1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò và những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với công cuộc khai phá, mở rộng lãnh thổ vè phía nam

36 1,7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

Vai trò và những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với công cuộc khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía nam

Trang 1

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Nam_tien.png)

Trang 2

Bản đồ Việt Nam, phần màu vàng có thể là phần đất mà chúa Nguyễn Hoàng đã mở

mang được (Nguồn: wikipedia)

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đầu thế kỷ XVI, Đại Việt lâm vào khủng hoảng chính trị, tình hìnhđất nước hết sức phức tạp: Nhà Hậu Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung cướpngôi vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa để khôi phục lại vương quyền,cuộc chiến tranh Lê – Mạc xảy ra, cục diện Nam – bắc triều hình thành,nhân dân bị lôi vào cuộc nội chiến tương tàn Trong khi đó một mầmmống phân quyền mới đã bắt đầu hình thành, đó là họ Nguyễn Sauk hiNguyễn Kim chết, binh quyền về tay người con rể là Trịnh Kiểm Haingười con trai của Nguyễn Kim thì một là Lãng quận công Nguyễn Uông

đã bị Trịnh Kiểm ám hại, Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo cho số phậncủa mình, nên đã nhờ chị gài là công chúa Bảo Ngọc (vợ Trịnh Kiểm) xincho vào trấn thủ vùng Thuận Hóa Trinh Kiểm vì cũng muốn trừ bỏ mối

lo bên cạnh mình nên đã đồng ý

Việc Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa, không phải là một sự kiệnngẫu nhiên mà là một suy tính lâu dài, một tính toán mang tính chiến lượccủa một con người có tài “kinh bang tế thế” Nguyễn Hoàng quyết chívào Nam với hàng loạt những dự định lớn lao Ông toàn tâm, toàn ý chăm

lo phát triển kinh tế, xây dựng tiềm lực về mọi mặt để đủ sức chống với

họ Trịnh ở Đàng Ngoài Đồng thời, cũng tạo tiền đề cho những bước đi

xa hơn của các thế hệ con cháu Tuy nhiên, năm 1613 khi sự nghiệp cònđang dang dở, Nguyễn Hoàng đã qua đời để lại sau lưng biết bao lo toancho nghiệp lớn chưa thành

Trong số các con trai của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Hà, conthứ hai là Hán, con thứ ba là Thành, con thứ tư là Diễn đều đã mất sớm.Người con thứ năm là Hải thì phải gửi lại đất Bắc làm con tin Chỉ cònngười con thứ sáu: Nguyễn Phúc Nguyên là người có đủ khả năng và điềukiện kế nghiệp cha Tuổi nhỏ, Nguyễn Phúc Nguyên đã tỏ ra là bậc thông

minh, tài chí hơn người, lớn lên ông càng bộc lộ tài năng kiệt xuất: “Ngày

thường cùng các tướng bàn luận việc binh, tính toán có nhiều việc đúng.

Trang 4

Thái Tổ biết có thể trao phó nghiệp lớn, vẫn để ý tới” [5; tr 50] Chính

vì vậy, Nguyễn Phúc Nguyên đã được phụ vương hết mực tin cẩn giaotrọng trách nối nghiệp lớn Khi lên kế vị cha, chúa Nguyễn Phúc Nguyênđược thừa hưởng rất nhiều thuận lợi: các chức vụ trong hai xứ Thuận -Quảng đều nằm trong tay người họ Nguyễn, tình hình chính trị, kinh tếkhá ổn định, nhờ chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chủ trương “mởcửa” khuyến khích ngoại thương của chúa Nguyễn, Đàng Trong đang trởthành một trung tâm thương mại thu hút nhiều thương khách nước ngoàiđến giao lưu buôn bán…Đây là lúc chúa Nguyễn có thể tách ra khỏi triềuđình Lê - Trịnh để xác lập vị thế và phát triển Nhưng như vậy có nghĩa làphải đối đầu với một thế lực rất hùng mạnh, liệu có thể lấy quân dân hai

xứ Thuận - Quảng cùng những nguồn lợi của nó chống chọi với ĐàngNgoài rộng lớn hơn gấp 10 lần? Vậy chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cóvai trò gì trước trọng trách lịch sử lớn lao đó? Với mong muốn tìm hiểusâu hơn về vấn đề này, dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được cùng

những phương pháp nghiên cứu khoa học, tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò và những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với công cuộc khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía nam” làm đề tài nghiên cứu

sinh của mình Nhằm làm rõ vai trò cũng như những đóng góp to lớn củachúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với công cuộc “mở cõi” của dântộc………

Trang 5

NỘI DUNG

1 Nguyễn Phúc Nguyên - Vài nét về con người và sự nghiệp

1.1 Thân thế, con người

Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu của chúa Tiên NguyễnHoàng (1525-1613) và một bà vợ họ Nguyễn Ông sinh ngày 28 tháng 7năm Quý Hợi, tức ngày 16 tháng 8 năm 1563

Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong dòng dõi chúa

Nguyễn mang họ kép Nguyễn Phúc “Tương truyền lúc mang thai, thân

mẫu ông chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ

“Phúc” Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé

ra đời được đặt tên là “Phúc” [1] Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót (tên đệm).

Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên Dòng họ Nguyễn lấy chữ Phúc làm chữ lót kể từ đó ” [18; tr 20]

Khi chúa Tiên - Nguyễn Hoàng băng hà, 5 người anh của PhúcNguyên đều đã mất (Hà, Hán, Thanh, Diễn), hoặc bị giữ làm con tin ởBắc Hà (Hải) Phúc Nguyên là con thứ 6 nhưng lúc này cũng đã 51 tuổi

và từng trải công việc cai trị qua thời kỳ làm trấn thủ Quảng Nam trênmười năm nên chỉ còn Nguyễn Phúc Nguyên là người đủ khả năng vàđiều kiện để kế nghiệp cha

Trang 6

Năm Nhâm Dần (1602), Nguyễn Phúc Nguyên được cử đến trấnthủ dinh Quảng Nam.

Tháng 6 năm Quý Sửu (1613), chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất, cácquan vâng di chiếu tôn Nguyễn Phúc Nguyên làm Thống lãnh Thuỷ bộChư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái

bảo Thụy Quận công Bấy giờ Ngài đã 51 tuổi Ngài còn được vua Lê

Kính Tông (1599 - 1619) sắc phong làm trấn thủ hai xứ Thuận Hóa,Quảng Nam gia hàm Thái bảo, tước Quận công

Sau khi nối ngôi, Nguyễn Phúc Nguyên cho tu sửa thành lũy, đặtquan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu đâu cũng tin phục, thời bấy giờ

người ta thường gọi Nguyễn Phúc Nguyên là Chúa Sãi, chúa Bụt hay

Phật chúa.

Trong các năm Giáp dần (1614) và Ất mão (1615) Nguyễn PhúcNguyên tổ chức lại việc cai trị, đặt ra tam ti và các chức lệnh sử để trôngcoi mọi việc, định qui chế các chức vụ ở phủ, huyện, phân chia ruộng đất

ở thôn xã…

Năm Canh thân (1620) hai em của Nguyễn Phúc Nguyên là quậnVăn, quận Hữu (Phúc Hiệp và Phúc Trạch) thông đồng với chúa Trịnh,chiếm kho Ái Tử đấp lũy Cồn Cát để làm phản Nguyễn Phúc Nguyên saingười đến dụ dỗ nhưng hai ông không chịu nghe Khi hai ông Hiệp vàTrạch bị Nguyễn Phúc Tuyên bắt được, Nguyễn Phúc Nguyên trông thấy

chảy nước mắt nói: "Sao hai em nở trái bỏ luân thường? " [18; tr 21] Hai

ông cúi đầu chịu tội Chúa muốn tha nhưng triều thần không chịu bèn saigiam vào ngục Nguyễn Phúc Nguyên thấy quân Trịnh vô cớ khởi binhnên từ đấy không chịu nộp thuế cống nữa

Trang 7

Năm Tân Dậu (1621) quân Man thuộc Ai Lao cướp bóc ở biênthùy, Nguyễn Phúc Nguyên sai quân đánh bắt, nhưng lấy đức cảm hóatha cho về nên chúng cảm phục, từ đấy không quấy nhiễu nữa.

Để tỏ tình thân thiện với lân bang, năm Canh thân (1620) chúaNguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp làChey-Chetta II Năm Quí hợi (1623) một phái bộ miền Nam đi sứ quanChân Lạp xin với vua Chey-Chetta II nhừng lại một dinh điền ở Mô Xoàigần Bà Rịa ngày nay, vua Chân Lạp phải bằng lòng Ngoài ra, vua còncho ngườiViệt đến canh tác tại vùng đó

Năm 1626, Nguyễn Phúc Nguyên cho dời Dinh phủ về xã PhúcYên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên

Không những có tài trị nước, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn làngười khiêm cung, biết giữ lễ Như khi nghe Trịnh Tùng chết, các con

tranh giành ngôi thứ, Chúa bảo các tướng: "Ta muốn nhân cơ hội này nổi

nghĩa binh để phò Lê, nhưng đánh lúc người có tang là bất nhân, thừa lúc người lâm nguy là bất vũ Huống chi ta với Trịnh có nghĩa thông gia…" [19] Vì vậy, hào kiệt các nơi theo về với ngài rất đông: Đào Duy

Từ, Nguyễn Phúc Kiều, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Hữu Tấn đều lànhững danh tướng văn võ toàn tài

Năm Đinh Mão (1627), Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đem 20 vạnđại quân thủy bộ vào nam, cùng với các tướng Nguyễn Khải, Lê Khuêchia làm hai đạo tiến vào, hội binh ở cửa Nhật Lệ Chúa Nguyễn PhúcNguyên cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Vệ và Nguyễn PhúcTrung đón đánh Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủngđược tuyến phòng thủ của quân Nguyễn Phía chúa Nguyễn có lợi thế làđại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt Hai tướng

Trang 8

Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy Trong lúc hai bên tiếptục giằng co thì tướng Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền Bắc, Trịnh Gia

và Trịnh Nhạc mưu phản Chúa Trịnh Tráng nghi ngờ vội rút quân vềbắc

Đến năm Kỷ Tỵ (1629), Trịnh Tráng lại muốn xâm lược miền Nambèn sai sứ vào sắc phong để có cớ tiến quân Đào Duy Từ khuyên rằng:

"Đây là họ Trịnh mượn sắc lệnh vua Lê để nhử ta Chi bằng hảy tạmnhận cho họ không ngờ để ta lo việc phòng thủ rồi sau dùng kế trả lại sắc,bấy giờ họ không làm gì ta được nữa." Sau đó, Đào Duy Từ hiến kế đắpcác lũy Trường Dục, Nhật Lệ và Đồng Hới (lũy Thầy)… tạo thành mộtthế phòng thủ vững chắc cho xứ Đàng Trong

Năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ dân kế kế làm mâm hai đáy trảlại sắc cho chúa Trịnh rồi khuyên ngài đánh lấy đất Nam Bố Chính(huyện Bố Trạch ngày nay) để lấy sông Gianh làm biên giới thiên nhiêncho vững cõi Nam

Năm Tân mùi (1631) Ngài gả công chúa Ngọc Khoa cho vuaChiêm là Pôrômê, nhờ đó có sự hòa hiếu giữa hai nước Chiêm - Việt

Năm 1631 con trưởng của Sãi vương là Nguyễn Phúc Kỳ qua đời,con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được làm Thế tử, con thứ tư là NguyễnPhúc Anh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng Nam Phúc Anh bất mãn vì khôngđược lập làm thế tử, cho nên mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viếtthư hẹn làm nội ứng cho Trịnh Tráng

Năm 1633 Thanh Đô Vương khởi binh nam tiến lần thứ hai, đóng

ở cửa Nhật Lệ như trước Sãi vương cử Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn HữuTiến làm tướng ra đánh Trịnh Tráng đang đợi suốt hơn 10 ngày khôngthấy hiệu làm nội ứng của Phúc Anh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân

Trang 9

Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy Thanh Đô Vương rút về bắc, để lại con

rể là Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ châu Bắc Bố Chính

Năm Ất Hợi (1635) ngày 10 tháng 10 (19-11-1635) Chúa lâmbệnh nặng, triệu Thế Tử Nguyễn Phúc Lan và Nguyễn Phúc Khê vàochầu, gởi gấm Thế Tử cho ông Khê rồi băng hà Ngài ở ngôi 22 năm, thọ

73 tuổi Lúc đầu, lăng ngài táng tại huyện Quảng Điền (Thừa Thiên), saucải táng về vùng núi thuộc làng Hải Cát huyện Hương Trà (tỉnh ThừaThiên) Tên lăng là Trường Diễn Ngài được thờ ở Thái Miếu, án thứ nhấtbên tả (3) Miếu hiệu là Hy Tông

Thế tử lên ngôi dân thụy hiệu là "Đại Đô Thống Trấn Nam PhươngTổng Quốc Chính Dực Thiện Tuy Du Thụy Dương Vương"

Đời Vũ Vương truy tôn: "Tuyên Tổ Hiển Mô Quang Liệt Ôn CungMinh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Vương"

Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Hoàng Đế."

2 Vai trò và những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đối với

công cuộc khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía nam

Trang 10

lợi, nhân hòa” để phát triển kinh tế, xây dựng tiềm lực về mọi mặt nhằmthực hiện ý đồ gây dựng thế lực riêng, dần tách khỏi sự lệ thuộc chínhquyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài Tuy nhiên, do điều kiện và hoàn cảnhlúc đó, Nguyễn Hoàng phải hết sức kín đáo để tránh mọi sự hoài nghi từchúa Trịnh Trên danh nghĩa và cả trong thực tế, Nguyễn Hoàng vẫn làmột phiên thần của triều đình Lê - Trịnh được cử trấn thủ vùng đất phíanam của Đại Việt Vì vậy, lúc này Nguyễn Hoàng vẫn phải giữ mối quan

hệ lệ thuộc với chính quyền Lê - Trịnh: “Ông vẫn thường ra chầu vua ở

Thăng Long, hàng năm vẫn phải nộp thuế và cống phẩm cho triều đình theo đúng kỳ hạn…”[18; tr 12] Thậm chí Nguyễn Hoàng còn làm tướng

tiên phong của Nam Triều đi đánh dẹp các dư đảng của nhà Mạc ở SơnNam, Hải Dương, Sơn Tây… Năm 1593, Nguyễn Hoàng đưa quân ra Bắc

Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời, rồi bị họ Trịnh

âm mưu giữ lại đất Bắc do lo sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của NguyễnHoàng Đến năm 1559 nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, NguyễnHoàng mới có cớ đưa quân sĩ quay về Thuận Hóa Từ đó, Nguyễn Hoàngquyết định chăm lo phát triển cơ sở, đẩy mạnh xây dựng chính quyền độclập, mở mang bờ cõi và không nghĩ đến việc ra Bắc yết kiến vua Lê nữa.Mặc dù vậy, do lúc này thế và lực vẫn chưa thực sự đủ mạnh nên NguyễnHoàng chưa thể thực hiện được ý đồ thoát ly hoàn toàn khỏi triều đình Lê

- Trịnh mà vẫn phải giữ mối quan hệ hòa hiếu: Hàng năm vẫn tiếp tụcnộp thuế má cho triều đình, đồng thời xin kết nghĩa thông gia với TrịnhTùng Nhằm tranh thủ thêm thời gian xây dựng Đàng Trong thực sự vữngmạnh về mọi mặt để có thể đủ sức chống với họ Trịnh ở Đàng Ngoài

Như vậy, dưới thời Đoan quận công Nguyễn Hoàng, sự nghiệp xâydựng một vương quyền độc lập tuy đã có cơ sở bước đầu nhưng vẫn cònhết sức mong manh Thực chất, Đàng Trong vẫn chưa thoát ly khỏi sự lệthuộc về chính trị với triều đình Lê - Trịnh Đây cũng là điều khiến chúa

Trang 11

Tiên - Nguyễn Hoàng trăn trở nhất và cũng là sự ủy thác cao nhất choNguyễn Phúc Nguyên trước lúc lâm chung Sách Đại Nam thực lục Tiềnbiên chép: “Chúa yếu mệt, triệu hoàng tử thứ sáu và thân thần đến trước

đền trước giường, bảo thân thần rằng: “Ta với các ông cùng nhau cam

khổ đã lâu, muốn dựng lên nghiệp lớn Nay ta để gánh nặng lại cho con

ta, các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp” Rồi chúa

cầm tay hoàng tử thứ sáu dặn bảo rằng: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải

trung; anh em trước hết phải thân yêu nhau Mày mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì” Lại nói: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang [Hoành Sơn] và sông Gianh [Linh Giang] hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia [Thạch Bi Sơn] vững bền Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta” [16; tr 37]

Sau khi lên kế vị, Nguyễn Phúc Nguyên đã không phụ lòng tin yêucủa cha, thực hiện đầy đủ và trọn vẹn tất cả những gì mà người cha - chúaNguyễn Hoàng trông đợi và ủy thác Việc làm đầu tiên của Nguyễn PhúcNguyên là từng bước ly khai hẳn với triều đình Lê - Trịnh, xây dựng nênmột vương triều độc lập hoàn toàn

Từ khi Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài nắm trọn binh quyền với tước vịBình An Vương, vua Lê chỉ còn là hư vị, thì chúa Nguyễn Phúc Nguyên

đã biểu thị ngay thái độ độc lập với vương quyền Bắc Hà Năm 1620,Nguyễn Phúc Nguyên lấy lý do chúa Trịnh vô cớ gây chiến đã quyết địnhchấm dứt hoàn toàn việc cống nộp thuế cho chính quyền Lê - Trịnh Đâychính là bước đầu tiên của chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhằm ly khai từngbước với chính quyền Đàng Ngoài Năm 1630 chúa Nguyễn PhúcNguyên đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc của chúa Trịnh Tráng

Trang 12

Đây không chỉ là sự khẳng định dứt khoát chính quyền chúa Nguyễn ởphía Nam là chính quyền độc lập, cắt đứt hẳn mọi quan hệ lệ thuộc vớichính quyền Lê - Trịnh ở phía Bắc, mà còn đánh dấu quá trình chuyển đổicăn bản từ một chính quyền địa phương, mang nặng tính chất quân sự củanhà Lê - Trịnh sang một chính quyền dân sự của chúa Nguyễn Đặc biệttrong quan hệ đối ngoại chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễnđầu tiên tự xưng là An Nam Quốc Vương, quan hệ với các nước trong tưthế của một quốc gia độc lập có chủ quyền GS Kawamoto Kuniye chorằng điều này đã “biểu lộ nhận thức quốc tế của chúa Nguyễn trước thờiđại mới” [11; tr 178].

Quyết định cắt đứt hẳn mọi quan hệ lệ thuộc với chính quyền Lê –Trịnh, Nguyễn Phúc Nguyên biết rằng, từ đây sẽ phải đương đầu với mộtthế lực hùng mạnh hơn gấp nhiều lần Chính vì vậy, Chúa đã khẩn trươngchuẩn bị lực lượng về mọi mặt để có thể chống lại sự tấn công từ phía bắccủa họ Trịnh Năm 1626, Nguyễn Phúc Nguyên cho dời dinh phủ vào sâuphía nam hơn về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Năm

1630, Chúa cho xây dựng lũy Trường Dục Năm 1631, xây dựng thànhĐồng Hới (lũy Thầy)… Cùng với việc củng cố, phát triển về mặt quốcphòng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn chăm lo phát triển kinh tế, vỗ vềquân dân…

Nhờ có sự chuẩn bị phòng thủ kỹ càng, quân dân một lòng phòchúa, hơn nữa lại có sự giúp sức của nhiều danh tướng tài ba như: ĐàoDuy Từ, Nguyễn Phúc Kiều, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Hữu Tấn Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã đẩy lùi 7 cuộc tấn công quy mô lớn củachúa Trịnh mà lịch sử gọi đó là cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn phântranh kéo dài 45 năm (từ 1627 - 1672) Có thể nói rằng đây là cuộc nộichiến chiến ác liệt, kéo dài và không phân thắng bại, nhưng nếu xét theomục đích của cuộc chiến tranh thì thất bại lại thuộc về chính quyền Lê -

Trang 13

Trịnh Lâu nay có nhiều cách đánh giá khác nhau về cuộc nội chiếnTrịnh - Nguyễn Đương nhiên cuộc chiến tranh đã tiêu huỷ sức người, sứccủa, triệt phá đồng ruộng xóm làng và dẫn đến chia cắt đất đai thống nhấtcủa quốc gia Đại Việt thì ai cũng nhìn thấy rõ Chúng ta không thanhminh, không bao biện cho các cuộc chiến tranh, nhất là các cuộc nộichiến huynh đệ tương tàn, nhưng chúng ta cũng không đánh đồng các bêntham chiến Hy vọng rồi đây cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn sẽ đượcnghiên cứu đầy đủ và kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ có những đánh giá kháchquan và chính xác về nó, nhưng trong điều kiện của tư liệu ngày nay,dưới cái nhìn toàn diện về xu thế đang lên của vương triều chúa Nguyễn.Đánh giá về việc Nguyễn Phúc Nguyên từng bước thoát ly khỏi sự lệthuộc của chính quyền Lê - Trịnh GS.TSKH Vũ Minh Giang nhận xét:

“Có thể nói việc Nguyễn Phúc Nguyên tìm mọi cách tách Thuận Quảng

ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền Lê - Trịnh không phải chỉ là hành động cát cứ phong kiến đơn thuần vì lợi ích của dòng họ Nguyễn Nó còn phản ánh một ước nguyện muốn thực thi những chính sách cai trị khác với đường lối chính trị của Đàng Ngoài lúc đó đang theo xu hướng hoài

cổ rập khuôn thời Lê sơ, kìm hãm sự phát triển của xã hội Về mặt khách quan việc làm của Phúc Nguyên có lợi cho xu thế phát triển của lịch sử dân tộc” [7; tr 153]

* Thực hiện hàng loạt những cải cách, xây dựng nên một bộ máy

chính quyền nhà nước vững mạnh ở Đàng Trong

Ngay sau khi lên nối ngôi chúa, Nguyễn Phúc Nguyên đã tiến hànhhàng loạt các biện pháp cải tổ hành chính, xóa bỏ bộ máy chính quyền

theo kiểu cũ của nhà Lê, “xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước ở

Đàng Trong theo cách tổ chức của họ Nguyễn…” [9; tr 235]

Trang 14

Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên quyết định bãi bỏ ba ty cũ (là

Đô ty, Thừa ty và Hiến ty) để lập ra ba ty mới :

+ Ở chính dinh, Nguyễn Phúc Nguyên đặt ra ty Xá sai với nhiệmvụ: coi việc văn án từ tụng do Viên Đô Tri và Ký Lục đảm nhiệm

+Tướng Thần Lại: Coi giữ việc thu tiền thóc, phát lương cho quâncác đạo Do viên Cai Bạ đảm nhiệm

+Lệnh Sử: Coi việc tế tự, lễ tiết và chi cấp lương tháng cho quânđội ở chính dinh Do viên Nha Úy đảm nhiệm

Ngoài những viên quan đứng đầu, ở mỗi Ty đều có những thuộcviên giúp việc gồm: 3 Câu Kê, 3 Cai Hợp, 10 Thủ Hợp, 40 Lại Ty Tổngcộng 60 người

Bên cạnh ba ty chính, Nguyễn Phúc Nguyên còn đặt thêm 2 ty nữalà: Nội Lệnh Sử và Lệnh Sử Đồ Gia

+Ty Nội Lệnh Sử: Kiêm coi các thứ thuế Quan lại gồm có TảLệnh Sử và Hữu Lệnh Sử, có nhiệm vụ chia nhau thu tiền sai dư (thuếthân) của các xã thuộc hai xứ Thuận - Quảng nộp vào nội phủ

+Ty Lệnh Sủ Đồ Gia; Làm nhiệm vụ thu phát dây thau, khối sắt,

đồ đồng, ngà voi, chiêng đồng…cho việc chế tạo những đồ khí giới,thuyền ghe, sửa sang tường thành, nhà cửa, cùng việc coi giữ các đồ dùng

Trang 15

việc hủy bỏ bat ty cũa đặt lại ba ty mới, Nguyễn Phúc Nguyên cho thảihồi các thuộc tướng cũ của triều đình Lê - Trịnh và sắp đặt lại hệ thốngquan chức mới.

Đất Thuận - Quảng được chúa Nguyễn Phúc Nguyên chia làm cácdinh, gồm có:

+ Chính dinh: (Dinh Cát) - Trị sở đóng ở xã Ái Tử, huyện

Vũ Xương (Triệu Phong - Quảng Trị)

+ Quảng Bình dinh: (Dinh Trạm) - Trị sở đóng ở xã xã An Trạch,huyện Lệ Thủy

+ Lưu Đồn dinh: (Dinh Mười) - Trị sở đóng tại xã Thổ Nghĩa,huyện Khang Lộc

+ Bố Chính dinh: (Dinh Ngói) - Trị sở đóng tại xã Thổ Nghĩa,huyện Khang Lộc

+ Quảng Nam dinh; (Dinh Chiêm) - Trị sở đóng tại xã Cần Hào,huyện Duy Xuyên [6; tr 152 -153]

Như vậy đến thời Nguyễn Phúc Nguyên, đơn vị hành chính caonhất là dinh chứ không phải là phủ như trước kia nữa Đến đầu năm 1615,các quy chế mới về chức trách và quyền hạn của các phủ, huyện được banhành Theo quy chế này thì Tri phủ, Tri huyện giữ việc từ tụng; các thuộcviên: Đề lại, Thông lại chuyên việc tra khám, Huấn đạo, Lễ sinh chuyênviệc tế tự

Có thể thấy rằng, với ý định xây dựng một chính quyền nhà nướcđộc lập thoát ly hoàn toàn với triều đình Lê - Trịnh, ngay sau khi lên ngôichúa, Nguyễn Phúc Nguyên đã thực hiện hàng loạt những cải cách hành

Trang 16

chính, xây dựng nên một chính quyền nhà nước vững mạnh ở ĐàngTrong để đối trọng với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.Cải cách hành chính của Nguyễn Phúc Nguyên có ý nghĩa vô cùng to lớn:Với cuộc cải cách này, Nguyễn Phúc Nguyên thực hiện được tâm nguyệncủa chúa Tiên - Nguyễn Hoàng là đã thiết lập được một chính quyền nhànước độc lập, hoàn toàn thoát ly với triều đình Lê -Trịnh, từ đó tạo tiền đềcho những bước tiến xa hơn và vững chắc hơn của triều đình chúaNguyễn nói riêng và đất nước nói chung.

2 Về kinh tế

* Đẩy mạnh thực hiện chính sách “mở cửa”, mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài Tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa trong nước.

Vùng đất Thuận - Quảng là một trung tâm kinh tế quan trọng củamiền Trung, giàu tài nguyên thiên nhiên và có nguồn lâm, thổ, hải sảnphong phú Đặc biệt, vùng còn có những cảng biển nổi tiếng đã từng thuhút thương khách nước ngoài trong các thế kỷ trước đó… Chính vì vậy,

mà ngay từ thời chúa Nguyễn Hoàng, để tận dụng những ưu thế sẵn cócủa vùng đất này, Chúa đã rất chú trọng đến phát triển kinh tế ngoạithương, thực hiện chính sách “mở cửa” buôn bán với nước ngoài nhằmxác lập một chiến lược phát triển kinh tế mới, đưa Đàng Trong hòa nhậpmạnh mẽ với xu thế chung của khu vực

Nguyễn Phúc Nguyên là bậc tài chí hơn người, với tầm nhìn chiếnlược nên ngay từ lâu Ngài đã nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng củangoại thương đối với sự phát triển kinh tế của Đàng Trong Vì vây, saukhi lên kế vị cha, Nguyễn Phúc Nguyên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chínhsách “mở cửa”, mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực và

Trang 17

trên thế giới Với chủ trương trọng thương, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đãđưa ra hàng loạt những chính sách nhằm khuyến, thúc đẩy ngoại thương

phát triển Nhờ đó, “Vào thế kỉ XVI - XVIII, Đàng Trong đã có quan hệ

buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển thuộc loại bậc nhất của thế giới Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở Châu Á lẫn châu Âu đền đến và thiết lập quan hệ giao thương với chính quyền Đàng Trong” [9; tr 102]

Bên cạnh những thương nhân Châu Á: Trung Quốc, Giava,Xiêm…quen thuộc và ngày càng đông đảo, đã xuất hiện các thuyền buônNhật Bản và đặc biệt là các thuyền buôn phương Tây: Bồ Đào Nha, HàLan, Anh, Pháp…Có thể nói đây là một bước phát triển cực kì quan trọngđối với sự phát triển kinh tế Đại Việt nói chung và Đàng Trong nói riêngthời bấy giờ…

Từ đầu thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản trên thế giới phát triển mạnh

mẽ, dần đến yêu cầu ngày càng lớn về thị trường Các nước tư bảnphương Tây đổ xô đi tìm kiếm những thị trường ở các châu lục khác

Thời kỳ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII được coi là “Thời đại

thương mại” với sự phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy của nền thương

mại thế giới

Cuối thế kỷ XV (1498), Vaccoda Gama đã khám phá ra con đườngbiển từ Châu Âu sang Châu Á Ngay sau đó các nước phương Tây ồ ạtdồn sang phương Đông để tìm kiếm thị trường mới Đàng Trong là mộtvùng đất mới giàu tài nguyên nên ngay lập tức trở thành một điểm đến lýtưởng của các thương nhân phương Tây Trong khi đó, trước sự phát triểnmạnh mẽ của hoạt động thương mại trên thế giới và trong khu vực Năm

1567, nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ lệnh “hải cấm” (1371- 1567), đồngthời Mạc phủ Tokugawa (Nhật Bản) cũng ban hành chính sách “mởcửa”… từ đó góp phần tạo nên không khí buôn bán nhộn nhịp trong khuvực… thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản hoạt động ráo riết trên các

Trang 18

cảng biển Đàng Trong như: Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (BìnhĐịnh), Bến Nghé (Gia Định),…

Như vậy, có thể thấy rằng, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên,mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nền kinh tế ngoại thương đã dần hìnhthành Vì thế, thời kỳ này Đàng Trong đã có mối quan hệ buôn bán rộng

mở với nhiều quốc gia trên thế giới Ngoài các nước đã có quan hệ buônbán với nước ta từ trước như: Trung Quốc, Mã Lai, Giava, Xiêm… thời

kì này xuất hiện thêm những thương khách mới đến từ Nhật Bản, Bồ ĐàoNha, Anh, Pháp… Trong số những nước này thì quan hệ với buôn bánvới Nhật Bản và Trung Quốc là mật thiết hơn cả Sở dĩ thương nhân NhậtBản và Trung Quốc đến Đàng Trong buôn bán nhiều, ngoại trừ đây làmột vùng đất mới có nhiều của ngon vật lạ, còn có những điểm thuận lợi

là ở đây nằm trong khối “đồng văn”, “đồng chủng”, hơn nữa tình hình an

ninh rất ổn định: “Canh Ngọ năm thứ 13… chúa (Nguyễn Hoàng) bèn

kiêm lãnh hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam… Bấy giờ chúa ở trấn hơn 10 năm, chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm, nhân dân đều yên cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp Thuyền buôn các nước đến nhiều trở nên nơi đô hội lớn…” [16; tr 243] Ngoài ra, chúa Nguyễn

còn khôn ngoan, Christoforo Borri nhận xét: “Chúa Nguyễn (Phúc Nguyên) lên nối ngôi…vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui

phục…”[4; tr 89] và “Chúa Đàng Trong [Chúa Nguyễn Phúc Nguyên] không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hoá của họ” [4; tr 92]

Cuối thế kỉ XVI, do tình hình chính trị rối loạn ở Trung Quốc (cuốithời Minh) một số người Hoa đã chạy sang Đại Việt định cư (chủ yếu là ởĐàng Trong) sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau và trở thành lực lượngmôi giới cho thương nhân nước mình Trên cơ sở đó, thuyền buôn TrungQuốc sang Đại Việt ngày càng đông, trước tình hình đó, các chúa

Ngày đăng: 08/04/2013, 12:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Văn An, Ô châu cân lục; Văn hóa Á Châu, Sài Gòn,; 1961 2. Đỗ Bang, Phố cảng Hội An - thời gian và không gian lịch sử, Hội thảokhoa học về đo thị cổ Hội An, 1985 Khác
3. Đỗ Bang, Thương cảng Hội An từ nhận thức đến thực tiễn nghiên cứu, Thông tin khoa học trường Đại Học Tổng Hợp Huế, Số 5; 1983 Khác
4. Chritophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb T.p Hồ Chí Minh, 1998 Khác
8. Vũ Minh Giang, Người Nhật, phố Nhật và di tích Nhật Bản ở Hội An, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 2002 Khác
9. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thanh Hóa, Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Nxb Thế Giới 2008 Khác
10. Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong (1558 - 1777), Sài Gòn, 1972 11.Giáo sư Kawaamoto Kunye, Nhận thức quốc tế của chúa Nguyễn ởQuảng Nam, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa Học Xã Hội,1993 Khác
12. Nguyễn Văn Kim, Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV – XVII, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2003 Khác
13. Litana, Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Nxb Trẻ, 1999 Khác
14. Nguyễn Quang Ngọc, Về quan hệ giao thương Nhật Việt đầu thế kỷ XVII qua cảng Nagasaki, trong kỷ yếu nghiên cứu văn hóa quốc tế của Đại Học Nữ Chiêu Hòa, Số 9 – 2003 Khác
15. Nhiều tác giả, Việt Nam trong hệ thống thương mại Châu Á, Nxb Thế giới, 2007 Khác
16. Quốc sủ quán triều Nguyễn (Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch), Đại Nam Thực Lục, Nxb Giáo Dục Đà Nẵng, tập 1, 2006 Khác
18. Nguyễn Đắc Xuân, Chín đời chúa mười ba dời vua Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, 2001 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w