 20 ẩn dụ ý niệm phổ biến nhất về tình yêu được sử dụng ở các nước bản ngữ sử dụng tiếng Anh: TÌNH YÊU LÀ CHẤT DINH DƯỠNG; TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH; TÌNH YÊU LÀ NHIỆT; TÌNH YÊU LÀ SỰ HÕA HỢP CỦA HAI NỬA; TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG TRONG BẦU CHỨA; TÌNH YÊU LÀ BẦU CHỨA; TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI; TÌNH YÊU LÀ SỰ GẮN KẾT, RÀNG BUỘC; TÌNH YÊU LÀ SỰ TRAO ĐỔI KINH TẾ; TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ LỰC VẬT LÝ; TÌNH YÊU LÀ ĐỐI THỦ; TÌNH YÊU LÀ CON VẬT BỊ NHỐT; TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHINH CHIẾN; TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI; TÌNH YÊU LÀ MA LỰC; TÌNH YÊU LÀ BỆNH TẬT; TÌNH YÊU LÀ SỰ MẤT TRÍ; TÌNH YÊU LÀ CAO

HỨNG; TÌNH YÊU LÀ ĐẤNG BỀ TRÊN Trong quá thực hiện đề tài Ẩn dụ ý

niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 - 1945, chúng tôi dựa vào kết quả thống kê

Trang 19

của tác giả Ly Lan làm cơ sở để phân loại các kiểu ẩn dụ ý niệm trong Thi nhân Việt

Nam Đồng thời, cũng dựa trên cơ sở phân loại ấy, chúng tôi đối chiếu các kiểu ẩn

dụ ý niệm trong sáng tác của các nhà Thơ mới với sáng tác của các nhà thơ trung đại cũng như đối chiếu trong nội bộ các nhà Thơ mới (Nguyễn Bính và Xuân Diệu)

để thấy được sự mới mẻ, phá cách trong nhận thức mang tính thời đại cũng như sự

độc đáo trong cá tính sáng tác của các nhà Thơ mới

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Khái quát về ẩn dụ

1.2.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống

Ẩn dụ được nghiên cứu từ thời cổ đại với nhiều đường hướng khác nhau như dựa theo thuyết nghĩa đen, theo quan điểm dụng học, quan điểm thay thế Nhưng tựu chung lại, ngôn ngữ học truyền thống nghiên cứu ẩn dụ trên hai phương diện đó là: một phương thức chuyển nghĩa và một biện pháp tu từ Cách hiểu truyền thống cho rằng, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi của hai sự vật, hiện tượng dựa vào sự tương đồng về một đặc điểm nào đó như hình thức, trạng thái, tính chất

Aristotle, một trong những người đi đầu nghiên cứu về ẩn dụ cho rằng ẩn dụ

là một phương thức chuyển nghĩa dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có điểm

tương đồng nào đó Với định nghĩa “Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi” [11,

tr 58], Aristotle đã trở thành người khởi nguồn cho một xu hướng nghiên cứu mới

- Là việc một sự vật diễn đạt như sự tương ứng với một sự vật khác để làm một biểu tượng [16, tr.10]

Với Y.Xtepanop, ông cho rằng: “Khi một từ tuy vẫn còn liên hệ với biểu vật

cũ nhưng lại có thêm một sự liên hệ mới với cái biểu vật mới, thì hiện tượng ngôn ngữ đó gọi là ẩn dụ” [dẫn theo 15, tr.32]

Trang 20

Theo Đại Từ điển Bách khoa Toàn thư Wikipedia: ẩn dụ là ngôn ngữ mà trực tiếp so sánh các chủ thể dường như chẳng liên quan gì nhau Trong trường hợp đơn giản nhất nó có dạng thức: “[Chủ thể thứ nhất] là [Chủ thể thứ hai]” ([The first subject] is a [second subject])

Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng có quan điểm tương tự Ví dụ như:

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên của

một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” [1, tr.54]

Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt (1985) có quan điểm: Ẩn

dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau

Với Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt

các tác giả cho rằng: Ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn lại vế được so sánh Và còn một số nhà nghiên cứu khác tiêu biểu như Cù Đình Tú, Hữu Đạt, Đào Thản cũng có cùng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, có thể cách diễn đạt khác nhau nhưng về bản chất của ẩn dụ theo quan điểm truyền thống là giống nhau

Với tác giả Nguyễn Đức Tồn, ông đã nêu lên bản chất của ẩn dụ theo quan niệm vừa truyền thống vừa tri nhận Ông gọi câu so sánh hai sự vật làm cơ sở cho

ẩn dụ là câu đẳng nhất hay câu đẳng thức với định nghĩa như sau: “Ẩn dụ là phép

thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang

sự vật, hiện tượng thuộc loại khác theo lối loại suy dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa hóa chúng theo đặc điểm thuộc tính nào đó cùng có ở chúng

Có thể công thức hoá hiện tượng ẩn dụ thay thế tên gọi này bằng biểu thức sau:

Trang 21

tượng có điểm tương đồng Dù theo quan điểm nào hay theo lập trường nào đi chăng nữa, tất cả các nhà ngôn ngữ học không thể phủ nhận sức mạnh của ẩn dụ trong các tác phẩm nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vực văn chương Các nhà ngôn ngữ học truyền thống mới chỉ thấy sức mạnh của ẩn dụ ở phương thức diễn đạt, chưa thấy được sức mạnh của ẩn dụ thuộc phạm trù tư duy

Tóm lại, các nhà ngôn ngữ học truyền thống đều nhận thấy bản chất ẩn dụ qua cấu trúc tạo nên nó gồm có hai phần: cái được so sánh (the tenor) và cái so sánh (phương tiện so sánh - vehicle) Cái được so sánh là chủ thể được gán vào nó những thuộc tính, tính chất của cái so sánh Còn cái so sánh là chủ thể mà những thuộc tính, tính chất của nó bị vay mượn Cũng có nhà nghiên cứu như Austin, Feare lại sử dụng thuật ngữ khái quát là phần nền (ground) và phần hình (figure)

để minh họa lại cho định nghĩa của Richard về cái được so sánh (tenor) và cái so sánh (phương tiện so sánh - vehicle) Ví dụ:

All the world‟s a stage,

And all the men and women merely players;

They have their exits and their entrances;

(William Shakespeare, As You Like It)

Đoạn trích dẫn nổi tiếng này là một ví dụ điển hình về ẩn dụ Trong đó, thế

giới (the world) được so sánh với sân khấu (a stage), mục đích là nhằm miêu tả thế giới qua việc hiểu những thuộc tính của sân khấu mà chúng ta đều biết Trong

trường hợp này, thế giới chính là cái được so sánh (the tenor) và sân khấu là cái so

sánh (phần phương tiện so sánh - the vehicle)

Đàn ông và phụ nữ (The men and women) là phần đối tượng so sánh thứ hai

(a secondary tenor) và các diễn viên (players) là phương tiện so sánh cho đối tượng

so sánh thứ hai này

Có thể nói, ẩn dụ được sử dụng giống như một trong những công cụ làm đẹp bậc nhất trong văn chương.Thông qua ẩn dụ người đọc có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương Tuy nhiên, người đọc còn thấy được sự mở rộng các nét nghĩa, sự mở rộng về mặt tư duy, sự giao thoa văn hóa khi ẩn dụ được soi sáng bởi lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận

Trang 22

1.2.1.2 Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận

Ẩn du tri nhận - Ẩn dụ ý niệm (cognitive metaphor - conceptual metaphor) được nghiên cứu cách đây một thời gian dài bởi một số học giả như Kant, Blumenberg và Weinrich Đến những năm 80 của thế kỷ XX Cùng với sự kế thừa

và phát triển thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, công trình “Metaphors We

Live By” của Lakoff và Johnson xuất hiện trở thành xương sống cho các nhà ngôn

ngữ học tri nhận, tạo nên một trào lưu tri nhận phát triển rộng khắp trên thế giới Ẩn

dụ đã được công nhận thuộc phạm trù tư duy, là một thao tác tinh thần giúp con người nhận thức và hiểu biết về hiện thực khách quan sinh động Theo Lakoff và Johnson, bản chất cốt lõi của ẩn dụ chính là hiểu vấn đề này thông qua thuật ngữ của một loại vấn đề khác bởi các ánh xạ được hình thành kết nối giữa hai vấn đề đó Hai tác giả đưa ra một số luận điểm nói về đặc trưng của ẩn dụ ý niệm như sau:

- Ẩn dụ là cơ chế chính mà thông qua đó chúng ta hiểu được những khái niệm trừu tượng và hiện thực tư duy trừu tượng, nền tảng của ẩn dụ ý niệm là các

ý niệm

- Nhiều đối tượng kể từ những điều đơn giản nhất, đời thường nhất đến những lý thuyết khoa học thâm sâu nhất chỉ có thể hiểu được thông qua ẩn dụ

- Ẩn dụ về bản chất là mang tính ý niệm chứ không mang tính ngôn ngữ

- Ngôn ngữ ẩn dụ là sự thể hiện bề mặt của ẩn dụ

- Phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta mang tính ẩn dụ song cách hiểu ẩn

dụ lại dựa trên cơ sở cách hiểu phi ẩn dụ

- Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu đối tượng tương đối trừu tượng hoặc đối tượng phi cấu trúc hóa thông qua đối tượng cụ thể hơn hoặc ít ra thông qua đối tượng đã được cấu trúc hóa cao hơn

- Ẩn dụ chiếu xạ qua các miền ý niệm: miền nguồn và miền đích

- Hệ thống ý niệm chứa hàng nghìn lần chiếu xạ ẩn dụ quy ước làm hình thành tiểu hệ thống cấu trúc hóa cao của hệ thống ý niệm

- Hệ thống ẩn dụ ý niệm quy ước chủ yếu là vô thức, tự động và được sử dụng thoải mái

- Ẩn dụ ý niệm không dựa trên cơ sở so sánh tương đồng

Trang 23

- Ẩn dụ thi ca phần lớn là sự mở rộng hệ thống quy ước thông thường của tư duy ẩn dụ chúng ta Các ý niệm có thể vượt qua khỏi phạm vi của các phương thức

tư duy thông thường để bước vào lĩnh vực tư duy và ngôn ngữ tu từ, thơ ca [79]

Với các luận điểm như trên, bản chất của ẩn dụ được nhận thức theo quan điểm tri nhận có bản chất hoàn toàn khác so với cách thức nhận thức ẩn du theo quan điểm truyền thống Và ẩn dụ thường gặp không những trong các tác phẩm văn học, mà còn trong các ngành khoa học khác như triết học, luật pháp, tâm lý học, nhân học nó rất hiệu quả đối với việc thể hiện tình cảm của con người trong giao tiếp hằng ngày

1.2.1.3 Ý niệm và cấu trúc ý niệm

Từ “concept” của tiếng Anh được dịch thông thường ra tiếng Việt là “khái

niệm” Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học tri nhận lại sử dụng từ “concept” với

nghĩa khác rộng hơn từ “khái niệm”, thậm chí còn bao hàm cả khái niệm, đó là “ý

niệm”.“Khái niệm” theo truyền thống được định nghĩa như là một tư tưởng phản

ánh khái quát sự vật và hiện tượng của hiện thực bằng cách cố định những thuộc

tính và quan hệ của chúng Y.Xtepanov cho rằng “khái niệm” là thuật ngữ của logic học và triết học, còn “ý niệm” là thuộc về logic toán học và văn hóa học Ông giải thích ý niệm như sau: “Ý niệm tựa như một khối kết đông của nền văn hóa trong ý

thức con người; dưới dạng của nó nền văn hóa đi vào thế giới ý thức (tư duy) của con người, và, mặt khác, ý niệm là cái mà nhờ đó con người- người bình thường, không phải là “người sáng tạo ra những giá trị văn hóa”- chính con người đó đi vào văn hóa, và trong một số trường hợp nhất định có tác độngđến văn hóa” [dẫn

theo 15, tr 33] Nói như vậy, ý niệm là nơi hội tụ của mọi nền văn hóa, nó được sinh ra trong ý thức con người căn cứ vào sự tích lũy trong tri thức nền của mỗi cá nhân Và cũng từ đó, người tiếp xúc với ý niệm sẽ hiểu được văn hóa trong các mô hình ý niệm cụ thể Đó chính là quá trình con người đi vào văn hóa, và trong một số

trường hợp nhất định có tác độngđến văn hóa

Cũng cùng một quan điểm đó, tác giả Trần Văn Cơ nói rộng ra, ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản

Trang 24

ánh trong tâm lý con người Trong các quá trình tư duy, con người dựa vào các ý niệm phản ánh nội dung các kết quả của hoạt động nhận thức thế giới của con người dưới dạng “những lượng tử” của tri thức Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới đó Các ý niệm quy các

đa dạng của những hiện tượng quan sát được và tưởng tượng về một cái gì đó thống

nhất, đưa chúng vào một hệ thống và cho phép lưu giữ những kiến thức về thế giới

Người ta cho rằng chính ngôn ngữ bảo đảm cách tiếp cận với sự miêu tả và xác định bản chất của ý niệm Giữa ý niệm và các đơn vị ngôn ngữ có mối quan hệ đặc biệt Theo một số học giả, những ý niệm đơn giản nhất được biểu hiện bằng một

từ, những ý niệm phức tạp hơn được biểu hiện trong các cụm từ và câu

Theo nhà nghiên cứu Trần Văn Cơ, ý niệm có cấu trúc trường - chức năng

được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi Có thể hình dung trường - chức

năng của ý niệm như một vòng tròn to có chứa vòng tròn nhỏ tại tâm và những vòng tròn nhỏ khác giao nhau

Hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của trường - chức năng Nó mang

tính phổ quát, toàn nhân loại Nằm ở ngoại vi (trong những vòng tròn nhỏ giao nhau) là những nét đặc thhù văn hóa - dân tộc, trong đó yếu tố hàng đầu là giá trị,

bởi lẽ nói đến văn hóa là nói đến những giá trị văn hóa (tinh thần và vật chất) Nét đặc thù văn hóa bao gồm: a) văn hóa toàn dân tộc, b) văn hóa các tộc người, c) văn hóa vùng, miền, địa phương d) văn hóa riêng của các nhóm xã hội mà con người tham gia và chịu tác động về nhiều mặt, và cuối cùng đ) là văn hóa cá thể với những đặc điểm tạo thành nhân cách cá nhân như tình cảm, đạo đức, học vấn, kinh nghiệm sống và những đặc điểm tâm -sinh lý cá nhân

Vậy ý niệm là “cái chứa đựng” sự hiểu biết của con người về thế giới được hình thành trong ý thức của quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hóa được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau) Hay nói cách khác, ý niệm = khái niệm + các đặc thù văn hóa

1.2.1.4 Cấu trúc của ẩn dụ ý niệm

Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là một cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên tục, tương tự đã trải qua quá trình phạm trù hóa được đánh giá lại

Trang 25

trong những bối cảnh ý niệm mới Cơ chế tri nhận của ẩn dụ bao gồm hai miền NGUỒN và ĐÍCH tồn tại tiền giả định trong ý thức của con người, trong đó những thuộc tính của miền NGUỒN được ánh xạ, phóng chiếu lên miền ĐÍCH, cả hai miền NGUỒN và ĐÍCH đều là những ý niệm, được cấu trúc hoá theo mô hình trường – chức năng: trung tâm – ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái niệm nằm ở trung tâm, mang tính phổ quát toàn nhân loại, và ngoại vi là những yếu tố ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, nằm trong một “khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang tính

đặc thù.Ví dụ:

Với ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, miền Nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH và miền Đích là TÌNH YÊU Một số thuộc tính được chiếu

xạ từ miền Nguồn đến miền Đích như sau:

Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH

Miền nguồn: CUỘC HÀNH TRÌNH Miền đích: TÌNH YÊU

Cuộc hành trình  Sự kiện trong quan hệ yêu đương

Độ dài của cuộc hành trình  Thời gian duy trì quan hệ yêu đương Những trở ngại trên hành trình  Những khó khăn, trắc trở trong tình yêu Lựa chọn hướng đi  Những lựa chọn trong tình yêu

Điểm kết thúc cuộc hành trình  Đích đến của tình yêu

Như vậy, người đọc có thể hiểu những đặc điểm của miền đích TÌNH YÊU thông qua miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH thông qua các ánh xạ được chiếu

từ miền Nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH đến miền Đích TÌNH YÊU

1.2.1.5 Các loại ẩn dụ ý niệm

Các nhà ngôn ngữ học tri nhận có nhiều cách phân loại ẩn dụ ý niệm theo các tiêu chí khác nhau Cho đến nay, ẩn dụ ý niệm có tất cả năm cách phân loại Theo

Kovecses (2002), có các cách phân loại ẩn dụ ý niệm như sau [76, tr 29 - 39]:

- Thứ nhất: Ẩn dụ ý niệm có thể được phân loại theo tính quy ước, gồm có

hai loại: ẩn dụ có tính quy ước và ẩn dụ phi quy ước Tuy vậy, tác giả lại không đưa

ra tiêu chí cụ thể để phân loại mức độ cao thấp cho ẩn dụ quy ước

Trang 26

- Thứ hai: Phân loại dựa vào cấu trúc kiến thức hay các yếu tố ý niệm của sơ

đồ hình ảnh Tuy nhiên, một hình ảnh lại có thể trở thành miền nguồn cho rất nhiều

ẩn dụ khác nhau

- Thứ ba: Phân loại dựa vào mức độ khái quát, ẩn dụ ý niệm được phân ra

thành ẩn dụ khái quát và ẩn dụ cụ thể Ẩn dụ khái quát được cho là có cấu trúc khung đơn giản và dễ dàng để hệ thống hóa cấu trúc ẩn dụ Trong khi đó, ẩn dụ cụ thể lại là cấu trúc lược đồ tri nhận được chi tiết hóa trong sự chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích

- Thứ tư: Phân loại theo chức năng tri nhận có ba loại: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ

bản thể, ẩn dụ định hướng

- Thứ năm: Grady (1999) phân loại ẩn dụ ý niệm dựa vào tương quan kinh

nghiệm có hai loại: ẩn dụ cơ sở và ẩn dụ ghép Ẩn dụ cơ sở liên quan đến trải nghiệm chủ quan cá nhân của con người còn ẩn dụ ghép là ẩn dụ do các ẩn dụ cơ sở kết hợp

Căn cứ vào chức năng tri nhận và cơ sở hình thành của ẩn dụ, khi thực hiện luận án này, chúng tôi lựa chọn quan điểm thứ tư: ẩn dụ ý niệm có thể chia thành ba loại là ẩn dụ cấu trúc, cấu trúc bản thể và ẩn dụ định hướng Cách phân loại này nhấn mạnh vào chức năng tri nhận của con người trong mối quan hệ song hành giữa con người và thế giới xung quanh trong sự tương quan giữa chủ thể - ngôn ngữ - văn hóa - tư duy

1) Ẩn dụ cấu trúc

Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor) là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị)

của một từ (hoặc một biểu thức) này được hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác Ẩn dụ cấu trúc là giúp chúng ta hiểu ý niệm đích A (thường trừu tượng) qua ý niệm nguồn B (cụ thể hơn) thông qua lược đồ chiếu xạ các thuộc tính giữa hai miền ý niệm A và B Ý niệm nguồn và ý niệm đích tuy thuộc về hai miền tri nhận khác nhau, nhưng về mặt cấu trúc là tương tự hay tương đồng Giữa các thành phần cấu thành của hai ý niệm có mối quan hệ đối ứng mang tính quy luật Loại ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của quá trình biểu trưng

hóa và của sự liên tưởng Ví dụ : Ở biểu thức ẩn dụ “Tình yêu là cây cỏ” chúng ta

đã coi tình yêu như là một loại cây có mầm, rễ, cành, hoa, lá cho nên chúng ta nói

Trang 27

mầm tình yêu, tình yêu ra hoa, tình yêu kết trái, tình yêu chín muồi…Trong biểu

thức này, những thuộc tính điển hình của cây cỏ đã di chuyển sang cho tình yêu

2) Ẩn dụ bản thể

Ẩn dụ bản thể (ontological) là ẩn dụ trong đó một phạm trù (như hoạt động,

tình cảm, hoặc ý tưởng) được thể hiện như một thực thể cụ thể (một vật thể, vật chứa, hoặc là con người), thực chất là phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ranh giới của chúng trong không gian Con người thường vay mượn những sự vật cụ thể, hữu hình hoặc các vật chứa quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày để tri nhận những khái niệm hoặc sự vật trừu tượng

Lakoff và Johnson (1980) cho rằng, việc hiểu kinh nghiệm của con người dưới dạng vật thể và chất liệu cho phép chúng ta tách các bộ phận của kinh nghiệm

và xử lý chúng như là các thực thể và chất liệu phân lập của một loại thống nhất Khi sự vật không có hình thù và ranh giới rõ ràng, chúng ta cũng có thể dễ dàng phân loại chúng nhờ ẩn dụ bản thể Kinh nghiệm của con người về thế giới hiện thực xung quanh, đặc biệt là cơ thể con người, tạo cơ sở cho rất nhiều ẩn dụ bản thể, nghĩa là cách nhìn nhận của con người đối với sự kiện, hoạt động, tình cảm giống

như là các thực thể hoặc chất liệu cụ thể Chẳng hạn như ẩn dụ “Đầu óc con người

là một cỗ máy” với các biểu thức ngôn ngữ như He broke down (anh ấy bị - hỏng hóc/ suy sụp tinh thần), hoặc trong tiếng Việt như Nát tan cõi lòng (tình cảm được

xem như một vật thể dễ vỡ), nêu ra vấn đề, tình duyên trục trặc

3) Ẩn dụ định hướng

Ẩn dụ định hướng (Orientational) là loại ẩn dụ không cấu trúc ý niệm này

thông qua một ý niệm khác mà tổ chức cả một hệ thống ý niệm trong mối tương quan với nhau Các ẩn dụ định hướng luôn có sự xuất hiện của không gian như lên -xuống, trong-ngoài, trước-sau, sâu-nông, trung tâm-ngoại vi Sự tri nhận về phương

vị không gian chính là khả năng tri nhận cơ bản nhất của con người dựa vào kinh nghiệm thực tế Chúng ta thường sử dụng những kinh nghiệm quen thuộc này để lý giải và diễn đạt các khái niệm trừu tượng cũng như mô tả các miền tâm lý tình cảm của chính chúng ta Ví dụ như:

Hạnh phúc định hướng lên trên; nỗi buồn định hướng xuống dưới

Trang 28

(1) Tôi cảm thấy tinh thần đang lên cao

(2) Bài viết ấy đã nâng tầm suy nghĩ của tôi lên

(3) Những ý nghĩ về viễn cảnh tương lai làm tôi phấn khởi lên

(4) Tinh thần bị suy sụp

(5) Tôi bị xuống tinh thần đi

(6) Tôi như đang ở vực sâu của thất vọng

Cơ sở vật lý: Nỗi buồn chán đè nặng con người và anh ta cúi đầu xuống, còn những cảm xúc tích cực (dương tính) thì làm cho anh ta thoải mái và ngẩng đầu lên

Trong tiếng Việt, còn có hai từ ra, đi dùng cho những ẩn dụ định hướng Ví dụ:

(7) Tinh thần/sức khỏe/trí óc/vóc dáng… suy sụp đi

Miệng nó cười tươi như hoa nở

Dễ dàng nhận thấy ngay ẩn dụ ý niệm: CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT

Người nói đã lấy trạng thái nở của hoa (miền nguồn) để nói đến nụ cười của con

người (miền đích) Đây cũng là một cách nói hình ảnh tuy nhiên câu nói này chỉ mang nét nghĩa có tính chất so sánh như vậy Nhưng ở trong hai câu thơ của Nguyễn Bính:

Trang 29

Tình tôi nở giữa mùa thu Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm

(Đêm cuối cùng)

Trong tư duy của con người, động từ nở của hoa là trạng thái bông hoa dần

dần bung cánh xòe ra bốn phía Các trạng thái của vật có hình thức như bông hoa

nở hoặc động tác bung từ trong ra hoặc xòe có hình thức như bông hoa thì người

ta đều có thể dùng từ nở để biểu đạt (gạo nở, nở mày nở mặt ) Tuy nhiên, tình

yêu của con người vốn không có hình dáng màu sắc hay mùi vị cho nên khi tác giả

dùng động từ nở để nói đến trạng thái bắt đầu của tình yêu đã là một cách vận

dụng phi logic thông thường Tình yêu của tác giả ở đây đối với cô gái được ý

niệm hóa giống như một bông hoa nên nó cũng có trạng thái nở (miền nguồn) - trạng thái bắt đầu của tình yêu (miền đích) Từ hệ thống ý niệm này, người đọc có

thể hiểu rằng để có được sự xuất hiện, tình yêu cũng gặp vô vàn khó khăn giống như bông hoa nở vào mùa thu Câu thơ cũng cho ta sự liên tưởng tương đồng giữa bông hoa và tình yêu lứa đôi: hoa nở rồi tàn, tình yêu xuất hiện rồi cũng có khi tan

vỡ Đó là một minh họa cụ thể cho ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ HOA Có thể khẳng định, để có được ẩn dụ ý niệm bản thân tác giả phải có sự liên tưởng độc đáo và những liên tưởng đó không thoát khỏi thực tại cuộc sống cùng với những trải nghiệm của con người Chính sự liên tưởng phi logic thông thường mới tạo ra những ẩn dụ độc đáo trong văn chương nghệ thuật, tạo ra cá tính riêng cho mỗi tác giả, đặc biệt là trong thi ca

Trong công trình nghiên cứu của mình Lakoff, Turner, Ray,Gibbs, Koveces đã khẳng định rằng các nhà thơ thường xuyên sử dụng một số biện pháp thông qua tư duy bằng ngôn ngữ của mình để tạo ra những hình ảnh mới lạ, độc đáo

từ ngôn ngữ và tư duy phổ thông hằng ngày Các biện pháp bao gồm:Sự mở rộng

(extending), sự chi tiết hóa (elaboration), đặt câu hỏi (questioning),sự kết hợp (combining), nhân hóa (personification) [76, tr.49].Tuy nhiên, các nhà Thơ mới chỉ

sử dụng bốn cách tạo lập sau:

- Sự mở rộng: Trong quá trình mở rộng nghĩa, một ẩn dụ ý niệm thông

thường được gắn kết bởi độ xác thực mà ngôn ngữ thường nhật biểu đạt, đó là sự

Trang 30

biểu đạt bởi ngôn ngữ mới có nghĩa là điều đó tạo nền tảng cơ bản để giới thiệu

một nét nghĩa mới của ẩn dụ của miền nguồn Chúng ta cùng xem ví dụ: “Lòng

anh là một bãi chiến trường/Giặc giã đã nhiều em chẳng thương/Lần nữa, em gieo mầm loạn lạc/Lòng anh lẫn nữa chết yêu đương” (Nguyễn Bính) Sự mới

mẻ ở đây chính là sự chuyển hóa một số đặc điểm của miền nguồn CUỘC

CHIẾN sang miền đích TÌNH YÊU: bãi chiến trường, giặc giã, loạn lạc, chết

Như vậy, độc giả có thể nhận thấy, tình yêu cũng khốc liệt chẳng khác gì một trận đánh nhau mà ở đó những người yêu nhau có thể bị thương tích, bị đau đớn, thậm chí là bị chết Nguyễn Bính đã mở rộng nét nghĩa của ẩn dụ bằng cách thêm vào nét nghĩa mới này để tạo thêm diện mạo cho nó.Chúng ta có thể tìm thấy câu thơ được biểu đạt bởi nghĩa mới của ngôn ngữ thông thường, đó là ý niệm cơ bản được dùng ở thành phần của miền nguồn

- Sự chi tiết hóa: Sự chi tiết hóa chính là sự khác biệt xuất phát từ sự mở

rộng, ở đó, sự chi tiết hóa là một thành phần tồn tại của miền nguồn với cách dùng thông thường Sự thay thế bằng cách thêm vào một thành phần mới cho miền nguồn

nó được lưu lại và tồn tại thành một trong những nét nghĩa mới Đó là một cách tạo

ra sự độc đáo Ví dụ: Nguyễn Bính không chỉ mở rộng các thuộc tính vốn có như tính kết dính, sự mong manh… mà ông còn khơi dậy nơi cảm nhận của người đọc bản chất vật chất của sợi tơ Sợi tơ còn hiện ra là một vật thể chiếm không gian khiến người đọc có cảm nhận được rất rõ ràng, có thể nhìn thấy sự lớn dần lên của

sợi tơ Điều này được minh chứng qua các câu thơ: “Tơ kia quay nữa mà chi/Càng

quay càng rối chỉ vì yêu anh” Khi chuyển sang miền đích TÌNH YÊU, hình ảnh sợi

tơ đã cụ thể hóa nỗi nhớ khiến độc giả có thể nhìn thấy nỗi nhớ của nhân vật trữ tình

đang rối lên giống như những sợi tơ bị rối Đó chính là cách nhà thơ đã chi tiết hóa

để làm nổi bật thuộc tính vật chất chiếm lĩnh không gian của sợi tơ Và người đọc

có thể cảm nhận rõ ràng hình ảnh tình yêu khi miền Đích TÌNH YÊU tiếp nhận thuộc tính được ánh xạ đến từ miền Nguồn SỢI TƠ

- Sự kết hợp: Sự kết hợp có lẽ là một cơ chế có sức mạnh lớn nhất dẫn dắt

chúng ta vượt ra ngoài hệ thống các ẩn dụ thông thường Bởi, một số tác giả đã sử dụng không chỉ một cách thức tạo lập ẩn dụ trong một câu thơ, đoạn thơ mà sử dụng kết hợp hai, ba cơ chế tạo lập ẩn dụ trong cùng một câu thơ đoạn thơ Vì thế, nét

Trang 31

nghĩa được mở rộng hơn Ví dụ: “Ở xa xôi lặng nhìn anh khô héo/Bên trời kia, hãy

chụp cả hồn anh/Hãy van lơn ở dưới chân Bàn thành/Cho yêu ma muôn năm vùng trở dậy/Cho náo loạn không gian, cho lửa lòng bừng cháy” (Chế Lan Viên) Ở đây,

trong cùng một đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng hai kiểu ẩn dụ ý niệm: CON NGƯỜI

LÀ CÂY CỎ và TÌNH YÊU LÀ LỬA để tập trung thể hiện sự chuyển biến tâm trạng con người khi tình yêu đến Nếu, ở ẩn dụ ý niệm thứ nhất, trạng thái của cây

cỏ khô héochiếu xạ đến đích con người thể hiện sự héo hon, tàn tạ về hình hài cũng

như tâm trạng nhân vật trữ tình khi nhớ mong mòn mỏi người mình yêu thương ở

thế giới bên kia, thì ở ẩn dụ ý niệm thứ hai, trạng thái bùng cháy của ngọn lửa chiếu

xạ đến đích TÌNH YÊU thể hiện sự cháy bùng hy vọng yêu đương của nhân vật trữ tình khi có thể tìm thấy hình ảnh người mình yêu trong đám yêu ma hỗn loạn Sự kết hợp hai kiểu ẩn dụ góp phần thể hiện sự chuyển biên tâm trạng của nhân vật trữ tình một cách mau lẹ và kỳ diệu cũng cho thấy sức mạnh kỳ diệu của tình yêu khiến con người hồi sinh

- Nhân hóa: Nhân hóa là một cách nói hàm ý tượng trưng và cũng được các

nhà thơ thường xuyên được dùng trong văn chương Ví dụ: “Địch rầu kéo giọng lê

thê/Thơ khuya ai lạnh ngã đề tương tư” (Phan Thanh Phước), “Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt/Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày” (Huy Cận)

Đối với thi ca, sự phong phú và đa dạng của các nét nghĩa tạo nên giá trị cho câu thơ, cho bài thơ Chính sự đa dạng trong của các tầng bậc ý nghĩa ấy của thi ca cũng được các nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm và đó cũng là các cấp độ nghiên cứu ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận Trong văn chương nghệ thuật, các nhà nghiên cứu không chỉ đơn thuần nghiên cứu theo bề ngang để tìm ra các cấp độ của

ẩn dụ ý niệm mà còn nghiên cứu theo chiều dọc để giải quyết một vấn đề quan trọng nữa của ẩn dụ ý niệm đó là xác định và phân biệt đâu là ẩn dụ hữu hình, đâu là

ẩn dụ vô hình Hai loại ẩn dụ này thì ẩn dụ vô hình đòi hỏi nhiều sự sáng tạo ở người đọc Ẩn dụ hữu hình có miền nguồn và miền đích cụ thể còn ẩn dụ vô hình sự tham chiếu của miền nguồn có tính mơ hồ Tuy nhiên, đối với văn chương nghệ thuật, sự mơ hồ đa nghĩa lại là sự độc đáo phản ánh tài năng và tạo thành cá tính của người viết Và ở đâu có không gian cho sự sáng tạo thì ở đó có sự mơ hồ

Trang 32

Nói tóm lại, đến đây chúng ta có thể khẳng định được rằng: Ẩn dụ ý niệm trong các tác phẩm văn chương không tách rời với hệ thống ý niệm chúng ta tư duy hằng ngày Vì vậy, ngôn ngữ học tri nhận cũng không tách khỏi hệ thống ý niệm đó của chúng ta Ngôn ngữ học tri nhận đòi hỏi người tiếp nhận trong quá trình lĩnh hội phải có tư duy sáng tạo, phải có sự am hiểu sâu sắc về văn hóa và đặc điểm tri nhận của mỗi dân tộc hay nói cách khác người tiếp nhận phải có một vốn tri thức nền nhất định mới có thể hiểu thấu được ẩn dụ ý niệm

1.2.2.2 Nghiệm thân

Các trường phái ngôn ngữ khác nhau thường nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ Nếu như ngôn ngữ học cấu trúc nhấn mạnh tính tín hiệu, tính hệ thống và tính võ đoán; ngôn ngữ học xã hội nhấn mạnh tính xã hội và tính giao tiếp thì ngôn ngữ học tri nhận lại đặc biệt chú trọng đến tính nghiệm thân và tính tri nhận của ngôn ngữ

Tính nghiệm thân của ngôn ngữ được đưa ra trên cơ sở của triết học nghiệm

thân (Embodied Philosophy) Triết học nghiệm thân được đưa ra sau khi Lakoff &

Johnson (1980) xem xét lại những quan điểm triết học truyền thống ở phương Tây qua tiếp thu những thành quả nghiên cứu của ngành tâm lý học và nhất là khoa học tri nhận Triết học truyền thống ở phương Tây có xu hướng tuyệt đối hóa lý trí, tách lý trí ra khỏi các hoạt động thân thể của con người, cho rằng: mọi sự vật trong thế giới

có quan hệ với nhau và thế giới có thể được miêu tả một cách khách quan không chịu

sự chi phối của yếu tố văn hóa, không mang cảm tính chủ quan của người quan sát,

độc lập với lý trí con người như trường phái khách quan luận Trường phái chủ quan

luận lại tuyệt đối hóa trực giác và tình cảm của con người và cho rằng: chúng ta nhận

thức đều dựa vào tình cảm Lakoff & Johnson quy các tư tưởng theo chủ nghĩa kinh

nghiệm cảm tính chủ quan luận(subjectivism) và chủ nghĩa duy lý truyền thống là

khách quan luận(objectivism), vì cả hai tư tưởng đó đều cho rằng thế giới bao gồm

những sự vật độc lập với tâm trí, tồn tại những chân lý tuyệt đối và vô điều kiện mà con người có thể trải nghiệm, hiểu được và có được Điều khác biệt giữa hai tư tưởng

đó chỉ ở con đường mà con người có được những chân lý đó như thế nào Như vậy, Lakoff & Johnson đã phủ định tư tưởng tuyệt đối hóa về sự tồn tại của chân lý tuyệt

Trang 33

đối cũng như không đồng tình với quan điểm cho rằng chân lý chỉ có thể đạt được thông qua tưởng tượng độc lập với hoàn cảnh bên ngoài Hai ông cho rằng, ẩn dụ là

sự thống nhất giữa lý trí và tưởng tượng Vì vậy, Lakoff & Johnson định hướng hiểu

ẩn dụ thi ca trên cơ sở hệ quả và kết luận mang tính ẩn dụ Điều này là một minh chứng rõ nét về bản chất các hiện tượng tưởng tượng trong thi ca mang tính lý trí Tác

giả khẳng định: “Ẩn dụ là một trong những phương thức quan trọng nhất để hiểu dù

chỉ một phần cái mà chúng ta không thể hiểu toàn bộ như những lĩnh vực tình cảm của con người, những kinh nghiệm thẩm mỹ, đạo đức và những biểu tượng tinh thần Những biểu hiện này của trí tưởng tượng không bị mất đi lý tính, bởi nếu những trường hợp này sử dụng ẩn dụ thì cũng là sử dụng cả lý tính tưởng tượng” [80, tr.17]

Quá trình khám phá tác phẩm thi ca dưới ánh sáng của ngôn ngữ học tri nhận là một quá trình len lỏi chạy đua kiếm tìm đường hướng của tư duy người nghệ sĩ trong trạng thái thăng hoa của cảm xúc nghệ thuật

Sự phát triển của khoa học tri nhận cùng với những chứng cứ khoa học về thuyết tiến hóa khẳng định tâm trí hoạt động và phát triển nhờ những khả năng của thân thể, tâm trí cơ bản mang tính nghiệm thân Những kết luận của khoa học tri nhận chỉ ra rằng các ý niệm của con người không chỉ đơn thuần là các phản ánh của thực tại bên ngoài, mà cơ bản hình thành từ thân thể và não bộ của chúng ta thông qua các cơ quan cảm giác Từ những thành quả đó, Lakoff (1987) đã hình thành

khái niệm trải nghiệm luận (experientialism) và sau đó (1999) trong cuốn

Philosophy in the Flesh ông đưa ra thuật ngữ hiện thực nghiệm thân luận (embodied realism), được coi là phi khách quan luận (non-objectivism) để phân biệt với khách

quan luận truyền thống Cuốn sách đưa ra hai kết luận quan trọng như sau:

- Thứ nhất: Các kết quả của khoa học tri nhận chỉ ra rằng lý trí của con người

là một dạng lý trí của động vật, bị ràng buộc với thân thể Não bộ con người có cấu trúc phức tạp đến kỳ lạ

- Thứ hai: Các kết quả chứng minh rằng: thân thể, não bộ và sự tương tác của

con người với môi trường xung quanh cung cấp nền tảng cho những cảm nhận của chúng ta hằng ngày một cách hoàn toàn vô thức Cảm nhận của chúng ta về cái có thật khởi nguồn và cơ bản lệ thuộc vào thân thể chúng ta, nhất là bộ phận cảm xúc

và cấu trúc cụ thể của não bộ, khiến chúng ta có khả năng nhận biết, chuyển động

và thao tác

Trang 34

Như vậy, thuyết nghiệm thân luận ra đời đã khắc phục được điểm hạn chế của các nhà khách quan luận và chủ quan luận chủ nghĩa Thế giới luôn vận động và không có gì là bất biến hay tuyệt đối hóa Tất cả mọi chân lý đều tồn tại trong tư duy nhận thức của con người trong mối quan hệ với những người khác, với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội xung quanh Ngôn ngữ học tri nhận nhấn mạnh hơn đến mặt tương tác trong quá trình hình thành nghĩa vì trước đó rất nhiều nhà nghiên cứu đã phê phán các nhà ngôn ngữ học tri nhận khi cho rằng các nhà nghiên cứu này không nhắc tới khía cạnh văn hóa, xã hội trong nhận thức của con người

mà chỉ chú trọng đến mặt tâm sinh lý Vì vậy, Johnson (1992) khẳng định, sự tương tác giữa con người và thế giới xung quanh bao hàm cả mặt sinh học, xã hội, văn hóa, đạo đức, chính trị, kinh tế Fesmire (1994) cùng quan điểm với Johnson khi cho rằng “nghiệm thân” bao hàm cả tác động của văn hóa chứ không chỉ đơn thuần

là một cơ thể sinh học Có thể nói, những thành tựu nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học tri nhận càng về sau càng làm sáng tỏ thêm mối quan hệ ý nghĩa của sự tương tác giữa con người với thế giới xung quanh mình Đã là con người thì phải mang tính nghiệm thân, trải nghiệm của con người trong sự tương tác với thế giới xung quanh tạo nên ý nghĩa quyết định phương thức con người hiểu biết về thế giới Điều đó có nghĩa, tri nhận của con người phải được hiểu qua tính nghiệm thân [88] Như vậy, thông qua sự trải nghiệm của con người mà quá trình phạm trù hóa, ý niệm hóa, sự suy lý của con người được khám phá Và cũng từ đó, mô hình tri nhận với những lược đồ hình ảnh được hình thành

Khi tìm hiểu một tác phẩm thi ca theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận,

sự trải nghiệm đóng vai trò then chốt trong quá trình khám phá tác phẩm Bởi lẽ, không có một tác phẩm nào lại không phản ánh hiện thực, không phản ánh tâm tư tình cảm hay tư tưởng của người viết, cũng không có tác phẩm thi ca nào lại tách rời bối cảnh văn hóa, xã hội và tách rời lối tư duy mang đặc trưng của từng tộc người

Đó là một quá trình thực nghiệm hóa sự trải nghiệm - một con đường kiếm tìm cái hay của một tác phẩm thi ca Trên hành trình thực nghiệm hóa, nhà nghiên cứu có thể thông qua tầng bậc của các ý niệm trong tác phẩm để được soi rọi và nhìn thấy cái thần, có thể xuyên thấu mạch tâm tư của tác giả cũng như có thể khẳng định

Trang 35

được chiều sâu tác phẩm và sự độc đáo trong sáng tạo của người sáng tác Vì vậy, không có ý niệm nào nằm ngoài sự trải nghiệm của con người với cuộc sống dù ở bất kỳ xã hội nào

1.2.2.3 Lược đồ hình ảnh

Langacker cho rằng, mỗi ý niệm là một miền ý nghĩa hay nói khác đi thì nghĩa của một từ liên quan đến một miền ý niệm nhất định Langacker đã dùng thuật ngữ

profile (hình) và base (nền) để nhấn mạnh mối quan hệ giữa một ý niệm và miền

chứa ý niệm Ông cho rằng, Miền là một cấu trúc ngữ nghĩa có vai trò làm nền cho ít

nhất một ý niệm Mối quan hệ giữa ý niệm - miền thể hiện rất rõ ở mối quan hệ ngữ nghĩa tầng bậc trong ngôn ngữ: bậc trên - bậc dưới Như vậy, quan hệ ý niệm - miền không chỉ biểu hiện tầng lớp của các phạm trù mà còn cho thấy mối quan hệ giữa phạm trù với các thành viên trong phạm trù Điều đó có nghĩa: có mối quan hệ bộ phận - toàn thể trong miền và một miền có thể trở thành một phức hợp của nhiều miền khác Langacker cũng cho rằng, tri thức của con người được tổ chức thành những miền ý niệm dựa trên nền tảng những trải nghiệm của con người về thế giới Thực tế cứ có một miền nguồn chiếu xạ đến một miền đích tương ứng thì một lược

đồ hình ảnh (image schema) được hình thành Điều đó có nghĩa lược đồ hình ảnh là

một trong những nền tảng cơ bản để khai thác ẩn dụ ý niệm Điều này hoàn toàn có lý

khi Lược đồ hình ảnhđược rất nhiều nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm nghiên cứu

Những thành tựu của tâm lý học chỉ ra rằng: Tâm trí con người không phải chỉ

có các ý niệm như kết quả của quá trình tư duy mà còn có hình ảnh như kết quả của quá trình tri giác Tâm lý học tri nhận cũng cho rằng, các ý niệm và hình ảnh đó (các biểu tượng tinh thần) đều bao hàm trong nó các tri thức và hiểu biết của con người về hiện thực xung quanh Lược đồ hình ảnh không phải là những hình ảnh cụ thể mà có tính trừu tượng Đó là lược đồ trong nhận thức hay trong tâm trí của con người

Theo Lakoff và Tuner (1989), các lược đồ hình ảnh là những biểu tượng tinh thần ở mức tiền ý niệm Đó là những cấu trúc trừu tượng hàm chứa những tri thức, hiểu biết của con người về các sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực Ví dụ, khi

có lược đồ hình ảnh “cuộc hành trình” (journey) về tình yêu (love), tư duy chúng ta

sẽ tạo lập các ý niệm như: Điểm xuất phát – Thời gian hai người bắt đầu yêu nhau,

Trang 36

du khách – những người yêu nhau, những trở ngại gặp phải – những trải nghiệm khó khăn trong tình yêu, quyết định về con đường đi – lựa chọn những việc cần làm Kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, Lakoff và Johnson (1987) xuất phát từ khái niệm lược đồ hình ảnh và ý niệm ở cấp độ cơ bản (basic level) đưa ra khái niệm mô hình tri nhận lý tưởng hóa (idealized cognitive model) hay còn gọi là ICM để mô tả tri thức nền của một số ý niệm với một mô hình trải nghiệm lý tưởng, tức là những cấu trúc tinh thần trong đó các tri thức về thế giới hiện thực khách quan (và thế giới tâm linh) được tổ chức lại trong đầu óc chúng ta thành một hệ thống ý niệm Đó là sự kế thừa, phát triển có chọn lọc các quan niệm với ba thành tố: cấu trúc mệnh đề (Fillmore 1982,1985), lược đồ hình ảnh (Lagacker 1987), chiếu xạ ẩn dụ ý niệm (Lakoff & Johnson 1987)

Lược đồ hình ảnh chính là lược đồ trong tâm trí, trong nhận thức của con người Một mặt, lược đồ hình ảnh mang tính trừu tượng vì chỉ hiện ra trong tâm trí, mặt khác, lược đồ hình ảnh lại không trừu tượng vì đó là những hình ảnh của con người do trải nghiệm mà có Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, hoạt động nhận thức của con người xuất phát từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ

tư duy trừu tượng đến thực tiễn Cốt lõi của tư duy có được hoàn toàn bắt nguồn từ quá trình nhận thức để tạo lập các biểu tượng tinh thần Hay nói cách khác, biểu tượng tinh thần có được là kết quả tri giác của chủ thể trước hiện thực khách quan được lưu giữ lại trong ký ức khi hiện thực khách quan đó không còn tồn tại trước mặt chủ thể Có thể nói, lược đồ hình ảnh biểu trưng cho các mẫu lược đồ từ miền hữu ảnh diễn ra trong phạm trù nghiệm thân và tạo thành trải nghiệm tự thân của con người (Talmy1977, 1983), hoặc tạo thành trải nghiệm không mang tính tự thân thông qua ẩn dụ (Lakoff & Johnson 1987) Lược đồ hình ảnh đặc biệt cung cấp chứng cứ quan trọng cho các quan điểm cho rằng tư duy trừu tượng bao gồm hai vấn đề: thứ nhất, tư duy xuất phát từ trải nghiệm và thứ hai, sự phóng chiếu ẩn dụ diễn ra từ miền trừu tượng đến miền cụ thể Với quan điểm của mình, Johnson (1987) đã thuyết phục bằng các dẫn chứng sau:

- Lược đồ hình ảnh cấu trúc trở thành tiên nghiệm qua trải nghiệm thân thể của con người chúng ta

Trang 37

- Các khái niệm lược đồ hình ảnh tương ứng thật sự tồn tại

- Ẩn dụ là ánh xạ các lược đồ hình ảnh vào các miền trừu tượng dựa trên logic cơ bản

- Ẩn dụ không mang tính quy ước mà được kích hoạt bởi các cấu trúc có sẵn trong trải nghiệm thân thể hằng ngày

1.2.2.4 Không gian tinh thần

Theo quan điểm của Fauconnier (2008), không gian tinh thần là những gói ý niệm nhỏ (conceptual packets) – những cấu trúc biểu trưng (representational structure) cục bộ và lâm thời được người nói kiến tạo trong khi tư duy và đàm thoại, với mục đích tiến tới sự thông hiểu và hành động, chúng vận hành dưới trạng thái

động trong ký ức làm việc lâm thời (working memory) Ví dụ:

- Anh ta bảo tôi rằng ngày mai anh ấy sẽ đến

Ở phát ngôn này, người nói đã tạo dựng ba không gian thời gian khác nhau: một là thời gian người nói đang đàm thoại với người nghe (hiện tại), hai là thời gian

anh ta nói với tôi (quá khứ), và ba là dự đoán anh ấy sẽ đến (tương lai) Ngoài ra,

còn tạo dựng một không gian nữa là: nơi hai người đang đàm thoại mà hiện nay anh

ta không có mặt (không gian hiện thực) và ngày mai anh ta sẽ có mặt Không gian

tinh thần được hiểu là một phần cấu trúc tư duy của con người khi con người suy nghĩ, nói và hành động hay nói khác, không gian tinh thần bao gồm các yếu tố được tạo nên bởi các khung (flame) tri nhận và các mô hình tri nhận [35, tr.39]

Theo Vương Chính Nguyên (2009), không gian tinh thần không phải là một cái gì hư vô mà có nguồn gốc từ những trải nghiệm về thế giới khách quan của chủ thể tri nhận, là kết quả gia công tinh chế của tri nhận, chúng được kiến tạo một cách liên tục theo sự tiếp diễn của cuộc đàm thoại hay suy nghĩ, tạo thành một mạng lưới không gian tinh thần Điều đó có nghĩa, không gian tinh thần kết nối với những hiểu biết, những kinh nghiệm mà chúng ta đã có từ lâu Giữa các không gian tinh thần thường thông qua sự phóng chiếu, kích hoạt và lựa chọn mà có tính liên thông, cuối cùng thực hiện sự pha trộn các không gian tinh thần – pha trộn ý niệm, để hình thành nghĩa thực tại phát ngôn Có thể nói, không gian tinh thần được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau và mối liên hệ của không gian tinh thần được tổ chức theo

Trang 38

các khung nhất định Fauconnier cũng chỉ ra rằng, pha trộn ý niệm chính được tiến

hành trong mạng lưới các không gian tinh thần gồm không gian nhập (input space) với những thông tin từ hai hay nhiều miền tri nhận, không gian chung (generic

space) là cấu trúc trừu tượng chung của tất cả mọi không gian, và không gian pha

trộn (blended space) gồm những cấu trúc ý niệm được lựa chọn và phóng chiếu từ

không gian nhập Một không gian tinh thần có thể tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào kiến thức và tư duy của con người

Tuy nhiên, không gian tinh thần chỉ là “cái đồ đựng lâm thời” chứa đựng thông tin trong quá trình giải mã văn bản, chỉ tồn tại trong ký ức làm việc lâm thời (working memory) Nhưng xét về bản chất, không gian tinh thần mang tính ý niệm,

nó không phải là bản thể nằm ngoài tư duy Trong quá trình tri nhận, những không gian tinh thần sẽ loại đi các mâu thuẫn tồn tại trong không gian riêng lẻ, làm tăng tối

đa các tiền đề chung, chuyển yếu tố là chủ yếu của không gian này thành yếu tố thứ yếu trong không gian khác (Fauconnier, 1985)

Theo quan điểm của Stockwell (2002), không gian tinh thần được chia làm bốn loại:

- Thứ nhất: Không gian thời gian - không gian hiện tại hoặc chuyển vào quá

khứ hay tương lai, thường được chỉ định bởi phó từ thời gian, thời và hướng

- Thứ hai: Không gian địa lý - thường được chỉ định bởi phó từ chỉ vị trí và

những động từ chuyển động

- Thứ ba: Không gian miền - một lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn như công

việc, trò chơi, khoa học thử nghiệm

- Thứ tư: Không gian giả - tình huống có điều kiện, giả thuyết và chưa có khả

năng thực hiện, gợi ý cho kế hoạch và sự suy đoán

Các loại không gian tinh thần trên cho thấy, thực tại khách quan mà con người tiếp nhận rất phong phú Điều đó đồng nghĩa với việc các bản thể thuộc không gian tinh thần cũng vô cùng đa dạng Tuy nhiên, mỗi không gian tinh thần cũng có những thuộc tính riêng của nó Fauconnier đã nêu lên những thuộc tính của không gian tinh thần là [Dẫn theo 71, tr.49]:

1 Những không gian có thể bao gồm những bản thể tinh thần

2 Những không gian có thể được cấu trúc hóa bằng mô hình tri nhận

Trang 39

3 Những không gian có thể kết nối với những không gian khác mà Fauconnier (1985) gọi là cầu nối F

4 Bản thể trong một không gian có thể kết nối với những bản thể trong những không gian khác bằng những cầu nối

5 Các không gian có khả năng mở rộng với nghĩa rằng, trong quá trình hoạt động tri nhận của hệ thống, chúng có thể dược liên kết với các bản thể khác và mô hình tri nhận lý tưởng khác

6 Các mô hình tri nhận lý tưởng có thể thu nạp các không gian Ví dụ: mô hình tri nhận lý tưởng „người kể chuyện‟ thu nạp không gian tinh thần câu chuyện Theo Fauconnier, ngôn ngữ có thể giúp kiến tạo những không gian mới, cũng

có thể khêu gợi chúng ta xây dựng các không gian tinh thần, cũng như các yếu tố trong không gian và mối quan hệ giữa chúng Việc tạo dựng không gian tinh thần không phải là sự chiết lấy thông tin sẵn có trong ký ức lâu dài, mà là một quá trình kiến tạo cấu trúc ý niệm lâm thời (online construction), một sự giải mã ngữ nghĩa dưới trạng thái động, nên tỏ ra sức giải thích mạnh mẽ đối với hiện tượng pha trộn ý niệm (concept blending) – lĩnh vực mà lí thuyết miền tri nhận tỏ ra yếu đuối Chính

vì thế mà hiện nay, các hiện tượng ngôn ngữ như ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm đang được nhiều nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm, nghiên cứu sôi nổi

Thi ca ra đời khi cảm hứng dâng trào trong tâm hồn của người nghệ sĩ, đó cũng chính là thế giới tinh thần của họ Trong không gian tinh thần ấy có sự hòa phối các

ý niệm, có sự pha trộn một số không gian tinh thần cần thiết Bởi lẽ, không gian tinh thần chính là môi trường ý niệm hóa và tư duy cao độ của người sáng tạo Mỗi một

ý tưởng, mỗi biểu tượng cảm xúc đều được hình thành trên nền của một không gian tinh thần nhất định trong sự phản ánh lối tư duy đặc trưng của tộc người Vì thế có thể nói, ngôn ngữ học tri nhận đi sâu khám phá mạch tư duy của người sáng tác cũng chính là khám phá tiếng nói, tư duy, tâm hồn của một tộc người được phản ánh trong đó Cho nên, có thể khẳng định, lý thuyết về không gian tinh thần có vai trò rất quan trọng đối với ngôn ngữ học tri nhận, nhất là khi khám phá thi ca

1.2.2.5 Tính tương hòa văn hóa trong ẩn dụ ý niệm

Sự tương hòa về văn hóa dân tộc trong ẩn dụ ý niệm chủ yếu liên quan đến phương thức tư duy mang tính dân tộc, phong tục tập quán và văn hóa truyền thống

Trang 40

đặc trưng của dân tộc Là một hiện tượng ngôn ngữ, ẩn dụ ý niệm phản ánh phương thức tư duy của nhân loại đồng thời cũng phản ánh đặc trưng văn hóa xã hội của một cộng đồng dân tộc sử dụng một loại ngôn ngữ nào đó Chúng ta nhìn từ bất kỳ góc độ nào, tri nhận cá nhân hay cả cộng đồng thì ngôn ngữ và tư duy con người từ khi mới bắt đầu vận động đã mang đậm nét nguyên mẫu văn hóa cộng đồng dân tộc

Vì vậy, cùng là một nguyên mẫu nhưng trong các nền văn hóa khác nhau sẽ cho ta

những ẩn dụ ý niệm có ý nghĩa khác nhau Ví dụnhư biểu tượng con rắn, trừ đi nội

dung khái niệm (nghĩa biểu vật) của nó, thì những liên tưởng về biểu tượng con rắn trong các nền văn hóa khác nhau có sự khác biệt rõ rệt Trong văn hóa Trung Quốc,

vì con rắn có thân hình mềm mại, quyến rũ, nhưng lại gây hiểm họa cho con người, nên nó thường được dùng để ví những người phụ nữ xinh đẹp nhưng trong lòng nham hiểm độc ác, như 美女蛇 (mĩ nữ xà) Nhưng ở phương Tây, hình tượng con rắn được biết đến với các đặc tính như đi lại nhanh nhẹn, không lưu dấu vết, mang đến cho người ta cảm giác tinh khôn, gian manh, xảo trá Vì thế trong Kinh Thánh

có câu “vừa nên tinh như rắn, lại nên ngoan như bồ câu” Ở Ả Rập, con rắn lại

được coi là biểu tượng của quyền lực tối thượng [35, tr.43] Điều này cho thấy, cấu trúc ý niệm hóa của hệ thống khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ phải phù hợp với giá trị quan trọng cơ bản của văn hóa dân tộc Trong giao tiếp, chỉ có những ẩn dụ ý niệm phù hợp với những khuôn khổ của văn hóa mới có thể truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, xác đáng nhất nếu không sẽ gây ra sự hiểu lầm

Hay trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có chung một mô hình tri nhận về sự

giận dữ với ẩn dụ GIẬN LÀ PHÁT NHIỆT (Anger is Heat) vì ẩn dụ này dựa trên

kinh nghiệm tri giác giống nhau Nhưng văn hóa người Việt Nam xem gan là bộ

phận liên quan đến sự giận dữ nên kết hợp với hoán dụ “gan” để có thành ngữ “Sôi

gan nổi mật” Mô hình văn hóa của người Mỹ lại xem cơ thể là vật chứa nên họ sử

dụng toàn bộ cơ thể như thành ngữ “(anh ấy) đạt đến điểm sôi” [49, tr.35] Như vậy

có thể nói, trong ẩn dụ ý niệm, dấu ấn văn hóa càng trở nên rõ nét bởi vì văn hóa quyết định cách ý niệm hóa thế giới, cách lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo của các nhà thơ

Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa sẽ không dẫn đến sự khác biệt hoàn toàn trong các ẩn dụ ý niệm Ở những lĩnh vực nào đó vẫn có những điểm chung trong

Ngày đăng: 02/01/2018, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
2. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận - ghi chép và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận - ghi chép và suy nghĩ
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
3. Trần Văn Cơ (2007), “Nhận thức, tri nhận - Hai hay một (Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học tri nhận)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, tr.19-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức, tri nhận - Hai hay một (Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học tri nhận)”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Văn Cơ
Năm: 2007
4. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2007
5. Trần Văn Cơ (2008), “Nghiên cứu ngôn ngữ Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Đặt vấn đề)”, Ngôn Ngữ, số 5, tr.26-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngôn ngữ Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Đặt vấn đề)”," Ngôn Ngữ
Tác giả: Trần Văn Cơ
Năm: 2008
6. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ tri nhận, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận ẩn dụ tri nhận
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2009
7. Vũ Thị Sao Chi, Phạm Thị Thu Thùy (2013), “Hai ý niệm tương phản - nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (Qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, tr.35 - 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai ý niệm tương phản - nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (Qua các tập "Điêu tàn" và "Ánh sáng và phù sa")”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Vũ Thị Sao Chi, Phạm Thị Thu Thùy
Năm: 2013
8. Vũ Thị Sao Chi, Phạm Thị Thu Thùy (2013), “Hai ý niệm tương phản - nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (Qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr.32 - 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai ý niệm tương phản - nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (Qua các tập "Điêu tàn" và "Ánh sáng và phù sa")”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Vũ Thị Sao Chi, Phạm Thị Thu Thùy
Năm: 2013
9. Nguyễn Đức Dân (2009), “Tri nhận không gian trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12, tr.1-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri nhận không gian trong tiếng Việt”," Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2009
10. Võ Thị Dung(2003), Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả: Võ Thị Dung
Năm: 2003
11. Trần Trương Mỹ Dung (2005), "Tìm hiểu ý niệm Buồn trong tiếng Nga và tiếng Anh",Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ý niệm Buồn trong tiếng Nga và tiếng Anh
Tác giả: Trần Trương Mỹ Dung
Năm: 2005
12. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2011), “Ẩn dụ tri nhận „Con người là cây cỏ‟ trong ca từ Trịnh Công Sơn”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thƣ, số 6 (11/2011), tr.118 - 126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ tri nhận „Con người là cây cỏ‟ trong ca từ Trịnh Công Sơn”", Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thƣ
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2011
13. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2012), “Ẩn dụ ý niệm „Cuộc đời là một cuộc hành trình‟ trong ca từ Trịnh Công Sơn”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 1/2012, tr.51 - 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm "„"Cuộc đời là một cuộc hành trình‟ trong ca từ Trịnh Công Sơn”," Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2012
14. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015), Ẩn dụ ý niệm trong ca từ Trịnh Công Sơn, Học viện KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm trong ca từ Trịnh Công Sơn
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2015
15. Lê Thị Ánh Hiền (2009), Ẩn dụ trong thi pháp dưới góc nhìn của G.Lakoff và M. Turner, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ trong thi pháp dưới góc nhìn của G.Lakoff và M. Turner
Tác giả: Lê Thị Ánh Hiền
Năm: 2009
16. Lê Thị Ánh Hiền (2011), “Sức mạnh của ẩn dụ trong thi ca từ góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thƣ, số 3 (11), tr.25-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức mạnh của ẩn dụ trong thi ca từ góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận”", Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thƣ
Tác giả: Lê Thị Ánh Hiền
Năm: 2011
17. Nguyễn Hòa (2007), “Sự tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt qua các ẩn dụ không gian”, Ngôn Ngữ, số 7, tr.1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt qua các ẩn dụ không gian”, "Ngôn Ngữ
Tác giả: Nguyễn Hòa
Năm: 2007
18. Phan Văn Hòa, Hồ Trịnh Quỳnh Thƣ (2011), “Ẩn dụ ý niệm „tình yêu là cuộc hành trình‟ trong tiếng Anh và tiếng Việt”,Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9,tr.15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm „tình yêu là cuộc hành trình‟ trong tiếng Anh và tiếng Việt”",Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Phan Văn Hòa, Hồ Trịnh Quỳnh Thƣ
Năm: 2011
19. Ngũ Thiện Hùng, Trần Thị Thanh Thảo (2011), “Ngữ nghĩa của ẩn dụ về tình yêu trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3 (44), tr.244 - 251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa của ẩn dụ về tình yêu trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Ngũ Thiện Hùng, Trần Thị Thanh Thảo
Năm: 2011
20. Trịnh Thị Thanh Huệ (2012), Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tƣ liệu tên gọi bộ phận cơ thể người), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn , Học viện KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tƣ liệu tên gọi bộ phận cơ thể người)
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Huệ
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w