Đề tài về : Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ MỸ HẠNH
ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰ VÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC
VIỆT NAM 1930 - 1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
Trang 2MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945 Tài năng của ông được bộc lộ trên nhiều phương diện: sáng tác, khảo cứu, dịch thuật… Ring ở mảng sáng tác, ông bộc lộ tài nămg trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm báo chí… Với thể loại nào, ơng cũng đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả Chính vì thế suốt sáu thập kỉ qua, thân thế và sự nghiệp sáng tác của ông đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và biết bao thế hệ sinh viên, học viên
Tuy vậy, việc nghiên cứu văn chương Ngô Tất Tố chưa thật toàn diện, sự hiểu biết của các thế hệ độc giả về ông cũng chưa đầy đủ: Người ta hầu như mới chỉ biết và quan tâm
nhiều đến một nhà tiểu thuyết Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều chng mà chưa biết hoặc ít quan tâm đến một nhà phóng sự Ngô Tất Tố với Việc làng, Tập án cái đình, một nh tiểu phẩm
Ngô Tất Tố với hàng trăm thậm chí hàng ngàn bài báo sắc sảo và có giá trị văn học Gần đây, khi cc tập Ngô Tất Tố chuyện người đương thời và Ngô Tất Tố tiểu phẩm báo chí của nhà xuất bản Hội nhà văn ra mắt độc giả, không ít người giật mình: hĩa ra tất cả những gì đ biết về Ngơ Tất Tố mới chỉ l một gĩc nhỏ; tc phẩm của ơng như lâu nay đ biết chỉ chiếm khoảng một phần mười so với văn nghiệp phong phú, đồ sộ của ông Trong phần tác phẩm của Ngô Tất Tố mới ra mắt độc giả ấy, phóng sự và nhất là tiểu phẩm chiếm một số lượng lớn Việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về ơng nhất l mảng phĩng sự, tiểu phẩm vì vậy sẽ gip chúng ta vẽ lên một bức chân dung văn học đúng, đủ trung thực và sâu sắc về nhà văn- nhà báo Ngô Tất Tố
Trước đây, sách giáo khoa văn học ở trường phổ thông đ đưa tác phẩm Tắt đèn (Phổ thông cơ sở), Lều chng (Phổ trông trung học) vào giảng dạy, đọc thêm Hiện nay sách Ngữ văn 11 lại giới thiệu thêm với công chúng học đường phóng sự Việc lng của Ngô Tất Tố (bài đọc thm: Nghệ thuật băm thịt gà) Đó là một sự bổ sung rất kịp thời và cần thiết Điều
đó càng cho thấy những người giáo viên văn học ở trường phổ thông như tác giả luận văn này cần phải đọc, tìm hiểu cập nhật về Ngơ Tất Tố v sự nghiệp văn chương của ông, kịp thời bổ sung những gì chưa biết, để việc giảng dạy tốt hơn
Đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn “Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất
Tố đối với văn học Việt Nam 1930-1945” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này
Trang 32 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Việc nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp Ngô Tất Tố tính đến nay đã cĩ nhiều thành tựu với một bề dày đáng quý, rất thuận lợi cho tất cả những ai đến sau muốn tìm hiểu su về ơng
Có thể điểm qua một số bài viết và những công trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố từ sau năm
1930 trở về đây để thấy rõ điều đó
Theo trục thời gian, chng tơi tạm chia lịch sử nghiên cứu về Ngô Tất Tố, trong đó có phóng sự và và tiểu phẩm thành ba chặng đường: trước 1945, 1945-1975 v sau 1975
Trước 1945
Tuy thời kì ny chưa có nhiều công trình nghin cứu ring, nhưng sáng tác văn học và báo chí của Ngô Tất Tố ngay từ năm 1931 đ được đánh giá rất cao Tiu biểu l cc ý kiến của
Vũ Trọng Phụng, v cơng trình nghin cứu Vũ Ngọc Phan
Vũ Trọng Phụng trong bài giới thiệu về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã gọi Ngơ Tất Tố l “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám làng nho” (Báo Thời vụ số ra ngày
31.01.1931)
Trong “Nhà văn hiện đại”(1938-1940) Vũ Ngọc Phan khi giới thiệu bảy mươi chín
nhà văn Việt Nam tham gia sáng tác bằng chữ quốc ngữ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX cũng đ dnh cho Ngơ Tất Tố một vị trí vẻ vang Ơng gọi Ngơ Tất Tố l
“một tay kì cựu trong làng văn làng báo Việt Nam” “cĩ ĩc ph bình, cĩ trí xt đoán, có tư tưởng
mới”, v nhấn mạnh: “… về đường văn nghệ ông đã theo kịp cả những nhà văn thuộc phái tân học xuất sắc nhất Ngô Tất Tố là một nhà nho mà viết được những thiên phóng sự và những thiên tiểu thuyết theo nghệ thuật Tây phương và ông đã viết bằng một ngòi bút đanh thép, làm cho phái tân học phải khen ngợi” Nhận xét này của Vũ Ngọc Phan đã khẳng định
tư tưởng mới mẻ, tiến bộ và tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố Tuy nhiên trong khi giới
thiệu tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Ngọc Phan chỉ giới thiệu “Việc làng”, “Lều chõng” và
một số công trình khảo cứu khác, không đề cập đến những bài văn ngắn của Ngô Tất Tố
Từ năm 1945 đến năm 1975
Năm 1954, trên tạp chí Văn nghệ (số 54) Nguyên Hồng đã có bài viết xúc động về nhà văn, nhà tiểu thuyết lão thành Ngô Tất Tố Nguyên Hồng đã ghi nhận những đóng góp tích cực của Ngô Tất Tố trong việc phản ánh đúng sự thật đời sống của người nông dân nơi luỹ
tre xanh Ông viết: “Người nông dân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố, chưa
ánh lên cái sức đấu tranh nhưng sự thống khổ của họ đem phơi bày ra đã được một phần nào thật, thật trên cái đen tối của chế độ tàn bạo và ruỗng nát lúc bấy giờ”[33, tr.44]
Trang 4Nguyên Hồng cũng cho rằng, nhân cách, con người và thái độ đấu tranh không mệt mỏi của
Ngô Tất Tố đáng để cho người đời sau học tập Ông khẳng định: “Cái hình ảnh Ngô Tất Tố
dứt khoát với thù địch, không đội giời chung với thù địch, cái hình ảnh đôi mắt kính vằng vặc say mê cúi xuống những dòng chữ rắn rỏi rõ ràng, miết lên những trang giấy giang vàng ngà trên bàn tre làm việc, hình ảnh đó chúng ta luôn tưởng nhớ, xót xa thương tiếc, quyết tâm học tập và nguyện sát cánh nhau chặt hơn nữa, làm việc nhiệt tình tận tụy, quyết thắng”[33, tr.48] Đó chính là tinh thần mà Ngô Tất Tố để lại cho đồng nghiệp và những thế
hệ sau Bài viết của Nguyên Hồng đã khẳng định sự ảnh hưởng của Ngô Tất Tố đối với các đồng nghiệp
Trên tạp chí Văn nghệ số 8 năm 1958, Bùi Huy Phồn cũng có những đánh giá rất khách
quan về Ngô Tất Tố qua phóng sự “Việc làng” Bùi Huy Phồn cho rằng lập trường giai cấp của Ngô Tất Tố còn mơ hồ cho nên còn một số hạn chế nhỏ trong “Việc làng” Ông cũng
cho rằng sự hạn chế này không lấy gì làm lạ, vì Ngô Tất Tố vốn xuất thân từ một nhà nho
Bùi Huy Phồn cũng khẳng định đóng góp lớn nhất của “Việc làng” là đã phản ánh một cách
chân thực đời sống của người dân quê, những nỗi thống khổ về tinh thần mà khó ai có thể nhìn thấy được Từ xưa đến nay người ta chỉ thấy người nông dân bị bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị, ít ai thấy được nỗi khổ của người nông dân dưới gánh nặng của hủ tục Năm 1961, trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3, Nguyễn Đức Đàn, qua phân tích một
số tác phẩm của Ngô Tất Tố trước 1945, đã chỉ ra “sự sáng tạo nghệ thuật của Ngô Tất Tố
có một ý nghĩa vị nhân sinh rõ rệt” [33, tr.65] Nguyễn Đức Đàn đi đến kết luận “Bao giờ
ông – tức Ngơ Tất Tố - cũng đứng về phía những người bị đày đọa, bị áp bức Chính nhờ đó
mà nhà văn đã vẽ lên được bức tranh chân thực của xã hội đương thời Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, ngòi bút Ngô Tất Tố dám dũng cảm tố cáo những cái xấu xa thối nát của xã hội, xây dựng những hình tượng đẹp đẽ về người lao động cùng khổ đã là một thành công lớn” [33, tr.66]
Năm 1962, trên tạp chí Văn nghệ số 61, Nguyễn Đức Bính cũng viết bài bàn về con
người và văn chương Ngô Tất Tố Trong đó ông có đề cập đến phóng sự “Việc làng”, và các tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố Nguyễn Đức Bính tiết lộ “Quyển Việc làng ra đời
năm 1940 Nhưng có thể tác giả đã nhẩm từ lâu, trong những buổi nhàn đàm với anh em ở toà soạn tờ báo Hàng Da” Ông còn cho rằng “Nếu có ai cho rằng đó là một tập văn kí sự ghi lại những tệ tục ở nông thôn thì thật chưa hiểu được dụng ý của người viết Mặc dù lời văn có khi nặng tích chất khách quan của kẻ quan sát hiện thực, nhưng nên tìm ở trong đó
Trang 5một tấm lòng nói thay cho nhiều tấm lòng” [33, tr.69] Bàn về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố,
Nguyễn Đức Bínhkhẳng định: “Ngô Tất Tố có một lối viết mới, độc đáo nữa là khác, không
chút gì nhắc lại lối văn biền ngẫu của các cụ đồ, giọng văn khi đậm đà, khi duyên dáng, nhưng đặc biệt là dí dỏm; câu văn sắc cạnh, trong sáng, ngắn gọn, chữ dùng thường mạnh dạn và ý nhị”[33, tr.77]
Trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam” tập 5 (1930-1945), xuất bản tại Hà Nội năm
1973, Nguyễn Đăng Mạnh khi phê bình “Lều chõng” và “Việc làng”, đã phân tích một số
đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật của phóng sự “Việc làng” Ông nhìn nhận ở Ngô Tất Tố một “lòng cảm thương sâu sắc đối với người nông dân”, “càng thông cảm với người nông dân bao nhiêu , Ngô Tất Tố lại càng căm ghét bọn cường hào địa chủ bấy nhiêu” Về
nghệ thuật, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: cả tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố tuy
quanh đi quẩn lại chủ yếu là nạn xôi thịt, nhưng với lối kể chuyện linh hoạt, người đọc
không thấy đơn điệu Cuối cùng ông kết luận “Việc làng là một tập án đanh thép về hủ tục
và nạn cường hào ở nông thôn Việt Nam”
Nhìn chung ở giai đoạn này, Người ta nhắc nhiều đến tiểu thuyết và phóng sự của Ngô Tất Tố Mảng văn tiểu phẩm chưa được đi sâu vào nghiên cứu Từ sau năm 1975, người ta mới bắt đầu chú ý tới những bài văn ngắn này của ông
Sau 1975
Năm 1977, Nhà xuất bản văn học Hà Nội in “Ngô Tất Tố- Tác phẩm” Phan Cự Đệ chủ
biên Đây là công trình đầu tiên giới thiệu một cách tương đối toàn diện về Ngô Tất Tố và những thành công của ông trên các lĩnh vực: báo chí, sáng tác văn học, nghiên cứu dịch thuật… Riêng ở lĩnh vực báo chí, tác giả đã có công sưu tầm và giới thiệu 112 bài báo của Ngô Tất Tố được viết trong khoảng thời gian từ 1929-1943
Trong cơng trình ny, Phan Cự Đệ, cũng như nhiều nhà nghiên cứu hồi bấy giờ nhận xét đánh giá cịn nặng ci nhìn soi xt nhân thân, quan điểm lập trường của Ngô Tất Tố Tuy vậy,
đáng chú ý là nhà nghiên cứu đ khẳng định: Ngô Tất Tố, với tư cách l “người bạn đường tin
cậy của giai cấp công nhân”, luôn đứng trên quyền lợi của dân tộc, của quần chúng bị áp
bức, luôn xuất phát từ một tấm lòng yêu nước thương dân mà sáng tác
Về nghệ thuật, Phan Cự Đệ đánh giá cao nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Ngô Tất Tố:
“… bất cứ lúc nào có điều kiện, Ngô Tất Tố sẵn sàng sử dụng những đòn đánh thẳng vào
mặt đối phương, không kiêng nể và ông phân biệt rất rõ lối đả kích và trào lộng đả kích để đánh địch Lối hài hước và trào lộng hài hước là để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn
Trang 6trong nội bộ nhân dân Nụ cười của Ngô Tất Tố không phải là sự chế giễu lạnh lẽo vô tình, không phải là thái độ bông phèng “lùng tùng xoè” như nhóm Tự lực văn đoàn, cũng không phải là sự đả kích đôi khi vô chính phủ theo quan điểm hư vô chủ nghĩa của Vũ Trọng Phụng, mà đây là một sự phê phán xã hội đứng trên lập trường một người trí thức yêu nước Chính lập trường đó đã tạo nên tiếng cười của Ngô Tất Tố, có nội dung xã hội sâu sắc, lành mạnh, lạc quan và nói chung lúc nào cũng nhằm trúng đích, bắn chính xác vào kẻ thù của
dân tộc và của quần chúng bị áp bức bóc lột” [17, tr.57]
Năm 1978, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản công trình “Lịch sử văn học Việt Nam” của
Nhóm tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác Trong đó có một chương viết về “Ngô Tất Tố- nhà báo” do Nguyễn Đăng Mạnh biên soạn Nguyễn Đăng Mạnh đã nêu khái quát cuộc đời làm báo của Ngô Tất Tố, và
cũng đi đến những nhận xét rất tích cực “Nhìn chung, qua những bài bình luận, bút chiến,
phóng sự, ta thấy Ngô Tất Tố thực sự là một nhà báo hăng hái và chân thành chiến đấu cho những yêu cầu cải cách dân chủ thật sự vì lợi ích của nhân dân lao động Những việc ông làm, những điều ông đấu tranh như thế đã khiến ông gần với cách mạng” [24, tr.201]
Nhìn chung, trong chương viết về Ngô Tất Tố, Nguyễn Đăng Mạnh đã đi vào nhận xét những thành tựu, những ưu khuyết điểm của nhà báo Ngô Tất Tố về nội dung tư tưởng, chưa đi vào phân tích giá trị nghệ thuật trong các tiểu phẩm của ông
Năm 1987-1988, khoa Ngữ văn-báo chí, trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh ấn hành và lưu hành nội bộ giáo trình “Văn học Việt nam 1930-1945” (2tập) do Trần
Ngọc Hồng biên soạn Phần viết về Ngô Tất Tố cĩ đề cập đến thành tựu của Ngô Tất Tố qua
hai tác phẩm “Việc làng” và “Tắt đèn” không thấy đề cập đến các tác phẩm báo chí
Năm 1993, Nhà xuất bản văn học cho in “Tuyển tập Ngô Tất Tố” (2 tập) do Phan Cư Đệ
sưu tầm tuyển chọn, Trương Chính sắp xếp và giới thiệu Trong lời giới thiệu về Ngô Tất
Tố, Trương Chính cũng đồng tình với quan điểm của Phan Cư Đệ cho rằng Ngô Tất Tố đã vượt qua mọi sự ràng buộc của tư tưởng Nho giáo, là “một người có tư tưởng độc lập, không chịu nhắm mắt theo những thành kiến của cổ nhân” Ông cũng đi đến nhận định Ngô Tất Tố là một nhà nho yêu nước, thương dân “Phú quý không ham, nghèo hèn không đổi dạ,
uy quyền không thể khuất phục” Ngoài ra, Trương Chính còn phân tích để chỉ ra quan niệm tiến bộ, nghiêm túc của Ngô Tất Tố trong nghề báo Trương Chính không quan tâm nhiều đến những hạn chế trong tư tưởng của Ngô Tất Tố mà chủ yếu tập trung làm nổi bật những quan niệm tiến bộ của nhà nho Ngô Tất Tố, và khẳng định những thành công của ông về nội
Trang 7dung cũng như nghệ thuật Theo Trương Chính thì tiểu phẩm của Ngô Tất Tố gần với tạp văn của Lỗ Tấn
Đến năm 1999, nhà xuất bản giáo dục tái bản lần ba công trình “Văn học Viêt Nam
1900-1945” Trong đó có chương XIII viết về Ngô Tất Tố do Phan Cự Đệ phụ trách Phan
Cự Đệ đi phân tích từ tư tưởng tiến bộ của một nhà nho nghèo yêu nước đến những tác phẩm tiêu biểu cho thành công của Ngô Tất Tố trên con đường nghệ thuật Ông giới thiệu
về các tác phẩm phê bình, về tiểu thuyết “Tắt đèn”, về các phóng sự “Việc làng” và “Tập án
cái đình”, và về các tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố
Ở phần viết về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, Phan Cự Đệ đã khẳng định những đóng góp lớn lao của Ngô Tất Tố về nội dung cũng như nghệ thuật Về nội dung Phan Cự Đệ viết
“Văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố dường như làm thành một bộ sử biên niên của xã hội Việt
Nam những năm từ trước 1930 cho đến hồi đại chiến lần thứ hai” [21, tr.395] Về nghệ
thuật thì “các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố vừa mang tính chất của một bài bình luận chính trị,
bình luận xã hội nhưng đồng thời cũng là một tác phẩm văn học Do đó nó vừa phải có sức thuyết phục logic, có căn cứ và lập luận chặt chẽ, vừa phải xây dựng được những hình tượng và có một sức truyền cảm mạnh mẽ, sâu sắc đối với người đọc” [21, tr.395] Và,
“phong cách châm biếm trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là sự kết hợp hài hoà cái thâm
thuý của một nhà nho trí thức với cái vui hồn hậu, lạc quan, tính chiến đấu mạnh khỏe của văn học dân gian” [21, tr.400]
Hai tập phóng sự “Việc làng” và “Tập án cái đình” cũng được Phan Cự Đệ đánh giá cao Ơng đặc biệt khẳng định giá trị hiện thực vào tính chiến đấu của nó “Trong hai phóng sự
“Tập án cái đình” và “Việc làng”, Ngô Tất Tố tìm cách phơi trần những sự thật xấu xa về các hủ tục ở nông thôn, xem đó là một cái gì vô lý “quái gở”, “mọi rợ” và đặt chính quyền thực dân trước nhiệm vụ phải giải quyết” [21, tr.409]
Nhìn chung, với bi viết ny, Phan Cự Đệ đã đưa ra được một cái nhìn khái quát toàn bộ văn nghiệp của Ngô Tất Tố, chỉ ra một cách tương đối thỏa đáng những thành công, hạn chế trong tư tưởng chính trị cũng như về hình thức thể hiện trong sng tc của nhà văn
Xuất phát từ sự quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật viết tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, năm
1983, trên tạp chí Văn học số 6, Lê Thị Đức Hạnh viết bài “Đặc sắc trong tiểu phẩm của
Ngô Tất Tố” Trong bi viết ny, với lưu ý “những bài viết này chưa ai nghiên cứu kĩ, chưa được chú ý nhiều về nghệ thuật, nhất là nghệ thuật trào phúng”, Lê Thị Đức Hạnh cho rằng:
“những tiểu phẩm của ông (Ngô Tất Tố) rất giàu tính nghệ thuật, là sự kết hợp nhuần
Trang 8nhuyễn giữa lý trí và hình tượng thông qua những sự kiện, những tài liệu cụ thể, tạo nên một sức thuyết phục mạnh” Trong khi đi sâu phân tích nghệ thuật trào phúng trong tiểu
phẩm của Ngô Tất Tố, tác giả bài báo khẳng định: “… Ngô Tất Tố rất già dặn trong việc
vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật khi đề cập đến các vấn đề của xã hội đương thời Ông biết khai thác đề tài bằng cách đối lập một hiện tượng nào đó với khát vọng mong muốn của nhân dân Ông biết tô đậm những mâu thuẫn của hiện thực và khi thể hiện chúng thì thông qua một ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm đà chất trữ tình nên ông đã tạo được một hiệu quả phê phán lớn Sự thông minh hóm hỉnh là một đặc trưng quan trọng của nghệ thuật trào phúng cũng thấy bộc lộ qua từng câu, từng chữ, có khi trong toàn bài, đã làm cho văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc” [33, tr.423-424]
Cũng nói riêng về tiểu phẩm, năm 1998, trên tạp chí Văn học số 11, Hà Minh Đức viết
bài “Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố” Bàn về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, Hà Minh Đức đánh giá cao tính thời sự, và tính luận chiến của nó: “Ngô Tất Tố không viết tiểu
phẩm để in trong sách hoặc trong tạp chí hàng tháng, nhiều tháng mà chủ yếu là in trên báo hàng ngày, hàng tuần với tinh thần thời sự ứng chiến” [33, tr.444] Hà Minh Đức cũng ghi
nhận tinh thần thương yêu dân và đấu tranh với những thế lực bóc lột đàn áp nhân dân Tác giả nhận định sự phê phán, đả kích của Ngô Tất Tố là không chạy theo từng việc nhỏ mà
“có cái nhìn bao quát vào bức tranh chung của xã hội, nhìn vào bản chất của các hiện
tượng”
Năm 2001, Nhà xuất bản giáo dục đã xuất bản quyển sách “Ngô Tất Tố về tác gia và tác
phẩm” do Mai Hương và Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu Quyển sách đã tập hợp
tương đối đầy đủ những bài viết, những lời giới thiệu v những bài phê bình, nghiên cứu về
nhà văn- nhà báo-nhà dịch thuật Ngô Tất Tố Trong đó có bài viết “Ngô Tất Tố tài năng và
tấm lòng” của Mai Hương, thể hiện lòng mến phục và trân trọng đối với Ngô Tất Tố Đáng
chú ý l ý kiến giải thích về văn tài và động cơ viết văn của Ngô Tất Tố: “… Vượt lên mọi hư
danh, cám dỗ, Ngô Tất Tố “đã biết đánh đổi cơm áo để lấy cái quyền viết theo chỉ thị của trái tim mình”, trái tim chỉ thuộc về đất nước mà ông hết lòng yêu thương, chỉ thuộc về nhân dân mà ông thiết tha gắn bó Chính đó là cái lõi để tạo nên tài năng lớn, đa dạng nơi ông” [33, tr.30-31]
Nhìn chung dù viết dưới dạng bài báo, bài nghiên cứu, phê bình hay bài giới thiệu, dù phân tích các tác phẩm tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm hay dịch thuật, phê bình, các nhà
Trang 9nghiên cứu đều có sự nhìn nhận, đánh giá thống nhất với nhau ở quá trình phát triển tư tưởng, quá trình lao động, sáng tạo, và quá trình đấu tranh không mệt mỏi vì nhân dân và dân tộc của nhà văn lão thành Ngô Tất Tố Tất cả mọi lời nhận định đều khẳng định tài năng
về mọi mặt của Ngô Tất Tố và những cống hiến to lớn của ông đối với nền văn học dân tộc, với việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá vốn có của đất nước Một số hạn chế trong tác phẩm và tư tưởng của ông nếu được vạch ra, không hề làm giảm đi lòng yêu mến
và sự cảm phục của các đồng nghiệp và của các thế hệ độc giả từ xưa đến nay
Tìm hiểu lịch sử nghin cứu vấn đề, ta nhân thấy:
Thứ nhất, chưa có một công trình nghiên cứu riêng, sâu về các mảng sáng tác của Ngô Tất Tố Phần lớn các sách thường chỉ sưu tầm và biên tập lại những bài viết trên các báo, tạp chí hay một bài nghiên cứu nhỏ về Ngô Tất Tố
Thứ hai, thnh tựu nghin cứu về sự nghiệp văn chương, báo chí của Ngô Tất Tố tính đến nay đ kh dy dặn, phong ph Giới nghin cứu cng ngy, cng mở rộng, khơi sâu nhiều mặt giá trị trong sự nghiệp viết văn của ông, càng khẳng định thêm vị trí quan trọng của ông trong lịch
sử văn chương và báo chí Việt Nam 1930-1945 Việc cơng bố, in ấn cc cơng trình nghin cứu về ơng trước thời đổi mới, trong một thời gian dài không tiến triển được bao nhiêu
Có những cuốn sách về Ngô Tất Tố nhan đề tuy khác nhau nhưng nội dung bên trong cũng chỉ là những bài viết cũ của các nhà phê bình quen thuộc Mảng văn được nghiên cứu
nhiều và sâu nhất là tiểu thuyết, cụ thể là tác phẩm “Tắt đèn”, “Lều chõng” Với thể loại phóng sự, phần lớn các nhà nghiên cứu cũng chỉ xoay quanh phóng sự “Việc làng”, còn
“Tập án cái đình” và một số phóng sự khác chỉ được nói chung chung Riêng mảng văn tiểu
phẩm, chiếm số lượng lớn trong văn nghiệp của Ngô Tất Tố, hầu như chưa được đầu tư nghin cứu một cách xứng đáng ngoài những bài nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Thị Đức Hạnh, Trương Chính, Phan Cự Đệ, Vũ Quần Phương, Hà Minh Đức được in trong nhiều tuyển tập nghiên cứu về Ngô Tất Tố
Thực tế đó cho thấy việc nghiên cứu về phóng sự và tiểu phẩm của Ngô Tất Tố vẫn là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này chng tơi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Trang 10- Phương pháp so sánh: đặt các sáng tác của Ngơ Tất Tố trong sự đối chiếu so sánh với các nhà văn khác nhất là các nhà văn cng thời với ông để tìm ra những đóng góp tích cực của tiểu phẩm và phóng sự Ngô Tất Tố
- Phương pháp hệ thống: đặt tiểu phẩm và phóng sự Ngơ Tất Tố trong trong tồn bộ sự nghiệp sáng tác của ông cũng như trong bối cảnh văn xuôi nghệ thuật Việt Nam 1930-1945
để nghiên cứu, đánh giá đúng và đủ hơn về đóng góp của ông
- Phương pháp loại hình được sử dụng để nghiên cứu phĩng sự, tiểu phẩm của Ngơ Tất
Tố từ gĩc nhìn thể loại
Tất cả những quan điểm, những phương pháp được vận dụng nghiên cứu đề tài đều đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật Mác-Lênin để nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách khách quan và khoa học
4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Mặc dù tài năng của Ngô Tất Tố thể hiện trên nhiều bình diện nhưng đề tài chỉ hướng vào tìm hiểu những tác phẩm thuộc hai thể loại tiểu phẩm và phóng sự của ông
Về phóng sự, chủ yếu tìm hiểu tập phóng sự “Việc làng”, “Tập án cái đình”, để thấy
được cái nhìn của Ngô Tất Tố về nông dân và nông thôn Việt Nam
Về tiểu phẩm, số lượng tác phẩm mới tìm thấy của ông rất nhiều Chúng tôi sẽ tiến hành
khảo sát các tiểu phẩm tiêu biểu trong ba quyển sách “Ngô Tất Tố tiểu phẩm báo chí”, Ngô
Tất Tố chuyện người đương thời” của nhà xuất bản Hội nhà văn, xuất bản năm 2005,
và“Ngô Tất Tố toàn tập”, tập 1, và chủ yếu là những tác phẩm được sáng tác trước 1945
5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Thông qua việc nghin cứu tiểu phẩm và phóng sự, hai mảng thể loại còn chưa được nhà phê bình quan tâm nhiều, chúng tôi muốn thêm một lần khẳng định lại vị trí của ông trên văn đàn bằng cách chỉ ra những đóng góp có ý nghĩa tích cực trong việc phát triển thể loại phóng sự và tiểu phẩm nói riêng, phát triển ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật nói chung
6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn được tổ chức thành ba chương
Chương1: Ngô Tất Tố v thể văn phóng sự, tiểu phẩm trong văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945) Chương này xác định vị trí của Ngô Tất Tố cùng với các thể loại sáng tác, phê
bình, dịch thuật đặc biệt là hai thể loại phóng sự và tiểu phẩm trên văn đàn Việt Nam Từ đó
có cái nhìn khái quát về những đóng góp của ông trong quá trình phát triển và hoàn thiện của văn học Việt Nam ở giai đoạn 1930-1945
Trang 11Chương 2: Những đóng góp của phóng sự Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam (1930-1945) Chương này nhằm khẳng định những đóng góp của Ngô Tất Tố trên bình diện
phóng sự về mặt nội dung và nghệ thuật
Chương 3: Những đóng góp của tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với Văn học Việt Nam (1930-1945) Chương này nhằm khẳng định đóng góp của Ngô Tất Tố trên bình diện văn
tiểu phẩm về nội dung và nghệ thuật
Trong ba chương vừa nêu, chương ba tương đối phức tạp vì số lượng tác phẩm nhiều và cũng có nhiều vấn đề mới cần được giải quyết, nên chúng tôi đầu tư kĩ hơn và dành số trang nhiều hơn
Trang 12Chương 1
NGÔ TẤT TỐ VÀ THỂ VĂN PHÓNG SỰ, TIỂU PHẨM
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (1930-1945)
Ngô Tất Tố trong lòng độc giả Việt Nam là một con người mẫu mực, nghiêm túc trong cuộc sống cũng như trong hoạt động văn học Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ông nổi tiếng là một người đa tài Nhắc đến Ngô Tất Tố là nhắc đến một nhà nho lão thành với tư tưởng tiến bộ, một nhà văn, một nhà báo, một nhà nghiên cứu, phê bình, dịch thuật xuất sắc Ngô Tất Tố tham gia vào nhiều lĩnh vực sáng tác và ở lĩnh vực nào cũng tạo được tiếng vang, được sự đồng tình ủng hộ của độc giả và đồng nghiệp
Năm 1923, ông bắt đầu con đường hoạt động văn học với tác phẩm dịch từ Trung văn:
Cẩm Hương Đình, in tại Tản Đà tu thư cục (do Tản Đà mở từ năm 1922 tại 58 phố Hàng
Bông) Trong thời gian này, văn học nước ta đang tiến dần đến sự hiện đại hoá toàn diện Đây là giai đoạn giao thời của văn học, và từ đây Ngô Tất Tố đã có bước song hành cùng sự phát triển của nền văn học Tài năng của ông ngày càng pht triển, chín muồi Ơng trở thnh một trong những cây bút kì cựu của giai đoạn văn học 1930-1945, có nhiều đóng góp quan trọng, được bạn bè đồng nghiệp cng cc thế hệ độc giả yêu mến Vị trí của ông đã được khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945) như là một nhà văn, nhà báo xuất sắc, một nhà tiểu thuyết lớn, một nhà khảo cứu phê bình, dịch thuật đầy tài năng:
1.1 Ngô Tất Tố - nhà văn, nhà báo xuất sắc trong văn học Việt Nam 1945)
(1930-1.1.1 Một nhà báo với ngòi bút chiến đấu sắc bén
Nhắc đến sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố trước hết là nhắc đến một Ngô Tất Tố – nhà báo Với mảng thành tựu xuất sắc về tạp văn tiểu phẩm Năm 1926, ông chính thức bước vào nghề báo và liên tục xuất hiện trên các báo An Nam tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phổ thông, Đông phương, Công dân, Hải Phòng tuần báo, Tương lai, Thời vụ,
Hà Nội tân văn, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba… với các bút danh như : Phó chi, Thôn dân, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Xứ Tố, Lộc Đình, Thục Điểu, Tuệ Nhỡn, Đạm Hiên, Thuyết Hải, Hy Cừ, Xuân Trào…
Sự xuất hiện của Ngô Tất Tố trên báo chí đã gây được sự chú ý của nhiều độc giả, họ bắt
đầu quan tâm đến những bài báo ngắn trên các mục “Nói mà chơi”, “Nói hay đừng”… Với
Trang 13cái nhìn sắc sảo, ngòi bút tài năng và một trái tim nhân hậu, ông đã tạo ra những sản phẩm
có giá trị vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính giáo dục, được dư luận xã hội cũng như các đồng nghiệp đánh giá cao
Vũ Trọng Phụng đã giới thiệu về Ngô Tất Tố “Ngô Tất Tố là một nhà báo về phái Nho
học, và là một tay ngôn luận xuất sắc, trong đám nhà nho Làng báo bắc Kì, Trung Kì, Nam
kì, cũng như độc giả, hẳn không ai mà lại không biết đến danh tiếng người ra đời từ khi thi
sĩ Nguyễn Khắc Hiếu chủ trương An Nam tạp chí và đã viết nhiều bài đại luận, khảo cứu, bút chiến, phê bình, nhiều truyện lịch sử rất có giá trị, trong nhiều tuần báo và tạp chí cả Nam lẫn Bắc Với cái sự được đời hoan nghênh ấy Ngô Tất Tố chẳng cần ai giới thiệu nữa…” [33, tr.409] Qua lời giới thiệu của Vũ Trọng Phụng, nhà báo Ngô Tất Tố hiện lên là
mot con người hoạt động rộng Không chỉ rộng về không gian, từ Nam chí Bắc, mà còn rộng về phạm vi hoạt động báo chí, ông có thể viết ở nhiều thể loại
Trước hết phải kể đến phóng sự, một thể loại báo chí giàu chất văn chương Ở thể loại này Ngô Tất Tố đã tham gia một cách nhiệt tình và khẳng định được tên tuổi mình qua hàng loạt những tác phẩm có giá trị
Năm 1935, ơng viết phóng sự “Dao cầu thuyền tán” đăng trên báo Công dân Ngòi bút
của ông đã không ngần ngại phanh phui tất cả những ung nhọt của xã hội Chính vì vậy cũng trong năm này, chính phủ cấm không cho ông viết Hải Phòng tuần báo, bắt ông dời hiệu thuốc về quê và trục xuất ông khỏi các thành phố lớn
Năm1939, ông cho đăng phóng sự “Tập án cái đình” trên báo Con ong
Năm 1940, đăng phóng sự “Việc làng” trên báo Hà Nội tân văn
Với hai tập phóng sự này, Ngô tất Tố thực sự là nhà báo hiểu biết sâu sắc về đời sống người nông dân với biết bao nhiêu nỗi vất vả cơ cực Bùi Huy Phồn đã khẳng định đóng
góp của “Việc làng” là giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về nỗi khổ của người nông dân Ơng viết: “Chúng ta chỉ mới biết rằng người nông dân bị bóc lột về kinh tế và áp bức về
chính trị Rằng cuộc cách mạng chống đế quốc và phong kiến đã giải phóng cho người nông dân thoát khỏi quan hệ sản xuất cũ Nhưng còn điều mà chúng ta ít chú ý là, cũng nhờ có cách mạng người nông dân còn được giải phóng thoát khỏi trăm ngàn thứ hủ tục nó trói buộc, đè nén họ hàng ngàn vạn năm.” [33, tr.336]
Nói như vậy là Bùi Huy Phồn đã công nhận Ngô tất Tố là người góp phần hoàn thiện cái nhìn toàn diện về đời sống cuả người nông dân, có nghĩa là khẳng định vị trí không thể thiếu
của thiên phóng sự “Việc làng”
Trang 14Nguyễn Đức Đàn và Phan Cư Đệ cũng đã khẳng dịnh vị trí của Ngô Tất Tố ở thể loại
phóng sự: “Ngô Tất Tố vốn xuất thân nho học Nhưng đối với một thể loại mới mẻ như thể
loại phóng sự, Ngô tất Tố đã không tỏ vẻ bỡ ngỡ chút nào Trái lại ngòi bút của ông khi nào cũng vững vàng, chắc chắn, lời văn bao giờ cũng bình dị, sáng sủa và cô đúc Việc làng đã góp phần làm cho tên tuổi Ngô Tất Tố càng có thêm uy tín trong làng văn Việt nam” [33,
tr.361]
Một thể loại báo chí khác cũng góp phần làm nên thành công của toàn bộ văn nghiệp của Ngô Tất Tố đó chính là thể loại tiểu phẩm Bàn về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, nhà nghiên
cứu Lê Thị Đức hạnh nhận xét: “Chưa nói tới các lĩnh vực khác, chỉ riêng ở văn tiểu phẩm
cũng đã thấy rõ được tính chất phong phú và đa dạng trong ngòi bút của Ngô Tất Tố Ông vừa có tài “viết mỗi ngày một chuyện” lại vừa có tài viết mỗi bài một kiểu” Vì thế qua hơn một trăm bài báo của ông, không thấy có sự đơn điệu trùng lặp Trái lại độc giả dễ bắt gặp
những thú vị bất ngờ” [33, tr.424]
Phan Cự Đệ cũng đánh giá cao văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố: “Toàn bộ tiểu phẩm của
Ngô tất Tố làm thành một bức tranh rộng lớn và chân thực về xã hội thực dân phong kiến Việt Nam những năm trước cách mạng Tháng tám, nó đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu quý giá về văn học, sử học, xã hội học, dân tộc học (phong phú nhất là những tài liệu
về nông thôn và nông dân Việt Nam)” [33, tr.434]
Có thể nói trên lĩnh vực báo chí, Ngô Tất Tố đã tung hoành ngang dọc, viết hết mình, chiến đấu hết mình Ngày nay trên lĩnh vực ny Ngô Tất Tố được nhắc tên như một trong những người đi tiên phong, có cống hiến to lớn cho sự nghiệp báo chí Việt Nam
không bao giờ có thể quên được không khí náo động, căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông
Xá trong vụ thuế, dưới thời Pháp thuộc: cổng làng bị đóng chặt, việc đồng áng bị đình đốn, dân làng bị dồn lại và bọn cường hào bắt đầu đốc thuế bằng gậy gộc, cùm kẹp, giữa tiếng
thúc dục dồn dập của “mõ cá trên cột đình”, “trống cái dưới xá đình” Người nông dân đầu
óc căng thẳng chạy ngược chạy xuôi vay nợ, cầm đồ, “bán vợ, đợ con” hoặc kêu khóc thảm
thiết Sau luỹ tre xanh, làng Đông Xá êm đềm lặng lẽ bỗng trở thành chiến trường
Trang 15Vũ Trọng Phụng, nhà văn cùng thời với Ngô tất Tố đã khẳng định: “Tắt đèn là một thiên
tiểu thuyết có luận đề xã hội (…) một áng văn hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có
thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy” [33, tr.200]
Hồng Chương cũng khẳng định vị trí của Ngô Tất Tố qua “Tắt đèn”: “Với Tắt đèn, với
cuốn tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa duy nhất đó của ông, Ngô Tất Tố cũng đã xứng đáng được liệt vào hàng các đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam”
[33, tr.242]
Nguyễn Đăng Mạnh khi nói về tác phẩm “Tắt đèn” cũng không ngần ngại khẳng định:
“Tắt đèn là một trong những thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện
thực phê phán Việt Nam trước cách mạng” [33, tr.271]
Sự thành công của tiểu thuyết “Tắt đèn” có lẽ không còn ai phải bàn cãi, nhưng còn một
tác phẩm cũng không kém phần tiêu biểu của Ngô Tất Tố đó chính là tiểu thuyết phóng sự
“Lều chõng”, một tác phẩm miêu tả những bi kịch của những người trí thức thời phong kiến Khác với “Tắt đèn”, ở “Lều chõng”, Ngô Tất Tố miêu tả một cách thẳng thắn, chân thực việc giáo dục và chế độ thi cử của phong kiến vào lúc suy tàn Và sự ra đời của “Lều chõng”
đã góp phần hoàn thiện cái nhìn đầy đủ, toàn diện của Ngô Tất Tố về xã hội Đó là cái nhìn nhân hậu trước bao nỗi đắng cay cơ cực của người nông dân, cái nhìn cương trực, thẳng thắn vạch trần mọi ung nhọt của xã hội phong kiến thối nát, bảo thủ lỗi thời Đáng quý là ở chỗ người có cái nhìn tiến bộ đó lại từng là một môn đệ của Khổng -Mạnh, của một nền Hán học lâu đời
“Tắt đèn” và “Lều chõng” cho đến nay đã khẳng định được sức sống bền bỉ vượt qua
mọi sự thử thách của thời gian, chinh phục biết bao thế hệ độc giả của biết bao thời đại Những thiên tiểu thuyết như thế đ khẳng định một cách vững chắc vị trí đầy vinh dự của Ngô Tất Tố trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945
1.1.3 Một nhà khảo cứu, phê bình, dịch thuật tài năng
Ngoài việc viết báo và sáng tác Ngô Tất Tố còn là một trong những nhà văn giu nhiệt tâm đối với công tác nghiên cứu Chẳng những ông nghiên cứu văn học mà còn có công nghiên cứu cả triết học nữa Ông nghiên cứu Mặc Tử, Lão Tử một cách công phu và thận trọng Những cái hay và cái dở của các học thuyết được phân tích một cách su sắc, cắt nghĩa sng r Ông không những am hiểu về triết học mà ông còn có khả năng áp dụng chúng để
phân tích nhận định về hiện thực xã hội Việt Nam Trong tác phẩm “Mặc Tử”, ông ca ngợi
quan niệm phi nhạc, phi nho, phi mệnh, và một số quan điểm chính trị của Mặc Tử Trong
Trang 16tác phẩm “Lão Tử”, Ngô Tất Tố lại giơi thiệu cho ta thấy r vũ trụ quan và nhân sinh quan
của Lão Tử Sau khi giới thiệu tác giả có nhận định, biểu dương những điểm tiến bộ và phê phán những điểm thoái hoá tiêu cực Giá trị của những công trình này là ở chỗ Ngô Tất Tố không đóng khung trong việc khảo cứu các học thuyết cổ như xu hướng của nhiều nhà khảo cứu lúc bấy giờ, thường chỉ biết giới thiệu học thuyết một cách sách vở, mà ở đây tác giả biết vận dụng những kiến thức mới về triết học để phê phán, nhận định
Về phê bình văn học, Ngô Tất Tố viết khá nhiều, từ phê bình các nhân vật đến phê bình các tác phẩm của thời đại nhưng phần nhiều là những bài ngắn đăng trên báo chí, in thành
sách thì chỉ có quyển “ Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim”
Đọc “Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim” chúng ta thấy Ngô Tất Tố quả là một cây
bút phê bình sắc sảo và có tính chiến đấu Lập luận của ông rất chặt chẽ, thái độ rất cương
quyết Trong đoạn đầu tác giả xác định rõ: “Với một cuốn sách có quan hệ đến tư tưởng học
thuật của một dân tộc, không ai được phép vì nể tác giả mà nể luôn cả sai lầm trong sách
để di ngộ cho người đời sau” Xuất phát từ thái độ cương quyết ấy, có nhiều đoạn Ngô Tất
Tố phê phán Trần Trọng Kim rất mạnh, ông cho rằng Trần Trọng Kim đã xuyên tạc Nho giáo, và thứ nho giáo mà Trần Trọng Kim ca ngợi không phải là Nho giáo mà là “Trần Trọng Kim giáo”!
Nếu chúng ta đặt tác phẩm phê bình này của Ngô Tất Tố vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì sẽ thấy nó có những tác dụng tốt Nó vạch cho mọi người thấy dụng tâm của Trần Trọng Kim và chân giá trị của “nhà học giả” ấy
Như vậy với ngòi bút sắc sảo vốn có, Ngô Tất Tố đã tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu, phê bình một cách tự tin và có hiệu quả Vẫn cái bản lĩnh hơn người của mình ông đã thực
sự chinh phục độc giả bằng những luận điểm sắc bén, thông minh
Chưa dừng lại ở đó, tài năng của ông còn được bộc lộ một cách rõ rệt trong lĩnh vực dịch thuật Với vốn Hán học uyên thâm, ông đã tham gia dịch các tác phẩm thơ chữ Hán thời Lý Trần, và thơ Đường, các bản dịch của ông hiện nay thường được đưa vào Sách Giáo Khoa của học sinh cơ sở cũng như học sinh trung học và được coi là những bản dịch chuẩn mực Ông không chỉ đơn thuần dịch cu chữ thơ mà ông còn dịch được cả cái hồn cái thần của thơ Thơ ông dịch, vì thế là thơ dịch xuất phát từ trái tim, chứa đựng tình cảm chứ không đơn thuần là một bản dịch nghĩa khô khan
Đánh giá về sự nghiệp dịch giả của Ngô Tất Tố Trần Thị Băng Thanh cho rằng: “Làm
thơ, viết văn để lại dấu ấn đã khó, nói chi đến dịch Vậy mà có thể nói Tản Đà và Ngô Tất
Trang 17Tố là những dịch giả đã để lại được những dấu ấn của phong cách cá nhân Điều đó cũng
hiếm và chính là cống hiến riêng, lớn của hai ông” [33, tr.518]
Nhìn tổng thể sự nghiệp của Ngô Tất Tố, người ta không thể không thán phục trước một ngòi bút đa tài, mạnh mẽ và bền bỉ như vậy Sự nghiệp của Ngô Tất Tố đã dành cho ông một vị trí xứng đáng trong nền văn học nước nhà
1.2 Phóng sự và một số đặc điểm chung từ gĩc nhìn thể loại
1.2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của phóng sự
1.2.1.1 Sự ra đời của phóng sự
Phóng sự là một thể loại báo chí mà ngay từ khi nó ra đời đã làm chấn động công chúng báo chí, còn các nhà cầm quyền thì ra lệnh đóng cửa các toà soạn báo vì tính chất
nguy hiểm của những bài phóng sự Leonard Ray Teel-Ron Tay đã viết : “Phóng sự có thể
là vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo” [Dẫn theo 20, tr.7], còn GS, TS Karel Storkal(
Tiệp Khắc) lại cho rằng: “Phóng sự là một trong những thể loại báo chí được người đọc
yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với người viết” [Dẫn theo
Ở Việt Nam, Phóng sự ra đời muộn hơn Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng phóng sự bắt
đầu manh nha từ những tác phẩm có tính chất người thực, việc thực như “Hoàng Lê nhất
thống chí” của Ngô Gia Văn Phái Hoặc phóng sự xuất hiện cùng với sự xuất hiện của báo
chí Trong công trình nghiên cứu “Phóng sự báo chí” của nhà xuất bản Lí luận chính trị lại
cho rằng: Phóng sự chỉ có thể xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỉ XX, mặc
Trang 18dù báo chí Việt Nam có từ năm 1865, với những lí do rất khách quan có tính thuyết phục cao như sau:
Thứ nhất : Vào những năm 30 của thế kỉ XX, lợi dụng chính sách “Pháp -Việt đuề huề”
của chính phủ Pháp, hàng loạt thanh niên trí thức đã lên đường du học tại các nước Nhật, Pháp Trong đó có không ít những người làm nghề báo, và những trí thức Tây học đó khi trở
về nước đã mang trong mình những tư tưởng tiến bộ của phương Tây, như Hoàng Tích Chu, Đỗ Văn, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bích… Họ đã cùng nhau thực hiện một cải cách quan trọng trong nghề báo: áp dụng vào Việt Nam lối viết báo và cách trình bày báo hiện đại đã học được từ châu Âu, với lối hành văn gọn gàng, sáng sủa của người Pháp, khác với
lối văn biền ngẫu, chứa nhiều điển tích Trung Hoa Phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang
Vũ Đình Chí được coi là một tác phẩm mở đầu cho lối viết này, được đăng trên tờ Đông Tây vào tháng 8, 1932, do Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn, hai người có công lớn trong việc thay đổi diện mạo báo chí nước ta Đặc biệt Hoàng Tích Chu đã cho ra đời hàng loạt bài báo
có thông tin thời sự nóng bỏng, tư liệu chính xác, mặc dù “lúc ban đầu độc giả xem đó là lố
lăng, không thích hợp nhưng lần hồi, họ làm quen được và xem đó là lối viết thích hợp trên báo chí, nhiều người lại bắt chước Hoàng Tích Chu” [51, tr.126-127] Cuộc thay cũ, đổi
mới này đã tạo điều kiện cho các thể loại báo chí mang phong cách hiện đại du nhập dần vào Việt Nam, trong đó có Phóng sự Năm 1942, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan đã
viết: “Ở nước ta, nghề viết báo là một nghề mới có, nên những thiên phóng sự xứng đáng
với cái tên của nó, cũng chỉ mới ra đời trong vòng mươi năm trở lại đây” [45, tr.520]
Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận xét: “Vào đầu những Năm 30 của thế kỉ này ( tức thế kỉ XX )
cùng với sự phát triển mạnh mẻ của báo chí, một thể văn mới ra đời; thể Phóng sư”[41,
tr.63]
Thứ hai, lịch sử dân tộc ta vào những năm 30, của thế kỉ XX dồn dập những biến cố dữ
dội Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929-1939, những cuộc khủng bố cách mạnh hết sức tàn bạo của bọn đế quốc, sự bất công của xã hội đã đẩy người dân nghèo vào tình trạng hết sức
bi thảm Thực trạng xã hội với hình ảnh cùng quẫn của tầng lớp tiểu tư sản và dân nghèo thành thị; sự “phất” lên của những tên quan lại, địa chủ theo Pháp… là mảng đề tài hiện
thực nóng bỏng, được các nhà văn lựa chọn để “mổ xẻ”, bằng “một lối tả thực như văn kí
sự, trào phúng như văn châm biếm, cảm người ta như văn tiểu thuyết, mà trong lại bao gồm tất cả lối bút chiến về việc, nói tóm lại dùng cái lối tạo nên một thể linh hoạt và có hiệu lực
vô cùng: thể Phóng sư” [45, tr.519]
Trang 19Thứ ba: Vào những năm 30 của thế kỉ XX, nền giáo dục quốc gia đã được phát triển một
bước đáng kể Các trường học phát triển cả về số lượng và chất lượng Đó là điều kiện tốt để tạo ra một lượng độc giả lớn của báo chí Việt Nam Công chúng báo chí không còn hứng
thú với tiểu thuyết lãng mạn như Bên bờ sông Hương hay Hồn bướm mơ tiên nữa Họ đòi
hỏi phải có những tác phẩm báo chí vừa phản ánh cụ thể chính xác về hiện thực cuôc sống
đa dạng, bề bộn, vừa gợi cảm xúc trong lòng người đọc Điều đó thúc đẩy phóng sự ra đời
và nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí “ là đứa con đầu lòng của nghề viết báo”
Như vậy, có the khẳng định phóng sự Việt Nam ra đời từ khoảng những năm 30 của thế
kỉ XX do hoàn cảnh biến động của lịch sử thúc đẩy, có sự tham gia của các nhà văn vào địa hạt báo chí và do công chúng báo chí đòi hỏi
1.2.1.2 Qu trình phát triển của phóng sự Việt Nam
Ngay từ khi ra đời phóng sự đã tồn tại bằng một sức sống tiềm tàng mãnh liệt Nó len lỏi
vào đời sống con người, làm đảo lộn, tạo nên những “cú sốc” trong công chúng báo chí
Theo từng thời kì lịch sử phóng sự ngày càng phát triển và ngày càng được hiện đại hoá Có thể xác định ba giai đoạn phát triển của phóng sự như sau:
Giai đoạn từ 1932-1945
Sự phát triển của phóng sự giai đoạn này được đánh dấu bằng tác phẩm phóng “Tôi kéo
xe” của Tam Lang Vũ Đình Chí, đăng lần đầu trên tạp chí Đông Tây Ở giai đoạn này,
phóng sự vừa ra đời đã đạt tới đỉnh cao về nội dung và hình thức, thể loại Tuy nhiên do đặc điểm của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, và tình hình báo chí phức tạp của những năm này, phóng sự ở giai đoạn này chia thành nhiều khuynh hướng khác nhau:
Khuynh hướng thứ nhất : Ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, làm tan rã tinh thần chống
ngoại xâm của một bộ phận công chúng thanh niên Phóng sự “Tôi buôn lậu” đăng trên báo
Dân nói, Sài Gòn, tháng hai năm 1938, của Đồng Phương, mô tả việc tác giả bám theo những đám buôn lậu vượt biên khá rùng rợn, hoặc những phóng sự mang tính chất mua vui
rẻ tiền, khơi gợi thị hiếu thấp hèn, đầu độc tâm hồn trong trẻo của thanh niên, đến nỗi khiến
Ngô Tất Tố phải thốt lên: “Họ không cần thuốc mê, chỉ dùng những văn thơ khêu gợi để đầu
độc những óc ngây thơ của phụ nữ ” [Dẫn theo 20, tr.26]
Khuynh hướng thứ hai: Phản ánh cuộc sống bần cùng của người lao động, đề cập đến
nhưng bất công trong xã hội Có thể nói rằng trong bối cảnh xã hội ngột ngạt của những
năm 1930-1945, các phóng sự của Trọng Lang như: Trong làng chạy (1935), Hà Nội lầm
than (1937) Làm dân (1938); Tam Lang với Tôi kéo xe (1932); Vũ Trọng Phụng với hàng
Trang 20loạt tác phẩm như: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Dân biểu và dân biếu (1935), Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Một huyện ăn tết (1938); Ngô Tất Tố với Việc làng(1940),
Tập án cái đình (1939); Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô, Ngỏ hẻm, Thanh niên trụy lạc
(1937-1938), Những vụ án tình (1938)… đã phản ánh phần nào nỗi thống khổ của một dân
tộc thuộc địa Tuy nhiên, những tác phẩm kể trên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định
về mục đích và tính khuynh hướng, chưa tìm được biện pháp giải quyết vấn đề thực tiễn
Khuynh hướng thứ ba: Là khuynh hướng của báo chí cách mạng Những nhà phóng sự
theo khuynh hướng này hoạt động bí mật, làm nhiệm vụ chính là tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, lí tưởng cách mạng, khơi gợi lòng yêu nước và kêu gọi nhân dân tham gia cách mạng Cùng với cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, thể loại phóng sự trên báo chí cách mạng đã thực sự bám sát cuộc chiến đấu của quân và dân ta, cổ vũ và kịp thời động viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Giai đoạn từ 1945 đến những năm 80 của thế kỉ XX
Phóng sự được coi là một trong những thể loại báo chí hàng đầu, là tấm gương phản chiếu bức tranh chân thực của thời đại qua các dấu mốc lịch sử trọng đại với những bài viết
có chiều sâu và có tác dụng giáo dục cao Đại hội Đảng (1986) đã mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc, xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển dần sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là cơ hội tốt để phóng sự thể hiện vai trò mũi nhọn của mình
Giai đoạn từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI với chủ trương mở cửa và chính sách đổi mới, dân chủ hoá đời sống chính trị Phóng sự đã thể hiện rõ vai trò xung kích của mình luôn có những vị trí trang trọng trên trang nhất của nhiều tờ báo Những nhà làm phóng sự trong giai đoạn này đã mang đến cho công chúng những thiên phóng sự lớn, thực sự có giá trị, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng
Như vậy, mới chỉ mới khoảng hơn 70 năm có mặt tại Việt Nam thế nhưng thể loại phóng
sự đã nhanh chóng ổn định, trưởng thành và không ngừng vận động, phát triển trước sự đổi thay của lịch sử, cuộc đời
Trang 21từ phóng sự với nghĩa là thăm hỏi, tìm hiểu sự tình, sự thật Người Nga dùng từ “penopta”
là tường trình tỉ mỉ sâu sắc về sự việc xảy ra Như vậy cùng với việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ Reportage để chỉ một thể loại báo chí mới ra đời – thể loại phóng sự, bản thân thể loại phóng sự cũng đã bộc lộ mình là người thư kí của thời đại Các nhà văn, nhà báo viết phóng
sự lúc bấy giờ nhận ra rằng cần phải viết một cách thẳng thắn, chính xác hơn về diễn biến, hoạt động phức tạp của xã hội mà họ đã và đang sống, cần phải xem xét kĩ tại sao sự việc đó lại xảy ra Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng thể loại phóng sự
1.2.2.2 Một số quan niệm về phóng sự
Nhìn chung có rất nhiều quan điểm khác nhau, khi tiếp cận với phóng sự
Trên thế giới: khi quan niệm về phóng sự thường tập trung ở hai xu hướng
Xu hướng thứ nhất: Cho phóng sự là kể lại một câu chuyện có thật một cách ngắn gọn,
chính xác, các chi tiết tập trung trả lời cho các câu hỏi: Cái gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra như thế nào? Có liên quan hoặc ảnh hưởng đến ai? Tại sao lại xảy ra như vậy? Có nghĩa là
người phóng viên khi viết phóng sự không bình luận, lí giải thêm, thậm chí không cần bộc
lộ mình là một nhân chứng lịch sử bằng cách xưng “tôi” trong bài Xu hướng này chủ yếu quan tâm đến lượng thông tin trong bài phóng sự, lượng thông tin càng cao thì bài viết càng
có giá trị Nhà văn, nhà báo Mỹ, Mark Twain cho rằng “Phóng sự chỉ là một sự ghi chép
máy móc đơn thuần các sự việc chứ không phải là một công việc sáng tạo”
Có thể nói rằng quan điểm này là phiến diện vì lịch sử phát triển của phóng sự cho thấy thể tài này không chỉ dừng lại ở mức độ ghi chép, tường thuật sự kiện Mà nó còn lí giải, tìm kiếm nguyên nhân sự việc cũng như gợi ý một hướng giải quyết
Xu hướng thứ hai: Cho rằng phóng sự là thể loại báo chí mang bản chất tổng hợp kế
thừa phong cách sáng tạo của tất cả các thể loại báo chí khác (như Tin, Phỏng vấn, Tường thuật, Điều tra…)và cả văn học Chính vì vậy phóng sự vừa có khả năng phản ánh một bức tranh tổng thể hoặc một lát cắt tiêu biểu, độc đáo của hiện thực khách quan Hoặc đi sâu khám phá một số phận con người hay một tập thể người trong những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể Lại vừa có khả năng đem đến cho công chúng báo chí những cảm xúc thẩm mĩ từ cái hay, cái đẹp của cuộc sống, của con người cụ thể
Xu hướng này coi trọng cảm xúc của tác giả phóng sự, người có nhiệm vụ làm cho công chúng tiếp nhận thông tin có thể “nhìn” thấy được không gian, thời gian, hành động, con người, và diễn biến của sự việc Qua đó công chúng sẽ thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa sự kiện, người kể với họ
Trang 22Như trên đã nói, phóng sự đến với Việt Nam khá muộn, tuy nhiên khi đến Việt Nam không phải nó được tiếp nhận một cách đồng nhất mà được tiếp nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tạo ra nhiều ý kiến, quan điểm về đặc trưng thể loại không giống nhau
Ngay từ những năm 30 của thế kỉ XX, Trong một lá thư gửi người bạn cũ, Vũ Trọng
Phụng, ông “vua phóng sự đất Bắc” đã viết : “Phóng sự là một thiên truyện kể với cơ sở mà
nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe, trừ khi là một thiên “Phóng sự trong buồng” nhà báo nghe ngưới ta kể lại cái mà mình chưa biết bằng tai, bằng mắt Tôi hết sức tránh cái kiểu viết Phóng sự như vậy.” [Dẫn theo 20, tr.33] Có nghĩa là Vũ Trọng Phụng coi trọng tính
chất hiện thực của phóng sự Nhưng cái hiện thực đó phải do chính nhà văn thể nghiệm qua Phải tìm tòi, phải hoá thân vào nó để cảm nhận mọi góc độ cuộc sống và mô tả lại một cách chân thật, sinh động để giúp người đọc cảm thấy như mình đang “chứng kiến” sự kiện từ đầu đến cuối Và Ngô Tất Tố đã vận dụng điều này một cách triệt để, chính vì vậy những trang Phóng sự của ông luôn giàu cảm xúc đối với hiện thực, những điều mà ông đã từng mắt thấy tai nghe
Phương Lựu lại nhấn mạnh tính chất chính luận của phóng sự Ông cho rằng: “Phóng sự
nổi bật bằng những sự thực xác thực, dồi dào và nóng hổi (…) nội dung của Phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết Phóng sự do đó mặc dù chất liệu chủ yếu vẫn là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận” [53, tr.299]
Giáo trình nghiệp vụ báo chí của trường tuyên huấn Trung ương- Tập II, năm 1977, đã
khẳng định “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo chí có ít
nhiều đặc trưng văn học , phản ánh quá trình xảy ra có quá trình diễn biến, bằng phương pháp miêu tả tự thuật, lại có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất và tinh thần của người và bộ mặt xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định”
Từ điển Thuật ngữ văn học lại nhìn nhận : “Mục đích của Phóng sự là cung cấp cho
công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi (…) việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật …khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở thành văn học” [Dẫn theo 20, tr 39]
Cũng cùng quan điểm trên, năm 1992, trong cuốn “Kí báo chí”, Đức Dũng đã nêu ra một định nghĩa về phóng sự : “Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng
trình bày diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát
Trang 23sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo
vừa lí trí vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học” [2, tr.60]
Tóm lại có thể nói, tuy góc độ tiếp cận phóng sự có khác nhau dẫn đến nhiều quan điểm phóng sự không giống nhau nhưng đều gặp nhau ở những điểm chung, cơ bản về chức năng
thể loại: Mô tả người thật, việc thật có tính chất thời sự, xã hội theo một quá trình vận động
khách quan Chính vì vậy người ta có thể tập hợp các quan niệm để rút ra một khái niện thể
loại đầy đủ với đặc trưng của thể loại như sau:
“Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con
người, sự việc, tình huống, hoàn cảnh có thật, có ý nghĩa thời sự theo một quá trình phát sinh, phát triển thông qua cái Tôi tác giả và ngôn ngữ giọng điệu linh hoạt với bút pháp mô
tả tường thuật kết hợp với nghị luận.” [20, tr.44]
Khái niệm trên bao hàm những ý sau:
- Lưu ý trong Phóng sự vai trò của cái Tôi rất quan trọng
1.2.3 Đặc trưng của phóng sự
Ty theo quan niệm, gĩc nhìn, người ta cĩ thể nói đến nhiều đặc trưng của phóng sự, trong phạm vi luận văn này chỉ xin đặc biệt lưu ý đến mấy nét đặc trưng sau:
1.2.3.1 Phóng sự phản ánh sự thật
Đối tượng được phản ánh trong phóng sự bao giờ cũng là người thật, việc thật tiêu biểu
và có ý nghĩa xã hội Phóng sự không chỉ phán ánh sự thật như các thể loại báo chí khác mà còn có khả năng đi sâu khám phá số phận một con người, một tập thể người có tính chất
điển hình trong những bối cảnh điển hình Phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang đã phản
ánh cuộc đời cực nhọc của người phu xe, đi sâu vào nỗi vất vả cũng như những cay đắng
của nghề kéo xe tay trong thời buổi xã hội lúc bấy giờ Phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ
Trọng Phụng lại đề cập đến một lớp người trong xã hội với những số phận tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng cùng chung những tham vọng, những mánh khoé và những tủi nhục
Trang 24như nhau Đó chính là cuộc đời của những người phụ nữ lấy chồng ngoại quốc, phần lớn là
theo tiếng gọi của đồng tiền Phóng sự “Việc làng”, “Tập án cái đình” của Ngô Tất Tố đề
cập đến những cuộc đời bé nhỏ, bất hạnh của người nông dân quanh năm bị gánh hủ tục đè nặng, chết mòn mỏi vì những thứ lệ làng oái oăm, mọi rợ Bên cạnh phản ánh hiện thực, người làm phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra Phóng sự không chỉ cho công chúng báo chí “biết” mà còn làm rõ bản chất bên trong của sự kiện Khi phóng sự chọn “con người” làm đối tượng phản ánh chính thì “việc” chỉ là bằng chứng để làm rõ những thăng trầm, những biến cố trong số phận con người Mỗi bức chân dung cụ thể có thể nói lên một mảng hiện thực nào đó , hoặc minh chứng cho một truyền thống lịch sử, một phong tục tập quán, một nếp nghĩ, nếp làm ăn của một dân tộc hoặc một khuynh hướng xã hội nào đó, chân dung con người đó có thể là tích cực hay tiêu cực, hạnh phúc hay bất hạnh, đáng biểu dương hay đáng phê phán, cần đồng cảm hay khuyến khích
Tính xác thực trong thông tin đòi hỏi người viết phóng sự phải thực sự hiểu biết về vấn
đề mình đề cập Tác giả phải là người tận mắt chứng kiến sự việc hoặc tự mình tìm hiểu vấn
đề thông qua những nhân chứng đáng tin cậy, thậm chí người viết phóng sự phải xâm nhập,
thể nghiệm vào cuộc sống, nghề nghiệp mà mình muốn đề cập Để viết được “Tôi kéo xe”,
tác giả Tam Lang Vũ Đình Chí đã phải cởi bỏ bộ đồ kí giả, chụp lên đầu chiếc nón và mặc lên người bộ quần áo phu xe để hiểu đến tận cùng nỗi vất vả nhọc nhằn của những kiếp
“người ngựa” và từ đó kêu gọi xoá bỏ công việc đầy bất công ấy Vũ Trọng Phụng cũng phải cố gắng làm quen được những nhân vật đáng tin cậy để tìm những thông tin chính xác
cho phóng sự “Lục xì”, hoặc tự mình hoá thân thành những kẻ bán sức lao động trong phóng sự “Cơm thầy cơm cô” Ngô Tất Tố cũng phải đến từng nhà, thăm từng người để có
thể viết được những trang phóng sự về nông thôn đầy đủ và sâu sắc
Phản ánh trong phóng sự không chỉ dừng lại ở một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗi các sự kiện Các sự kiện, sự việc được đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh phát triển khiến người đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt được vấn đề Người viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc từ đó gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định
Chính vì đặc trưng này của phóng sự, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã viết: “ở các
nước, người ta thường căn cứ vào những thiên phóng sự có giá trị để định lại pháp luật, sửa
Trang 25đổi hình phạt, cải tạo xã hội những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó đều có cái chức vụ giúp cho người đời trong sự đào thải và cải cách Người viết phóng sự chân chính
bao giờ cũng là người bênh vực lẽ phải, bên vực sự công bình” [45, tr.520]
1.2.3.2 Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận
Miêu tả và tường thuật vẫn luôn là bút pháp chủ yếu trong phóng sự, nó giúp người đọc cảm nhận, hình dung được sự kiện, con người lồ lộ như đang hiển hiện trước mặt họ, khiến cho sức hấp dẫn, tính chân thật, khách quan của phóng sự được tăng gấp bội
Miêu tả là dùng lời hình ảnh để mô tả không gian, thời gian, hình dáng con người, diễn biến của câu chuyện, các xung đột trong hành động Miêu tả giúp cho những thông tin trong phóng sự được chuyển tải một cách mền mại, uyển chuyển dễ đi vào lòng người
Tường thuật là kể câu chuyện có thật theo ý đồ, góc độ đã chọn hoặc diễn biến trình tự của sự kiện bằng các chi tiết, tình tiết, nhân chứng, tường thuật tạo nên tính sinh động, tác giả dẫn dắt người đọc tới gần sự kiện, chính cách tường thuật của tác giả lúc chậm rãi, lúc vội vã, giúp cho người đọc tiếp cận với sự kiện theo một tiến trình có hình thành và phát triển
Tuy nhiên, để có những phóng sự sắc sảo, người viết phải biết kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định theo lối tả- bình- thuật, chẳng hạn khi cần phải có chính kiến, tỏ thái độ trước hiện thực khách quan thì sử dụng lí lẽ để lý giải hoặc khẳng định vấn đề Để làm được điều này đòi hỏi người viết phải có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để xử lí các dữ kiện, đưa ra được những đánh giá đúng có tính định hướng đối với bạn đọc
1.2.3.3 Ngôn ngữ phóng sự chính xác khách quan
Phóng sự phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phóng sự thường chính xác và khách quan Có thể thấy đặc tính của ngôn ngữ trong phóng sự là tính chính xác, tính hàm súc và biểu cảm
Tính chính xác: Ngôn ngữ phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong
từng thời khắc nhất định, trong bối cảnh cụ thể, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu
Tính hàm súc: Tính hàm súc của ngôn ngữ phóng sự nảy sinh từ yêu cầu phải cung cấp
một lượng thông tin cao về con người và sự kiện trong một diện tích ngôn ngữ hạn hẹp trên trang báo, cho nên cần phải sử dụng từ ngữ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu đạt cao nhất, thực hiện được chức năng giao tiếp lí trí có hiệu quả nhất
Trang 26Tính biểu cảm: Trong phóng sự, ngôn ngữ còn có thể biểu đạt chân thực những trạng
thái tình cảm (cảm xúc, tâm lí, thái độ, chính kiến) của đối tượng được miêu tả và của chính tác giả nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thông tin Nhờ đó, người tiếp nhận thông tin không chỉ đón nhận tri thức hiểu biết từ bài phóng sự mà còn có thể sống với những sự kiện trong đó, có thể lo âu, trăn trở, hạnh phúc… Ngôn ngữ phĩng sự qua đó mà thực hiện tốt chức năng tác động vào tâm lí tiếp nhận thông tin của người đọc, thông qua tình cảm mà hướng dẫn nhận thức, thôi thúc hành động của con người Và đây chính là thế mạnh của thể loại phóng sự so với các thể loại báo chí khác
Các thành phần ngôn ngữ trong phóng sư: Có nhiều căn cứ để phân loại các thành
phần ngôn ngữ của phóng sự Có thể căn cứ vào sắc thái ngôn ngữ, tính chất thông tin được chuyển tải trong phóng sự hoặc căn cứ vào chủ thể phát ngôn… để phân loại các thành phần ngôn ngữ phóng sự Nhìn chung có nhiều cách phân chia các thành phần ngôn ngữ phóng sự, mỗi cách phân chia đều có ý nghĩa riêng Tuy nhiên theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, một bài phóng sự có ý nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ngôn ngữ của chủ thể “kể” Một câu chuyện như nhau nhưng người này lại kể một cách hấp dẫn nhưng người kia lại không tạo được hiệu quả trong lời kể của mình Ông vua phóng sự đất Bắc đã
từng phát biểu: “Phóng sự là một thiên truyện kể mà nhà báo đã từng mắt thấy, tai nghe”
Theo đó, trong ngôn ngữ phóng sự đơn vị lời nói, lời kể về sự kiện của nhà báo là chính, và trong quá trình kể của mình nhà báo có sử dụng đơn vị lời nói –lời kể của các nhân chứng trong và ngoài sự kiện; các chi tiết nguyên dạng về diễn biến chính của sự kiện bản thể – có thể xem đó như lời kể của tự thân sự kiện Như vậy căn cứ vào chủ thể phát ngôn, có nghĩa
là đơn vị lời nói của các chủ thể kể để phân loại các thành phần ngôn ngữ trong phóng sự là một trong những căn cứ phân loại hợp lí Theo sự phân loại này ta có thể chia ngôn ngữ phóng sự thành các thành phần sau:
Ngôn ngữ sự kiện: là toàn bộ thông tin, sự kiện được “vỏ ngôn ngữ” chuyển tải nguyên
dạng Ngôn ngữ sự kiện chủ yếu được sử dụng dưới dạng biểu đạt thông tin, thường trung tính về sắc thái biểu cảm
Ngôn ngữ sự kiện thường gặp nhiều trong phóng sự hiện đại, còn các phóng sự những năm 1930-1945 có tính chất gần với văn học hơn với báo chí nên trong các tác phẩm ít ngôn ngữ sự kiện
Trang 27Ngôn ngữ tác giả: trong một tác phẩm phóng sự thì ngôn ngữ tác giả giữ vai trò hết sức
quan trọng, vai trò tổ chức và chỉ đạo đối với ngôn ngữ toàn tác phẩm, ngôn ngữ tác giả được sử dụng trong phóng sự ở hai dạng, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp
Dạng trực tiếp gắn với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” vừa mang tính chủ quan vừa
mang tính khách quan Khách quan ở chỗ cái “tôi” chỉ đóng vai trò là nhân chứng lịch sử để trình bày lại những điều mắt thấy tai nghe, tạo nên độ chính xác, khách quan của thông tin Còn cái “tôi” mang tính chủ quan thể hiện ở cách chọn chi tiết, chọn ngôn từ để biểu đạt chính kiến, cái nhìn về sự vật hiện tượng theo cá tính độc đáo của riêng mình, đó chính là phong cách sáng tạo riêng, nó tạo cho mỗi bài phóng sự là một thế giới khác biệt
Dạng gián tiếp: là cc trường hợp tác giả ẩn đi, lùi xa như thể đứng ngoài sự kiện để tỉnh
táo lí trí dẫn dắt câu chuyện theo mục đích của mình Những bài phóng sự không thấy chủ thể phát ngôn, cái tôi tác giả trực tiếp xuất hiện, không có nghĩa là không có ngôn ngữ tác giả Thực chất đấy chỉ là một thủ pháp nghệ thuật để phản ánh hiện thực một cách khách quan Thông qua việc lựa chọn chi tiết, sắp đặt các tình tiết theo một hệ thống, khâu nối các
dữ kiện để bộc lộ thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của sự vật hiện tượng, tác giả muốn xoá đi mặc cảm bị áp đặt nhận thức cho độc giả
Dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp, cái tôi tác giả cũng là chủ thể bộc lộ cá tính sáng tạo trong việc sử dụng “vỏ ngôn ngữ” để chuyển tải mục đích của mình Ngôn ngữ tác giả thường tạo nên một ưu thế đặc biệt của thể loại phóng sự
Ngôn ngữ nhân vật: Đối tượng phản ánh của phóng sự là sự kiện, hiện tượng, một con
người hoặc một tập thể người, cho nên ngôn ngữ nhân vật xuất hiện trong phóng sự là hết sức cần thiết, được coi như bằng chứng xác thực, cụ thể có thể thay lời tác giả khi tác giả ẩn sau sự kiện Thành phần ngôn ngữ này khiến cho câu chuyện mang tính khách quan tự thân của nó mà không có sự can thiệp bớt xén của tác giả Đây là thành phần ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong phóng sự
1.2.3.4 Vai trò của cái tôi trần thuật trong phóng sự
Trong phóng sự cái “tôi trần thuật” đóng vai trò rất quan trọng Đó là cái “tôi” đầy logic,
lí trí, giàu lí lẽ và trong chừng mực nào đó còn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ Cái tôi- tác giả trong phóng sự xuất hiện với ba tư cách:
Là nhân chứng khách quan: là người khám phá ra sự kiện, theo dõi, điều tra, nghiên cứu,
hỏi han các nhân chứng trong sự kiện
Trang 28Là người thẩm định khách quan: kiểm tra tư liệu qua nhiều nguồn để đảm bảo sự chính
xác chân thật, mọi chứng cứ thông tin trước khi đưa vào bài phải đảm bảo tư cách pháp lí của chứng cứ, tư liệu
Là người khâu nối dữ liệu, tình tiết, chi tiết rời rạc thành một tác phẩm phóng sự hoàn
chỉnh và sử dụng ngôn ngữ phù hợp để tạo giọng điệu phù hợp vơi tính chất sự kiện và tâm
lí của đối tượng tiếp nhận thông tin
Ci tơi – tc giả trong phĩng sự xuất hiện với hai vai trò:
Vai trò là người dẫn truyện: có thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi” ở ngôi
thứ nhất, cũng có thể ẩn mình trong sự kiện để dẫn dắt câu chuyện mà chính mình đã mắt thấy tai nghe, cũng có thể tác giả lấy mình ra để đối trọng với hiện thực như người trong cuộc, cũng có thể lùi xa sự kiện để nhìn sự kiện một cách lí trí hơn
Vai trò là người định hướng nhận thức cho bạn đọc: lựa chọn, sắp xếp chi tiết, chọn lời
nói nhân chứng phù hợp với ý đồ sáng tạo của mình, tạo ra sự khách quan trong nhận thức, tiếp thu sự thật của bạn đọc
Như vậy, người viết phóng sự không chỉ là nhân chứng khách quan để kể chuyện người
mà đôi khi cũng còn là người trong cuộc để xem lại mình trong mối quan hệ chung với xã hội Phải chịu trách nhiệm về chính mình và bài viết của mình trước dư luận xã hội Điều đó buộc người viết phóng sự phải thận trọng khi nhập cuộc Tuy nhiên phóng sự hiện đại ở Tây-u và các nước khác thường không sử dụng cái tôi- tác giả ở ngôi thứ nhất, trực tiếp, thậm chí tác giả phóng sự cũng rất ít khi bình, bàn, kiến nghị giải pháp để giải quyết vấn đề thực tiễn như phóng sự nước ta thường làm Họ thường tỏ ra khách quan bằng cách ẩn mình trong sự kiện, để sự kiện nói điều cần nói theo ý đồ của tác giả
1.2.3.5 Kết cấu và việc sử dụng biện pháp tu từ
Về kết cấu: Không giống các thể loại báo chí khác, kết cấu của phóng sự thường được
tác giả nhào nặn rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào đối tượng phản ánh và ý đồ, cũng có thể là ngẫu hứng của tác giả Đó là sự pha trộn giữa những mô hình cấu trúc kinh điển với sự sáng tạo độc đáo của tác giả từ việc lựa chọn chi tiết đến việc sắp đặt các dấu mốc thời gian; việc sắp xếp các nhân chứng trong một chỉnh thể logic; việc trình bày các biến cố, mâu thuẫn gay cấn; việc biểu lộ cảm xúc trữ tình… Nhìn chung, kết cấu của phóng sự thường chặt chẽ và logic, thống nhất hoàn chỉnh, rõ ràng chất phác và bình dị, không cố làm ra li kì ngoắt ngoéo Kết cấu mỗi bài phóng sự là do nội dung chi phối và sự sáng tạo của tác giả
Trang 29Về biện pháp tu từ: Phóng sự có thể sử dụng triệt để các biện pháp tu từ như: So sánh,
tương phản, ẩn dụ, liên tưởng, châm biếm, hài hước nhằm đạt kết quả cao nhất trong việc phản ánh sự thật, tác động được đến suy nghĩ, tình cảm của độc giả
Trên đây là một số vấn đề về thể loại phóng sự, góp phần khẳng định sự xuất hiện độc lập của thể loại và không nhầm lẫn với các thể loại báo chí khác Tuy nhiên mọi ranh giới cũng chỉ ở mức độ tương đối, không thể tránh khỏi việc các thể loại xâm nhập vào nhau Qua một số đặc trưng cũng như theo các quan niệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thì thể loại phóng sự rất gần với văn học, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, một tác phẩm phóng sự khi vừa ra đời nó là một tác phẩm báo chí nhưng sau đó nó lại là một tác phẩm văn học, chịu sự đánh giá phê bình của công chúng cũng như những nhà lí luận, nghiên cứu các thế hệ Tuy nhin, để được xem là phóng sự văn học, thì mỗi thin phĩng sự phải l một chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc, khơi dậy trong tâm trí người đọc cả một thế giới hình tượng sinh động, mang đủ các giá trị hiện thực, giá trị nhân văn, và nhất là giá trị thẩm
mĩ Các phóng sự Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô (Vũ Trọng Phụng), Việc làng, Tập án
cái đình (Ngô Tất Tố),…chẳng hạn, là những phóng sự văn học Trong các phóng sự văn
học, lại có nhiều trường hợp tác phẩm hội đủ trong nó những phẩm chất của cả phĩng sự v tiểu thuyết và thường được nhận diện thể loại bằng những cái tên kép – phóng sự tiểu thuyết
hay tiểu thuyết phóng sự như trường hợp Lều chng của Ngơ Tất Tố (tiểu thuyết phĩng sự),
Đồng quê của Phi Vân (phóng sự tiểu thuyết) Đương nhiên, những sự phân biệt này chỉ là
tương đối
Nhìn chung thế thể loại phóng sự thường giữ một địa vị quan trọng trong các nền báo chí, văn học, thường góp phần tích cực vo việc phong phú, đa dạng hĩa v hồn chỉnh thm bức tranh thể loại văn học của các nền văn học Trên thực tế, phóng sự đ cung cấp thêm cho nền văn học các nước những tác phẩm giàu tính chất hiện thực và nhân văn
1.3 Một số vấn đề về thể loại Tiểu phẩm
1.3.1 Khái niệm
Tiểu phẩm theo tiếng La tinh là “Satira”, tiếng Nga ơịỵ, ìơị, có nghĩa là trào phúng,
châm biếm, đả kích
Trong tác phẩm “Literari Terms and Literari Theory”, J A Cuddon trong khi định
nghĩa về tiểu phẩm đ đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí hình thức - “ngắn”, tiêu chí chức năng-
“thảo luận”, “nghị luận” và tiêu chí hành chức – thẩm mĩ – “sinh động” và “dễ thích nghi”
Ông viết: “Tiểu phẩm (tiếng Pháp là Essai ) là một tác phẩm bằng văn xuôi (Moral Essays
Trang 30của Pope viết theo thể thơ là một ngoại lệ) Thường chỉ vài trăm từ (như tiểu phẩm của Bacon), cũng có thể dài bằng một quyển sách (như tác phẩm “Concerning Human Understanding” của Locke) Và dù đơn giản hay phức tạp thì cũng thảo luận về một đề tài hay một loạt đề tài Nó là một trong những hình thức văn học sinh động nhất và dễ thích nghi nhất” [66, tr.306-307]
Trong Từ điển tiếng Việt, tiểu phẩm được định nghĩa với ba tiu chí: “ngắn”, “thời sự” v
“cĩ tính chất chm biếm” Tiểu phẩm cĩ thể là:
- Bài báo ngắn viết về vấn đề thời sự có tính chất châm biếm
- Màn kịch ngắn mang tính chất châm biếm hoặc đã kích
Trn thế giới, quan niệm và cách vận dụng tiểu phẩm, tùy khu vực có những điểm khác nhau Chẳng hạn, theo tổng thuật của Dương Xuân Sơn, người Trung Quốc xem các loại văn tự bạt, kí, truyện, văn tế, thư tín… có ngôn ngữ trau chuốt, tình cảm phong phú đều là văn tiểu phẩm; người phương Tây xem văn tiểu phẩm (Essay-tiểu luận) là thể văn xuôi nhỏ, kết cấu tự do, thiên về thể hiện các ấn tượng và ý kiến cá nhân trước các sự việc và vấn đề
cụ thể, không nhằm đưa ra cách lý giải bao quát, điều cốt yếu là có cách kiến giải mới mẻ, gây ấn tượng sâu đậm [52, tr.151-152]
Ở Việt Nam, cc nh nghin cứu đ cố gắng đưa ra định nghĩa khi qut, hoặc tìm kiếm đặc trưng nổi bật nhất cho thể loại ny
Theo quan niệm của Bùi Đình Khôi, “Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ngắn gọn, mang
tính văn học được diễn đạt bằng một ngôn ngữ mang tính chất châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ thể hoặc khái quát, mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm
của mình trước những sự việc hoặc hiện tượng đó” [Dẫn theo 52]
Phan Cự Đệ cho rằng: “Loại văn châm biếm này – tức tiểu phẩm - phù hợp với yêu cầu
kịp thời, gọn nhẹ, súc tích của thể loại văn học chiến đấu trên báo chí hàng ngày, khuôn khổ của nó phù hợp với điều kiện thì giờ của cả người viết lẫn người đọc” [21, tr.395]
Trương Chính, khi phân tích tiểu phẩm, cũng nhận xét về đặc trưng thể loại này: “Văn
tiểu phẩm thì phải ngắn, sắc, xoay chuyển nhanh, câu thường đặt theo lối phá cách” [33,
tr.431] và “Văn tiểu phẩm là văn tố cáo, vạch trần, châm biếm, đả kích có khi phải đả kích
Trang 31đả kích hoặc hài hước về một sự sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tượng đó” [52, tr.153]
Phần lớn ý kiến trình by quan niệm về tiểu phẩm chủ yếu khác nhau ở cch nhấn mạnh tiu chí, cách diễn đạt, còn nội dung thì tương đối thống nhất Dựa vào đó, ta có thể tổng hợp lại thành một số nhận xét về thể loại như sau:
Thứ nhất: Tiểu phẩm là một thể loại ngắn, gọn, súc tích như cái tên vốn có của nó
Thứ hai: Tiểu phẩm là một thể loại báo chí nhưng mang tính văn học và một tiểu phẩm
hay rất gần gũi với một tác phẩm văn học
Thứ ba: Tiểu phẩm là loại văn mang tích chiến đấu rõ rệt thông qua nghệ thuật trào
phúng châm biếm
Thứ tư: Tiểu phẩm thể hiện rất r thái độ, quan điểm, ý kiến của chính người viết đối với
đối tượng được đề cập
1.3.2 Lịch sử ra đời và phát triển của tiểu phẩm.
- Trên thế giới : Vào khoảng những năm 60-70 của thế kỉ XVIII, với sự xuất hiện của
các bài viết của Nôvicốp và Giécxen trên báo chí Nga Và đầu thế kỉ XIX với sự xuất hiện của những bài viết của cố đạo Guyliêng Giốp Phroa trên báo chí Pháp Những bài viết của
họ là những bài bài ngắn về đề tài văn hóa, chính trị, xã hội với lời văn nhẹ nhàng, duyên dáng, lúc đầu giống như những bài tiểu luận dần dần định hình thành thể loại với những đặc điểm rõ rệt: tính thời sự, tính văn học, hoạt bát Người ta gọi các bài viết này là Feuilleton,
và thể loại tiểu phẩm đã ra đời
- Ở nước ta, các dạng trào phúng, tiểu phẩm, theo các nhà nghiên cứu, xuất hiện trên báo
chí khoảng những năm đầu của thế kỉ XX, ở những tờ báo như: Đông Dương tạp chí, Đông Tây, Duy Tân, Phong Hóa, Vịt dực, Con ong… đã có nhiều bài viết mang tính chất châm biếm, hài hước, in những hình hý hoạ, biếm hoạ…
Tuy nhiên phải đến thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), khi báo chí đã tiến bộ và phong tro Cách mạng vơ sản có điều kiện phát triển công khai, thể loại tiểu phẩm mới thực
sự phát triển Ta thấy có sự xuất hiện của các mục: “Mỗi ngày một chuyện”, “Nói mà chơi”,
“Thực hay bỡn”, “Câu chuyện ban mai” trên báo chí với những tên tuổi nổi tiếng như: Tam
Lang, Thông Reo, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Phần lớn các tác phẩm đều có kết cấu gọn nhẹ, súc tích, mang tính trào phúng và bắt kịp với những vấn đề thời sự đương thời như: vạch trần bản chất xấu xa của chế độ thực dân phong kiến, sự đớn hèn của những kẻ bán nước cầu vinh, thói hám tiền, hám danh vọng, địa vị, những hủ tục lạc
Trang 32hậu, mê tín dị đoan, thói lố lăng kệch cơm của những kẻ học đòi u hóa, coi thường văn hóa dân tộc… Ở giai đoạn này, thể loại tiểu phẩm thực sự đạt hiệu quả cao về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, gây được sự hứng thú ở phần lớn công chúng, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của thể loại
Trên đà đó, tiểu phẩm ngày càng phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của nền báo chí Việt Nam
Thời kí chống Mĩ cứu nước, tiểu phẩm phát triển mạnh nhưng chủ yếu là những tiểu phẩm mang tính bút chiến, nội dung nhằm vạch trần bộ mặt thâm hiểm, những thủ đoạn xấu
xa tàn ác của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước Tiêu biểu cho giai đoạn này là các tên tuổi như: Lê Kim, Lã Vọng, Hoàng Trung Thông, Tú Mỡ…
Chiến tranh chấm dứt, lịch sử dân tộc lật sang trang mới, tiểu phẩm cũng nhanh chóng thay đổi, hòa mình vào sư nghiệp xây dựng đất nước Những vấn đề cấp bách được đặt ra, các nhà viết tiểu phẩm tiếp cận với những đề tài mới: Những thói hư tật xấu như tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, ức hiếp quần chúng và những tệ nạn do chiến tranh để lại như: thói làm
ăn chây lười, ỷ lại vào tập thể trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa Giai đoạn này, tiểu phẩm đã làm nhiệm vụ góp phần làm trong sạch xã hội, hướng dẫn quần chúng đi vào xây dựng nếp sống mới
Thời kì sau 1986, cùng với sự đổi mới của cả nước tiểu phẩm vươn lên phát triển nở rộ, góp phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.3.3 Đặc trưng của tiểu phẩm
1.3.3.1 Tiểu phẩm thường ngắn gọn, súc tích
Đặc điểm đầu tiên để nhận diện văn tiểu phẩm đó là sự ngắn gọn, súc tích Càng ngắn gọn càng súc tích và càng gây được ấn tượng mạnh Người viết văn tiểu phẩm thường không kể lể dài dòng vì viết dài sẽ dễ lan man, nhiều khi lạc đề, mất điểm nút Theo Dương
Xuân Sơn “Tiểu phẩm chỉ độ 300-1500 từ trở lại” [52, tr.165] Tạo được một tác phẩm vừa
ngắn gọn vừa chuyển tải được ý tưởng của mình không phải là một điều dễ dàng, chính vì vậy tiểu phẩm không dung nạp những “tay nghề” non yếu Những người đã chọn tiểu phẩm làm phương tiện phản ánh hiện thực cuộc đời, phải là những người có vốn hiểu biết, vốn ngôn ngữ phong phú, phải có đôi mắt quan sát tinh tế, và một bộ óc khôi hài đầy trí tuệ Nhìn chung những ai đã thành công về thể loại này thường là những tay bút cứng cỏi Vì chỉ trong một số từ ngữ hạn định, tiểu phẩm phải chuyển tải được một dung lượng tri thức hàm
Trang 33súc và đặc biệt là có ý nghĩa sâu sắc Thể hiện được tư tưởng, quan điểm cũng như thái độ của người viết đối với vấn đề được đề cập
1.3.3.2 Tiểu phẩm thường có tính trào phúng, châm biếm và đả kích
- Tính trào phúng: Nghệ thuật trào phúng của tiểu phẩm thể hiện ở tính hài, đã là tiểu
phẩm thì phải chuyển tải nội dung thông tin qua các yếu tố hài hước, như thế mới gây được
ấn tượng mạnh , tác động vào tư duy của người đọc, và từ đó bật lên vấn đề Trong tiểu phẩm báo chí, trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học Trào phúng có nghĩa là dùng lời nói bóng bẩy, kín đáo để mỉa mai kẻ khác Nghệ thuật trào phúng trong văn tiểu phẩm được sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội
- Tính châm biếm, đả kích: Trào phúng chính là một phương tiện để thể hiện nội dung
châm biếm đã kích, đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm là tính chiến đấu, với nội dung phê phán
đả kích những cái xấu, cái lạc hậu, cái tùy thời của một con người, một sự vật hiện tượng Cái hài hước trong tiểu phẩm không phải là cái hài giải trí mà nó là cái hài phê phán, vì tính chất ngắn gọn của tiểu phẩm không cho phép người viết được diễn giải nhiều lời Chính
vì thế, một vấn đề được đặt ra là làm sao để có thể gây sự chú ý của người đọc đối với bài viết của mình Nếu đã ngắn gọn mà còn là những lời lẽ giáo huấn khô khan thì chắc chắn tiểu phẩm không thể nào chiếm được vị trí quan trọng trong lòng độc giả Người viết tiểu phẩm đã khéo léo chọn cho mình một phương pháp thể hiện là sử dụng bút phát trào phúng làm chủ đạo Trước là để gây sự chú ý tức thời, sau là khơi gợi suy nghĩ, cảm xúc cũng như thái độ của tác giả từ tiếng cười đó Người xưa thường phân biệt hai tiếng cười, một là tiếng
cười thể hiện sự vui sướng, hai là tiếng cười “ra nước mắt” Tiếng cười trong thể loại tiểu
phẩm thuộc tiếng cười thứ hai Tuy không đến mức cười ra nước mắt, thì tiểu phẩm cũng làm cho người ta xót xa trước nhân tình thế thái Và đằng sau những tiếng cười kia là những bức chân dung biếm họa được người nghệ sĩ chụp, vẽ một cách sac nét nhằm phê phán, chê bai, mỉa mai những ai đang đi ngược với lợi ích của nhân dân, đang phá hủy những giá trị tốt đẹp của con người, cuộc đời
Có thể nói, đã là văn tiểu phẩm thì không thể thiếu tính trào phúng và phê phán, đả kích Bởi đó là linh hồn của thể loại độc đáo này
1.3.4 Nghệ thuật của tiểu phẩm
Đặc điểm hình thức v kĩ thuật thể hiện của tiểu phẩm thường bộc lộ r qua cc
phương diện; trào phúng, kết cấu, ngông ngữ, giọng điệu và biện pháp tu từ
1.3.4.1 Nghệ thuật trào phúng
Trang 34Nghệ thuật trào phúng trong văn tiểu phẩm rất đa dạng Tác giả được quyền khai thác tối
đa về các biện pháp gây cười nhằm đem lại hiệu quả cho bài viết của mình
Dân tộc ta từ lâu đã biết sử dụng tiếng cười đưa vào văn chương, hò, vè, ca dao …dần dần tạo nên một bộ phận văn học lấy tiếng cười làm phương tiện tiếp xúc với đông đảo quần chúng nhân dân lao động Khi sáng tác tiểu phẩm báo chí, người viết sử dụng các thủ pháp đặc sắc của văn học nghệ thuật để phản ánh xã hội, các thủ pháp gây cười mang đậm màu sắc dân gian và giàu truyền thống dân tộc : thâm thúy, thông minh, dí dỏm Tùy theo thái
độ, quan điểm của tác giả đối với đối tượng bị phản ánh mà tính hài hước trong tác phẩm được thể hiện dưới một phong cách nào đó Thông thường tính trào phúng trong tiểu phẩm được tạo ra bằng các cách sau:
- Gây cười bằng cách tạo kết thúc bất ngờ: đây là loại tiểu phẩm mà đọc cho đến gần
hết tác phẩm, sự việc diễn ra một cách bình thường không có gì đáng chú ý Chỉ đến khi kết thúc sự việc mới bật ra cái nghịch lý, mâu thuẫn, tạo ra tiếng cười bất ngờ sảng khoái
- Gây cười bằng các chi tiết sinh động hài hước trong quá trình diễn biến sự việc Các chi
tiết này được sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao và xuất hiện trong toàn tác phẩm Từng
chi tiết tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn và tiếng cười của người đọc
- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai
yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kịch, được dồn nén đến cao độ và được giải quyết bằng một kết thúc độc đáo, trong đó các hệ
thống chi tiết như là phần “thắt nút” và kết thúc như là phần “mở nút”
Nhìn chung, do sự quy định của đặc trưng của thể loại nên nhà văn thường chọn cho mình một thủ pháp tạo tiếng cười ấn tượng nhất, bất ngờ nhất và có hiệu quả nhất trong phản ánh hiện thực Điều đó làm nên sự phong phú, sinh động và hấp dẫn của thể loại
1.3.4.2 Kết cấu của tiểu phẩm
Kết cấu của tiểu phẩm khá đơn giản nhưng mạch lạc, độc đáo, giàu sức thuyết phục Một tác phẩm tiểu phẩm thường có ba phần: Vào đề, diễn giải và kết luận Phần vào đề có tính chất gợi mở vấn đề cần bàn, cần đề cập trong tiểu phẩm sang sự chú ý tò mò cho người đọc
Ví dụ tiểu phẩm “Mạ lại tin tức” cuả Ngô Tất Tố, phần vào đề ông viết “Coi cái đầu đề này
mà ai đoán được ở dưới mình nói cái gì, thì mình dầu kiết thì kiết, cũng xin thiết một chầu hát
Đố vậy mà chơi chứ cái đầu đề mình đặt rắc rối như vậy, thánh đoán cũng chẳng ra Thôi mình nói toẹt ngay đi kẻo độc giả sốt ruột” Đúng như Ngô Tất Tố đã nói phần vào đề
Trang 35cuả ông sốt ruột thật, ông cố tình kéo dài tạo sự tò mò cho người đọc khiến cho lượng thông tin sắp được tác giả trình bày thật hấp dẫn
Phần diễn giải dẫn dắt người đọc đi vào nội dung chính của vấn đề, tạo nút căng thẳng
và cởi nút, hoặc tạo tình huống rồi giải đáp tình huống đó Trong “Mạ lại tin tức”, Ngô Tất
Tố dẫn dắt người đọc đi từ chỗ giải thích chữ “mạ”, sau đó đến cắt nghĩa cụm từ “mạ lại tin
tức”, dẫn đến nội dung chính của vấn đề cần phản ánh Đó là hiện tượng “ở Hà Thành mới
có một vài tờ báo mạ lại tin tức”, với thủ đoạn như:
Giả sử đầu tháng Novembre ở Gia Định có bắt được một ngươì cộng sản chi đó, có báo
đăng cái tin ấy mà họ trót đã không biết, thì họ lờ đi luôn đến cuối tháng ấy mới đăng Chứ
họ không đăng vào hôm sau mang tiếng là trích đăng cuả bạn đồng nghiệp Khi đăng họ chỉ đổi lại ngày tháng , đại khái đăng vào ngày 26 novembre thì ở trên họ đề là “Saigon 23 Novembre”, độc giả coi thấy cái đát ấy tưởng là việc mới xảy ra, tưởng là tin tức của báo
họ nhanh lắm [58, tr.51]
Phần kết luận cần khái quát vấn đề đang bàn, (đưa ra lời bình nếu cần thiết- theo chủ đề
) Lời bình có khi là lời cuả tác giả có khi là lời của nhân vật (nếu có) Tiểu phẩm “Mạ lại
tin tức” của Ngô Tất Tố, Vừa đưa ra kết luận lại kèm theo lời bình rất sâu sắc
“Đó là tin mạ lại, mạ lại như vậy thì mới sang xác rồi, đánh lừa độc giả thiệt dễ như bỡn Than ôi, thì buổi điêu ngoa các bà các cô sắm đồ, phân biệt đồ thật đồ mạ đã khó thay, mà đến độc giả đọc báo phân biệt được tin “mạ” lại càng khó nữa
Than ôi.”[58, tr.52]
Cũng như các thể loại khác, kết cấu của Tiểu phẩm cũng khá linh hoạt, có kết cấu cốt truyện, có kết cấu sự kiện, ty thuộc vào mục đích và lượng thông tin cần cung cấp mà các tác giả sẽ chọn cho mình một loại kết cấu phù hợp
1.3.4.3 Ngôn ngữ, giọng điệu và biện pháp tu từ
Vì tiểu phẩm là một thể loại gần với văn học nên ngôn ngữ của tiểu phẩm cũng rất gần với ngôn ngữ văn học Người viết có khả năng tu từ với vốn từ phong phú Tuy mỗi người
có phong cách riêng, nhưng mọi thủ thuật đều nhằm mục đích tạo ấn tượng mạnh và ảnh hưởng trực tiếp tới người đọc
Ngôn ngữ trong tiểu phẩm biến hoá linh hoạt, đặc biệt đậm chất hài hước, và được lựa
chọn kĩ càng Chính vì vậy ngôn ngữ trong tiểu phẩm rất hàm súc, có sức thuyết phúc cao
Bên cạnh ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu phẩm cũng là một trong những yếu tố tạo nên
