tiểu luận lịch sử báo chí việt nam từ năm 1865 đến năm 2015

47 460 1
tiểu luận lịch sử báo chí việt nam từ năm 1865 đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của vấn đề Cách đây 85 năm, ngày 2161925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo Thanh Niên cơ quan của tổ chức Thanh niên cách mạng Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ra số đầu tiên. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định lấy ngày đó là “Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam”. 85 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc biết bao các thế hệ nhà báo đã chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, sát cánh cùng đồng bào, chiến sỹ có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, trên mọi trận tuyến để viết nên những tác phẩm báo chí làm tăng thêm sức mạnh tinh thần và vật chất, cổ vũ toàn quân, toàn dân ta trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, báo chí đã kịp thời phát hiện biểu dương những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát hiện và đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống; chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù; đồng thời đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn xã hội. Báo chí đã thực sự là một lực lượng quan trọng tham gia quản lý đất nước, quản lý xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước và sự quan tâm dìu dắt của Đảng, các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo không ngừng phát triển, vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Suốt 85 năm lịch sử vẻ vang của báo chí cách mạng nước ta, báo chí đã thực sự giữ vai trò người tuyên truyền, cổ động, người tổ chức tập thể, một trong những động lực của phong trào cách mạng, đội quân tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Báo chí là công cụ đắc lực tuyên truyền sâu sắc chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, củng cố nền tảng, hệ tư tưởng vững chắc cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

... gian từ năm 1965 đến nay, lịch sử báo chí Việt Nam đại thể chia làm thời kỳ:  Từ năm 1865 đến năm 1925  Từ năm 1925 đến 1945: thời kỳ chia thành giai đoạn nhỏ: từ 1925 đến 1930, từ 1930 đến. .. 1936-1939  Từ năm 1945 đến 1975: thời kỳ phân thành giai đoạn 1945- 1954, từ 1954-1975  Từ năm 1975 đến năm 1986  Từ năm 1986 đến Lịch sử báo chí Việt Nam Từ 1865 đế 1925 thời kỳ báo chí thực... triển báo chí Việt Nam Báo chí Việt Nam đời muộn đến ba trăm năm so với nước phát triển Mãi đến năm 1865, ấn phẩm định kỳ Tiếng Việt, tờ Gia Định Báo mắt bạn đọc Sài Gòn Lúc xã hội Việt Nam trải

Ngày đăng: 16/09/2018, 17:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I/ PHẦN MỞ ĐẦU

  • 4/ Đối tượng nghiên cứu

  • II/ PHẦN NỘI DUNG

  •  Từ năm 1865 đến năm 1925

  • Từ năm 1986 đến nay, có thể nói đây là chặng đường phát triển toàn diện nhất của báo chí Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của báo chí trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước, trong đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá ta trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò của báo chí trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, phát huy truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, phê phán những hiện tượng tiêu cực, tham ô tham nhũng... đang diễn ra trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, báo chí cũng đã cổ vũ tích cực cho những phong trào, đơn vị làm ăn tiên tiến, những nhân tố mới, những gương người tốt việc tốt, có nhiều thành tích tiêu biểu được xã hội công nhận.

  • Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta lại càng thấy rõ hơn vai trò của báo chí và sử dụng báo chí như một công cụ sắc bén để tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách mới của Đảng đến với nhân dân. Nhiều chủ trương mới của Đảng như việc thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chiến lược kinh tế những năm 1986-1990, cụ thể là việc thực hiện ba chương trình kinh tế lớn tăng, đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp... đã được Đảng chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, gắn chặt với thực tế đang diễn ra ở mỗi đơn vị, địa phương. Những nội dung này đhã được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội VI của Đảng.

  • Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng, đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới; phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ các nhân tố mới...

  • Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của quần chúng. Trình độ mọi mặt của nhân dân ngày càng cao đòi hỏi báo chí và các phương tiện khác phải đảm bảo tính chân thực, nâng cao chất lượng, tăng cường tính quần chúng và tính chiến đấu, khắc phục tình trạng giản đơn, đơn điệu, hời hợt, sáo rỗng, một chiều.

  • Có thể nói rằng, so với các giai đoạn trước đó, báo chí của chúng ta giai đoạn 1986-1990 đã có sự chuyển biến rõ rệt về tư duy cũng như cách nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. Trước đây, Đảng thường coi báo chí là một công cụ nặng về tuyên truyền các chủ trương, chính sách, thì giờ đây Đảng ta coi báo chí là một công cụ, một kênh thông tin quan trọng gắn kết chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, vừa để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa để lãnh đạo và quản lý đất nước. Qua các kênh thông tin của báo chí, nhân dân đã nói lên được những tâm tư, nguyện vọng của mình tới các cơ quan chức năng, các vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Có thể nói rằng, nhờ việc đổi mới tư duy và cách nhìn nhận của Đảng ta đối với báo chí, mà báo chí trong điều kiện mới có cơ hội để phát huy tốt hơn tính dân chủ, tự cởi trói mình để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng trong công cuộc đổi mới của đất nước.

  • Các tờ báo điển hình giai đoạn này: Báo Văn nghệ vốn nặng về thông tin văn học nhưng cũng phản ánh khá đầy đủ về công cuộc đổi mới đất nước. Ngoài các thông tin về những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, báo đã mở chuyên mục “Ý kiến bạn đọc”, lấy nhiều ý kiến của nhân dân, các nhà văn, nhà thơ đóng góp cho công cuộc đổi mới đất nước. Cũng trong thời gian này, báo đã phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức cuộc thi viết về thể loại bút ký nhằm tuyên dương người tốt việc tốt, những người lao động miệt mài xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời phê phán những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra trong đời sống xã hội.

  • Báo Đại đoàn kết, cơ quan ngôn luận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 50 năm (tiền thân là báo Cứu quốc) đã được sự yêu mến của bạn đọc trong và ngoài nước. Tiếp thu truyền thống của những tờ báo tiền thân, báo Đại đoàn kết không ngừng cải tiến nội dung cũng như hình thức trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần tạo nên sức mạnh cho công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, báo Đại đoàn kết cũng đã chú trọng phản ánh với Đảng, Nhà nước những kiến nghị, đề xuất của tầng lớp nhân dân, giúp Đảng và Nhà nước kịp thời sửa chữa sai lầm, bổ sung thiếu sót, nhất là trong những vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra. Mặt khác, đi đôi với việc biểu dương nhân tố mới, điển hình mới, những kinh nghiệm làm ăn giỏi của nhân dân, báo còn góp phần đấu tranh chống tiêu cực, chống các tệ nạn ức hiếp, trù dập quần chúng, vi phạm quyền công dân, thông tin những vấn đề sôi động, những sự kiện lớn trong nước và quốc tế, vạch trần âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch chống phá nước ta trên đường đổi mới.

  • Báo chí nước ta giai đoạn này có những đổi mới trên nhiều bình diện, điều đáng nói trước tiên là trong giai đoạn này, đội ngũ nước ta, cả chuyện nghiệp lẫn không chuyên đã có sự lớn mạnh hơn nhiều so với đội ngũ nhà báo các thời kỳ trước đó. Với sự lớn mạnh và trưởng thành như vậy, họ đã phát huy và đóng góp tích cực của mình trong công cuộc đổi mới đất nước. Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, đội ngũ những người làm báo đã có sự đổi mới trong tư duy cũng như phương thức làm báo, tư duy khác trước, các vấn đề thường được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều hướng, nhiều chiều, phát huy được tính khách quan trong hoạt động báo chí. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội đã được nhà báo dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đưa ra trước công luận nên đã được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo công chúng. Nhà báo cũng trở nên khẩn trương hơn trong tác nghiệp, đưa tin, viết bài và bình giá các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

  • Báo chí giai đoạn này cũng tỏ ra năng động hơn, nhạy bén hơn trong tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Qua đó, giúp nhân dân có được nhận thức đúng đắn, thực hiện tốt hơn những quyết sách mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong công cuộc đổi mới đất nước.

  • Báo chí bám sát thực tiễn, phản ảnh sự đổi mới hàng ngày, hàng giờ của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống. Nhiều nhà báo không ngại đi sâu, đi sát cơ sở, phản ánh kịp thời các vấn đề nảy sinh, từ đó giúp Đảng và Nhà nước có được những chủ trương phù hợp, sát với tình hình thực tế. Đây có thể xem là đóng góp lớn nhất của báo chí nước ta thời kỳ này.

  • Cùng với sự đổi mới về nội dung, trong giai đoạn này báo chí đã có nhiều đổi mới về hình thức: từ cách trình bày đến các chuyên trang, chuyên mục cũng có sự cải tiến để phục vụ tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền về công cuộc đổi mới đất nước. Giai đoạn này cũng xuất hiện thêm nhiều thể loại, tiêu biểu là xã luận, chính luận, điều tra...

  • Trong giai đoạn này, ngôn ngữ báo chí đã có sự thay đổi rõ rệt. So với báo chí giai đoạn trước đó, lớp ngôn ngữ chính trị và lớp ngôn ngữ thường ngày đã xuất hiện đậm đặc trên mỗi trang viết, bài báo, bám sát những chủ trương đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhiều khái niệm, thuật ngữ mới trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, đều được đề cập và giải thích rõ ràng mà báo chí các giai đoạn trước đó chưa có hoặc đã có nhưng chưa đề cập sâu sắc.

  • Với chức năng và vai trò của mình, báo chí nước ta giai đoạn này đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử, góp phần đắc lực vào việc thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới đất nước.

  • Sau thành công của báo chí những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước đã mở ra con đường tiếp theo cho hoạt động báo cí của nước ta những năm sau đó, tạo tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục công cuộc đổi mới đất nước, đấu tranh chống lại các thế lực thù địch từ bên ngoài đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá nước ta trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng, cũng như con đường đi lên CNXH ở nước ta.

  • 4/ Những cống hiến đáng ghi nhận

  • III/ PHẦN KẾT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan