Tiểu luận xuất khẩu nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp

21 5.7K 23
Tiểu luận xuất khẩu nông sản Việt Nam  Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1. Khái niệm xuất khẩu.Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới . Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khoá” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 1: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1. Khái niệm xuất khẩu. Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới . Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khoá” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt độnh kinh doanh của mình. Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau: Xuất khẩu hành hoá hữu hình, hàng hoá vô hình (dịch vụ); xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận; xuất khẩu gián tiếp (hay uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận. Gắn liền với xuất khẩu hàng hoá hữu hình , ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển. 1.2 Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đối với nền kinh tế. 1.2.1 Vị trí vai trò của xuất khẩu. Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong 15 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đã góp phần quan trọng trong qúa trình “Công ngiệp hoá- Hiện đại hoá” đất nước. Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng hoạt động xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại của từng quốc gia. Và một trong những hoạt động xuất khẩu hàng hoá hết sức có hiệu qủa là xuất khẩu hàng nông sản. Nó góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế- thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Liên quan tới nông nghiệp là sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, đồng thời kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó hoặc các ngành dịch vụ khác liên quan đến nó. Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những nguyên liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá thành cao. Thông qua hoạt động xuât khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá và chất lượng, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần làm cho sản xuất ổn định. Không những hoạt động xuất khẩu thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế với các nước, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế mà còn giải quyế công ăn việc làm cải thiện đời sống cho hàng triệu người lao động. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong điều kiện hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. 1.2.2. Những tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản việt nam. Trong thời gian qua, hàng năm nông nghiệp mang lại 50% thu nhập quốc dân và 32% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của giá trị tổng sản lượng nông nghiệp là 3,5%- 4%. Tình hình lương thực nước ta ổn định. Diện 2 tích, sản lượng và các loại cây như cà phê, cao su, chè, lạc… là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Ngành cà phê Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu, với lượng xuất khẩu chiếm 95% sản lượng sản xuất. Với tổng diện tích trồng cà phê lên đến 500.000 héc ta chủ yếu là 3 giống gồm: cà phê Vối (Robusta) chiếm hơn 90% diện tích, cà phê Chè (Arabica) gần 10% và cà phê Mít (Excelsa) chỉ khoảng 1%. Hiện Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil, trong năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 1,7 tỷ USD. Gạo đóng vai trò quan trọng nhất trong số các mặt hàng nông nghiệp ở Việt Nam về mặt an ninh lương thực, thu nhập và tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, và doanh thu xuất khẩu. Với tổng diện tích trồng lúa và sản lượng gia tăng qua các năm. Nếu như trong năm 2007 diện tích trồng lúa đạt 7207,4 nghìn ha, sản lượng đạt 35942,7 nghìn tấn đã xuất hơn 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,4 tỉ USD, năm 2008 là 7400,2 nghìn ha, sản lượng đạt 38729,8 nghìn tấn đã xuất 4,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,9 tỉ đô la Mỹ thì năm 2009 diện tích trồng lúa đã lên tới 7440,1 nghìn ha, sản lượng đạt 38895,5 nghìn tấn đã xuất gần 6 triệu tấn gạo. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm cung cấp trên 51% sản lượng lúa và khoảng 80-90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước. Với sản lượng lúa sản xuất lớn nhất của cả nước nên mức sống của nông dân được nâng lên trong những năm gần đây. Với diện tích trồng lúa ngày càng gia tăng và sản lượng lúa ngày càng tăng do người dân đã biết vận dụng những tiến bộ của khoa học kỷ thuật tiên tiến vào sản xuất, do đó lượng gạo xuất khẩu sẽ ngày càng tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự dự kiến sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm 2011; trong đó lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Á chiếm cao nhất là 61,29%., nhưng dự báo giá thị trường sẽ ổn định cùng với phương hướng điều hành của hiệp hội là giữ giá tốt để kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao. 3 Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng lúa cả nước, 2000-2008 Nguồn: AGROINFO, tổng hợp số liệu từ Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT Việt Nam là một trong năm nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Với 90% sản lượng dành cho xuất khẩu, cao su đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Diện tích trồng cao su năm 2009 là 674,2 nghìn ha, tăng 42,8 nghìn ha so năm trước, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 731,39 ngàn tấn, đạt trị giá 1,226 tỷ USD trong năm 2009. với thị trường chính là Trung Quốc. Tiềm năng xuất khẩu của ngành hàng này được coi là cao. Ngành có kế hoạch tham vọng đã và đang được thực hiện nhằm mở rộng diện tích trồng cây cao su nên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Trong niên vụ 2007-2008, tổng diện tích cây điều trên cả nước là 421.498ha, trong đó diện tích thu hoạch khoảng 320.000 ha; với năng suất bình quân 10,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 348.910 tấn. Trên thế giới hiện nay có 20 nước sản xuất chè và khoảng trên 100 nước dùng chè. Việt Nam cũng được ví như là quê hương của chè, sản lượng chè hàng năm đạt 2 vạn đến 3 vạn tấn/năm trong khi đó nhu cầu về xuất khẩu mặt hàng chè là 4-5 vạn tấn/năm. Mặt hàng chè là sản phẩm chủ yếu của vùng đồi núi Trung du Bắc bộ( Thái 4 Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ…) và một số vùng ở miền Trung như Quảng Nam Đà Nẵng. Những mặt hàng này rất có triển vọng nếu điều kiện thị trường thuận lợi đặc biệt là khi thâm nhập được vào các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ… , đem lại hiệu quả cao về mặt giá trị kinh tế. Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng lương thực có hạt. Diện tích Sản lượng Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Lúa Ngô Lúa Ngô Nghìn ha Nghìn tấn 1990 6476,9 6042,8 431,8 19897,7 19225,1 671,0 1991 6752,7 6302,8 447,6 20295,8 19621,9 672,0 1992 6956,3 6475,3 478,0 22342,8 21590,4 747,9 1993 7058,3 6559,4 496,5 23720,5 22836,5 882,2 1994 7135,7 6598,6 534,6 24673,7 23528,2 1143,9 1995 7324,3 6765,6 556,8 26142,5 24963,7 1177,2 1996 7620,6 7003,8 615,2 27935,7 26396,7 1536,7 1997 7768,2 7099,7 662,9 29182,9 27523,9 1650,6 1998 8016,0 7362,7 649,7 30758,6 29145,5 1612,0 1999 8348,6 7653,6 691,8 33150,1 31393,8 1753,1 2000 8399,1 7666,3 730,2 34538,9 32529,5 2005,9 2001 8224,7 7492,7 729,5 34272,9 32108,4 2161,7 2002 8322,5 7504,3 816,0 36960,7 34447,2 2511,2 2003 8366,7 7452,2 912,7 37706,9 34568,8 3136,3 2004 8437,8 7445,3 991,1 39581,0 36148,9 3430,9 2005 8383,4 7329,2 1052,6 39621,6 35832,9 3787,1 2006 8359,7 7324,8 1033,1 39706,2 35849,5 3854,6 2007 8304,7 7207,4 1096,1 40247,4 35942,7 4303,2 2008 8542,2 7400,2 1140,2 43305,4 38729,8 4573,1 2009 8528,4 7440,1 1086,8 43329,8 38895,5 4431,8 Nguồn: Tổng cục Thống Kê. 1.2.3. Lợi thế 5 So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73%. Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2-2,5 USD/ngày công lao động, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới. Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây… Trong khi cũng vào thời gian này ở cả vùng Viễn Đông của Liên bang Nga và thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. Các đối thủ 6 cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó. Một số ít nông sản được các nước phát triển ở châu âu; Bắc Mỹ ưa chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất. Các nước Đông âu, SNG và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống với quy mô lớn và tương đối dễ tính đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó. Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trường tiêu thụ mà bấy lâu nay nước ta đã bỏ qua chưa khai thác có hiệu quả. Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá thế giới, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao. Do vậy mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại sẽ làm cho giá nhập khẩu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta giảm xuống một lượng đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh. Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu. CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM. 2.1. Những thành tựu của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản. Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, ngành nông nghiệp cũng phải thay đổi để cho phù hợp. Và chính điều đó đã tạo nên những thành tựu đáng kể cho ngành nông nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng. 7 Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế nông nghiệp luôn giữ vững đã tạo thế ổn định cho cả nền kinh tế. Đặc biệt, vào những thời điểm cam go nhất của nền kinh tế, nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đã thể hiện rõ vai trò nền tảng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản đã thu nhiều thành quả to lớn, là tiền đề nâng cao thu nhập cho khoảng 70% dân số khu vực nông thôn. Đáng chú ý là tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2006, nước ta xuất khẩu đạt 10,8 tỷ USD thì đến năm 2010 đã đạt tới 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,8% so với năm 2009 và vượt 77,3% so với mục tiêu Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra (tăng bình quân 17%/năm). Đáng mừng là thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục được mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường theo hướng có lợi. Ấn tượng nhất trong số các mặt hàng nông sản thời gian qua và nổi bật trong năm 2010 là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu Trong số 18 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của cả nước, ngành nông nghiệp chiếm tới 6 mặt hàng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ 3,63 tỷ USD; gạo 3,2 tỷ USD; cao su 2,3 tỷ USD; cà phê 1,76 tỷ USD và hạt điều 1,1 tỷ USD. Đối với hạt tiêu, do nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu của thế giới vẫn ở mức cao, nhất là khi bước vào mùa đông, đồng thời gặp thuận lợi về yếu tố giá (giá xuất khẩu bình quân 2010 khoảng 3.440 USD/tấn, tăng 32,6% so với cùng kỳ) nên kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tăng khoảng 24,4% so với năm trước, tương đương 433 triệu USD, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 10,4%. Nông sản Việt Nam đã có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, từ đầu năm 2010, nhiều mặt hàng nông sản đã được dự báo sẽ tăng giá nên xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt hiệu quả cao. Bảng 1.1: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008. 8 Nguồn: AGROINFO, tính theo số liệu của Tổng cục Hải quan Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%) 9 Nguồn: AGROINFO, Tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan Bảng 2.2: Tình hình sản lượng và giá xuất khẩu của một số loại gạo 2007 - 2009 Đơn vị tính: Sản lượng (SL): nghìn tấn Giá: USD/tấn Loại gạo 2007 2008 2009 SL Giá SL Giá SL Giá 5% tấm 779 259 758 290 844 450 10% tấm 1053 255 962 284 739 407 15% tấm 1132 250 591 279 678 386 25% tấm 897 244 1071 265 994 303 Nguồn: Bản tin sản xuất và thị trường Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê các tháng trong năm 2009 và 2010. Nguồn: Tổng Cục Hải quan Bảng 2.4: Biểu đồ giá cà phê trên thị trường London năm 2010 10 [...]... khả năng cạnh tranh của xuất khẩu nông sản Việt Nam: Cần nhận thức rõ vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với nông sản hàng hoá xuất khẩu, từ đó có những chính sách và giải pháp thích hợp nhằm phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ Nông nghiệp, nông thôn của các quốc gia chậm phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi và những nước xuất phát điểm từ sản xuất nông nghiệp khi gia nhập... trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản để tạo ra các sản phẩm nông sản xuất khẩu có chất lượng cao, chi phí thấp làm tăng sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới 3.6 Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu: Do thị trường hàng nông sản luôn biến động rất phức tạp Trong đó tình hình giá cả và nhu cầu tiêu dùng trên thị... chẽ giữa người sản xuất, nhà khoa học và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản Trong đó quan trọng nhất là đẩy nhanh tiến độ chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ sản xuất sơ chế ban đầu cho nông dân để họ thực sự là những công nhân nông nghiệp 15 3.1 Quy hoạch sản xuất nông sản: Vấn đề quy hoạch nông sản là vấn đề đã được các nhà chuyên môn nghiên cứu và tìm ra giải pháp hiệu quả... thu mua cho xuất khẩu cũng như các đầu mối xuất khẩu hoạt động chưa hiệu quả, còn mang tính độc quyền… đã làm hạn chế đến xuất khẩu, thêm vào đó là thông tin vừa chậm vừa thiếu chính xác, đôi khi còn trong tình trạng thiếu thông tin làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm trong khi số lượng xuất khẩu tăng Với những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế như vậy, để xuất khẩu hàng phát triển hàng nông sản hơn nữa... lợi thế tiềm ẩn của hàng hóa nông sản xuất khẩu của nước ta nói riêng và cho tất các loại nông sản phẩm khác nói chung trong bối cảnh tự do hoá thương mại toàn cầu Tóm lại, xét về tổng thể, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần được khai thác, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên... cách dứt điểm, đồng bộ và toàn diện Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hòa nhập vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhiên tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng hóa nông sản thế giới Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn... điều, cá tra - ba sa, tôm tiếp tục là những nông sản giữ vị trí quan trọng cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung bên cạnh các sản phẩm triển vọng từ ngành lâm nghiệp Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2015, xuất khẩu nông sản đạt 22 tỷ USD, riêng năm 2011 là 19 tỷ USD Theo đó, ngành nông nghiệp Việt Nam tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm duy trì mức tăng trưởng... quản nông sản sau thu hoạch, đây có lẽ là khâu yếu nhất trong sản xuất kinh doanh nông sản ở nước ta hiện nay 3.4 Cải tiến, làm đơn giản hơn các quy trình thủ tục: Những quy định về XNK và hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK nói chung Để tạo điều kiện cho hoạt động XNK nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thì hệ thống chính sách và quy định trong xuất khẩu. .. tế và tự do hóa thương mại toàn cầu chắc chắn sẽ diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt và quyết liệt, mà trong cuộc chiến này, Việt Nam không tự 11 xây dựng chiến lược nâng sức cạnh tranh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên thương trường sẽ gặp nhiều khó khăn và thua thiệt 2.2 Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 2.2.1 Nhìn chung, tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất. .. lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu của Việt Nam, trước hết có thể tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ yếu có nhiều lợi thế nhất CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP Mặc dù thời gian qua, nhà nước đã có nhiều chương trình hành động thiết thực để gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá nông sản như hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hình thành các chợ đầu mối nông sản, hội chợ trái cây, xúc tiến . vạn tấn/năm. Mặt hàng chè là sản phẩm chủ yếu của vùng đồi núi Trung du Bắc bộ( Thái 4 Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ…) và một số vùng ở miền Trung như Quảng Nam Đà Nẵng. Những mặt hàng này rất có. doanh nghiệp trong nước chủ yếu xuất khẩu gạo theo thị trường tập trung với giá thấp; những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) , khối lượng xuất khẩu hết sức khiêm tốn. Đây chính. việc phát huy được những thế mạnh của từng vùng nông sản. 3.2.Tập trung đầu tư vào khâu nhân chọn giống, hình thành nên những trung tâm giống nông sản chất lượng cao phù hợp với điều kiện của

Ngày đăng: 30/10/2014, 09:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê các tháng trong năm 2009 và 2010.

  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan