1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN Lịch sử Báo chí: Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam trước năm 1925

19 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 102,23 KB

Nội dung

MỤC LỤC I – LỜI NÓI ĐẦU 1 II – NỘI DUNG 3 1. Các khái niệm 3 2. Những điều kiện cho sự ra đời của báo chí ở Việt Nam 3 2.1 Những biến động về chính trị – xã hội nửa cuối thế kỷ 19 3 2.2. Những biến động về tư tưởng 4 2.3. Sự ra đời của chữ quốc ngữ. 4 3. Các giai đoạn báo chí Việt Nam trước năm 1925 5 3.1. Báo chí giai đoạn 186199: thời kỳ khởi lập: 5 3.2. Báo chí giai đoạn 190013: thời kỳ bị hạn chế 6 3.3. Báo chí giai đoạn 19131924: thời kỳ phát triển 7 4. Đặc điểm nổi bật của Báo chí Việt Nam trước 1925 11 4.1. Là giai đoạn khởi đầu của nền Báo chí Việt Nam. 11 4.2. Là thời kì hoạt động đặc biệt của Báo chí Việt Nam. 13 4.3. Báo chí hoạt động với nhiều khuynh hướng khác nhau. 14 IV – KẾT LUẬN 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17  

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA BÁO CHÍ

TIỂU LUẬN Môn: Lịch sử Báo chí

Đề tài: Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam trước năm 1925

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Thanh Tịnh Sinh viên : Vũ Thị Phương Thảo

Hà Nội - 2017

Trang 2

MỤC LỤC

I – LỜI NÓI ĐẦU 1

II – NỘI DUNG 3

1 Các khái niệm 3

2 Những điều kiện cho sự ra đời của báo chí ở Việt Nam 3

2.1 Những biến động về chính trị – xã hội nửa cuối thế kỷ 19 3

2.2 Những biến động về tư tưởng 4

2.3 Sự ra đời của chữ quốc ngữ 4

3 Các giai đoạn báo chí Việt Nam trước năm 1925 5

3.1 Báo chí giai đoạn 1861-99: thời kỳ khởi lập: 5

3.2 Báo chí giai đoạn 1900-13: thời kỳ bị hạn chế 6

3.3 Báo chí giai đoạn 1913-1924: thời kỳ phát triển 7

4 Đặc điểm nổi bật của Báo chí Việt Nam trước 1925 11

4.1 Là giai đoạn khởi đầu của nền Báo chí Việt Nam 11

4.2 Là thời kì hoạt động đặc biệt của Báo chí Việt Nam 13

4.3 Báo chí hoạt động với nhiều khuynh hướng khác nhau 14

IV – KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

I – LỜI NÓI ĐẦU

Báo chí Việt Nam tuy mới phát triển trên hơn 1 thế kỉ nhưng thực sự đã

có nhiều thành tựu, với những chặng đường lịch sử đáng ghi nhớ Khoảng thời gian giữa 2 cuộc Thế chiến từ 1918-1939 là thời kì phát triển khá thịnh vượng đầu tiên của báo chí Việt Nam […] Thời kì trước năm 1925, báo chí phát triển với nhiều khuynh hướng khá phức tạp Có khuynh hướng tiến bộ đấu tranh cho công bằng và sự phát triển của xã hội; có khuynh hướng cải lương, thỏa hiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội; và cũng có khuynh hướng nô dịch làm công cụ phát

ngôn cho chế độ thực dân thống trị[1] Tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện

vào giữa thế kỉ XIX, khởi đầu là tờ Gia Định báo (ra số đầu tiên vào ngày 1/4/1865) Đây là phương tiện truyền thông đầu tiên hoàn toàn mới mẻ, làm cho tiếng Việt có cơ hội phổ biến trong dân, chấm dứt thời kỳ e dè, trì trệ mấy trăm năm về trước Trước đó, năm 1862 đã ra đời tờ báo công khai của quân đội viễn chinh Pháp ở Nam kỳ bằng tiếng Pháp Bulletin Officiel de I’expedition de la Cochinchine Sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, và nhất là những năm 20 của thế kỉ XX, báo chí Việt Nam đã có những sự phát triển quan trọng vượt bậc

Báo chí Việt Nam ngày càng giữ vai trò đặc biệt trong việc nâng cao trình

độ mọi mặt của nhân dân Báo chí đảm bảo thông tin cho nhân dân về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội và đời sống xung quanh với một phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình thành dư luận đúng đắn Mặt khác, báo chí tham gia vào quá trình tìm tòi, phát hiện những con đường, phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống

Nhìn lại nền báo chí nước nhà từ khởi thủy cho đến trước năm 1925, chúng ta có thể thấy rằng giai đoạn khởi nguyên của Báo chí Việt Nam đã phát triển rất phong phú với đa dạng các phong cách, khuynh hướng khác nhau Và nếu như quan điểm rằng: “Lịch sử báo chí như một bộ phận của lịch sử dân tộc…Báo chí là người thư kí trung thành của cuộc sống, phản ánh toàn bộ những

biến động của lịch sử dân tộc”[2] thì giai đoạn này nền Báo chí có nhiều biến

động nhất do những nhân tố của lịch sử Trong suốt thời kì phát triển, báo chí Việt Nam trong giai đoạn này đã để lại cho những người làm báo đời sau nhiều

Trang 4

kinh nghiệm quý báu Đó là bài học về cách làm báo trong hoàn cảnh chiến tranh, bị bọn Thực dân kiểm duyệt gắt gao; là phương pháp làm báo trong khi những điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, thậm chí mới manh nha xuất hiện….Tất cả những lý do này cho thấy sự quan trọng khi thực hiện khảo sát, nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm từ giai đoạn báo chí Việt Nam trước 1925

Tiểu luận tìm hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam trước 1925 giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về báo chí nước nhà trong thời kì đó,

và từ những kinh nghiệm được rút ra, những người quan tâm đến “quyền lực thứ tư” sẽ tổng kết nên những phương pháp thích hợp cho việc xây dựng một nền báo chí Việt Nam hiện đại thực sự phát triển Đề tài của tiểu luận này không phải là một vấn đề mới phát hiện mà là tổng hợp từ những điều đã có để rút ra vấn đề Trong quá trình nghiên cứu, triệt để sử dụng các phương pháp phân tích,

hệ thống, tổng hợp, so sánh

Tiểu luận này mang tính tổng hợp cao Tất nhiên còn sơ lược và phần nào khô khan Nhưng vẫn muốn cho người đọc thấy một điều rằng: “Về một ý nghĩa nào đó, lịch sử báo chí còn là một khoa học bổ trợ cho lịch sử hiện đại và đương đại Là tư liệu lưu trữ hàng ngày….Là nhân chứng và là người trong cuộc của đời sống quốc gia và quốc tế, báo chí là những tư liệu phong phú vô kể, song rất khó sử dụng Lịch sử báo chí ngoài chức năng đầu tiên là dựng lại đời sống báo chí, làm rõ vai trò của nó đối với sự tiến hóa của xã hội, dường như còn một chức năng phụ nữa là giúp các nhà sử học sử dụng được những gì báo chí ghi

lại”[3].

Hy vọng nhận được lời đóng góp, nhận xét của cô giáo cùng các bạn để tiểu luận này thực sự trở thành một tài liệu học tập được sử dụng, phục vụ trong quá trình học tập môn học

[1] Hà Minh Đức, Cơ sở lí luận báo chí- đặc tính chung và phong cách,

Nxb Đại học Quốc Gia- Hà Nội,2000, trang 211.

[2] Phạm Hồng Duy, Lịch sử Báo Chí- phần I, Tài liệu nghiên cứu của

Khoa báo chí trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình, trang 24.

[3] Pierre albert – Lịch sử Báo chí, Nxb Thế giới, Hà Nội 2003

Trang 5

II – NỘI DUNG

1 Các khái niệm

- Báo chí: Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), hay còn có tên gọi cũ là tân văn nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm

- Khái niệm báo chí Việt Nam được cho là bắt đầu từ khi tờ Gia Định báo ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn Lịch sử báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với khá nhiều thăng trầm do tác

động của các điều kiện lịch sử, xã hội

2 Những điều kiện cho sự ra đời của báo chí ở Việt Nam

2.1 Những biến động về chính trị – xã hội nửa cuối thế kỷ 19

* Chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn, triều Nguyễn lạc hậu, kém cỏi cả về kinh tế, chính trị – xã hội

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, các cuộc khởi nghĩa nổ ra và nhanh chóng bị dấm trong biển máu

- Người Pháp đến với kế hoạch xâm lược nước ta và bắt đầu bằng con đường truyền giáo, Việt Nam mở cửa thông thương với nước ngoài

- Giai cấp phong kiến tan rã, sự phân hoá các giai tầng trong xã hội đã làm nảy sinh một tầng lớp người Việt Nam mới: những viên chức người Việt làm việc trong bộ máy Nhà nước do Pháp bảo hộ Đây là tầng lớp tri thức cấp tiến, chịu ảnh hưởng khá sâu sắc những nếp sinh hoạt của phương Tây, đặc biệt là thói quen tiếp nhận Do vậy, họ đã nảy nở ý nghĩa: Phải làm một tờ báo cho đồng bào mình đọc

* Cùng với kế hoạch thôn tính nước ta người Pháp bắt đầu mở mang một loạt các trung tâm, đô thị ở Việt Nam Đây cũng chính là căn nguyên làm nảy sinh tầng lớp thị dân mới (dân thành thị) với nhu cầu cao hơn về thông tin Họ trở thành độc giả đầu tiên của báo

Trang 6

2.2 Những biến động về tư tưởng

* Bộ máy nhà nước phong kiến bị phân hoá thành ba phái cơ bản Đó là: Nhóm chủ chiến (các sĩ phu yêu nước); phái chủ hoà (vua Tự Đức); phái trung gian (đội ngũ trí thức phong kiến) Cả 3 phái đều tìm mọi cách để tuyên truyền, tranh thủ lực lượng Các cuộc tranh cãi, bất hoà luôn xảy ra từ trung ương tới địa phương Tuy nhiên cả 3 phái đều gặp nhau ở một điểm là: Cần có phương tiện tuyên truyền, ý thức được sức mạnh của báo chí, nên tất cả đều ủng hộ

=> ý thức hệ phong kiến đã dần dần nhường chỗ cho ý thức hệ mới tiến

bộ hơn, phù hợp với văn minh thời đại hơn, đó là ý thức hệ dân chủ tư sản

* Lúc này, cuối thế kỷ 19, dân tộc ta có 2 nhiệm vụ lịch sử : canh tân xứ

sở và chống xâm lăng Để thực hiện 2 nhiệm vụ này, không thể không có báo chí truyền thông Có thể nói những biến động về tư tưởng là điều kiện chủ quan đối với sự ra đời của báo chí

2.3 Sự ra đời của chữ quốc ngữ.

- Chữ quốc ngữ xuất hiện cuối thế kỷ 17 do việc truyền đạo của các giáo

sĩ phương Tây gặp 2 khó khăn (thiếu phương tiện truyền đạt và phong trào Tả đạo của triều Nguyễn) Vì vậy, các nhà truyền giáo đã có một sáng kiến: La tinh hoá tiếng Việt Công cuộc kéo dài hàng thế kỷ, chia thành 2 giai đoạn: Trước và sau Alêch-xăng-đơ-rốt- người có công trong việc khai sinh ra chữ quốc ngữ và ông cũng là người đầu tiên soạn từ điển tiếng Việt

- Sau A-lếch-xăng-đơ-rốt, chữ quốc ngữ phát triển rất nhanh, trở thành phương tiện của báo chí và văn học hiện đại Từ đó chữ Hán và chữ Pháp bị mất

vị trí độc tôn ở Việt Nam Các nhà báo có tinh thần dân tộc đã lãnh thêm một trách nhiệm lịch sử : không ngừng phổ cập chữ quốc ngữ, tìm mọi cách để phát huy tính năng của nó.4 Sự xuất hiện các phương tiện in ấn và hỗ trợ

- Những bộ chữ đúc thay thế lối in khắc bộ

- Máy in mới ra đời thay thế cho máy in thủ công

- Người Pháp mở mang một hệ thống giao thông xuyên Việt: đường bộ và đường sắt.- 1862, đường dây điện thoại đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nối Sài Gòn – Biên Hoà 1863, Bưu điện Sài Gòn được thành lập; 1894, đường dây viễn

Trang 7

thông Bắc – Nam đã hoàn thành; 1899, hệ thống máy điện thoại được sử dụng toàn dân…- 1929: cầu hàng không đầu tiên Sài Gòn – Pari được thiết lập, giải thoát tình trạng bế quan toả cảng cho báo chí

=> Đây là những điều kiện cần và đủ cho một nền báo chí ở Việt Nam xuất hiện

3 Các giai đoạn báo chí Việt Nam trước năm 1925

3.1 Báo chí giai đoạn 1861-99: thời kỳ khởi lập:

Khởi đầu, có thể nói việc thành lập nền báo chí ở Việt Nam hoàn toàn do

ý đồ chánh trị của chánh quyền bảo hộ Pháp muốn sử dụng báo chí làm phương tiện để cai trị

Sau khi đặt chân được lên Gia Định, vừa nỗ lực dẹp tan các cuộc phản kháng của người Việt và mở rộng vùng chiếm đóng, người Pháp vừa nhanh chóng thiết lập chế độ chánh trị thuộc địa, trong đó hệ thống báo chí được hình thành nhằm đáp ứng các mục tiêu: thông tin thời sự, phổ biến Pháp ngữ và quốc ngữ, dùng báo chí làm công cụ tuyên truyền và phô trương nền văn minh nước Pháp, lôi kéo thu hút đối tượng trí thức bản xứ

Giai đoạn từ 1861 đến 1898, báo chí ở Việt Nam còn trong thời kỳ phôi thai Hầu hết các báo đều do người Pháp chủ trương dưới hình thức công báo hoặc báo tư nhân do chánh quyền ngầm hỗ trợ và được hưởng qui chế luật tự do báo chí 1881 của Pháp Những người Pháp đứng ra kinh doanh, phụ trách hoặc chủ trương báo chí trong thời kỳ này là Ernest Potteaux, Pierre Jeantet, Francois Henri Schneider, Ernest Babut, Georges Ganas… Báo thường in bằng hai, ba thứ chữ: Pháp ngữ, Hán ngữ, quốc ngữ Độc giả rất ít, phần lớn là công chức Giá báo khá mắc dù đã được nhà cầm quyền tài trợ

Về nội dung, phần lớn trang báo dùng đăng tải các nghị định, chỉ thị của chánh quyền trung ương phổ biến xuống các cấp địa phương Tin tức thời sự còn

ít và chưa thu hút người đọc Thỉnh thoảng trên báo xuất hiện một số bài khảo cứu, sưu tầm, văn nghệ, nhưng văn chương còn vụng về Về hình thức, kỹ thuật

in ấn và trình bày còn thô sơ Lúc đầu người Pháp đem máy in chữ Pháp sang

Trang 8

Sài Gòn, sau đó đúc thêm các mẫu chữ quốc ngữ và Hán ngữ đưa sang để in báo quốc ngữ, Hán ngữ

Báo chí thời kỳ khởi lập có vai trò thúc đẩy một bộ phận người Việt trí thức và lớp trên học thông thạo chữ quốc ngữ và Pháp ngữ, sau đó ảnh hưởng đến lớp trung lưu và thị dân, góp phần rất quan trọng hình thành nền văn chương học thuật Việt Nam hiện đại

Tờ báo đầu tiên phát hành ở Đông Dương là Bulletin Officiel de L’expedition de la Cochinchine (Thành tích biểu viễn chinh Nam Kỳ), do đích thân chuẩn đô đốc Louis Adolphe Bonard làm chủ báo Khi từ Pháp sang Sài Gòn, Bonard đem theo máy in, chữ in Pháp, thợ in, đến ngày 29-9-1861 bắt đầu phát hành số công báo đầu tiên Nhưng công báo chỉ lưu hành trong nội bộ quân Pháp vì lúc đó ít người Việt đọc được chữ Pháp Năm sau, Bonard phát hành tiếp công báo Le Bulletin des Communes bằng Hán ngữ nên phổ biến hơn, phát xuống cho chánh quyền các địa phương miền Đông Nam Kỳ Tờ báo thứ ba là Bulletin officiel de la Cochinchine française (Công báo Nam Kỳ thuộc Pháp), đăng những thông tin phục vụ cuộc chiếm đóng và cai trị thời kỳ đầu tại Nam

Kỳ Tờ báo thứ tư là Le Courrier de Saigon bắt đầu đăng thêm mỗi số một phụ trang văn học, lịch sử và những trang tư liệu phục vụ và kêu gọi đầu tư thương mại từ Pháp vào vùng Viễn Đông

3.2 Báo chí giai đoạn 1900-13: thời kỳ bị hạn chế

Những năm cuối thế kỷ 19, chế độ bảo hộ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã được thiết lập tương đối hoàn chỉnh Công cuộc khai thác thuộc địa bắt đầu được đẩy mạnh Báo chí trong nước và ở Pháp liên tiếp có nhiều bài phản ánh tệ trạng hà khắc, bóc lột nặng nề của bộ máy cai trị đối với dân chúng thuộc địa Các cuộc phản kháng võ trang của phong trào Cần Vương và Văn Thân hầu như bị dẹp tan, nhưng giới trí thức tiến bộ bắt đầu chuyển hướng mạnh sang mặt trận chánh trị và văn hóa, mà trận địa là báo chí, với đội ngũ văn bút người Việt đông đảo hơn trước

Lo ngại với tình hình trên, toàn quyền Paul Doumer kịch liệt yêu sách Chánh phủ Paris ngưng áp dụng Đạo luật Tự do báo chí 1881 ở Đông Dương

Trang 9

Ngày 30-12-1898, tổng thống Pháp Félix Faure ra sắc lệnh, qui định chế độ báo chí áp dụng đối với Đông Dương, giao cho toàn quyền Đông Dương được quyết định cho phép hay cấm đoán các tờ báo không phải bằng Pháp ngữ và không do người Pháp chủ trương, cùng với nhiều quyền hạn kiểm soát quản lý báo chí rộng lớn khác, bất chấp Đạo luật Tự do báo chí 1881 được Quốc hội Pháp thông qua

Những năm đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ phổ biến khá rộng khắp ở Việt Nam Bộ mặt kinh tế, xã hội, văn hóa có nhiều thay đổi nhảy vọt so với thế kỷ trước Rất đông trí thức tân học xuất hiện, trong đó nhiều người muốn sử dụng văn bút và mặt trận văn học, báo chí làm phương tiện tuyên truyền, kích động quần chúng kháng Pháp, nhất là trong phong trào vận động Duy Tân (1904-08)

và Việt Nam Quang Phục Hội (1912-16) Ngược lại chánh quyền thuộc địa Pháp cũng muốn tiếp tục tận dụng phương tiện báo chí theo chiều hướng có lợi cho việc cai trị và khai thác thuộc địa nên, càng nỗ lực hạn chế và cấm đoán các hành vi phản kháng trong giới văn báo bản xứ

3.3 Báo chí giai đoạn 1913-1924: thời kỳ phát triển

Năm 1911, Albert Sarraut sang làm toàn quyền Đông Dương Trước khi bước vào con đường chánh trị, Sarraut từng là một nhà báo, làm biên tập viên thường trực tờ La Dépêche du Midi ở Toulouse, do đó muốn sử dụng báo chí cho mục đích chánh trị Bắt đầu thực hiện chánh sách ve vãn thuộc địa, tuyên bố Pháp Việt đề huề, song song với việc nới lỏng chánh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Sarraut chủ trương nới lỏng báo chí rõ rệt từ năm 1913, mong dùng báo chí làm công cụ phản tuyên truyền đối phó với phong trào cách mạng trong nước và sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Hoa và Đức sang Việt Nam thời đó

Thời kỳ 1913-18, việc nới lỏng báo chí còn cầm chừng, có tánh cách thử nghiệm, dò dẫm Việc kiểm duyệt vẫn duy trì gắt gao Trước và trong Đệ nhất thế chiến, tại Việt Nam nổ ra nhiều cuộc bạo động võ trang như: phong trào Hội Kín Nam Kỳ năm 1913, bạo động của Việt Nam Quang Phục Hội ở Huế và Trung Kỳ năm 1916, cuộc nổi dậy của binh lính và tù chánh trị Thái Nguyên năm 1917… Báo chí trong nước hầu như không tờ nào được tỏ thái độ ủng hộ

Trang 10

phong trào kháng Pháp, hoặc nhân lúc Pháp sa lầy trong thế chiến để vận động giải phóng dân tộc Ngược lại, có tờ báo còn hô hào Rồng Nam phun bạc đánh

đổ Đức tặc, kêu gọi góp người và của sang châu Âu giúp Pháp đánh Đức Tin tưởng vào sự kiểm soát có hiệu quả nền báo chí thuộc địa, các toàn quyền sau

Đệ nhất thế chiến an tâm phóng tay phát triển mạnh mẽ hệ thống báo chí Việt ngữ

Sau khi chiến thắng trong Đệ nhất thế chiến, kinh tế Pháp và Đông Dương nhanh chóng khôi phục và phát triển mạnh Giới tư sản bản xứ bắt đầu hình thành và phát triển Đội ngũ trí thức tân học ngày càng đông đảo Nhiều loại hình kinh tế, văn hóa, nghệ thuật phát triển mạnh hoặc mới xuất hiện như công nghiệp, điện ảnh, thoại kịch, thể dục thể thao, tân nhạc, thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn…

Từ đó, xã hội hình thành nhiều tổ chức, đảng phái chánh trị, tổ chức kinh

tế, nghiệp đoàn, trường phái văn chương, nghệ thuật… Mỗi tổ chức, lãnh vực đều muốn thể hiện tiếng nói của mình qua báo chí để thỏa mãn và hoàn thành mục tiêu trong xã hội Chữ quốc ngữ phổ biến rộng khắp Sự phát triển kinh tế làm các đô thị tập trung đông dân cư hơn Sài Gòn – Chợ Lớn từ 200.000 dân đầu thế kỷ, đến năm 1920 tăng lên 300.000 dân Hà Nội năm 1920 có khoảng 120.000 dân Các tỉnh lỵ khác mỗi nơi cũng tập trung từ 20.000 đến 100.000 dân Điều này làm tăng đối tượng độc giả báo chí nhiều hơn trước

Ba đối tượng quyết định sự phát triển báo chí là lực lượng độc giả, lực lượng văn bút và hệ thống nhà in, sau Đệ nhất thế chiến đều phát triển mạnh hơn trước Dân chúng, nhất là ở các đô thị, ngày càng quan tâm đến thời cuộc và thích đọc sách báo Thành phố Sài Gòn là đô thị lớn nhất Việt Nam về mọi phương diện Điều kiện ra báo và chế độ kiểm duyệt ở Sài Gòn và Nam Kỳ tuy cũng bó buộc, nhưng được xem là lãnh thổ đồng đẳng của Pháp nên vẫn không quá gắt gao như ở Bắc và Trung Kỳ Vì thế, ở Sài Gòn tập trung rất nhiều báo chí, nhà in, nhà xuất bản và hầu hết báo chí chánh trị đối lập thời đó đều chỉ tập trung ở Sài Gòn Trung tâm báo chí thứ hai là Hà Nội cũng có nhiều báo, nhưng

đa số là báo thông tin thời sự hoặc chuyên về văn học, lịch sử, kinh tế Các

Ngày đăng: 05/07/2017, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chỉ thị số 08 CT/TW ngày 31-3-1992 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản Khác
2. Hà Minh Đức, Cơ sở lí luận báo chí- đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc Gia- Hà Nội,2000 Khác
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 80 năm báo chí Cách mạng Việt Nam- những bài học lịch sử và định hướng phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Phạm Hồng Duy, Lịch sử Báo Chí- phần I, Tài liệu nghiên cứu của Khoa báo chí trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình Khác
5. Pierre albert – Lịch sử Báo chí, Nxb Thế giới, Hà Nội 2003 Khác
6. Tạ Ngọc Tấn- Cơ sở lý luận báo chí, NXB lý luận chính trị, Hà Nội 2000 Khác
7. Trịnh Thị Bích Liên, Đề cương bài giảng Lịch sử báo chí Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền ,Hà Nội 2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w