Nhà báo Hoàng Tùng: Cây đại thụ của báo chí cách mạng Việt Nam Nhà báo Hoàng Tùng được biết đến là một nhà lãnh đạo xuất sắc, có nhiều đóng góp lớn trong sự nghiệp tư tưởng, văn hóa, báo chí. Ông là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí, truyền thông. Hà Nam là vùng đất có bề dày lịch sử văn hiến, quê hương của nhiều nhà cách mạng, nhà văn hóa có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, trong đó có nhà báo Hoàng Tùng người từng giữ nhiều cương vị lãnh đạo chủ chốt, là cán bộ cấp cao của Đảng: nguyên Bí thư TW Đảng, nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn TW, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,… Ông tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 1411920, tại xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 17 tuổi, ông đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt, giam cầm tại nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được kết nạp vào Đảng tại Chi bộ nhà tù. Cũng như bao tử tù cộng sản, ông đã biến nhà tù thành trường học: học làm báo cách mạng. Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng, rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội năm 1945, khi mới 25 tuổi. Từ đó, ông được giao nhiều trọng trách quan trọng: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Phó Bí thư Khu ủy khu III ( Khu Tả ngạn sông Hồng), Phó Trưởng ban Tổ chức TW Đảng, Chánh văn phòng TW Đảng, Phó Trưởng ban rồi Trưởng ban Tuyên huấn TW, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng khóa III, Ủy viên TW khóa IV và Bí thư TW Đảng khóa V, 5 khóa đại biểu Quốc hội ( từ khóa III đến khóa VII), Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, v.v…
Trang 1Câu 1: Khảo sát các công trình nghiên cứu đề cập đến những đóng góp của nhà báoHoàng Tùng đối với báo chí Việt Nam
Bảng 1: Đặc sắc ngôn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng giai đoạn 1994
Bảng 2: Bảng thống kê các tác phẩm báo chí của nhà báo Hoàng Tùng năm 1987
5 7/8/1987 Thực hiện tốt chế độ quyết toán vật tư xã luận
Khắc phục khó khăn, giành thế chủ động trong sản xuất nông nghiệp xã luận
7 7/11/1987 Làm tốt cuộc vận động kế hoặc hóa dân số xã luận
Trang 2Mối quan hệ đoàn kết và hợp tác mẫu mực
14 7/20/1987 Giữ vững trật tự, an toàn xã hội xã luận
17 7/23/1987 Hàng bán lẻ phải đến tay người tiêu dung xã luận
18 7/24/1987 Những đòi hỏi bức bách của mùa vụ xã luận
23 7/31/1987 Phòng , chống bão lụt là việc cấp bách xã luận
25 8/3/1987 Đủ giống và giống tốt cho vụ đông xã luận
Trang 326 8/4/1987 Sắp xếp lại sản xuất hàng tiêu dùng xã luận
27 8/5/1987 Quản lý việc sử dụng tiền mặt xã luận
28 8/6/1987
Làm đúng cam kế thợp đồng giao hàng với
30 8/8/1987 Quyền chủ động của công đoàn cơ sở xã luận
31 8/10/1987 Gắn liền sản xuất với bảo vệ sản xuất xã luận
32 8/11/1987 Tiết kiệm chi, nhất là chi ngoại tệ xã luận
33 8/12/1987
Bảo quản và sử dụng tốt các vật tư, thiết bị
37 8/17/1987 Dân chủ là điều kiện của đổi mới xã luận
38 8/18/1987 Không dùng tiền công liên hoan, chè chén xã luận
39 8/19/1987
Tinh thần cách mạng tháng Tám với công
Trang 4thanh niên trong quân đội
43 8/24/1987
Khẩn trương chuẩn bị vụ đông, tăng sản
44 8/25/1987
Phát huy những nhân tố mới trong giáo dục
Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong quân
50 9/4/1987
Tập trung hết mức cho các mục tiêu chủ yếu
51 9/5/1987 Sự mở đầu tốt đẹp của năm học mới xã luận
52 9/7/1987 Chăm sóc và bảo vệ lúa mùa cuối vụ xã luận
53 9/8/1987
Triệt để tiết kiệm trong sản xuất- kinh
54 9/9/1987 Tiết kiệm chi phí xây dựng cơ bản xã luận
56 9/11/1987 Tiết kiệm tiêu dùng, giảm chi hành chính xã luận
Trang 5Tiết kiệm phải trở thành phong trào cách
Khai thác và sử dụng tốt hơn nữa nguồn vật
67 9/28/1987 Tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp xã luận
Nhà báo Hoàng Tùng: Cây đại thụ của báo chí cách mạng Việt Nam
Nhà báo Hoàng Tùng được biết đến là một nhà lãnh đạo xuất sắc, có nhiều đóng góp lớn trong sự nghiệp tư tưởng, văn hóa, báo chí Ông là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí, truyền thông
Hà Nam là vùng đất có bề dày lịch sử văn hiến, quê hương của nhiều nhà cách mạng, nhà văn hóa có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, trong
đó có nhà báo Hoàng Tùng- người từng giữ nhiều cương vị lãnh đạo chủ chốt, là cán bộ cấp cao của Đảng: nguyên Bí thư TW Đảng, nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn TW, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,…
Trang 6Ông tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 14/1/1920, tại xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Năm 17 tuổi, ông đã tham gia hoạt động cách mạng Năm
1940 bị thực dân Pháp bắt, giam cầm tại nhà tù Sơn La Tại đây, ông được kết nạpvào Đảng tại Chi bộ nhà tù Cũng như bao tử tù cộng sản, ông đã biến nhà tù thành trường học: học làm báo cách mạng Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng, rồi Bí thư Thành ủy
Hà Nội năm 1945, khi mới 25 tuổi Từ đó, ông được giao nhiều trọng trách quan trọng: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Phó Bí thư Khu ủy khu III ( Khu Tả ngạn sông Hồng), Phó Trưởng ban Tổ chức TW Đảng, Chánh văn phòng TW Đảng, Phó Trưởng ban rồi Trưởng ban Tuyên huấn TW, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng khóa III, Ủy viên TW khóa IV và Bí thư
TW Đảng khóa V, 5 khóa đại biểu Quốc hội ( từ khóa III đến khóa VII), Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, v.v…
Chân dung nhà báo Hoàng Tùng (Nguồn ảnh: Internet)
Quãng thời gian dài nhất, ghi nhiều dấu ấn nhất trong cuộc đời của nhà báo Hoàng Tùng là gần 30 năm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân và 25 năm làm Chủ tịch
Trang 7Hội Nhà báo Việt Nam Đây là thời kỳ sự nghiệp báo chí của ông thăng hoa, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc của một người lãnh đạo, đồng thời là người cầm bút trực tiếp làm báo.
Ông viết hàng nghìn bài báo, các bài báo của ông chủ yếu viết về xã luận, bình luận, mang hơi thở nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội Bài viết của ông mang đầy chất lửa, đanh thép, sắc sảo, lay động lòng người, bởi lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, có dấu ấn riêng Ông được mọi người trong làng báo nhận định là một nhà báo bậc thầy, cây đại thụ của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam
Nhà báo Hà Đăng, nguyên Tổng biên tập Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, nguyênTrưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương nhận xét: “Phần lớn cuộc đời hoạt động của anh gắn bó mật thiết với mặt trận tư tưởng, văn hóa và báo chí của Đảng, trong đó, anh vừa là chiến sĩ, vừa là người chỉ huy Anh để lại dấu ấn sâu sắc của một người lãnh đạo đồng thời là người cầm bút trực tiếp Học Bác Hồ, học đồng chí Trường Chinh về tư tưởng báo chí và cách làm báo là điều anh luôn ghi nhớ Rất đúng khi nói Hoàng Tùng là nhà chính luận bậc thầy Những bài chính luận của anh trực tiếp đề cập những vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn nhất, nóng bỏng nhất… Phong cách của anh rất riêng, đến nỗi không chỉ những người làm Báo Nhân Dân mà cả giới báo chí, qua những bài viết ký tên hay không ký tên đều nhận ra rằng đó là bài của Hoàng Tùng”
Vào những thời điểm có tính bước ngoặt, nhà báo Hoàng Tùng đã xông thẳng vào những vấn đề đang còn nhiều tranh cãi, chưa ngã ngũ Điển hình là vào năm 1979, khi nhân dân tìm cách bung ra sản xuất, trong Đảng đang le lói những ánh nắng đổimới đầu tiên, cũng là lúc diễn ra tranh cãi gay gắt về phương thức đổi mới trong thời kỳ quá độ Nhà báo Hoàng Tùng đã viết liền hai bài xã luận đăng trên báo Nhân Dân "Nhiệt tình cách mạng và quy luật khách quan" và "Động lực tinh thần
và lợi ích vật chất" gây chấn động dư luận
GS TS Tạ Ngọc Tấn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: “Trong cuộc sống đời thường, Hoàng Tùng là một người thông tuệ, rất hóm hỉnh, đôi khi pha chút hài hước Khi viết báo, ông là một cây bút sắc sảo với lối tư duy rất riêng, không chấp nhận lối mòn, luôn hướng tới sự mới mẻ, độc đáo Đó cũng chính là những đặc điểm làm nên
Trang 8phong cách chính luận Hoàng Tùng, không thể lẫn với những cây bút nổi tiếng đương thời”.
