I. Mở đầu : 1. Khái niệm về báo chí và vai trò của báo chí đối với xã hội: Trước hết chúng ta nhìn nhận báo chí là công cụ, phương tiện là cầu nối giữa nhân dân và một thể chế chính trị nào đó. Ở mỗi một thể chế chính trị đều sử dụng báo chí như một công cụ để bảo vệ lợi ích, quyền hạn cho thể chế của mình. Báo chí còn là một hiện tượng đặc biệt phổ biến tác động từng ngày từng giờ đến từng tổ chức thành viên của xã hội. Báo chí ra đời và phát triển cũng do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin – giao tiếp.Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tính chất đặc thù của mỗi dân tộc, mỗi đất nước là một trong những điều kiện hình thành báo chí, vừa là yếu tố hình thành đến sự vận động của các phương tiện thông tin đại chúng. Không chỉ thế nó còn chịu sự ảnh hưởng và phát triển của giao lưu quốc tế. Qúa trình hình thành và phát triển của báo chí hiện đại không tách rời sự ảnh hưởng và tác đông của thể chế chính trị, xã hội. Ở mỗi Quốc gia, mỗi thể chế chính trị đều sử dụng báo chí với một mục đích riêng. Ở Việt Nam theo một thể chế chính trị là Đảng cộng sản – đây chính là nơi trực tiếp quản lý về báo chí. Sau khi Đảng thành lập 321930 tới tháng 61930 đã có thêm 120 tờ báo Đảng ở trung ương và địa phương từ đó qua các thời kỳ báo chí Việt Nam đã ngày một phát triển và đứng vững. Báo chí là tiếng nói của Đảng và nhà nước được gửi tới người dân và đó còn là cầu nối giữa nhân Đảng và nhân dân. Báo chí chính là nơi Đảng và nhân dân cùng trao đổi truyền đạt những chính sách, kế hoạch của mình cùng phát triển đất nước. Báo chí còn là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân. Nó đề cập đến tất cả các vấn đề về văn hóa, xã hội, kinh tế chính trị. Khi cuộc sống xã hội ngày càng phát trển thì càng nhiều hình thức báo chí ra đời không chỉ có báo in. Ví dụ như: truyền hình, phát thanh, báo mạng,… • Báo chí vừa là công cụ của một thể chế chính trị, bảo vệ quyền lợi, phản ánh thực chất của thể chế chính trị, xã hội đó. Bên cạnh đó báo chí còn là kênh thông tin giải trí, tiếp nhận thông tin của người dân. Báo chí hiện đại ngày càng phát triển chính là để mở rộng, đáp ứng đầy đủ sự đòi hỏi thông tin ngày càng cao của người dân. Ở nước ta hiện nay, báo chí có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế chính trị xã hội. Báo chí đã đưa ra những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các tầng lớp xã hội, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, thành những phong trào hành động cách mạng sôi động. Đồng thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, báo chí đã kịp thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí đã đồng hành với dân tộc, đất nước trong sự nghiệp dựng xây, đấu tranh không khoan nhượng với cái trì trệ, cái ác, cái xấu; cổ vũ kịp thời các phong trào hành động cách mạng, những điển hình tiên tiến. Báo chí đã làm tốt chức năng phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng với dân, dân với Đảng. Tuy nhiên, hoạt động báo chí có lúc vẫn còn chưa thật sự phản ánh đúng cái bản chất vốn có của hiện thực xã hội, thiếu nhạy cảm chính trị để kẻ xấu lợi dụng; hiện tượng thương mại hóa hoạt động báo chí vẫn còn diễn ra. Một số nhà báo do thiếu rèn luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp, bị cái lợi trước mắt làm lu mờ nên đã đưa tin, viết bài không đúng sự thật, làm tổn hại đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, dân tộc. Báo chí là kênh thông tin quan trọng, là tiếng nói đại diện cho cho tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập thể, tuyên truyền tập thể. Báo chí và người làm báo có vai trò hết sức quan trong đối với xã hội. Nhận thức được điều này nhà báo phải xác định đúng được vị trí, chức nằng của mình, thông tin trung thực, khách quan, đúng định hướng vì lợi ích của đất nước của nhân dân. Người làm báo phải biết và định hướng được báo chí là một nghề đặc biết, mang tính chất của một nhà hoạt động chính trị xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần định hướng dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người. Trong thời kỳ đổi mới báo chí nước ta đã vươn lên mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngày càng trưởng thành về mọi mặt và đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước.