Trong dòng người tiến về Phương Nam để tìm vùng đất mới ở thế kỉ XVII, có những cư dân vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh đã dừng lại bên dòng sông XVI-Lý Hòa hiền hòa như chính cái tên của nó để
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xinbày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Khoa học – Xã hội trườngĐại học Quảng Bình đã tận tình giảng dạy, quan tâm và tạo điều kiện cho tôitrong 4 năm học vừa qua
Đặc biệt xinh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – Thạc sỹ Lê Trọng Đại
đã tận tình, giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.Xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo xã Hải Trạch, các vị cao tuổi trong làng
đã nhiệt tình hướng dẫn khi tôi về tìm hiểu tại địa phương
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân nên khóaluận không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của quý thầy cô vàbạn bè
Xinh chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Hồ Thị Hương
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu vàkết quả nghiên cứu nêu trong bài khóa luận là trung thực và có sử dụng tư liệucủa một số công trình nghiên cứu trước đây theo quy định hiện hành
Tác giả khóa luận
Hồ Thị Hương
Trang 3MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của khóa luận 5
7 Cấu trúc của khóa luận 5
B NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG LÝ HÒA 6
1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 6
1.1.1 Vị trí địa lí 6
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 7
1.2 Quá trình di dân lập làng 12
1.3 Tổ chức làng xã và quan hệ xã hội 17
1.3.1 Kết cấu dân cư 17
1.3.2 Tổ chức làng xã 19
1.3.3 Quan hệ xã hội 25
1.4 Sinh hoạt kinh tế của cư dân Lý Hòa 29
1.4.1 Tình hình ruộng đất 29
1.4.2 Kinh tế biển 30
1.4.2.1 Nghề đánh bắt thủy, hải sản 30
1.4.2.2 Nghề vận tải đường biển 37
1.4.3 Thương nghiệp 38
1.4.4 Kinh tế thủ công nghiệp 43
1.4.4.1 Nghề đóng thuyền ở Lý Hòa 43
1.4.4.2 Nghề chế biến hải sản 45
CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA LÀNG LÝ HÒA – XÃ HẢI TRẠCH 52
2.1 Các di tích lịch sử văn hóa 52
Trang 42.2.1 Đình Lý Hòa 52
2.1.2 Chùa Vĩnh Phước 57
2.1.3 Đền Văn Thánh 61
2.1.4 Miếu thờ Thiên thần Yana – một di sản văn hóa Chăm 62
2.2 Sinh hoạt văn hóa 67
2.2.1 Phong tục tập quán 67
2.2.2 Lễ hội 71
2.2.3 Hôn nhân gia đình 81
2.3 Các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian 85
2.3.1 Hát nhà trò 85
2.3.2 Chèo cạn 85
2.3.3 Ca dao, dân ca 87
2.4 Truyền thống nổi bật của làng Lý Hòa – xã Hải Trạch 89
2.4.1 Truyền thống hiếu học – khoa bảng 89
2.4.2 Truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của người phụ nữ làng Lý Hòa – xã Hải Trạch 95
2.4.3 Truyền thống yêu nước và cách mạng ở làng Lý Hòa – xã Hải Trạch 98
2.4.3.1 Lý Hòa trong những năm dưới chế độ thực dân phong kiến 98
2.4.3.2 Lý Hòa trong những năm kháng chiến chống Mỹ 104
C KẾT LUẬN 111
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nhân dân ta có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất Cùngvới những truyền thống văn hóa và ý thức vươn lên mạnh mẽ nhân dân ta đã xâydựng và phát triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Văn hóa đã và đangtrở thành nền tảng quan trọng tạo nên nguồn sức mạnh to lớn giúp dân tộc ViệtNam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, khắc phục khó khăn, thử thách trong đấutranh dựng nước và giữ nước Đóng góp cho những chiến công huy hoàng đó cóvai trò của văn hóa làng xã Việt Nam Từ bao đời nay làng xã là nơi tụ cư, là môi
trường sinh hoạt văn hóa gần gũi, gắn bó với cộng đồng người Việt Nam “Làng
xã Việt Nam là một cộng đồng có tính chất dân tộc học, xã hội học và tín ngưỡng, nó hình thành trong quá trình liên hiệp tự nguyện giữa những người lao động trên con đường chinh phục những vùng đất gieo trồng Ở đấy họ phải chiến thắng đồng lầy và hoang rậm, chiến thắng lũ lụt và đẩy lùi biển cả, ở đấy họ phải chiến đấu liên tục bền bỉ và rất gan dạ để chống thiên tai, chống ngoại xâm, bảo đảm cuộc sống và an ninh có tính chất hàng ngày trong hoàn cảnh thiên nhiên đầy biến động và căng thẳng Làng xã về phương diện ấy đã từng đóng một vai trò to lớn trong lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước” [20;11] Vì vậy
việc nghiên cứu những đặc trưng văn hóa làng xã Việt Nam nói chung và làng xã
ở các địa phương nói riêng là đề tài có tính hấp dẫn và cấp thiết cho giới khoahọc xã hội và những người làm công tác quản lý Tìm hiểu những đặc trưng vănhóa làng xã ở địa phương giúp chúng ta có những hiểu biết cụ thể về sức sốngmãnh liệt của văn hóa Việt Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dưới mái đình làngtrong bầu không khí thân thương của những ngày hội làng, mọi người sống vớinhau nặng tình, nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn, tình làng nghĩa xóm,quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống làng xã có kỉ cương,trong sáng và thanh cao
Việc nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam không những vạch ra những đặctrưng văn hóa tiêu biểu của làng xã mà còn bổ sung tư liệu góp phần tìm hiểu sựthay đổi của nó qua các thời kì
Trang 6Lịch sử mỗi làng xã là một bộ phận của lịch sử dân tộc, làng xã là cơ sở bềnvững bảo tồn sức sống và nền văn hóa của dân tộc Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứunhững đặc trưng văn hóa làng xã giúp chúng ta ghi nhận, bảo tồn, truyền đạt vàphát huy cho thế hệ kế tiếp về nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh thần dân tộc,bên cạnh đó còn tôn vinh nét đẹp văn hóa làng Thế giới đầy màu sắc của vănhóa làng được quy ước thành lệ làng, đúc kết trong hương ước làng, bộc lộ mộtcách phong phú qua hội làng Tất cả chọn lọc lại tạo nên bản sắc, đặc trưng vănhóa làng.
Quảng Bình xưa vốn là vùng đất biên viễn về phía Nam của Đại Việt, nơichứa đựng biết bao những biến động lịch sử của dân tộc Cư dân nơi đây đãchứng kiến những cuộc tranh chấp của hai quốc gia Đại Việt và Chăm Pa, nhữngcuộc di dân của người Việt tiến về Phương Nam Đó là cuộc chiến tranh Trịnh -Nguyễn với dòng sông Gianh lịch sử được chọn làm ranh giới chia cắt đất nướcthành Đằng Trong và Đằng Ngoài Đến thời đại Hồ Chí Minh, Quảng Bình trởthành tuyến lửa, vùng đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ Bên cạnh đó Quảng Bình là vùng đất giao thoa giữa cácnền văn hóa Đại Việt và Chăm Pa, Đằng Trong và Đằng Ngoài Điều này đã tạocho Quảng Bình có nhiều nét văn hóa riêng biệt và độc đáo
Trong dòng người tiến về Phương Nam để tìm vùng đất mới ở thế kỉ XVII, có những cư dân vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh đã dừng lại bên dòng sông
XVI-Lý Hòa hiền hòa như chính cái tên của nó để định cư và lập nghiệp Đó chính là
những tiền hiền của làng Lý Hòa, xã Hải Trạch Cư dân nơi đây được coi là “dân bền nghĩa” dưới các triều đại phong kiến, làng là những “pháo đài thép” trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Cùng với bề dày lịch sử Lý Hòa
đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng mang hơi thở của con người gắn với biển
cả mênh mông
Làng Lý Hòa một trong những làng quê được hình thành từ lâu đời và nằm
trong thế “thiên hòa địa lợi” mà ngày xưa các vị hiền nhân đã chọn lấy để làm
nơi sinh cư lập nghiệp và để lại cho hậu thế một di sản quý giá
Vì vậy việc nghiên cứu, khôi phục một cách có hệ thống những đặc trưngvăn hóa của làng Lý Hòa không chỉ là việc làm cần thiết mà còn có ý nghĩa rất to
Trang 7lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn hiện nay Việc nghiên cứunày giúp tác giả hiểu biết sâu sắc hơn về cội nguồn bản sắc văn hóa địa phương,làm hành trang trong nghề nghiệp để tiếp tục học tập, nghiên cứu giảng dạy lịch
sử sau này và hơn hết nó còn là một nghĩa cử để bày tỏ lòng biết ơn, niềm tự hàocủa thế hệ con cháu làng Lý Hòa đối với quê hương mình Mặt khác nghiên cứuvăn hóa làng giúp các thế hệ trẻ làng Lý Hoà giữ gìn và phát huy những giá trịvăn hóa của quê hương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay Xuấtphát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề
“Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Làng Lý Hòa có nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, được xem làlàng giàu có nhất nhì tỉnh Quảng Bình với bề dày lịch sử hơn 300 năm Chính vì vậynghiên cứu về những đặc trưng văn hóa của làng Lý Hòa luôn là đề tài thu hút đượcnhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu Cho đến nay, đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh viên khoa sử các trường Đại học khảo sát
và tìm hiểu về làng Lý Hòa trên nhiều góc độ khác nhau
Trong cuốn “Quốc triều hương khoa lục” của tác giả Cao Xuân Dục có đề
cập đến họ tên và lý lịch trích ngang đơn giản của những người khoa bảng củalàng Lý Hòa
Bài “Lý Hòa - làng biển anh hùng” của tác giả Ngọc Phúc đăng trên báo Quân đội và báo Tuổi trẻ năm 2006, “Nhật trình đi biển của cư dân Lý Hòa và dấu ấn văn hóa biển của người Việt” của tác giả Nguyễn Thăng Long đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa dân gian,“Làng Lý Hòa - làng văn vật” của Nguyễn Duy Ánh, “Nghề buôn ở hai làng Cảnh Dương và Lý Hòa” (Quảng Bình) thế kỷ XVIII-XIX của tác giả Bùi Thị Tân đăng trên tạp chí Huế - xưa và nay, “Làng triệu phú Lý Hòa” của Nguyễn Minh Toản Đây là những bài viết đề cập những
khía cạnh khác nhau về tự nhiên, con người, văn hóa, xã hội của làng Lý Hòa.Các tài liệu này đã giúp chúng tôi có thể tập hợp, sắp xếp lựa chọn thông tin phục
vụ đề tài
Trang 8Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các côngtrình của các nhà nghiên cứu cho đến nay, chưa có một công trình nào đi sâunghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về các đặc trưng văn hóa của làng LýHòa Vì vậy trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trướccùng với sự tìm hiểu của bản thân, chúng tôi tập hợp, lựa chọn, phân tích, hệthống hóa lại nhằm làm rõ một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận
Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm giới thiệu về những đặc trưng văn hóanổi bật của làng, đặc biệt khóa luận tập trung làm rõ những truyền thống quý báu,văn hóa tốt đẹp, và đóng góp của làng trong hai cuộc kháng chiến thần thánhchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Kết quả của đề tài sẽ là nguồn tư liệu nhỏgiúp học sinh, sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử một làng quê, về văn hóavật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân sinh tồn trên vùng đất Lý Hòa
Thực hiện khóa luận còn là một nghĩa cử thể hiện lòng yêu mến và biết ơncủa chính tác giả đối với quê hương mình
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lịch sử văn hóa làng xã Việt Nam nói chung và Quảng Bìnhnói riêng
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của làng Lý Hòa
- Nghiên cứu văn hóa làng Lý Hòa
- Đặc biệt khóa luận tập trung nghiên cứu, phân tích, hệ thống những đặctrưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ những đặc trưng văn hóa của cưdân làng Lý Hòa trong lịch sử
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu lịch sử văn hóa của cư dântrong phạm vi làng Lý Hòa (nay thuộc xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Trang 9Quảng Bình), có mở rộng đến các làng xung quanh và đặt trong không gian vănhóa Quảng Bình.
- Về thời gian: nghiên cứu những đặc trưng văn hóa nổi bật của làng LýHòa từ khi thành lập làng đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: để thực hiện đề tài, chúng tôi đứng trên quan điểm phươngpháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cũngnhư quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các hệthống phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: phương pháp sưu tầm tài liệu,phân tích, tổng hợp, đánh giá, đặc biệt là sử dụng phương pháp lịch sử để pháchọa lại lịch sử văn hóa của một làng quê đồng thời kết hợp với phương pháplôgic để làm rõ bản chất, đặc điểm của vấn đề lịch sử và văn hóa thu thập thôngtin phục vụ khóa luận
6 Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận cung cấp một thư mục tài liệu tham khảo về lịch sử và văn hóacủa làng Lý Hòa
- Khóa luận đã tập hợp, hệ thống hóa và trình bày những đánh giá của các họcgiả về làng Lý Hòa và những quan điểm đánh giá của chính tác giả khóa luận
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể xem là một trong những cơ sởban đầu cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn về những đặc trưng văn hóa nổi bậtcủa làng Lý Hòa
- Thực hiện đề tài giúp tác giả khóa luận nâng cao hiểu biết về lịch sử, vănhóa làng xã nói chung, lịch sử văn hóa làng Lý Hòa nói riêng và có được nguồntài liệu quan trọng làm hành trang cho nghề nghiệp và cuộc sống sau này
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có hai chương:
Chương 1: Tổng quan về làng Lý Hòa
Chương 2: Các đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa – xã Hải Trạch
Trang 10B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG LÝ HÒA
1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí
Dọc theo quốc lộ 1A, dưới chân núi Lệ Đệ có đèo Lý Hòa, đứng trên đèo tacảm nhận được cái nhộn nhịp sầm uất của một vùng sông núi cửa bể Nhìn vềphía Đông theo hạ nguồn sông Lý Hòa ở bờ Bắc hiện ra một ngôi làng, nhà cửa
có mái đỏ đứng san sát, trong ra sông với ghe thuyền cắm neo hoặc đi lại dọc bờ
đó là cái cảnh “thượng gia hạ thuyền” tụ điểm cư dân chính của xã Hải Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Làng nằm trên đường Thiên Lý Bắc - Nam,cách sông Gianh 9km về phía Nam và cách thành phố Đồng Hới 12km về phíaBắc Làng Lý Hoà - Hải Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, thuộctoạ độ 17038’47’’ vĩ Bắc và 106030’47’’ kinh Đông
Làng Lý Hoà phía Bắc giáp làng Bồ Khê xã Thanh Trạch, phía Tây giáplàng Thiện Yên xã Phú Trạch, phía Nam là sông Lý Hoà, bên kia sông là làngMai Hồng xã Đồng Trạch và thôn Trung Đức xã Đức Trạch, phía Đông là biểnĐông Địa hình làng Lý Hoà thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam, nơi cao và rộngnhất là đèo Lý Hoà, nơi thấp và hẹp nhất là cửa sông Lý Hoà Làng tựa như mộtbán đảo nhỏ, nằm trên một dải đất như bánh lái của chiếc thuyền mà ngày xưa Lê
Quý Đôn gọi là “khoảnh bình sa”, cùng với đèo cao chạy dọc ra biển và thẳng
lên phía Bắc uốn lượn tô vẽ thêm cho cảnh trí Lý Hòa thật là một bức tranh sơnthủy hữu tình Lê Quý Đôn đã giới thiệu:
“Thôn Lý Hòa, châu Nam Bố Chính, đất ấy là dư khí của núi Lệ Đệ rũ xuống thành bãi cát bằng, nổi cao, mở rộng dân cư ngang bãi trong về phía Nam… Đuôi khoảnh bình sa thì từ phía Tây trở về bao quanh làng Lý Hòa Sông Thuận Cô từ phía hữu trở về đấy, làm ngôi tiền đường cho làng, còn một dãy núi cát thuộc núi Thuận Cô thì làm tiền án cho làng nữa Nhờ vậy mà nhân đinh thịnh vượng đến hơn một nghìn người” [1;167-168] Năm 1831 dưới thời vua
Minh Mạng, châu Bố Chính chính thức được đổi thành huyện Bố Trạch, thôn LýHòa lúc này thuộc huyện Bố Trạch
Trang 11Làng Lý Hòa gồm 4 xóm: Thượng, Trung, Nội, Ngoại có diện tích tự nhiênchưa đầy 1,5km2 với gần 9000 dân (2004) Tháng 12 năm 1947, Lý Hòa cùng vớicác xã: Quy Đức, Đồng Cao, Tam Hỷ, Hoàn Phú và Vạn Lộc hợp nhất thành xãHải Trạch Đến tháng 10 năm 1955 xã Hải Trạch lại chia nhỏ như trước thờiđiểm tháng 12 năm 1947 Qua những lần hợp tách như vậy làng Lý Hòa vẫnmang cái tên là xã Hải Trạch.
Với vị trí địa lý thuận lợi, cư dân Lý Hòa phân bố theo chiều dài dọc consông trên 1km, nhà cửa chen chúc san sát nhau, ngày càng có xu hướng kéo dài
ra biển, mở rộng ra phía Bắc lẫn phía Tây Nằm trên vị trí địa lý thuận lợi chonên trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làng Lý Hòa có
vị trí hết sức quan trọng về kinh tế, quân sự Hiện nay làng Lý Hòa trở thành mộtlàng thịnh vượng và giàu có của tỉnh Quảng Bình
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Tạo hóa đã ban cho Lý Hòa một địa thế trước sông sau biển, sơn thủy hữutình Nhìn toàn cảnh là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp Trên đất liền diệntích đất không rộng nhưng Lý Hòa có núi rừng, có đèo, suối, sông, biển, bãi cátvàng, có đường Thiên Lý đi qua Tất cả những điều đó cho thấy mảnh đất vùngnày là một nơi trù phú, chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển thành nơi thịnhvượng giàu có
Địa hình
Địa hình Lý Hòa khá đa dạng nhìn chung có mặt bằng cao dần từ Nam raBắc tức là từ bờ sông đến núi Động Man Làng Lý Hòa có diện tích tự nhiênkhoảng 126 ha
Địa hình Lý Hòa có thể chia thành ba khu vực chính:
Một là: địa bàn dân cư trú rất hẹp khoảng 0,5km2 phân bố ở phần phía Namtrải dài theo bờ sông, hình thể như một chiếc bánh lái hình thang có chiều dọc theosông 1km, đáy lớn ven quốc lộ 600m, đáy nhỏ dọc bờ biển 400m mặt bằng khu dân
cư thấp dần từ bờ sông đến bờ cát sau làng Riêng xóm Nội Hòa có địa hình bằngphẳng hơn, phía Tây là đường quốc lộ có xóm quán, đoạn giữa là khu vực đất chuamặn mới được mở rộng, phía Đông là khu vực dân cư chính của xóm
Trang 12Hai là: ở ngay trung độ của làng là Động Cát trắng cao từ 8m - 10m so vớimặt biển, có diện tích 0,5km2.Ở đây có bãi tha ma của làng, phía Tây Động Cát
là cánh đồng làng hẹp trồng lúa do cư dân làng Thuận Phú khai thác gieo trồng.Phía Tây Nam Động Cát giáp với Thuận Hòa, Nội Hòa xưa kia cây cối rậm rạp cónhiều gỗ quý như lim, mây, tre, song, nứa Ở phía Đông sát biển là ngọn đồi đá bụtcao 15m, đá vôi của đồi chạy ra tận mép nước làm chỗ dựa cho Động Cát khỏi diđộng lấn sâu vào làng
Ba là: ở phía Bắc là hai ngọn núi Động Man, chân núi có khe chảy vào sông
Đặng Đê, núi phía Đông kề biển, đá núi đứng trên bờ nước tục gọi là “Đá nhảy”.
Cư dân gọi “Đá nhảy” chỉ ở ngọn Bắc còn ngọn Nam giáp với Động Cát là
“Đá Giếng” Hai ngọn núi này cao 80m - 90m là “hậu chẫm” - chỗ dựa vững
chắc cho khu cư trú của làng, là bức bình phong chắn gió bão, gió mùa Đông
Bắc Cùng với hai ngọn núi này là núi Lệ Đệ “Núi Lệ Đệ” không cao lắm, từ
Đông sang Tây liên kết hơn 200 ngọn, chắn ngang đường cái quan, núi này còn
có tên là núi Ma Cô “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn chép: “Cách sông ở phía Nam, một dãy núi xanh, đứng chắn ngang ở bên trời Tên núi này gọi là Lệ
Đệ (lớp lớp) như hình hổ phục” là của hình thể nơi ấy mà nói [10;23]
Sông Lý Hòa
Sông Lý Hòa là một trong năm con sông lớn của Quảng Bình dài khoảng 25
km, bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.Sông Lý Hòa hợp bởi hai dòng: một dòng từ phía Tây núi Hòa Duyệt và mộtdòng từ phía Bắc núi Tam Linh, tụ lại thành một phá lớn ở phía Tây làng ĐôngCao đi qua các làng Vạn Lộc, Hoàn Phúc, Hiền Sơn, Mai Hồng và Lý Hòa trướckhi đổ ra biển Sông Lý Hòa ngắn và hẹp lại có độ dốc lớn nên mùa mưa bão códòng chảy lớn, mùa khô lại có độ mặn cao
Hằng năm đến mùa mưa bão nước từ rừng đổ về dâng cao đe dọa đến mùamàng của các xã Vạn Trạch, Hoàn Trạch, Phú Trạch, Đồng Trạch và cuộc sốngcủa cư dân xã Đức Trạch ở nơi sát sông đặc biệt làng Lý Hòa phải hứng chịu trựctiếp dòng chảy, mỗi khi mưa bão nước biển dâng cao nước sông không thoát rabiển kịp nên hay tràn qua đường làng và bãi cát cuối làng Đây là hiểm họa lớnđối với làng và với các gia đình ở thôn Ngoại Hòa Do đặc điểm sông ngắn, dốc
Trang 13và hẹp độ mặn của nước cao nên nước sông không có tác dụng nhiều trong việctưới nước cho đồng ruộng và không thuận tiện cho việc đi lại bằng đường thủy.Cũng như những sông khác ở Quảng Bình, sông Lý Hòa cũng có chế độ nướctuân theo hai mùa một cách rõ ràng Mùa hè nước rất cạn, thuyền bè ra vào cửagặp nhiều khó khăn, mùa đông mực nước cao hơn song mức chênh lệch hai mùakhông lớn
Nhìn tổng thể, sông Lý Hòa là một con sông đẹp Vào lúc trời yên biển lặngdòng sông yên ả, hiền hòa, trong xanh như một dải lụa lững lờ chảy ra biển.Cùng với kè biển, kè sông đã được xây dựng vững chắc che chắn, bảo vệ cholàng khi những con lũ tràn về Đêm đến ánh điện ven bờ kè phản chiều xuốngdòng sông tạo nên những sắc màu lung linh Cùng với biển, sông Lý Hòa cónhiều loại tôm, cua, cá, tuy số loài và sản lượng không lớn nhưng cũng là nơicung cấp nguồn thủy sản đáng kể cho cuộc sống dân cư trong vùng Cửa sông LýHòa trước đây đã từng chứng kiến một số trận chiến ác liệt, ngày nay đã trở thànhmột cửa sông êm ả thanh bình, ngày đêm đón hàng trăm lượt thuyền cá vào cập bến
Cửa sông này đã một thời gắn với những câu ca sâu lắng, nặng nghĩa vẹn tình: “Ai
về Đồng Hới Lý Hòa/ Buồm giăng đôi ngọn thương đà nên thương”.
Biển Lý Hòa
Lý Hòa có bờ biển dài 5km, thuộc biển Bãi Ngang nằm giữa hai cửa sônglớn, sông Gianh và sông Lý Hòa Khác với bờ biển trong Nam ngoài Bắc có độdốc cao và nước đục phù sa, bờ biển nơi đây thoai thoải, cách chân sóng 100mnhưng mực nước chỉ ngang đến ngực, làn nước trong veo nhìn thấy tận cát vàngdưới đáy Với nguồn nước do hai sông đổ về, hàng năm biển ở đây đón nhận mộtkhối lượng lớn phù du, đó là nguồn thức ăn vô tận cho các loại hải sản, mặt khác
do có đèo Lý Hòa ăn lan ra biển đã tạo nên những bãi đá ngầm mà dân vùng nàygọi là rạn, đây là nơi sinh sống trú ngụ của hàng trăm loài cá, tôm, mực, ốc, ghẹ.Các loại hải sản ở vùng biển này ngon nổi tiếng trong vùng Bãi biển Lý Hòabằng phẳng, sạch sẽ Ngày cát vàng óng ả dưới cái nắng hè gay gắt, đêm chấpchới lân tinh khi mưa rét mùa đông Ngày nay bờ được kè bằng bê tông vữngchãi chạy dài dọc bãi biển để chắn sóng dữ Ven đường là những cây bàng láxanh tươi, cành lá xum xuê che chắn giông bão và tỏa mát cả một vùng Những
Trang 14cột đèn cao áp sừng sững đối mặt với gió biển đêm đêm tỏa sáng cùng với hàngtrăm ánh đèn đánh cá ven biển, tưởng chừng biển và bờ chẳng còn khoảng cách.Cũng như quy luật của biển cả, dòng chảy của biển ở đây cũng tuân theo một chu kỳnhất định Do cuộc sống gắn liền với sông nước, ngư dân Lý Hòa phải tinh thông vềdòng sông mặt bể của mình Trải qua kinh nghiệm lâu đời, ngư dân ở đây đã đúc kếtđược một lịch trình biển như sau:
Tháng âm lịch Số lượng con nước Ngày bắt đầu của tháng
rạn ngầm xa bờ, việc đánh bắt phải có lưới và thuyền được gọi là “nốôc nghề”.
Các mõm rạn cũng là nơi tập trung nhiều loại cá như cá róc, cá liệt, đã có mẻ lướiđánh được 4 tấn - 5 tấn Dân cư Lý Hòa đều sinh sống và làm ăn nhờ có biển, biểncủa cư dân Lý Hòa cũng như ruộng rẫy canh tác của người nông dân do vậy là dânbiển, người Lý Hòa đã dám nhìn ra biển lớn, biết dựa vào biển, khai thác thế mạnhcủa biển và với vốn kinh nghiệm đi biển lâu đời do ông cha để lại người Lý Hòaphát triển mạnh giao thông đường biển, đánh bắt và chế biến hải sản
Tài nguyên, khoáng sản
Trang 15Tài nguyên biển: với bờ biển dài 5km, hằng năm biển cả đón nhận phù du từcác con sông tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều động thực vật sinh sống và pháttriển như tôm hùm, rau câu, tôm bạc, mực nang Có thể nói nơi đây là vùng đặcsản nhiều, ngon và quý so với toàn quốc, bờ biển Lý Hòa có các rạn ngầm chạyqua, rạn có nhiều san hô, đó chính là nơi tụ họp của các loài cá, tôm, mực rạn
có nhiều cá to, đó là khu vực chính cho thu nhập ngư nghiệp Lý Hòa Điều đángchú ý là cá biển và hải sản ở đây rất phong phú và dồi dào mùa nào cũng có Tôm
có các loại tôm hùm, tôm sú dùng để xuất khẩu Lý Hòa có bờ biển đẹp, là thángcảnh nổi tiếng với tên gọi bãi Đá Nhảy là tài nguyên du lịch quan trọng
Tuy có địa hình phức tạp và đa dạng cùng với khí hậu khắc nghiệt như vậy,nhưng Lý Hòa lại được thiên nhiên ban tặng, ưu đãi một nguồn tài nguyên vôcùng phong phú và đa dạng cả ở trên rừng và dưới biển Rừng xưa chiếm 3/4diện tích tự nhiên có nhiều loại gỗ quý có trữ lượng lớn như sến, gõ, dã hương,tràm, trầm hương, nhiều động vật như: bò tót, voi Song ở trên cạn Lý Hòa có đủcác loại môi trường sinh thái tạo nên một hệ thống động, thực vật khá phong phú.Khoáng sản: quặng Ti tan điểm inmenit Lý Hòa có tọa độ 17038’47’’ vĩ Bắc,
106030’47’’ kinh Đông Quặng inmenit tạo dải hẹp, hàm lượng thấp không có giátrị công nghiệp [22;150]
Khí hậu, thời tiết
Là vùng đất ven biển miền Trung do đó, khí hậu của Lý Hòa cũng mangnhững đặc điểm gần giống khí hậu của khu vực tỉnh Quảng Bình nói chung.Khí hậu ven biển: bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông không rõ rệt mà chủ yếuchia làm hai mùa mưa và khô Mùa mưa bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vàotháng 12 âm lịch Lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1519,9mm đến3110,5mm Tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa thấp nhất là 1169,8mm đến1405,7mm Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch Trung bình mộtnăm có 1700 – 1900 giờ nắng, nhiệt độ trung bình là 23,4 độ, tháng cao nhất là29,2 độ vào tháng 5 Nhìn chung khí hậu Lý Hòa tương đối khắc nghiệt so vớicác vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam
Đồng bằng Lý Hòa nhỏ hẹp thường là thung lũng trong núi, thung lũngtrước núi, giao thông đi lại giữa các vùng khó khăn
Trang 16Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, địa lợi đó tạo cho làng Lý Hòa một phong
cảnh hữu tình đầy thơ mộng: “núi giăng một phía, nước vây ba bề” Nó tạo điều
kiện thuận lợi cho cư dân Lý Hòa trong việc phát triển kinh tế, giao lưu thươngmại trên cả ba đường: đường sông, đường bộ và đường biển Tuy nhiên bên cạnh
đó Lý Hòa cũng gặp không ít khó khăn do địa hình hẹp, lại không bằng phẳnglàm cho việc định cư của nhân dân không ổn định, cư dân chỉ có thể định cư ởdãi đất hẹp bên sông Giao thông đi lại khó khăn giữa các xóm, chỉ có một đường
bộ duy nhất vào làng, để giao lưu với các làng khác chủ yếu dùng đường biển,đường sông và sinh hoạt quanh chợ làng
1.2 Quá trình di dân lập làng
Vùng đất Lý Hoà từ thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lý Hoà có thểnằm trong bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang Trong thời kỳnghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Việt Thường ấy được đổi thành quận Nhật Nam.Năm 192, dưới thời Nhà Hán, Khu Liên (người thuộc huyện Tây Quyển) cùngnhân dân Chăm nổi dậy lật đổ ách thống trị của bọn phong kiến Phương Bắcdựng nên nước Lâm Ấp (còn gọi là Hoàn Vương hoặc Chiêm Thành hay ChămPa) Nước Lâm Ấp ban đầu chỉ là vùng đất huyện Tượng Lâm đến thế kỷ IVmạnh lên, vua Lâm Ấp đánh ra Bắc dần dần chiếm tới Hoành Sơn (đèo Ngang)
và biến vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Ngang thành 5 châu: Bố Chinh, Địa Lý,
Ma Linh, Châu Ô và Châu Lý Vùng đất Lý Hoà lúc đó thuộc châu Bố Chinh.Sau khi nước Đại Việt ra đời, để giữ vững nền độc lập và mở rộng bờ cõi về phíaNam, năm 1069, vua Lý Thánh Tông cử Đại tướng Lý Thường Kiệt đi đánhChiêm Thành bắt được vua nước Chiêm là Chế Cũ Để chuộc mạng sống, Chế
Cũ đã đem dâng 3 châu Bố Chinh, Địa Lý, Ma Linh (vùng đất Nam Hoành Sơn)cho vua Lý Vùng đất Lý Hoà trở về với Đại Việt Năm 1074, vua Chiêm Thành
là Harivarman đem quân ra đánh phá vùng đất phía nam Đại Việt lấy lại 3 châu
đã mất Tháng 8 năm 1075, vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) cử Lý Thường Kiệt
đi đánh Chiêm Lý Thường Kiệt thực hiện chiến lược vừa dùng quân đội tiếnđánh đẩy lui quân Chiêm về phía Nam, vừa chiêu mộ dân ở các vùng phía Bắc đivào vùng đất mới đánh chiếm được, lập làng định cư lâu dài Để khẳng định bờcõi nước Đại Việt, Lý Thường Kiệt cho vẽ bản đồ và đổi châu Bố Chinh thành
Trang 17châu Bố Chính, châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châuMinh Linh Vùng đất Lý Hoà lúc này thuộc châu Bố Chính
Từ năm 1627 1672, vì lợi ích dòng họ, hai tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn đã gây ra cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn bất phân thắng bại lấysông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước Từ cửa sông Gianh trở ra thuộcchúa Trịnh, từ bờ Nam sông Gianh trở vào thuộc chúa Nguyễn và trong cuộcchiến tranh này đã có 6 trận giao chiến đã diễn ra trên đất Quảng Bình Từ trậnđánh đầu tiên vào năm 1627 đến trận đánh cuối cùng năm 1672, mỗi lần đưaquân ra Bắc đánh Trịnh, các chúa Nguyễn đều lấy làng Lý Ninh ở bờ Bắc sôngThuận Cô, làm nơi đặt đại bản doanh bộ chỉ huy tiền phương, nơi hậu cần tập kếtquân lương, nơi đồn trú của quân thủy, bộ tại đây, các chúa Nguyễn còn chọnngư dân làng Lý Ninh lập thành đội Trường Đà tham gia vào việc vận chuyểnquân lương cho quân đội Đây cũng là cơ sở để năm 1788, Bắc Bình VươngNguyễn Huệ trên đường đưa quân ra Bắc đánh Trịnh đến Lý Hòa cho lập độithủy vận (đội Trường Đà) và chọn một số ngư dân Lý Hòa tham gia vào độithuyền vận tải quân lương Năm 1775, nhà bác học Lê Quý Đôn ở xứ ĐàngNgoài khi đi vào xứ Đàng Trong nhìn thấy khoảnh đất bình sa bằng phẳng dướichân núi Lệ Đệ đẹp như trong tranh, làng xóm đông đúc, thanh bình, thuyền bè
-tấp nập đi lại trên sông Lý Hòa là một vùng đất mà “núi giăng một phía, nước vây ba bề”, “trên bến, dưới thuyền” tức cảnh, ông đã ghi lại: “Thôn Lý Hòa, châu Nam Bố Chính, đất ấy là dư khí của núi Lệ Đệ rũ xuống thành bãi cát bằng, nổi cao, mở rộng dân cư ngang bãi trong về phía Nam…” Năm 1831 dưới
thời vua Minh Mạng, châu Bố Chính chính thức được đổi thành huyện Bố Trạch,thôn Lý Hòa lúc này thuộc huyện Bố Trạch
Theo các tài liệu truyền khẩu vào năm 1705 (Ất Dậu) ở làng Cương Giánthuộc huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh với sự cai trị hà khắc của các chúa Trịnh đãlàm nhân dân cực khổ và điêu đứng, trong lúc đó ở mảnh đất Phương Nam củacác chúa Nguyễn lại hứa hẹn đem lại cuộc sống ổn định và bình yên, một số cưdân nơi đây phải rời quê hương đi tha hương cầu thực Vì vậy mà giai đoạn này
đã diễn ra những cuộc di cư tự do lớn từ Bắc vào Nam, được thực hiện bằng hai
bộ phận dân cư: một bộ phận là dân làm lính phải tòng quân đi đánh giặc, bảo vệ
Trang 18bờ cõi rồi ở lại và một bộ phận là dân theo các chúa Nguyễn vào khai khẩn đấtđai, lập nghiệp làm ăn sinh sống Trong dòng người di cư đó có một bộ phận ra
đi từ làng Cương Gián - một làng ven biển thuộc huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnhngày nay đến vùng này lập quê hương mới
Theo tư liệu trong gia phả của các dòng họ ở làng và các công trình nghiêncứu trước đó thì năm 1705 đoàn người đầu tiên đặt chân tới mảnh đất này có 57người thuộc ba họ (họ Hồ, họ Nguyễn, họ Phan) cả già lẫn trẻ theo 7 chiếcthuyền đi câu do ông Hồ Văn Chanh dẫn đầu Họ đã vượt được giới tuyến sôngGianh đi vào đất của chúa Nguyễn gặp cửa sông, kế đó là một bãi đất rộng vensông thấy thuận lợi họ đổ bộ lên đất liền và dừng chân lại ở bờ Nam sông Bấygiờ ở vùng đất xung quanh con sông cạn hẹp này đã bị chiến tranh tàn phá chà đixát lại nhưng ở bờ Bắc hầu như chưa có người định cư Lúc đầu từng gia đình đã
tụ tập lại với nhau thành một cụm ở trung tâm làng để tránh thiên tai lũ lụt, họvẫn theo nghề cũ làm ăn – đó là nghề đánh cá Buổi đầu do phương tiện và dụng
cụ thô sơ nên họ chỉ đi dọc theo ven bờ biển để đánh bắt, cua, cá ở các rạng,những ngày biển động họ lên núi chặt tre, gỗ về làm nhà, đan lát những dụng cụsinh hoạt của gia đình Cuộc sống dần dần đi vào ổn định và khấm khá lên.Những người dân phiêu bạt này bắt đầu nghĩ đến việc đặt tên cho vùng quê thứhai của mình Ban đầu họ gọi nơi mình sinh sống là làng Cô Về tên gọi này có
nhiều cách lý giải khác nhau, nguyên nghĩa chữ Hán thì “Cô” nghĩa là “tội” –
làng có tội Phải chăng để ghi nhớ gốc gác của mình (trốn nợ, trốn lính, phu,…rời quê cũ ra đi) mà các bậc khai tổ của làng đã đặt cho làng mình cái tên như
vậy? Theo một lý giải khác thì “Cô” có nghĩa là “cô độc”, có lẽ lúc mới đến đây
những cư dân đầu tiên đã cảm thấy cô độc và lẻ loi vùng đất mà họ đặt chân tớichỉ toàn là sông nước và bụi rậm Theo nguồn gia phả của làng chép lại thì làngtên Cô bắt đầu xuất hiện từ năm 1712, sau đó không rõ vì một lí do gì mà làng lạichia làm hai bộ phận: một bộ phận ở lại làng cũ sinh sống, còn một bộ phận rờiqua bên kia sông về phía Bắc để sinh sống Năm 1715 (Ất Mùi), bộ mặt của làng
Cô đã có sự thay đổi, kinh tế khá hơn, có sự chuyển biến về dân số lên đến 180người với 26 hộ dân Cứ mỗi kỳ tảo mộ hàng năm những người dân ở làng này
về đưa thêm người từ huyện Nghi Xuân, Nghệ An vào sinh sống Với số dân
Trang 19ngày càng đông, cùng tụ cư trên một miền đất lạ, họ đã biết đùm bọc, yêu thươngnhau, cùng nhau lo làm ăn sinh sống Trải qua những tháng năm ấy, tình làngnghĩa xóm làm thành sợi dây bền chặt gắn kết họ lại với nhau Tên làng Thuận
Cô ra đời có lẽ xuất phát từ ý nghĩa này Làng Thuận Cô mang tên ấy từ năm
1715 đến 1735, trong 20 năm đó bà con làng Cương Gián hàng năm lại lần lượt
di cư vào, hai bên bờ sông con người quần tụ ngày càng nhiều Để phân biệt rõràng địa vực cư trú của dân cư hai bên, Thuận Cô được chia thành Thuận Cô Bắcthôn (nay là xã Hải Trạch) và Thuận Cô Nam thôn (nay là xã Đức Trạch) Kể từnăm 1735, các cụ bắt đầu phân chia địa giới cho làng Làng Thuận Cô Bắc thônphía Đông Nam từ đền Long Vương theo triền cát sát biển chạy dài đến miếu ôngChanh khoảng 3km Miếu ông Chanh bây giờ thuộc xã Đức Trạch, phía Bắc từTrấn Hải Vương (tức là miếu phường Lồ), phía ngoài biển chạy đến chùa Hang.Còn hướng Tây và Tây Nam cứ theo đường mòn (nay là quốc lộ 1A) rồi chạydọc theo triền sông lên đến giáp làng Kẻ Nại (Hiền Sơn ngày nay) Đó là địa giớicủa làng Thuận Cô Bắc thuộc tổng Hà Bạc châu Bố Chính Nam Cùng với thờigian, dân số gia tăng, đất đai mở rộng, kinh tế phát triển và đi vào ổn định dần,tên gọi của làng cũng đổi thay Không chấp nhận với cái tên Thuận Cô Bắc phụthuộc ấy họ đặt tên mới cho làng mình - làng Lý Ninh nghĩa là làng yên ổn, hòathuận Đó là sự độc lập cơ bản về lãnh thổ và tên gọi Trong hoàn cảnh các chúaNguyễn chưa để ý đến vùng đất mới này, sự phát triển của làng hết sức nhanhchóng Hoạt động kinh tế của dân cư phát triển nhanh ngoài đánh bắt hải sản, họ
đã biết buôn bán bằng đường biển và chính nghề mới này làm cho đời sống cưdân thêm phồn thịnh
Nhờ đó công việc làm ăn đã phồn thịnh, khá giả dân số ngày càng tăng, địagiới được rõ ràng đời sống nhân dân được nâng cao Đồng thời lúc đó mỗi ngườicũng muốn chiếm lấy một khoảnh đất riêng của mình gọi là tư thổ Cũng nhờ làm
ăn dư dật mà những người giàu có đi mua ruộng giao cho nông dân cày cấy gọi là
tư điền Năm Ất Mùi 1775 đời Cảnh Hưng thứ 36 làng Thuận Cô Bắc có sốlượng các dòng họ đã đông (12 họ) và sinh cơ lập nghiệp trong diện tích 2km2
Đó cũng là mốc đánh dấu lớn cho làng sau này, từ Thuận Cô Bắc sang Lý Ninhđến Lý Hòa là một sự lựa chọn cái tên hay nhất thể hiện ý nguyện của người dân
Trang 20Tên gọi ấy đã lý giải được ý nghĩa lớn lao, hoài bão ước mơ hay nỗi tâm sự màngười dân Lý Hòa gửi gắm vào đấy Và lạ thay, có đổi tên thế nào đi chăng nữathì cái chữ “Lý” ấy vẫn tồn tại Theo giải thích của các cụ đồ nho, hai chữ LýHòa đại diện cho sự phồn vinh của làng, mặc dù người Lý Hòa luôn giữ cái Lýcủa mình nhưng vẫn có được sự hòa thuận êm ấm trong từng thôn, từng xóm kể
cả với những người từ xa đến Ngoài ra còn một số cách lý giải khác nhau cũngbiểu hiện được ý nghĩa của tên làng Trong văn chánh của làng viết:
“Lý mà thuận bởi lý tình lý nghĩa Hòa có lý bởi hợp ý muôn người ”
Tên gọi Lý Hòa xuất hiện trong sử sách và tồn tại cho đến nay đã trải quamột quá trình phát triển lâu dài Lý Hòa đã được đổi tên thành xã Hải Trạchthuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Khi vào khai hoang lập làng từ làngThuận Cô Bắc đến Lý Hòa từ 4 dòng họ đến nay làng đã có tổng cộng 24 dòng
họ khác nhau Trong đó có một số dòng họ nổi tiếng đó là họ Nguyễn Duy, họ
Hồ, họ Phan, họ Hoàng, lãnh thổ cũng được mở rộng, làng Lý Hòa trước đâygồm 4 xóm Thượng, Trung, Nội, Ngoại nhưng hiện nay đã có 7 xóm với 3 xómmới là: Tân Lý, Quốc lộ + xóm Cồn và Nội Hải với số hộ và khẩu thay đổi quatừng năm Nghề nghiệp ở Lý Hòa phong phú đa dạng, hai nghề chính của ngườidân là buôn bán và đánh bắt hải sản, bên cạnh đó còn có một số nghề thủ côngtruyền thống đặc biệt là nghề phụ chế biến hải sản với bàn tay khéo léo của ngườiphụ nữ miền biển Chính sự kết hợp đa nghề này đã tạo cho Lý Hòa sự phát triển
Trang 21mạnh mẽ, trở thành làng giàu có nhất nhì tỉnh Quảng Bình Từ nửa sau thế kỷXVIII, Lý Hòa đã trở thành một làng phát triển mạnh, nổi tiếng như Lê Quý Đôn
trong “Phủ biên tạp lục” đã miêu tả:
“Thôn Lý Hòa, châu Nam Bố Chính, đất ấy là dư khí của núi Lệ Đệ rủ xuống thành một bãi cát trắng, nổi cao, mở rộng Dân cư ở ngay bãi trụng về phía Nam, bên tả ngạn ôm lấy sông Thuận Cô, từ bên hữu ngạn chạy lại làm án cho nên dân đinh thịnh vượng đến hơn nghìn người, tục quen buôn bán, thời
bình vào Gia Định đóng thuyền nan hơn trăm chiếc đem về bán…” Giữa thế kỷ
XVIII là thời gian kết cấu làng về cơ bản đã hoàn chỉnh Trong giai đoạn này cơcấu kinh tế của làng khá đa dạng, bên cạnh nghề chính là đánh cá biển kết hợpvới chế biến hải sản thì đã có sự xuất hiện của nghề vận tải biển Nhìn chungtrong giai đoạn này kinh tế Lý Hòa đã có bước phát triển nhanh chóng với đầy đủcác loại hàng hóa, chợ ra đời cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thươngnghiệp phát triển Văn hóa cũng có nhiều thay đổi các công trình đình, chùa,miếu được dân làng chú trọng xây dựng Có thể thấy rằng giữa thế kỷ XVIII LýHòa đã là một làng phát triển mạnh mẽ và trở thành một làng giàu có Dưới triềuNguyễn, Lý Hòa đã thực sự trở thành làng phong kiến điển hình khi quá trìnhphong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ Với một cộng đồng kinh tế nhiều ngành nghềgắn với biển, những giá trị văn hóa đặc trưng đã thực sự tạo nên một diện mạomới của làng với cái cảnh sầm uất, sơn thủy hữu tình
1.3 Tổ chức làng xã và quan hệ xã hội
1.3.1 Kết cấu dân cư
Kiến trúc thượng tầng luôn luôn chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng, kết cấukinh tế như thế nào sẽ sinh ra kết cấu dân cư như thế Về mặt xã hội làng Lý Hòacũng như các làng quê Việt Nam, các tầng lớp được phân theo nghề nghiệp cơbản gồm là: sỹ, nông, công, thương trong kết cấu dân cư thời phong kiến Kết cấukinh tế ở Lý Hòa có sự khác biệt cho nên về kết cấu dân cư cũng không theo mộtchuẩn mực phong kiến nhất định mà có những nét khác biệt rõ ràng
Dân cư ở Lý Hòa phát triển khá nhanh, đến cách mạng tháng Tám năm
1945 dân số đã lên đến 4800 người, từ tháng Tám năm 1945 đến năm 1999 đãđạt con số 8180 người
Trang 22Trước cách mạng tháng Tám cư dân Lý Hòa có các tầng lớp:
a, Tầng lớp người khá giả ở Lý Hòa chiếm 5% dân số Bao gồm những chủ
thuyền lưới “vạn”, những chủ ghe bầu “lái”, những gia đình quan lại chủ yếu là
dòng họ Nguyễn Duy [24;15]
Những chủ ghe, chủ thuyền là những người nắm trong tay về tư liệu sảnxuất: thuyền, ghe, chài lưới, bất động sản: nhà ngói đồ sộ, ruộng đất mua ở nơikhác, con cái của họ ít nhiều được học hành đỗ đạt Cuộc sống gia đình họ trởnên sung túc, họ có “chân” trong bộ máy tổ chức quản lý làng xã, có quyền hànhgiống như các địa chủ Còn những gia đình quan lại thì có học hành, đỗ đạt làmquan Nhờ được bổng lộc của triều chính, họ có được những đồng ruộng tốt ở cáclàng quanh vùng, hàng năm có thêm nguồn thu khá lớn từ tô tức Làng Lý Hòa
xưa nổi tiếng là “làng văn vật” với dòng họ Nguyễn Duy là dòng họ “phát khoa” của làng Cụ Nguyễn Duy Miễn đỗ cử nhân năm 1876, 5 con trai của cụ là
Nguyễn Duy Thắng – đỗ Phó bảng năm 1898, Nguyễn Duy Đồng – đỗ cử nhânnăm 1897, Nguyễn Duy Tích – đỗ tiến sĩ năm 1910, Nguyễn Duy Phiên – đỗ cửnhân năm 1903, Nguyễn Duy Thiệu – đỗ Phó bảng năm 1910 Cũng dòng họNguyễn Duy đã mang đến cho Lý Hòa một vinh dự lớn, là tấm gương về hiếu
học, “giáo ngũ tử danh câu xương” (có nghĩa là mộ nhà giáo dục được 5 con đỗ
đầu khoa bảng là rất hiếm) Người dân Lý Hòa thường tự hào mà rằng:
“Nho sĩ Lý Hòa vui truyền thống Cháu con rạng mặt đẹp non sông”.
b, Tầng lớp ngư dân nói chung bao gồm: dân làm nghề đánh cá và các loại
hải sản khác, những người đánh cá thuê, lớp người làm trai bạn (thủy thủ) chocác ghe bầu, những người làm nghề chạy chợ nhỏ, những người làm nghề thủcông Do nghèo họ không có phương tiện để làm ăn, cải thiện đời sống cho bảnthân và gia đình, phải đối mặt với sóng gió của biển cả, với thiên nhiên nên tínhmạng thường bị đe dọa, thu nhập không ổn định Xét về mối quan hệ kinh tế thìmối quan hệ giữa hai bộ phận này là mối quan hệ bóc lột và bị bốc lột
Những người khá giả giàu có, chủ ghe, chủ thuyền là những người bóc lột.Chính sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của hình thái kinh tế phong kiến
là gốc rễ đẻ ra toàn bộ kết cấu xã hội đó Ở Lý Hòa cũng như các làng khác sự
Trang 23bóc lột, áp bức cũng diễn ra hết sức nặng nề, đời sống của nhân dân vô cùng cựckhổ Những gia đình giàu có thường ở dãy nhà hướng ra mặt sông, còn nhữngngười nghèo khổ ở phía sau làng gần bãi tha ma của làng Sự phân cách về địa vịkinh tế, phân biệt về địa vị xã hội làm cho trình trạng bần cùng hóa của ngư dâncàng thêm sâu sắc Đó cũng chính là trình trạng chung của xã hội Việt Nam trongcác thế kỉ XVIII-XIX.
1.3.2 Tổ chức làng xã
Khi mới thành lập bộ máy tổ chức của làng còn đơn giản Người đứng đầulàng là ông Xã Về sau, cùng với sự phát triển của dân cư, tổ chức làng xã đã đivào nề nếp theo quy định chung trong hệ thống tổ chức của nhà nước
Tổ chức hành chính
Cũng như các làng khác, Lý Hòa dưới thời phong kiến có một tổ chức hànhchính do nhà nước quy định Đó là hương chức bao gồm: Xã trưởng (sau là Lýtrưởng), phó xã trưởng (phó lý), Ngũ hương gồm hương bộ, hương bản Chúng
ta biết năm 1466, Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách lại bộ máy hành chính,đổi chức Xã quan thành Xã trưởng Năm 1483, Lê Thánh Tông ban sắc chỉ về
việc bầu Xã trưởng: “Phải họp lại xét chọn, hoặc là những thuộc lại về già hoặc
là sinh đồ, lương gia đệ tử từ 30 tuổi trở lên, người nào biết chữ, có hạnh kiểm thì được bầu làm Xã trưởng”
Vào thời Nguyễn, tổ chức hành chính ở xã có sự thay đổi Dưới thời MinhMạng ông đã cải tổ lại bộ máy quản lý xã thôn, đổi chức Xã trưởng thành Lý
trưởng Lý trưởng phải chọn trong số những người “vật lực tài cán, phải do cai tổng cùng dân làng bầu cử, phủ huyện xem xét kỹ lại, bẩm lên trên để cấp văn bằng và mộc triện cho” Quyền lợi và nghĩa vụ của Lý trưởng là: chịu trách
nhiệm, đảm nhận các mặt hoạt động về kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh củalàng Đồng thời Lý trưởng chịu trách nhiệm với nhà nước về vấn đề tô thuế, sưudịch và các nghĩa vụ khác của công dân Như vậy trách nhiệm và quyền hạn của
Lý trưởng là rất lớn
Theo nguyên tắc thì Lý trưởng là do dân trong làng bầu lên, sau đó quanphủ, quan huyện xem xét phê chuẩn Tuy nhiên ở làng Lý Hòa Lý trưởng thườngtập trung ở các họ Hoàng, Nguyễn Duy, họ Hồ Đây là những họ lớn, giàu và có
Trang 24thế lực trong làng Hơn nữa những họ nêu trên đều có người đỗ đạt làm quan củatriều đình được dân làng nể trọng, vì vậy các chức vụ trong làng chủ yếu tậptrung vào các dòng họ này Họ Hoàng có Hoàng Minh Quang, Hoàng Minh Sen,
họ Nguyễn có Nguyễn Lót, họ Hồ có Hồ Thuyết,… còn lại là một số người ở các
họ khác nhưng có phần hạn chế Về quyền lợi, Lý trưởng được miễn thuế và sưudịch, được làng ưu tiên cấp ruộng tốt, nhưng làng Lý Hòa không có ruộng đất đểcấp cho Lý trưởng, họ chỉ được hưởng lợi từ những khoản đóng góp của nhândân trong làng
Ngoài ra trong tổ chức hành chính làng còn có những hương chức, thời nhàNguyễn bộ phận này gọi là Ngũ hương
- Hương kiểm (trương tuần): là người chuyên phụ trách tuần phòng, canhgác, bảo vệ an ninh của làng Thực hành công việc này là đội ngũ tuần đinh, lấytrong hạng thanh niên trai tráng có sức khỏe để tổ chức canh gác tuần phòngchống trộm cướp, bảo vệ mùa màng, kiểm tra mốc giới, bảo vệ các công trìnhkênh mương, đê đập,…
- Hương bản (thủ khoán): người này làm chức năng giữ tiền, tài sản côngcộng quản lý ruộng sưu đấu giá để nộp thuế cho nhà nước Các nguồn thu côngcộng từ tre, gỗ khai thác ở rừng, lũy cây,… đều giao cho Hương bản giữ để chidùng cho việc công Mọi khoản thu chi đều phải ghi sổ sách rõ ràng và thông quahội đồng làng
- Hương bạ (thủ bộ): là người chuyên giữ giấy tờ, sổ sách như sổ đinh, sổđiền và là nhân viên quan trọng trong việc ban cấp ruộng đất công của làng, theodõi sinh tử, giá thú của dân trong làng
- Hương dịch: là người đảm trách việc tu sửa, bảo vệ các công trình côngcộng của làng như đường xá, cầu cống
- Hương mục: là người giữ gìn, bảo quản và nắm đất đai trong làng
Ngoài ra dưới cấp xã còn một số chức vụ khác như: Giáp trưởng Cách thứclàm việc của bộ máy hành chính này rất chặt chẽ, quy cũ, các văn bản giấy tờ cóliên quan đến việc thuế má, phu dịch, ruộng đất cần trình bày hay xin ý kiến quanphủ, huyện đều có Lý trưởng và các nhân viên hành chính ký tên, đóng dấu và y saomột bản để lưu giữ Đây là bộ máy thường trực cho công việc hành chính của cả
Trang 25làng, nhưng bộ phận này làm việc không có lương bổng mà chỉ được cấp ruộng đất.Ngoài ra các dịch mục trong làng nếu làm tốt công việc sẽ được thưởng và ngược lạinếu không có trách nhiệm và làm việc không có hiệu quả, tham ô thì sẽ bị phạt nặng.
Tổ chức tự trị, tự quản của làng
Làng xã là một tế bào của quốc gia và chịu sự quản lý của nhà nước tuy vậy
sự xuất hiện của làng xã mang tính chất liên hợp tự nguyện của nhiều người chonên ở mỗi làng đều mang trong mình những phong tục tập quán riêng, một lốisống đặc trưng của làng mà nhà nước không phải muốn áp đặt hay tổ chức thếnào cũng được Ở những làng xã khác nhau tùy theo không gian và thời gian thì
bộ máy tự trị của các làng có thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh
Suốt thời kỳ phong kiến bên cạnh thể chế hành chính mà nhà nước Trung ương
áp đặt từ trên xuống thì làng Lý Hòa cũng hình thành một bộ máy quần chúng tự trịriêng, tồn tại song song và có mối quan hệ mật thiết với bộ máy hành chính
Hội đồng kỳ mục: gồm những vị có phẩm hàm các quan lại về hưu, các nhàkhoa bảng, các tài gia, hào mục và các chức sắc (từ cửu phẩm, các tú tài, cửnhân, suất đội trở lên) số lượng thành viên của hội đồng kỳ mục của làng ít nhất
là 10 người Đứng đầu hội đồng kỳ mục là một vị tiên chỉ Đó là những người lớntuổi, có uy tín trong làng, được làng nể trọng, có đạo đức, có phẩm hàm cao Làngười đứng đầu làng, có quyền quyết định các công việc của làng, các văn bảnliên quan đến việc làng thì tiên chỉ viết đầu tiên rồi mới đến các vị khác Dướitiên chỉ là thứ chỉ, đứng thứ hai trong hội đồng kỳ mục, là người chia sẽ việc làngcùng tiên chỉ Tuy nhiên làng chỉ thừa nhận chức danh này với hai điều kiện:
- Có văn bằng sắc phong của nhà nước
- Có lễ vọng thần và khao (đãi) dân làng
Ở Lý Hòa có các vị sau: cụ Nguyễn Duy Cần đỗ tiến sĩ dưới thời vua ThiệuTrị làm đến chức Đại học sĩ, Nguyễn Duy Miễn đỗ cử nhân dưới thời vua TựĐức, Nguyễn Duy Phiên đỗ Hoàng giáp thời vua Thành Thái được truy thọ tớichức Thượng thư bộ lễ,… từng làm tiên chỉ Điều đặc biệt là ở làng Lý Hòa cónhững vị tiên chỉ là giới nữ như bà: Nguyễn Thị Dược vợ tiến sĩ Nguyễn DuyCần, bà Hồ Thị Lịch vợ cụ Nguyễn Duy Miễn được phong là nhị phẩm phu nhân
và được bầu làm tiên chỉ của làng Đây là những người phụ nữ có phẩm hạnh, có
Trang 26công sinh thành ra nhiều người con đỗ đạt làm quan, họ được ngồi ở chiếu trêntrong các dịp cúng tế của làng và ngồi ngang hàng với nam giới Có thể thấy mặc
dù lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ nhưng ở Lý Hòa vẫn coi trọng nhữngngười phụ nữ đức độ và bản thân họ có học vấn, vai trò của người phụ nữ được
đề cao hơn và được tôn trọng hơn
Hội đồng kỳ mục giữ vai trò là cơ quan nghị quyết của làng Họ dựa vào cácđiều lệ của làng, chiếu theo đó mà tiến hành khen thưởng hay phê phán trừngphạt xã dân Tìm hiểu điều này qua lời kể của các cụ trong làng thì hội đồng kỳmục có những nhiệm vụ sau:
- Được tham gia vào bàn bạc công việc của làng, được quyền bầu cử cácdịch mục, soạn thảo hương ước, chọn các Lý trưởng, phó lý cho dân bầu
- Bảo vệ tài sản cho xã dân như đề phòng hỏa hoạn, bảo vệ đê điều, chốngtrộm cướp,…
- Giữ gìn an ninh trong làng xóm như kiểm soát kẻ lạ mặt, tổ chức canh gácxóm, ngõ
- Bảo vệ đồng ruộng, chống trộm cắp hoa màu, lúa và điều hành nguồnnước, nguồn cá, nguồn cây
- Giữ gìn phong tục tập quán và lối sống trong làng như tổ chức lễ tế ở đìnhlàng, tổ chức lễ hội, bảo bệ những quy định cưới xin, ma chay
- Bảo vệ, sửa chữa xây dựng các công trình công cộng như đình, đền, cầucống
Nhìn chung, hội đồng kỳ mục chỉ đạo, điều hành các công việc về chính trị,kinh tế, văn hóa của làng và có quyền lực rất lớn Ngoài hội đồng kỳ mục thì ởlàng còn tồn tại một chức vụ riêng biệt, đó là bầu ông vạn, là người đứng đầutrong nghề biển với tư cách là người tổ chức sản xuất, đồng thời ông vạn là người
có uy tính trong nghề nghiệp được dân trong nghề tín nhiệm Hằng năm ở LýHòa có tổ chức bầu ông vạn một lần Tuy thế nhưng vẫn có người giữ chức nàytrong 2 - 3 năm
Kết cấu làng chia thành bốn chòm là Thượng, Trung, Nội, Ngoại với bốnông chòm trưởng phụ trách chòm của mình, lo việc tế tự của xóm Hằng nămtrong dịp lễ hội phân vào tháng tám cư dân Lý Hòa tổ chức đua thuyền, kéo co và
Trang 27chia thành hai phe: “Đông Hồ - Tây Nguyễn” Phe được tổ chức theo các dòng
họ:
Phe Đông gồm: họ Hồ, Hoàng, Lê, Đoàn, Bùi, Võ
Phe Tây gồm: họ Nguyễn Duy, Nguyễn Văn, Đặng, Trần, Phan, Phạm.Nhìn vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý làng xã trong làng, chúng ta thấyrằng tổ chức bộ máy quản lý làng xã ở Lý Hòa về cơ bản vẫn tuân thủ khuôn mẫuchung của làng xã Việt Nam
Lý trưởng, phó lý là những người đại diện cho làng trước nhà nước phongkiến, chòm trưởng là người đại diện cho mỗi chòm và ông vạn là người đại diện
về nghề nghiệp Làng xã và nhà nước phong kiến có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau nhưng làng xã vẫn tồn tại như một thực thể độc lập bên cạnh nhà nướcphong kiến
Tổ chức nghề nghiệp
Lý Hòa là một làng mà phần đông cư dân lấy nghề đi biển làm nghề chủyếu, tính chất nghề nghiệp đã gắn kết cư dân lại với nhau Đi biển đánh cá hay đibuôn bán là những chuyến đi dài ngày, lênh đênh trên sông nước mênh mông củađại dương Đây là những nghề nguy hiểm, tính mạng luôn bị đe dọa cần phải
nương tựa vào nhau là điều cần thiết, “sống chết có nhau” Công việc đánh bắt
cá phải cần sự nhanh nhẹn, tháo vát, linh hoạt và phối hợp nhịp nhàng giữa cáckhâu với nhau, lại cần rất nhiều người cho nên yêu cầu gắn kết họ lại với nhau đểlàm ăn, thành lập các “vạn” Làng Lý Hòa có duy nhất một vạn Thành viên củavạn là những người anh em, những người có quan hệ họ hàng, huyết thống,những người có quan hệ hàng xóm láng giềng với nhau Đứng đầu vạn là vạntrưởng, được những người cùng nghề bầu vì người này có uy tín, có kinh nghiệmtrong làm ăn Chức năng của trưởng vạn là phân các khu vực đánh cá, các rạnngầm để cho các ngư dân đánh bắt theo khu vực của mình, tránh xảy ra tình trạng
va chạm tranh giành nhau Trong các buổi lễ, tế ông vạn đóng vai trò làm chủ tế,
là người điều hành các nghi lễ, giúp việc cho trưởng vạn có hai phó vạn Hàngnăm, dân làng tổ chức bầu ông vạn một lần nhưng trên thực tế trưởng vạn giữchức vụ này tới 2 - 3 năm mới bầu lại Mục đích của tổ chức này là giúp đỡ lẫnnhau trong làm ăn, trong hiếu hỉ, tang ma, tương thân, tương ái, thể hiện tình
Trang 28đoàn kết trong làng, trong nghề nghiệp của mỗi địa phương Trong buôn báncũng có tổ chức nghề nghiệp, người ta gọi đó là hội ghe bầu (hội thương thuyền)
sở dĩ như vậy là do những người đứng đầu vừa làm nghề vận tải biển vừa buônbán Cũng giống như vạn, người đứng đầu được bầu làm trưởng hội, có nhiệm vụ
lo cho các công việc chung của hội như cúng tế vào ngày hạ giang, nhắc nhở mọingười tu sửa thuyền bè, để chuẩn bị cho những chuyến đi xa,… So với làng CảnhDương thì vạn của người Lý Hoà không có gì khác biệt về tổ chức cũng như mốiquan hệ giữa các thành viên trong vạn Khi đã tham gia vào các vạn nghĩa là cácthành viên có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng đóng góp công của với làngtrong tôn tạo đình, chùa, miếu, gánh vác việc tế lễ, thờ cá Ông, cùng hỗ trợ nhau vềkinh tế,… thể hiện tình đoàn kết trong nghề nghiệp nói riêng và làng xã nói chung
Hội tư văn
Ở Lý Hòa từ lâu đã nổi tiếng về truyền thống khoa bảng “Làng Lý Hòa là làng đông dân cư và giàu có vào hạng nhất nhì trong tỉnh Quảng Bình Làng ấy còn có tiếng là làng văn vật” [1;186] Với dòng họ “phát khoa” là dòng họ
Nguyễn Duy có 5 đời có người đỗ đạt khoa bảng Cụ Nguyễn Duy Miễn đỗ cửnhân năm 1786, 5 con trai của cụ là Nguyễn Duy Đồng đỗ cử nhân năm 1897,Nguyễn Duy Thắng đỗ Phó bảng năm 1898, Nguyễn Duy Tích đỗ tiến sỹ năm
1901, Nguyễn Duy Phiên đỗ cử nhân năm 1903, Nguyễn Duy Thiệu đỗ Phó bảngnăm 1910 Để phát huy tài đức và nhắc nhở con cháu kế tục truyền thống hiếuhọc của cha ông dân làng đã lập hai đền thờ hai vị có công lao trong việc dạy dỗ
và xây dựng truyền thống học hành của làng Đó là đền khai khoa thờ cố nho Đại
và đền phát khoa thờ cố Nguyễn Duy Cần Theo gia phả họ Nguyễn Duy, ôngNguyễn Duy Cần là con của cụ Nguyễn Văn Khâm, là người mở đầu thời kì đỗđạt vinh hiển cho làng mình, ông đỗ tiến sỹ khoa Nhâm Dần (1842) Đền này
được dựng vào năm Tân Mão (1926) đồng thời nho sĩ Lý Hòa đã thành lập “hội
tư văn” vào ngày 15 tháng 9 (là ngày mất của cụ Nguyễn Duy Cần) Thành lập
hội nhằm gây ảnh hưởng tốt trong dân làng, hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 9các nho sĩ tập trung đi tảo mộ cụ tổ “phát khoa” Khi tảo mộ xong các nho sĩ vềđặt hương hoa làm lễ và bình thơ sáng tác câu đối Ví dụ:
“Lý hữu đa nhân, địa linh sinh nhân kiệt
Trang 29Hòa vi đại quý, hiện sóng suất anh tài”
Hay là:
“Tổ tiên thảo hiền, con cháu vui tổ ấm.
Lý Hòa đức độ, vinh hiển giống rồng tiên ”
“Hội tư văn” ở Lý Hòa cũng có chức năng và nhiệm vụ giống như hội tư
văn ở các làng xã khác Chăm lo giáo dục, văn hóa, nghi lễ cho làng, tổ chức việcsát hạch cho con em của làng đi học, thi cử Cùng Ngũ hương sắp đặt tổ chứcviệc cúng tế Đức Khổng Tử, nghênh đón người đỗ đạt, soạn thảo văn bia, văn tựkhi cần thiết Đây thực sự là một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy truyền thống hiếu học của làng, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng làng
Lý Hòa thành làng văn vật Sinh hoạt về văn hóa, tín ngưỡng ở Lý Hòa rất phongphú và đa dạng
1.3.3 Quan hệ xã hội
Quan hệ gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của xã hội.“Gia đình nông thôn Việt Nam truyền thống thuộc loại gia đình nhỏ, là một đơn vị sinh hoạt, đơn vị kinh tế, đơn vị giáo dục, là tế bào xã hội”
Ở làng Lý Hòa, vai trò của gia đình có một vị trí cực kỳ quan trọng Thờiphong kiến thì nông thôn Việt Nam có hai loại gia đình: gia đình của nhữngngười nông dân lao động và gia đình của tầng lớp thượng lưu Tuy nhiên trongmỗi loại có kết cấu riêng Các gia đình thường sống với nhau từ hai, ba, bốn thế
hệ, “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường”.
Ở làng Lý Hòa gia đình thuộc loại nhỏ chiếm đa số Trong gia đình có vợ,chồng và các con Dựa trên quan hệ huyết thống và tình cảm, mọi thành viêntrong gia đình đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhau Cha mẹ phải lotoan dạy dỗ cho con cái và con cái phải báo hiếu với cha mẹ Tục ngữ có câu
“Đức hiền tại mẫu”, cha mẹ không chỉ nuôi dạy con cái thành người mà còn có trách nhiệm lo cho con nghề nghiệp: “mẹ dạy con khéo, cha dạy con khôn” hoặc
“làm cha phải lấy lý nghĩa dạy con trai, làm mẹ phải lấy nữ công nữ tắc dạy con gái” Trong gia đình, tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái được biểu hiện rõ
nét nhất, đặc biệt là lòng hiếu thảo và tình mẫu tử
Trang 30“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
“ Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm cho mẹ, mẹ già yếu răng”
Hay
“Anh mang trầu rượu đến đó chịu khó mang về
Em đây không lấy chồng cũng nỏ chê
Em ở ri để nuôi cha mẹ cho trọn bề hiếu trung”
Người phụ nữ khi về nhà chồng phải theo chồng: “Xuất giá tòng phu, phu
tử tòng tử”, phải có đầy đủ công dung ngôn hạnh, người vợ thương chồng thì:
“Lên non thiếp cũng đi theo Xuống thuyền thiếp cũng ngồi lên mạn thuyền”
Quan hệ anh em trong gia đình thì máu chảy ruột mềm, thương yêu đùmbọc lẫn nhau Tuy vậy thời phong kiến thực dân ở Lý Hòa tư tưởng gia trưởng,trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại nhưng có một điều đặc biệt là ở Lý Hòa vẫn
có những người phụ nữ làm tiên chỉ của làng Điều đó cho thấy dù nữ giới cóphải chịu nhiều thiệt thòi nhưng họ vẫn được xem trọng bởi đức hạnh vẹn toàn và
có học thức
Quan hệ dòng họ
Dòng họ là tổ chức, tập hợp những người có chung huyết thống Trong làng
có nhiều dòng họ, mỗi họ gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, những người
Trang 31cùng dòng họ thường sống quy tụ trong một xóm hay một địa bàn cư trú nhấtđịnh Thiết chế dòng họ rất chặt chẽ, tôn ti trật trự, nghiêm ngặt.
Đó là quan hệ những người cùng huyết tộc, họ cùng chung ông tổ, cùngquan hệ dòng máu, cùng có bổn phận thờ phụng tổ tiên và có trách nhiệm giúp
đỡ lẫn nhau Họ là hình thức tập thể đầu tiên của làng, nó xuất phát từ lịch sửkhai canh, khai khẩn của làng Về sau, khi xóm làng càng mở mang nhiều thìnhiều họ khác đến khai phá và tăng lên theo sự phát triển của làng xã
Người có mặt đầu tiên khai khẩn ra làng Lý Hòa là một ông thủy tổ họ Nguyễncùng với 3 vị thủy tổ các họ Hồ, Lê, Phan Hầu hết gia phả các họ đều ghi lại cônglao to lớn của các ngài và cũng được nhà nước thừa nhận bằng sắc phong
Đến nay trong làng Lý Hòa có 12 họ với 25 chi đó là: họ Nguyễn, Hoàng,
Lê, Trần, Phạm, Đoàn, Phan, Hồ, Võ, Đỗ, Bùi, Đặng Trong đó một số họ lớnđược tách ra thành nhiều chi phái khác nhau, ví dụ: họ Nguyễn được tách rathành 5 chi (1 họ Nguyễn Duy và 4 họ Nguyễn Văn), họ Hoàng có 3 chi (HoàngCông, Hoàng Minh, Hoàng Kim) họ Lê có 2 chi, họ Trần có 2 chi, họ Phạm có 3chi, họ Đoàn có 3 chi, họ Phan có 2 chi, còn lại là họ Hồ, Võ, Đỗ, Bùi, Đặng 1chi So với các làng khác có thể thấy làng Lý Hòa có số họ đông
Đứng đầu mỗi họ là một vị tộc trưởng Đây là người dòng đích có khả năng,
có tinh thần trách nhiệm với họ tộc, không phạm lễ nghĩa của làng, sống có kỹcương Trưởng họ thường phải chịu trách nhiệm chính trong việc cúng tế tổ tiên,
tu bổ gia phả và phải đại diện cho họ trước làng xã Các tộc trưởng, chi trưởng cóvai trò quan trọng trong hội đồng quản lý làng xã, được tham gia bàn bạc, quyếtđịnh các công việc thiết yếu của làng
Trong một họ, con cháu gắn bó với nhau vì quy ước của tộc họ và huyếtthống Mỗi họ đều có nhà thờ họ riêng, đây là nơi hội họp và giỗ chạp hằng năm.Trong làng, trước cách mạng tháng Tám có bốn nhà thờ họ của họ Nguyễn Duy,
Hồ, Lê Văn và Phan Công Theo chỉ dụ của vua Bảo Đại, những họ này đượclàng cấp ruộng đất để xây dựng nhà thờ họ Vị trí nhà thờ các họ được xây ở gầnđường quốc lộ, nhưng trong chiến tranh chống Mỹ hầu hết các nhà thờ họ đều bịtàn phá Hiện nay ở làng có sáu nhà thờ họ được xây dựng lại, đó là nhà thờ họNguyễn Duy, Hồ, Phan Công, Lê, Phan Văn, Phạm, còn các họ khác thờ ông bà
Trang 32tổ tiên của mình trong nhà của ông trưởng họ, đến kỳ cúng giỗ con cháu tập trung
về đây làm lễ và nghe lời chỉ giáo của tộc trưởng, những lời di huấn của tiềnnhân Để các thế hệ nhận biết nhau và hiểu thế thứ ngọn ngành, hầu hết các họđều lập gia phả và bổ sung thường xuyên Hằng năm có một ngày cố định, concháu trong họ tập trung về nhà thờ họ để cúng tổ tiên Chi phí vật chất trong buổigiỗ này được góp lại từ các thành viên trong họ là chủ yếu Lý Hòa không có đấtlàm nông nghiệp nên không có ruộng đất công của làng và ruộng họ để làm ruộngcông ích Quan hệ dòng họ thực sự có ý nghĩa long trọng trong đời sống lao động,sản xuất của các thành viên Người trong họ có trách nhiệm cưu mang, đùm bọc yêu
thương nhau: “sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì”, “anh nghèo nhưng họ anh đông”, hỗ trợ về mặt tinh thần “nó lú nhưng chú nó khôn” và dìu dắt nhau làm chỗ dựa cho nhau trong cuộc sống “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Bổn phận của mỗi thành viên trong dòng họ là không được làm gì hại đếnthanh danh mà phải làm rạng danh cho gia tộc Họ nào cũng mong muốn thế hệ
con cháu mình phải thành đạt hơn thế hệ mình “Con hơn cha là nhà có phúc” là
điều tâm niệm lớn lao của các đấng sinh thành Ở trong làng các dòng họ đã giáodục con cháu phát huy sức mạnh của gia tộc bằng hình thức động viên nhữngngười thành đạt trong khoa cử và ở các lĩnh vực khác bằng việc hỗ trợ một phầnkinh phí hoặc ghi tên vào trong bảng vàng bia đá của dòng họ Ví dụ: trong dòng
họ Nguyễn Duy khi có người đỗ đạt cao thì tên người đó sẽ được ghi vào bia đá
trong từ đường họ, khi mất được thờ ở gian giữa cùng với “Đức thủy tổ” Không
những vậy, các họ còn trích ra một số tiền trong quỹ khuyến học của dòng họ đểthưởng cho người có thành tích khoa cử của dòng họ Truyền thống quý báu nàyđến nay vẫn được duy trì nhằm động viên con cháu tiếp tục phát huy truyềnthống hiếu học của một dòng họ và quê hương Lý Hòa
Đặc biệt với những con người xa quê thì tình cảm họ dành cho họ hàng,làng nước càng sâu đậm hơn Những người con của Lý Hòa có mặt khắp trên mọimiền đất nước, thậm chí là ở nước ngoài nhưng đối với họ quê hương là cái nôisinh thành là chỗ dựa tinh thần cũng là nơi giúp họ tìm được chút bình yên saunhững tháng năm nhọc nhằn nơi đất khách Từ xưa đến nay nhìn chung những
Trang 33người con của Lý Hòa vẫn giữ được trong tâm thức của mình như một lời thề
ước “ly hương bất ly tổ”.
Bộ máy quản lí và quan hệ xã hội là một yếu tố không thể thiếu trong quátrình phát triển của làng xã Một mặt nó tồn tại với tư cách là một tế bào xã hội,một đơn vị hành chính của nhà nước và làng xã, để nhà nước quản lí được chặtchẽ hơn và làng xã cũng thực hiện nghĩa vụ đầy đủ của mình với nhà nước mộtcách trọn vẹn
1.4 Sinh hoạt kinh tế của cư dân Lý Hòa
Các thế hệ cha truyền con nối ở Lý Hòa đã kế thừa và mở mang những nghềnghiệp của tổ tiên nơi nguyên quán, biến Lý Hòa thành một làng biển thuần thụcvới các ngành nghề truyền thống nổi tiếng
1.4.1 Tình hình ruộng đất
Là một làng có diện tích nhỏ, nằm trên bờ biển Lý Hòa có đất nông nghiệp
ít ỏi Tuy nhiên nhờ làm ăn phát tài mà một số cư dân Lý Hòa đã bỏ tiền ra muaruộng đất trồng lúa ở các làng lân cận Do đó ruộng đất nông nghiệp ở Lý Hòachủ yếu là ruộng đất tư song diện tích không lớn
Theo địa bạ làm từ thời Gia Long (1802 – 1819) làng Lý Hòa có 28 mẫu 1sào 6 thước cũng đều là đất thổ trạch (đất làm vườn nhà), 18 mẫu 8 sào 13 thước
là đất hoang gò đồi cát, hay ngập mặn, đất chùa miếu và đất mộ Vì thế nên nôngnghiệp không có điều kiện phát triển và đúng ra cư dân của làng hầu như khônglàm nghề nông Tình hình ruộng đất ở làng Lý Hòa có nhiều điểm khác biệt, tổngdiện tích đất rất ít so với các làng khác đó là đặc điểm của Lý Hòa là làng venbiển, chỉ có một ít đất nhà ở và đất hoang gò đồi không đáng kể, đất này lạikhông thể canh tác được Việc mua bán đất ở Lý Hòa diễn ra không mạnh mẽ,chỉ có một số ít gia đình giàu có mua được ruộng đất nhưng với diện tích cũng rất
ít Ruộng đất mua chủ yếu là ở các vùng xung quanh Nguyên nhân do diện tíchđất ở làng ít, không có diện tích trồng lúa lại không màu mỡ nên việc phát canhthu tô ở Lý Hòa không phổ biến Số ruộng đất tư của cư dân Lý Hòa xưa, sau cảicách ruộng đất năm 1957 đã chuyển cho người dân xã Phú Trạch sử dụng Ở LýHòa hiện nay chủ yếu là đất ở và đất công cộng (đình, chùa, nhà văn hóa, trụ sởUBND, trường học, chợ )
Trang 341.4.2 Kinh tế biển
Tạo hóa đã ban cho Lý Hòa một địa thế trước sông sau biển, sơn thủy hữutình Gắn liền với biển, sống với biển nên cư dân Lý Hòa đã tận dụng và phát huytối đa lợi thế của mình Với bờ biển dài 5km và nhiều bãi rạn ngầm có thể nóikinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Lý Hòa Từ khi thànhlập làng người dân Lý Hòa đã gắn liền với biển khơi trên những chiếc ghe bầu
Số hộ dân tham gia vào hoạt động kinh tế này chiếm trên 50%, con cá của biểnkhơi vừa là miếng cơm, thức ăn, cái mặc, nhà cửa, thuyền ghe và cũng là nguồn
dự trữ của người dân biển vào mùa đông Đánh bắt con cá, con tôm gắn bó vớiđời sống của người dân và nó cũng trở thành hàng hóa chủ yếu để người Lý Hòalấy nó trao đổi, buôn bán với nhau và mở rộng ra với các làng lân cận Hiện naytrong cơ cấu kinh tế làng Lý Hòa, kinh tế biển không còn giữ được vai trò chủđạo như trước nhưng nó vẫn là một nghề quan trọng với cư dân, có khoảng 26%
hộ dân làm kinh tế biển với trên 100 chiếc tàu đánh cá xa bờ, còn lại chủ yếukhai thác gần bờ với các nghề như bóng, lộng, khơi,… Nhìn chung kinh tế biển
Lý Hòa phát triển mạnh với những nghề sau: đánh bắt thủy, hải sản và vận tảiđường biển
1.4.2.1 Nghề đánh bắt thủy, hải sản
Đánh bắt thủy, hải sản là nghề nghiệp làm ăn chính và lâu đời của dân cư
Lý Hòa Từ việc đánh bắt thủy sản trên sông (nước lợ) đến việc đánh bắt hải sản
ở biển, để đạt hiệu quả cao, mỗi loại thủy, hải sản đều có phương tiện và kỹ thuậtđánh bắt riêng của nó Kỹ thuật thì lưu truyền, phương tiện thì do tích lũy mà có,
vì vậy “điền tư, ngư chung” gần như nam giới ở Lý Hòa bất cứ ai cũng có thể
biển vời, câu kéo được nhưng không phải ngư dân nào cũng trở nên giàu có nhưnhau Theo dòng lịch sử, ở Lý Hòa luôn có một số người trong cư dân có taynghề giỏi, biết tích lũy và có đủ phương tiện để trở thành chủ vạn Nhìn tổng quátchính lao động của ngư dân mang lại thu nhập chính cho cuộc sống gia đình vàgóp phần vào việc cung ứng nguồn thực phẩm tươi sống bằng hải sản cho dânlàng và các làng lân cận
Nguồn hải sản ở biển Lý Hòa phong phú đa dạng Khi ngọn gió Bắc đemmưa dầm khí rét về là lúc đó người dân Lý Hòa đón một mùa tôm hùm, cá dở
Trang 35Tôm hùm là loại tôm có kích thước khá lớn so với các loại tôm khác, vỏ cứng,thịt tôm màu trắng, hàm lượng đạm cao Đây là món ăn vừa ngon, vừa bổ và hiệnnay cũng là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị Ngoài tôm hùm, ở đây còn cónhiều loại tôm khác như: tôm vang, tôm tít, tôm sú,… đều là những loại có giá trịkinh tế cao và đưa lại thu nhập đáng kể cho các ngư dân.
Nói đến biển Lý Hòa phải kể đến các loại cá Cá ở đây có nhiều loại, cónhững loại mang lại giá trị kinh tế cao Loại cá kể đến trước tiên là cá dở, xuấthiện khi bắt đầu có gió Đông Bắc, rét đậm sau khi biển động mạnh Mùa cá nàytập trung chủ yếu là tháng 11 và tháng 12, trung bình mỗi con nặng khoảng 3kgđến 5kg Cùng với cá dở còn có nhiều loại cá có giá trị khác như cá bè cháy, cángứa, cá vược, cá cam Chính nhờ nguồn hải sản phong phú nói trên mà nghềđánh cá biển ở đây cũng phong phú và đa dạng, gồm các nghề sau:
Nghề làm rút (nghề mành chà cổ truyền)
Đây được coi là một nghề chính của cư dân Lý Hòa, có mặt từ thời điểmthành lập làng Lợi dụng tập tính của các loài cá nổi thường tập trung núp bóng ởcác gò, rạn, vật trôi nổi trong nước, ngư dân thường thả những gốc chà rạo dọcven biển để thu hút các loại cá nổi nhỏ như cá nục, cá chỉ vàng,… khi đàn cá di
chuyển qua, gặp các gốc chà chúng thường tụ tập lại để “dựa bóng” bắt mồi Khi
quan sát thấy đàn cá tụ tập nhiều, người ta lựa chiều gió, hướng nước chảy thíchhợp rồi thả lưới mành để bắt cá Mùa hè đến cũng là lúc mùa nghề rút bắt đầuhoạt động từ tháng 4 đến tháng 9, trọng điểm là từ tháng 4 đến tháng 6 Trongkhoảng thời gian này, thời tiết ổn định, cá về tụ tập sinh sống rất nhiều Loài cácủa nghề này chủ yếu là cá chim, trích, cá nục,… Làm nghề này mỗi đội đánh bắtcần lực lượng khoảng chừng 10 lao động và một thuyền có trọng trải từ 20 tấn –
25 tấn đóng dạng vòng cung, bụng thoải nhằm tăng lượng chở Ngư trường củanghề này gắn với việc trỉa chà làm chủ yếu Chà càng rậm, càng lớn, càng dày thìthu hút càng nhiều cá đến ở Điều đặc biệt là các ngư dân luôn phải làm đẹp chochà để đủ sức quyến rũ các loài cá khó tính Chà đối với cá cũng như khách sạnđối với ngành du lịch vậy, có thể khẳng định rằng: không thể có nghề mành rútnếu không có chà Đối với nghề này, các ngư dân Lý Hòa phải có kinh nghiệm vềquy luật con nước ở từng ngư trường, dựa vào thời điểm của tuần trăng mà đoán
Trang 36định Kỹ thuật mà ngư dân Lý Hòa thường sử dụng là dùng phao để dò tầng nước
và cần phải có một kỹ thuật điều khiển dứt khoát khi giật lưới lên Chính laođộng của nghề rút này góp phần rèn luyện thêm cho con người tố chất nhanhnhẹn, ý thức tự giác và mối quan hệ gắn bó với nhau
Năng suất của nghề này thường khá cao so với các nghề khác Trải qua quátrình lâu dài, ngư dân Lý Hòa đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu trongnghề rút: muốn tỉa chà chính xác phải tính hướng nước chảy để đặt neo, nếu đi từtrong ra phải đặt neo trong trước, sau đó đặt neo ngoài Nước chảy êm, cá thườnghay ăn nổi, nước càng chảy cá càng xuống sâu, phải nhìn nước cho đúng để bỏlưới Để lấy đúng chà theo ý muốn, họ thường lấy các đỉnh núi làm tiêu điểm saocho khoảng cách tạo ra giữa đỉnh núi với chà làm một đường để nhắm vào hướngnúi mà bắt chà
Nghề mành chà trước kia rất phổ biến, nhưng khoảng hơn chục năm trở lạiđây đã bị mai một dần, hiện nay nghề này không còn tồn tại nữa do nguồn lợi hảisản ven bờ giảm sút cùng với các tệ nạn đánh cá bằng chất nổ đã hủy hoại hầuhết các gốc chà Nghề mành chà truyền thống nếu được khôi phục là một trongnhững biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản ven bờ rất hiệu quả
Nghề xăm tủ
Đây cũng là một trong những nghề làm ăn chính của người dân Lý Hòa, vì
thế mà họ thường nói: “làm ăn cả năm không bằng thợ xăm tháng 8”.
Gọi là xăm tủ vì lưới của nghề này thường làm bằng tơ càn, một thứ tơ dệt
rất thô kệch, dần dần được thay thế bằng loại tơ thanh, mịn hơn gọi là “tủ” Phải
chăng tên gọi của nghề này xuất phát từ ý nghĩa đó? Chiều dài một vòng lướixăm tủ khoảng 120 sải, cao 3,5 sải làm thành hai que nối với nhau, ở giữa có mộtcái túi gọi là đày dài khoảng 4 – 5 sải Tất cả đều cấu tạo một cở lưới, mắt lướirất nhỏ, trên vành lưới có buộc phao, phía dưới lưới buộc chì có tác dụng làmlưới chìm sâu dưới nước Xăm tủ là nghề hoạt động gần như quanh năm ở sát bờ.Ngày trước ngư dân phải đóng trại tại bãi biển theo dõi cá hàng ngày để kịp thờiphát hiện ra cá ác lộng mới thu năng suất cao Từ tháng 11 đến tháng chạp âmlịch nước đục thì đánh cá cơm bạc, đến tháng giêng, tháng 2, tháng 3 thì đánh cácơm than, cơm toi, cá đù Tháng 4 bắt đầu đánh cá ne cho đến hết tháng 5, tháng
Trang 376 Tháng 7 thì đánh cá ruội cho đến hết tháng 10 Nói chung tất cả các loại cá áplộng, dù to hay nhỏ thì ngư dân vẫn có thể đánh bắt được Với nghề này người tabủa cá ở làn nước từ 4 – 5 sải, khi phát hiện được những đàn cá đi lên từ dòngnước chảy người ta bủa lưới xuống theo hình bán nguyệt Người ở trong bờ dùngneo nỏ cắm xuống bờ sau đó buộc dây vào neo rồi cùng với người trong thuyềnkéo hai đầu lưới lên Năng suất cá rất cao, có mẻ đạt tới 20 tấn, nghề này đánh cáchủ yếu dựa vào trăng nước, chỉ có người có kinh nghiệm thì mới hiểu được vềcon nước và đem lại hiệu quả cao sau mỗi lần đi biển Hiện nay nghề này vẫn cònđem lại nguồn thu nhập cao cho các ngư dân, nhưng khối lượng đánh bắt thấp,một năm đánh bắt khoảng 30 đến 50 tấn.
Nghề lưới rê
Nghề lưới rê là khái niệm chung chỉ loại nghề đánh bắt dựa trên nguyên tắcdùng lưới thả trôi chắn ngang hướng di chuyển của đàn cá để cá mắc dính vàolưới (thân cá đóng vào mắt lưới) Cũng như nghề xăm tủ, nghề lưới rê hoạt độnghàng năm nhưng mạnh nhất vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5 Sản phẩm của nghềnày chủ yếu là các loại cá ngon như cá thiều, cá nghéo, cá ngừ, cá thu,… Lưới rêđược làm bằng sợi gai, cao khoảng 10 sải, dài 35 – 40 sải, mắt lưới thưa Thuyềnchạy bằng 2 buồm với sức trọng tải 6 tấn, một thuyền thường đi 7 người Kỹthuật quan trọng nhất của nghề này là cần phải xác định được ngư trường vì nghề
rê khơi là một nghề đón đường cá Ngư trường đánh bắt cá của rê khơi không cốđịnh nên không thể dùng chà để nhử cá mà phải luôn luôn di động thật linh hoạttrong việc đón đường cá Vào tháng 10, tháng 11 và tháng chạp người dân biểnthường sử dụng phương pháp đánh lưới nổi vì những tháng này cá thường đi ănnổi So với các nghề khác, nghề rê đơn giản về dụng cụ chài lưới, dễ tu sửanhưng không cho năng suất cao như nghề xăm tủ có mẻ chỉ đánh được khoảng 5
tạ, tuy nhiên về chất lượng cá thì lại vượt hơn hẳn các nghề khác Hiện nay ngưtrường đánh bắt cá khá rộng, từ vùng biển ven bờ ra đến đại dương, tàu thuyềnlưới cản được lắp máy công suất lên tới 155CV Lưới rê các loại hiện nay đượclàm bằng lưới tổng hợp dệt sẵn, nên rất bền
Nghề bủa câu
Trang 38Mùa bủa câu bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến tháng 3 năm sau nhưng chính
vụ của nó là tháng 11 và tháng chạp,… Loại cá chủ yếu của nghề này là cá dở, cáthiều, cá nghéo,… Hai tháng này trời rét đậm, cá đói mồi nên dễ ăn câu Nghềnày đòi hỏi người trên thuyền phải luôn luôn phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhauthật liên hoàn để vừa câu được cá vừa bảo quản cho cá tươi
tụ tập nhiều nhất Tháng 9 và tháng 10 trỉa ở làn nước 37 sải, tháng 11 và thángchạp trỉa ở làn nước 40 – 42 sải Trời rét cá thường đi vào, trời ấm cá thường đi
ra khơi Nghề này khá nguy hiểm với tính mạng của ngư dân bởi mỗi chuyến đikéo dài vài tháng lênh đênh giữa biển, khi dò trúng ngư trường rồi thì từng ngưdân phải tác chiến độc lập trên chiếc thuyền thúng, cách nhau cả cây số Chuyệnkhắc nghiệt của thời tiết, chuyện rủi ro trên biển không ai có thể dự đoán trướcđược, cũng chính vì điều này mà ngư dân rất tin vào sự che chở của thần linh, tintưởng vào cá voi – vị thần hộ mệnh của họ trên biển
Trang 39Nghề bóng khơi ở Lý Hòa hiện nay không còn nhưng các ngư dân lạichuyển sang nghề thả bóng mực Khác với bóng bắt cá, bóng mực có hình chữnhật, xung quanh được bao bằng lưới, một mặt bóng được che bằng lá đùng đình,còn bên trong treo trứng mực làm mồi nhử Nghề này có năng suất cao, một nămkhai thác khoảng gần 100 tấn, 1kg mực lúc cao nhất được 250.000 đồng, vì vậy
mà thu nhập của các ngư dân cũng tương đối cao
Nghề đánh ruốc
Ruốc là đặc sản của biển Lý Hòa, hàng năm cứ từ tháng 6 đến tháng 8 làmùa bắt ruốc Cũng như con cá, ruốc cũng di chuyển sinh sống theo trăng, nước.Tùy theo tuần trăng, theo dòng nước chảy của mỗi khu vực biển mà ruốc có lối đikhông ổn định, lúc thì đi nổi, lúc đi chìm, khi đi thành từng mảng nhưng có lúcchỉ lác đác Có nhiều loại ruốc như ruốc lặn, ruốc kéo, ruốc le, ruốc mức,… Năngsuất nghề này không cao, có năm không đánh bắt được Tuy nhiên ruốc cũng làmột nguồn thu nhập quan trọng của cư dân Lý Hòa Số dân tham ra nghề nàychiếm tới 35% [24;10]
Như vậy nghề đánh bắt hải sản ở Lý Hòa đa dạng, phong phú và là mộttrong những nghề nghiệp chính của cư dân biển Như những gì đã trình bày ởtrên chúng ta thấy kinh tế Lý Hòa truyền thống thuộc loại kinh tế biển trong đóđánh cá giữ vai trò chủ yếu Cũng từ những chuyến lênh đênh trên biển cả màngười dân nơi đây đúc rút cho mình những bài học vô cùng quý giá, tạo nênnhững nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, riêng biệt của cư dân vùng biển
Từ buổi đầu, ngư dân ở đây là làm quen với rất nhiều nghề trong kỹ thuậtđánh bắt hải sản, tùy theo đặc trưng riêng mà có thời gian, công cụ và kỹ thuậtđánh bắt khác nhau Trong giai đoạn khởi nghiệp của mình, công cụ đánh bắt baogồm: thuyền, lưới, câu,… còn ở mức đơn giản thô sơ, lưới chủ yếu dệt bằng tơcàn, thuyền có trọng tải thấp, chạy bằng buồm lá dứa, lá cói ghép lại vì thế ngưtrường đánh bắt chính của họ chỉ quanh quẩn gần bờ nên năng suất không cao.Sau hiệp định Giơnevơ (1954) hòa bình được lập lại, miền Bắc được giảiphóng, trước khi quá độ lên xã hội chủ nghĩa, miền Bắc phải hoàn thành cácnhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và khôi phục kinh tế.Thực hiện chủ trương đó xã Hải Trạch đã tập trung khôi phục nghề đánh bắt
Trang 40thủy, hải sản và nghề vận tải biển Lúc này các Nôốc và các công cụ làm ăn được
tu bổ lại, ngư trường đánh bắt cũng được mở rộng hơn Trên cơ sở đó làng thànhlập bốn tổ sản xuất, được xây dựng thành hai tập đoàn đánh cá là Thượng Hòa vàTrung Hòa Đến năm 1960 trên cơ sở đó Lý Hòa đã xây dựng hợp tác xã ngưnghiệp với 80% hộ dân tham gia [24;75] Tư liệu sản xuất được nhà nước đầu tưcho vay dài hạn nhờ vậy mà các hợp tác xã đã mua sắm đầy đủ phương tiện đánhbắt hải sản cả nghề lộng và nghề khơi, gây thêm không khí tin tưởng, hồ hởi làm
ăn, một phong trào thi đua hăng hái tham gia lao động đã đem tới nhiều kết quả.Bước đầu thu nhập bình quân của xã viên trong năm 1960 – 1961 đã cao hơn ngưdân làm ăn cá thể, phong trào thi đua và hiệu quả sản xuất của hợp tác xã ngưnghiệp đã có tác dụng thôi thúc sự ra đời của các hợp tác xã khác trong xã
Đất nước thống nhất, xã Hải Trạch cùng cả nước khắc phục hậu quả chiếntranh, khôi phục kinh tế Các hợp tác xã được củng cố và hợp nhất lại thành hợptác xã “thống nhất” Lúc này nghề lưới trích được phát triển, nghề lưới rút giảmdần, nghề mành đèn được chú trọng hơn cả Thuyền được lắp máy móc lớn.Nghề đánh cá bước đầu đã được cơ giới hóa dần Sản lượng đánh bắt ngày càngcao, đáp ứng nhu cầu chế biến hải sản và thực phẩm cho dân tại chỗ và trongvùng Đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện rõ rệt
Trước đổi mới, do cơ chế quản lý quan liêu bao cấp nên các hợp tác xãkhông còn được giữ cái vai trò của mình mà đi đến giải thể Do vậy nghề biểncủa làng Lý Hòa lúc này chỉ do ngư dân tự túc sắm ngư cụ để đánh bắt hải sản
mà chủ yếu là nghề lộng Những năm 90 thời kỳ đổi mới, lao động được giảiphóng Các nghề lưới 2, lưới 3, lưới mực được phát triển Một số gia đình cókinh tế thì đóng tàu đánh bắt xa bờ Nghe các cụ có thâm niên trong làng kể lại
có thời điểm tàu xa bờ lên đến 50 – 70 chiếc Nghề lộng đóng “nôốc lô” bủa câu
cá thu, câu cá hố, phát triển bóng ghẹ, bóng mực nang, bơ nẹp, bơ máy câu mựclộng, lưới tôm, lưới 2, lưới 3 Sự cơ giới hóa đi lên của tàu thuyền ngày càngđược phát triển, được trang bị máy có mã lực cao, định vị, bộ đàm, tầm ngư cũngdần được trang bị nhiều hơn ở các tàu Nhờ đó thời gian đánh bắt trên biển dàihơn Chỉ trừ khi có bão còn thông thường ngư dân vẫn bám trên biển kể cả ngàybiển động