Nhà báo Phan Quang, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá: Nhà báo Hoàng Tùng là học trò xuất sắccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí và truyền thông Ông là nhà báo, là người chỉđạo báo chí sắc sảo, năng động, hiểu biết rộng, nhạy bén với cái mới, chan hòa với thực tiễn, am tường nghiệp vụ truyền thông Yêu cầu khắt khe với chính mình, đòi hỏi cao mà thông thoáng với cộng sự, khó mà dễ, tưởng dễ thực ra khó, đấy chính
là nét tiêu biểu tạo nên phong cách nhà báo và nhà lãnh đạo Hoàng Tùng
Nhà báo Hoàng Tùng không chỉ là cây bút chính luận tài ba, sắc sảo, bản lĩnh hàngđầu trong làng báo, mà còn là nhà quản lý báo chí, lãnh đạo báo chí tài ba Nói về thể loại chính luận, chia sẻ với đồng nghiệp, nhà báo Hoàng Tùng đã từng nói: “ Thể loại chính luận là thể loại quan trọng nhất đối với mỗi tờ báo vì ngoài tính thông tin, hướng dẫn dư luận còn thể hiện rõ quan điểm của mỗi nhà báo Trước hết, nhà báo phải nắm được sự kiện, trình bày sự kiện đó một cách trung thực và điều quan trọng là phải đánh giá được sự kiện đó”
Phát hiện các nhân tố mới, nhân rộng điển hình tiên tiến là cách làm truyền thống, mang lại nhiều thành quả cho báo chí cách mạng Việt Nam Nhà báo Hoàng Tùng với tư cách là Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đã chỉ đạo cán bộ, phóng viên Báo Nhân Dân đi vào cuộc sống, viết về các nhân tố mới, điển hình mới, cổ vũ nhiều phong trào hành động cách mạng như Thanh niên "Ba sẵn sàng", Phụ nữ "Ba đảm đang", "Đại phong" trong nông nghiệp, "Duyên hải" trong công nghiệp, "Ba nhất" trong quân đội, “Bắc Lý” trong giáo dục
Trong nhiều năm tham gia lãnh đạo hoặc trực tiếp làm Trưởng ban Tuyên huấn
TW, có lúc kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo, nhà báo Hoàng Tùng đều truyền ngọn lửa chiến đấu ấy cho đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, văn hóa và báo chí của ta Ông đã đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khóa 3 và khóa 4 trong suốt 25 năm, từ năm 1962 đến năm 1987 Dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo của nhà báo Hoàng Tùng, Hội Nhà báo Việt Nam thời kỳ này đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ, đội ngũ người làm báo yêu nước đã không ngừng được bổsung, bồi dưỡng, lớn mạnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, góp phần không nhỏ
Trang 9về công tác tư tưởng trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, đồng thời mang đậm tính nhân văn, yêu chuộng hòa bình.
Nhà báo Hoàng Tùng trở về nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam (Nguồn ảnh: BáoSài Gòn Giải Phóng)
Tâm sự về nghề, ông thường dành những lời tâm huyết với đồng nghiệp: nghề báo
là một nghề đặc biệt; mỗi nhà báo hãy biết tôn trọng sự thật và luôn có trách nhiệmvới từng bài viết, từng con chữ viết ra; mỗi nhà báo hãy luôn nhớ và thấm nhuần lời dạy của nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh: "Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt ra câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết như thế nào cho phổ thông, dễ hiểu,ngắn gọn, dễ đọc" Đã nhiều lần ông chia sẻ cùng các đồng nghiệp rằng: Ngôn ngữ báo chí của "Nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh" là sự kết tinh hài hoà, tài tình, linh hoạtgiữa ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ đại chúng Chính vì thế, những bài viết của Người luôn có ấn tượng, gần gũi, lắng sâu đối với cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân Phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn làđường hướng và mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị và làm báo của Hoàng Tùng
Trang 10Dãy phố mang tên nhà báo Hoàng Tùng (Nguồn ảnh: Báo Hà Nam)
Trong 30 năm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, đồng chí Hoàng Tùng đã viết hàng ngàn bài xã luận, bình luận, luận văn tuyên truyền cũng như các chân dung vànhững đóng góp của các nhà cách mạng, nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin Trong lời nói đầu tập sách “Những bài báo chính luận” của nhà báo Hoàng Tùng, xuất bản nhân kỷ niệm 50 năm Báo Nhân Dân ra số đầu, Ban Biên tập Báo Nhân Dân nêu rõ:“Trong cuộc đời làm báo của mình, Hoàng Tùng đã viết hàng nghìn bàibáo, trở thành một cây bút chính luận sắc sảo của làng báo cách mạng Việt Nam”
Nhà báo Thịnh Giang cho biết: “tôi đã đọc 568 trang sách tập hợp những bài báo chính luận của ông liền một mạch với niềm cảm hứng, say mê Cuốn hút như được sống lại một thời kỳ hào hùng của đất nước, của dân tộc náo nức, xả thân vì nghĩa lớn giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Hấp dẫn bởi giọng văn hào sảng, khúc triết, đầy cảm xúc truyền lửa cho người đọc Thú
Trang 11vị và kính phục bởi tư duy sắc sảo, cách viết dí dỏm đôi khi dân dã nhưng có sức thuyết phục đến không ngờ Có thể nói đây là nét rất riêng, mang phong cách của Hoàng Tùng” Thực tế là những bài chính luận (đặc biệt là xã luận) của nhà báo Hoàng Tùng đã góp phần làm nên “thương hiệu” chính luận của Báo Nhân Dân, được đồng nghiệp đánh giá cao và bạn đọc ghi nhận Rất nhiều người thuộc thế hệ lớn tuổi còn nhắc lại những ấn tượng khó quên: sáng sáng mở Đài Tiếng nói Việt Nam đón chờ nghe xã luận Báo Nhân Dân, lấy đó là định hướng, là sự khích lệ, niềm tin.Nhấn mạnh vấn đề này, nhà báo Phan Quang cho rằng: “Văn chính luận của ông đăng trên báo thường ngắn gọn, hàm súc, có sức thuyết phục người đọc bằng lập luận vững vàng, ngôn từ sắc nét, lại đậm phong cách dân gian Chủ đề cácbài viết của ông phần nhiều thuộc “quốc gia đại sự”: cách mạng giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân Pháp, chiến lược và sách lược chống Mỹ, cứu nước, đấu tranh thống nhất nước nhà, cải tạo kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, lịch
sử Đảng Cộng sản và lịch sử cách mạng Việt Nam, tính chất thời đại, tình đoàn kếtquốc tế dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v… Một số bài ông viết thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, về Đảng, về Bác Hồ… có thể xếp vào loại gọi là “hùng văn” Hùng hồn mà không sáo rỗng nhờ lập luận chặt chẽ, cứ liệu khó phản bác Tính cổ động và sức tập hợp cao - văn chính luận những tưởng khô khan, không ngờ vẫn có thể đi thẳng vào lòng người”
Đối với sự nghiệp báo chí của đồng chí Hoàng Tùng nói, như PGS.TS Nguyễn VănDững, Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Chúng tôi càng không dám tham vọng đánh giá về Ông, dù chỉ một góc nhìn nhỏ hẹp về sự nghiệp báo chí chính luận; mà chỉ tranh thủ cơ hội này để góp thêm tiếng nói của những lớp người đi sau về một người thuộc bậc cha chú trong nghề báo”…
Cho nên chúng tôi cũng chỉ có thể “mạo muội” nêu một số đóng góp quan trọng, nổi bật của Ông đối với cách mạng:
Thứ nhất, Nhà báo Hoàng Tùng được giác ngộ lý tưởng cách mạng từ rất sớm trong đấu tranh gian khổ ác liệt để rồi không ngừng phấn đấu, rèn luyện vươn lên hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và cách mạng giao Lý tưởng cách mạng và sự cốnghiến cho cách mạng đã được ông thể hiện trong các bài báo của mình với sự hào sảng, khích lệ, nhiệt huyết truyền lửa cho người đọc Các bài báo chính luận của
Trang 12nhà báo Hoàng Tùng trải dài từ cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống bành trướng xâm lược cho đến sự nghiệp đổi mới, đều thể hiện rõ tính mục đích vànhiệm vụ chính trị của mỗi giai đoạn cụ thể Nhà báo Hoàng Tùng xác định, làm báo là làm chính trị, cho nên viết báo, nhất là viết chính luận phải phục vụ nhiệm
vụ chính trị, lấy chính trị làm trọng
Thứ hai, Nhà báo Hoàng Tùng là người thông minh, hiếu học, tự học suốt đời Cũng như hầu hết các nhà cách mạng nước ta thuộc thế hệ đầu, không mấy ai có điều kiện học hành đến nơi đến chốn tại nhà trường, trong khi nhiệm vụ cách mạnglại đòi hỏi nhà báo phải có vốn kiến thức khá Mặc dù không có điều kiện học tập chính qui trường lớp nhưng noi gương, học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh, người “suốtđời học, dạy người học, mở mang việc học”, người dặn cán bộ “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết”, Hoàng Tùng đã không ngừng phấn đấu nâng cao kiến thức của mình Khâm phục tấm gương tự học của đồng chí Trường Chinh, nhà báo Hoàng Tùng cho rằng: “Muốn thành nhà báo phải biết cho đủ điều” Có lần ông tâm sự “người ta bảo mình khai lý lịch ở phần trình độ văn hoá, ông viết: tự học Các trường đại học đã tốt nghiệp: đại học cơm vắt, ngủ rừng tham gia hoạt động cách mạng, đặc biệt là trường “Đại học nhà tù Sơn La” (1940-1945)
Theo nhà báo Phạm Đạo, trong một lần đến thăm ông thấy một bên là chiếc radio
to bằng nửa viên gạch bên kia là một tác phẩm của C.Mác hay F.Ăng-ghen viết bằng tiếng Pháp, “Thì ra ở cái tuổi hơn 80, gần đất xa trời rồi nhưng nhà báo
Hoàng Tùng vẫn đọc C.Mác - F.Ăng-ghen bằng nguyên tác “Ông nói với tôi: Tục ngữ ca dao Việt Nam rất gần gũi với phép biện chứng của Ăng-ghen nhưng không
ai tổng kết thành học thuyết Ông sôi nổi đặt ra câu hỏi lớn: Thời đại nông nô, phong kiến đẻ cái cối xay gió Thời đại tư bản đế quốc đẻ ra cái máy hơi nước Thời đại ngày nay ngoài cái máy vi tính sẽ đẻ ra “cái khỉ gió” gì nữa? Báo chí phải tham gia dự báo xu thế phát triển của xã hội, dự báo con đường phát triển của thế giới loài người chứ” - nhà báo Phạm Đạo chia sẻ Những bài báo chính luận của ông giàu cảm xúc, đi vào lòng người có tính định hướng chính trị cao là do nó đã
“thấm” được lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Ở nhà báo Hoàng Tùng các bài xã luận còn mang hơi thở của những hùng văn thiên cổ của các bậc anh hùng hào kiệt từ thời kỳ Lý, Trần, Lê Cả thơ chữ Nôm vàchữ Hán Ông viện dẫn nhiều bài thơ, ý thơ, những triết lý thâm thuý của các nhà
Trang 13nhà tư tưởng anh hùng của đất nước để đánh địch Điều này có thể lý giải ở Hoàng Tùng là sự kết hợp truyền thống yêu nước của dân tộc ta với phong trào cách mạngcùng Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành máu thịt trong mỗi bài báo chính luận vừa dân tộc vừa hiện đại và tính đại chúng Trong các bài viết của mình bằng những lý lẽ của lập luận, bình luận, phê phán, đấu tranh bao giờcũng có “gốc tích" từ trong trước tác của các nhà kinh điển hoặc từ thực tiễn cuộc sống đang vận động đã làm cho người nghe bị hấp dẫn, bị cuốn hút theo tầng sâu của tư duy lý luận – thực tiễn.
Thứ ba, trong các chuyên đề bài giảng, bài nói chuyện của Hoàng Tùng, bao giờ cũng thể hiện tính Đảng, tính chiến đấu của người cộng sản, tính lịch sử logic, và thực tiễn cao Ở Ông thường bắt đầu từ các khái niệm cơ bản được giải thích khá rành rẽ, từ những quan điểm tiếp cận khác nhau, cùng với sự phê phán, chỉ trích hoặc tán thành và cuối cùng đưa người nghe tiếp nhận và nắm được vấn đề Ở tầm cao trí tuệ Hoàng Tùng có khả năng nắm bắt nhanh, hiểu sâu các chủ trương đườnglối quan điểm của Đảng, cùng với năng lực tư duy biện chứng chặt chẽ, lôi cuốn cảm xúc đã đưa ông trở thành nhà tuyên truyền tài năng góp phần làm tốt công tác
tư tưởng của Đảng
GS.TS Tạ Ngọc Tấn, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: “Hoàng Tùng là bậc thầy trên các diễn đàn thời sự chính trị Ông có giọngnói chuyện trầm ấm, cách nói chậm rãi, có nhịp điệu, khi nhắc từng từ một cách khắc khoải, lúc lại dồn dập như tuôn trào những ngôn từ mạnh mẽ Ông là người
có khiếu hài hước và thường nói về những điều hài hước với khuôn mặt tỉnh bơ hoặc một cái nháy mắt đầy ý nhị Với sự hiểu biết bách khoa của một nhà báo, nền tảng lý luận cơ bản và phương pháp tư duy sắc sảo của một nhà chính trị, Hoàng Tùng hút hồn người nghe bằng những thông tin mới mẻ, những bình luận đặc sắc nhiều khi bất ngờ, sự hài hước có chút pha trò đôi khi ngay cả với những chủ đề thời sự nghiêm chỉnh về quan hệ quốc tế” Ông luôn khắt khe với chính mình, nghiêm khắc trong công việc, khiêm tốn không chưng tên tuổi, nói theo cách của Bác Hồ, người “viết báo không nhằm lưu danh thiên cổ” những nét tiêu biểu đó tạonên phong cách nhà báo và nhà lãnh đạo báo chí Hoàng Tùng
Thứ tư, ở nhà báo Hoàng Tùng toát lên một tài năng, năng lực rồi dào sức sống mãnh liệt cụ thể qua từng câu chữ trang viết, mỗi bài báo; khả năng ứng biến
Trang 14nhanh qua các bài viết trúng và đúng những vấn đề cuộc sống đặt ra đáp ứng yêu cầu của cách mạng theo từng thời đoạn và thậm chí từng ngày, từng tuần.Thế mạnhcủa Hoàng Tùng là nắm chắc vấn đề đã đành Ông có tài thể hiện rất nhanh ý đồ của tập thể lãnh đạo Vì vậy, một sức ép thường xuyên hiện hữu: phần lớn các cuộchọp kết thúc muộn vào cuối ngày, mà nội nhật sáng mai báo đã phải có bài Sức ép
ấy cũng là một thử thách và rèn luyện tài năng “Trong hoạt động báo chí hàng ngày, muốn khắc phục được mâu thuẫn giữa yêu cầu viết nhanh, thông tin nhanh, đánh giá nhanh, giải thích và giải đáp nhanh một cách thuyết phục các sự kiện và vấn đề thời sự,.…nhưng phải đúng và trúng, thì căn yếu nhất là cần quan điểm chính trị đúng Ông đều giải quyết tốt Những phẩm chất này, theo chúng tôi, hiện hữu rõ nét và vượt trội ở Hoàng Tùng”- PGS.TS Nguyễn Văn Dững chia sẻ
Thứ năm, nhà báo Hoàng Tùng luôn có tinh thần triệt để cách mạng, đổi mới không chấp nhận lối mòn, luôn hướng tới sự mới mẻ, độc đáo để đạt được hiệu quảcao trong công việc, không khoan nhượng với sự bảo thủ trong tư duy, trì trệ trong hành động Tinh thần đổi mới ấy đã thổi vào những bài xã luận có sức lay động cả dân tộc, tạo nên sức mạnh chiến thắng trong những thời điểm quan trọng của lịch
sử Với những luận điểm, luận cứ và luận chứng rõ ràng; vô cùng nhuần nhị giữa tình cảm và lý trí; vừa trữ tình vừa hào sảng như lời hịch, có sức động viên to lớn Bằng bút pháp riêng, độc đáo, lời văn hào hùng, sáng sủa, các bài viết sắc sảo của nhà báo Hoàng Tùng cho người đọc thấy được xu thế, bước đi của dân tộc về cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, về công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và những xúc cảm, tha thiết, khi viết về Đảng, về nhân dân và đặc biệt là về Hồ Chí Minh