1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tieu luan lich su bao chi việt nam cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo trần huy liệu

30 218 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU I. Tiểu sử cuộc đời của Trần Huy Liệu: Thế là gần một phần ba thế kỷ đã qua đi. Cả quãng thời gian dài đằng đẵng đó bạn bè, gia đình không còn được thưởng thức, suy tưởng trước những bài viết thâm thuý, sâu sắc, uyên bác, đầy khí phách nhưng cũng chan chứa tình cảm cách mạng của người anh cả Trần Huy Liệu. Đứng trước hộp “phích” mang tên ông tại thư viện Sử học, người ta thấy choáng ngợp về những trước tác, bút lục của ông. Vậy mà, đó mới chỉ là một phần nhỏ. Còn biết bao tác phẩm văn học, công trình nghiên cứu khoa học, những bài báo trôi nổi khắp nơi hoặc chưa được công bố, tìm hiểu. Chỉ cần với chừng ấy thôi cũng đủ làm tên tuổi ông trở nên lớn lao. Có lẽ phải nhiều năm nữa, người ta mới hiểu hết về con người Trần Huy Liệu. Trần Huy Liệu sinh ngày 5.11.1901 (tức 13.10 Tân Sửu) tại làng Vân Cát huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một gia đình nghèo có truyền thống nho học. Vùng đất đầy cát và nắng gió chỉ có khoai sắn này không chỉ nổi tiếng là quê hương bà chúa Liễu Hạnh mà còn là nơi sản sinh ra bao người con ưu tú của dân tộc. Vì được thừa hưởng nếp nhà với người cha nghiêm khắc, nổi tiếng dữ đòn, được tiếp xúc sớm với các quan điểm yêu nước của cha anh, ngay từ nhỏ, Trần Huy Liệu đã bộc lộ trí thông minh, tính cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói cũng như các bài viết trong quá trình hoạt động của mình. Nối chí người anh ruột, ngay từ khi 17 tuổi (1918), Trần Huy Liệu đã có một số bài viết gửi đăng trên các tờ Nam Phong, Thực Nghiệp dân báo. Những bài viết thời kỳ này, nói chung còn non nớt, chưa bộc lộ rõ khuynh hướng chính trị, tuy đã ít nhiều mang màu sắc yêu nước. Khoảng 20 tuổi, vừa xây dựng gia đình xong, ông xuống Hải Phòng rồi vào Nam cùng thầy học là cụ Bùi Trình Khiêm. Ông ra đi vì không chịu nổi sự bức bối, tù hãm của làng quê, đi vì thế giới bên ngoài đang sôi sục, vì chí trai thúc giục phải thoát ra khỏi đời sống dung tục, tầm thường. Bơ vơ nơi đất khách quê người, bản thân lại ốm đau vì không quen thung thổ, ông phải làm đủ nghề để sống từ phụ may đến học làm con dấu. Rồi trong lúc chán chường vì đói, vì bệnh tật, ông viết bài, làm thơ gửi đăng báo với khẩu khí: Tráng sĩ đau lòng thân ỷ lại. Anh hùng thẹn mặt cảnh vô nhan Mặc dầu ai biết, ai không biết Mắt thiết nào trông thấy ruột gan Và thế là Trần Huy Liệu đã trở lại với làng báo qua bút danh Đẩu Nam quen thuộc. Vào những năm đầu của thập kỷ 20, một số trước tác của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu được lén lút đưa vào Việt Nam đã gây xao động tâm tưởng các nhà nho cấp tiến, trong đó có Trần Huy Liệu. Nhiều người coi các tập Ẩm Băng Thất, Trung Quốc Hồn, những tập du ký của hai tác giả nói trên như sách gối đầu giường. Quan điểm hướng ngoại của Lương Khải Siêu, đặc biệt là sự ra đời Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu đã có tác động mạnh đến tư tưởng thanh niên thời bấy giờ. Một số bài viết của Trần Huy Liệu trên các tờ Nông Cổ Mín Đàm (1924), Đông Pháp thời báo (1925 1926) đều nhằm cổ động cho phong trào “Mưa Âu gió Mỹ” nhằm chống lại phái bảo thủ khư khư với thứ Nho giáo đã lỗi thời “Thủ tử thiên đạo”. Vào những năm này ở Việt Nam, đặc biệt là tại Nam Kỳ xuất hiện nhiều biến cố lịch sử lớn. Vụ bắt bớ rồi đem ra xét xử Phan Bội Châu, cái chết của chí sĩ Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh thần tượng của thanh niên thời bấy giờ bị bỏ tù là những đề tài để Trần Huy Liệu và bạn bè viết bài công kích nhà cầm quyền. Do chưa có quan điểm chính trị rõ ràng, Trần

Ngày đăng: 16/09/2018, 17:18

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w