giá trị của loại văn này Giọng điệu trào phúng, phê phán, thông qua giọng điệu người đọc
Trang 36có thể cảm nhận được người viết có thái độ như thế nào đối với con người, sự việc và hiện tượng được đề cập trong tác phẩm Đặc biệt vì đây là một thể loại có tính chiến đấu cao cho nên giọng điệu trong tác phẩm là giọng điệu mỉa mai, chế giễu nhằm đấu tranh, bài trừ những cái xấu trong xã hội
Biện pháp tu từ được sử dụng trong tiểu phẩm cũng rất da dạng Trong sự gần gũi ở
mức độ cho phép với văn học, các tác giả đã vận dụng một cách linh hoạt các biện phát tu từ như lối ví von, so sánh, ngoa dụ, phóng dụ, cài bẫy… để có thể dẫn dắt người đọc suy luận theo một hướng rồi bất ngờ tạo kết thúc theo hướng khác mà vẫn hoàn toàn logíc, gây nên
sự hứng thú, hấp dẫn Tiếng cười từ cái hài cũng vì thế mà đậm đặc hơn Sự việc có thể chỉ
ở mức độ vừa phải nhưng qua lối diễn tả của mình, tác giả có thể rất thành công trong việc cường điệu khiến người đọc thấy thú vị và chắc chắn chủ đề của tác phẩm sẽ đọng lại lâu hơn trong tâm hồn họ Lối viết ẩn dụ để người đọc tự phát hiện ra ẩn ý của tác giả cũng thường được sử dụng Tuy nhiên để có tác dụng hữu hiệu, người viết phải có một kiến thức rộng và ngòi bút sắc sảo, nhất là mức độ ẩn dụ cần phải phù hợp với nhận thức của đông đảo độc giả, nếu không tiểu phẩm sẽ mất tác dụng thậm chí phản tác dụng
Trn đây, luận văn đ xc định vị trí của Ngô Tất Tố trong văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945) Ông là một trong những nhà văn đại diện xuất sắc cho chủ nghĩa hiện thực trong văn xuôi Cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, ông đ khơi sâu giá trị hiện thực và nhân đạo trong sáng tác của mình
Luận văn cũng đ đề cập đến thể phóng sự và tiểu phẩm như là các thể loại kết hợp hài hịa cc đặc điểm, ưu thế của báo chí và của văn học, xem xét các đặc điểm mang tính kĩ thuật, thi pháp thể loại Đó cũng là một quan niệm, một cách hiểu làm cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu, nghin cứu phĩng sự v tiểu phẩm của Ngơ Tất Tố
Các chương tiếp theo sẽ lần lượt khảo sát, tìm hiểu phĩng sự v tiểu thuyết của ơng
Trang 37Chương 2
ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰ NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI
VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945
chiến sôi nổi giữa “thơ mới” và “thơ cũ” giữa văn học “vị nghệ thuật” và văn học “vị nhân
sinh” Sự xuất hiện của Ngô Tất Tố đã góp thêm một tiếng nói có giá trị đối với sự thắng lợi
của chủ nghĩa hiện thực Có thể kể ra một số đóng góp của phóng sự Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam nói chung, văn học giai đoạn 1930-1945 nói riêng như sau:
2.1.1 Phóng sự của Ngô Tất Tố góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực trong văn học về đời sống nông dân
Phóng sự Việt Nam những năm 1930-1945 tuy là mới ra đời nhưng đã đạt những thành tựu rực rỡ Nhiều tác phẩm có giá trị ra đời đáp ứng được nhu cầu của hiện thực Một trong những đề tài được quan tâm sâu sắc đó chính là cuộc sống của người nông dân ở nông thôn Việt Nam
Trước và sau Ngô Tất Tố có không ít tác phẩm viết về nông thôn Trước khi văn học hiện thực chiếm được vị trí xứng đáng của nó, các nha văn lng mạn đã khai thc đề tài nông thôn Tuy nhiên cuộc sống lầm than của những con người bị áp bức ở sau lũy tre xanh, qua cách tiếp cận chủ quan của nhà văn lng mạn chủ nghĩa, thường được phản ánh một cách sai lệch Họ thường thi vị hóa cuộc sống nông thôn Trong tác phẩm của họ, khác hẳn với thế giới no nhiệt của phố phường, nông thôn hiện ra như một thế giới của những đêm trăng, những ngày hội, một thế giới của những cô thôn nữ xinh đẹp, ngây thơ, của những mối tình đậm đà chất phác…
Đó là chưa nói đến những tác phẩm mang tính chất phản động như “Một làng An Nam”
của Bùi Đình Tá, xuất bản năm 1937, hết sức ca tụng chính sách duy trì trật tự ở nông thôn của bọn thực dân Pháp
Trang 38Đến khi các nhà văn hiện thực phê phán xuất hiện, cuộc sống ở nông thôn mới được phản ánh vào tác phẩm văn học một cách chân thực Phong trào đấu tranh của quần chúng
đã giúp các nhà văn trông thấy những ung nhọt xấu xa của xã hội Các tác phẩm viết về nông thôn đã trở nên chn thực, sâu sắc hơn Trong số đó, có thể kể đến Nguyễn Đổng Chi
với Túp lều nát (1937), Trọng Lang với Trong làng chạy (1935) và Làm dân (1942), Phi Vân với tập phóng sự Đồng quê (1942)…
Tuy nhiên, có thể nói chỉ trong sng tc của Ngơ Tất Tố, Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao thì văn học mới thực sự thể hiện một cách sinh động, thấm thía nỗi đau của người nông dân Trong số các nhà văn hiện thực Việt Nam, Ngô Tất Tố là một trong những người sống lâu ở nông thôn và có hiểu biết sâu sắc về đời sống con người và xã hội ở nông thôn Hầu hết các nhà văn hiện thực đều có thể nhìn ra được số phận đau khổ, tội nghiệp của người nông dân Nhưng tùy thuộc và thế giới quan cũng như độ tinh tế trong cảm nhận hiện thực đời sống, mỗi người sẽ có một góc độ phản ánh ring Các nhà văn hiện thực, nĩi chung, đã nhìn thấy được cuộc sống vất vả bần cùng của người nông dân Nhưng phần lớn họ chỉ nhìn thấy những gì đang diễn ra trước mắt, nn chưa phản ánh được toàn vẹn bức tranh đời sống nông thôn cũng như số phận người nông dân Ngô Tất Tố đã giúp họ làm điều đó Cũng giống như trong thân thể một con người, có những vết thương ngoài da chúng ta dễ dàng nhìn thấy, cũng có những vết thương rỉ mu trong tâm hồn, những vết thương loại ny khĩ nhìn thấy v cảm nhận hơn Ci nhìn của Ngô Tất Tố thường đưa người đọc đi sâu vào trái tim, vào tình cảm để thấu hiểu hết những nỗi đau của người lao động ngho Giá trị của phóng sự
“Tập án cái đình” và “Việc làng” của Ngô Tất Tố là ở chỗ đó Cảm nhận của Bùi Huy Phồn khi đánh giá Việc làng của Ngô Tất Tố cũng là cảm nhận chung của nhiều người: “Phải nói
thực với nhau rằng khi đọc xong Việc làng, chúng ta- những người sáng tác văn nghệ- lại càng thấy sự hiểu biết của chúng ta về đời sống mọi mặt của người nông dân nước ta quả còn sơ sài, phiến diện quá, do ở đó mà sự thông cảm của chúng ta với những vui buồn, sướng, khổ của họ cũng hời hợt quá…”
Người nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của phong kiến và thực dân đã chịu biết bao khổ nhục Họ bị đàn áp dã man về mọi mặc, bị bĩc lột đến tận xương tuỷ với biết bao thủ đoạn thâm hiểm, độc ác
Chúng ta đã từng đọc tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, tiểu thuyết “Bước đường
cùng” của Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” của Nam Cao… để
hiểu cái đói, cái khổ của nông dân vì sưu cao, thuế nặng vì cái nghèo đeo đẳng, vì bị bức
Trang 39đến đường cùng không lối thoát Bên cạnh đó những thiên phóng sự như Túp lều nát của
Nguyễn Đổng Chi viết về nông dân Trung bộ, cụ thể là nông thôn Hà Tĩnh Tác phẩm phơi bày một cách sắc sảo bộ mặt của bọn hào lý cùng những thủ đoạn bóc lột trắng trợn, thâm
hiểm của chúng và nhiều tệ nạn khác của chế độ cường hào Tập phóng sự Đồng quê của
Phi Vân lại phản ánh đời sống của người nông dân Nam bộ Mỗi người một vẻ, mỗi vùng một cách sống khác nhau nhưng các tác giả đều tập trung phơi bày mọi nỗi khổ cực, nghèo nàn, đói rách của người nông dân vì sự bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân nửa phong kiến Cũng cùng một đề tài về người nông dân, v cuộc sơng, phong tục thơn qu, nhưng Ngô
Tất Tố với “Việc làng” và “Tập án cái đình” không chỉ khắc họa bức tranh hiện thực về
cuộc sống vật chất đơn thuần, ông khơi nguồn cảm hứng từ một nền văn hoá lâu đời của Việt Nam - văn hoá Đình làng - để thể hiện gánh nặng tinh thần của người dân quê trước “lệ làng”
Nước ta có nền văn hoá lâu đời, với truyền thống yêu nước thương nòi, tình làng nghĩa xóm bao giờ cũng đằm thắm, thân thiết Cng với những đức tính tốt đẹp đó là những nghi lễ, tục lệ thể hiện sự trân trọng, sự gắn bó, sự cần thiết của xóm làng đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng Chính tâm lí đó đã làm nảy sinh nhiều tục lệ xoay quanh chuyện quan hệ giữa cá nhân với làng Và cũng từ đó, bọn cường hào, bọn hương lý “đục nước béo cị” đã bày đặt
ra đủ thứ lệ làng để bóc lột của cải, trấn áp tư tưởng của người dân Thế nhưng không phải
ai cũng nhận ra đó là một kiểu bóc lột, thậm chí có người còn tôn sùng những hủ tục , xem
đó như là những gì tốt đẹp, vinh hạnh Họ cho rằng làng càng nhiều hủ tục, càng nhiều nghi
lễ thì càng lớn mạnh, càng uy nghiêm
Trớ trêu thay, người dân quê là những nạn nhân đau khổ của các hủ tục, bị lợi dụng, bị
“rút ruột”, lại cung kính, ngy thơ thực hiện những tục lệ đó một cách chân thành Thậm chí,
cĩ người cịn coi trọng cc hủ tục ấy hơn cả tính mạng người thân, ruột thịt của mình Ngô Tất
Tố bằng vốn hiểu biết về văn hoá phong tục người Việt phong phú, bằng cái nhìn sắc bén đối với sự việc hiện tượng, ông đã vạch ra bản chất của những hủ tục chốn đình trung Tất
cả chỉ là một sự lừa bịp Một luật lệ làm giàu cho bọn thống trị từ nhỏ đến lớn Để làm được điều này, Ngơ Tất Tố đã thực hiện những cuộc điều tra thực tế rất tỉ mỉ, cơng phu Ta
thấy mỗi câu chuyện trong “Việc làng”: hay “Tập án cái đình” đều là người thật - việc thật
mà chính Ngô Tất Tố đã tự mình thân chinh đến thăm hỏi và điều tra Ơng đã tập hợp lại để phán ánh, để phơi bày, để góp thêm một tiếng nói thương cảm trước những nỗi đau mà người nông dân phải gánh chịu
Trang 40Việc làng gồm có mười sáumẩu chuyện Mỗi một chuyện là một hủ tục“quái gở”, “mọi rợ”, và phía sau đó là một số phận bi thảm của người nông dân khi phải thực hiện những hủ tục đó
Cụ Thượng làng Lão Việt trong mẩu chuyện đầu tiên, là một người cả cuộc đời vì gánh
lệ làng mà không thể ngóc đầu lên nổi Bác tâm sự: “Từ thuở mười bảy tuổi đến giờ tôi
không chơi một ngày nào, trừ ra những ngày đau ốm Thôi thì cày sâu cuốc bẫm, buôn ngược, bán xuôi, không quản ngại một việc gì cả (… ) những việc tôi làm, bất kì việc nào tuy không phát đạt, nhưng không thất bại bao giờ, chẳng lãi nhiều thì lãi ít Vậy mà suốt đời nghèo xác nghèo xơ, ăn không đủ, mặc không đủ, cả nhà có một thằng con đành phải để cho nó dốt nát” [57, tr.13]
Nguyên nhân của sự làm nhiều mà không khá chính là vì phải thực hiện những lệ làng
mà ở những câu chuyện tiếp theo Ngô Tất Tố sẽ cho chúng ta thấy
Đó là một đám vào ngôi cho con, để lo cho chu tất ít cũng phải đến “trăm rưỡi bạc”
Bác Cả Mão nhân vật chính của câu chuyện cũng là một trong những nạn nhân của “lệ làng” Theo Ngô Tất Tố người ta vào ngôi cho con chỉ tốn độ vài đồng bạc Thế nhưng bác
Cả Mão là dân ngụ cư, nên lo “một đám vào ngôi” thật là tốn kém Theo lời bác Hai, em trai bác Cả Mão thì
Một bữa ăn này, ít ra anh tôi cũng phải tiêu đến năm, sáu chục đồng Vì kiêng tiếng làm thịt lợn, sợ rằng làng nước cho rằng húng mỡ, nên mới đi chợ mua thịt Sự thực mua thịt lại quá giết lợn Sáng ngày đi lấy vừa lòng lợn, vừa thịt lợn tất cả mười một đồng bạc, đáng lẽ cũng
đủ chàn chát nhưng cụ chưởng lễ thích ăn thịt cầy, nên ông lý trưởng bắt giết thêm con cầy Chẳng nhẽ mời dân, mời làng ăn uống trong nhà, ngoài đình lại không có gì Bởi thế chúng tôi phải sửa cỗ xôi, con gà để ra lễ thờ Bấy nhiêu món đã hết ngót hai chục rồi Còn tiền rượu, còn tiền thuốc phiện, còn tiền cung đốn họ đánh tổ tôm Ông đã biết rõ, mọi khi làng tôi có ai dám đánh “góp một”? lớn lắm chỉ góp năm hào Hôm nay vì tiền nhà chủ bỏ ra, được thì ăn, thua không phải trả, nên họ hò nhau đánh góp hai đồng Rồi đấy ông xem, đến lúc đứng dậy, ai cũng thua hết, anh tôi đưa ra bao nhiêu mất hút bấy nhiêu, chẳng lấy lại được đồng nào hết … lúc nảy tôi nói trăm rưỡi là còn hà tiện, xong việc có lẽ hết hơn, chứ bấy nhiêu tiền không thể nào đủ [57, tr.20-21]
Người nông dân cả đời làm lụng chỉ dám tính đến tiền xu, tiền hào, tiền đồng đã là ghê
gớm lắm Chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố ) bán cả con, cả chó chỉ được có hai đồng bạc,