tiểu luận Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam

35 1.3K 0
tiểu luận Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hồ Dzếnh (1916 - 1991) Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Lê Thị Thu Hường PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài: Báo chí Việt Nam ra đời từ thế kỷ XVIII đến nay đã phát triển ở một mức độ nhất định và thu được nhiều thành tựu đáng kể Sự phát triển của báo chí nước nhà có được do nhiều nhân tố trong đó nhân tố khách quan là sự ra đời và phát triển của khoa học kỹ thuật, nhân tố chủ quan đó là sự đóng góp to lớn của những nhà báo tài năng có tên tuổi, hoặc Ýt người biết đến, hoặc thậm chí còn không có tên tuổi Họ có thể là những người đam mê thực sự và nuôi dưỡng nghề nghiệp từ lâu, nhưng cũng có những người đến với báo chí từ những ngành nghề gần gũi với báo chí, thậm chí khác xa với báo chí Và Hồ Dzếnh là một trường hợp nh thế Hồ Dzếnh là một nhà thơ, nhà văn làm báo Trong lịch sử báo chí nước nhà, trường hợp nhà văn, nhà thơ làm báo là rất phổ biến nhưng điểm đặc biệt ở Hồ Dzếnh ông là người lai Việt, gốc Trung Quốc chuyên sáng tác thơ văn đăng báo và làm biên tập cho một số tờ báo lớn cùng thời ông sinh sống Chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, Hồ Dzếnh đến với văn học và báo chí như để phơi trải tâm sự, để nói lên nỗi niềm của mình trước cuộc đời và con người Hố Dzếnh viết nh mình đang thở, rất âm thầm và lặng lẽ Ông được bạn bè cùng thời và cả sau này rất ngưỡng mộ Với sự âm thầm và lặng lẽ đó, không phải ai cũng biết đến những đóng góp to lớn của Hồ Dzếnh với sự nghiệp văn học nước nhà đặc biệt là sự nghiệp báo chí Việc lựa chọn Hồ Dzếnh để làm sáng rõ những đóng góp của ông, cá nhân người làm tiểu luận muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đặt đúng Hồ Dzếnh vào vị trí mà ông xứng đáng được hưởng Ông là một nốt trầm trong bản nhạc giao hưởng của báo chí nước nhà, nhưng không có những nốt trầm như ông bản nhạc Êy không bao giờ hoàn chỉnh 2 Lịch sử nghiên cứu đề tài: 2 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 Trong thực tế có rất nhiều tài liệu nói về Hồ Dzếnh nhưng chủ yếu họ đề cập đến những đóng góp thơ văn của ông, còn sự nghiệp báo chí nói rất Ýt thậm chí không đả động đến quá trình làm báo của ông Có mét số Ýt tài liệu nói rất ngắn ngọn, qua loa về quá trình làm báo của ông đó là: Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc (Nhà xuất bản Văn hoá- Hà Nội 1988), Từ điển Văn học (tập 1, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1983) Những tài liệu trên vẫn chủ yếu đề cập đến sự nghiệp thơ văn của ông, nói về quá trình làm báo của ông rất vụn vặt và chắp nhặt, không có hệ thống Vì vậy đề tài nghiên cứu này là một hướng đi hết sức độc lập, là quá trình tìm tòi, hệ thống lại gần như toàn bộ cuộc đời đến với báo chí, đóng góp cho báo chí của Hồ Dzếnh 3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề tài: Nhằm làm sáng rõ những đóng góp của Hồ Dzếnh với sự nghiệp báo chí nước nhà ở thời đại của ông và cho tận đến ngày nay Từ đó góp phần cho chóng ta có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn về một con người âm thầm, lặng lẽ mà rất tài năng 4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cuộc đời và những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí Việt Nam Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí, những đánh giá nhận xét của những nhân vật cùng thời và sau này, nhận xét và đánh giá của cá nhân về những đóng góp đó của ông 5 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là thu thập tài liệu, gặp gỡ những nhân vật có liên quan đến đối tượng nghiên cứu Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, điều tra để đề tài nghiên cứu cố gắng được hoàn chỉnh nhất 6 Ý nghĩa: 3 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 Ý nghĩa khoa học: góp phần làm đầy đủ hơn những tên tuổi có đóng góp nhất định cho nền báo chí nước nhà, trả lại những vị trí xứng đáng cho những tên tuổi đóng góp cho nền báo chí nói riêng và nền văn hoá dân tộc nói chung Ý nghĩa thực tiễn: Giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ và khách quan hơn về những đóng góp của Hồ Dzếnh không chỉ trong sự nghiệp văn học như chúng ta thường vẫn hay biết, mà quan trọng hơn là sự nghiệp báo chí; nơi mà chúng ta tưởng như Hồ Dzếnh Ýt thể hiện mình nhất thì lại là nơi bộc lộ rõ tài năng của ông nhất 7 Kết cấu tiểu luận: Kết cấu của tiểu luận nh sau: PhÇn I: Mở đầu Phần II: Nội dung chính: Chương 1: Hồ Dzếnh – cuộc đời 2 dòng máu Hoa Việt Chương 2: Những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí Phần III: Kết luận Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo Phần V Phụ lục 4 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Lê Thị Thu Hường PHẦN II NỘI DUNG CHÍNH Hồ Dzếnh là một người có cuộc đời đặc biệt Ông có bố là người Hoa, mẹ là người Việt Sự pha trộn hai dòng máu đã làm nên một Hồ Dzếnh rất riêng biệt trong thơ văn và báo chí Nhà thơ Trịnh Đường đã nói rằng: “Sẽ có nhiều thi nhân trong viện bảo tàng văn học của chúng ta, trong đó không thể không có Hồ Dzếnh Anh biệt lập một văn tài, một thi tài với tinh thần một người gốc Hoa lại xem Việt Nam là Trung Quốc của chính mình.”(8/9/1991 Trích Tạp chí văn học số 6 – 1991) Kết lại của bài trích trên nhà thơ Trịnh Đường khẳng định vị trí của Hồ Dzếnh trên văn đàn: “ Anh đã ghi lại sự xếp hạng của đời vào một đoạn trong bài “Nhớ tiếc Thanh Tịnh”: Đời xếp anh, tôi và Thạch Lam Ngồi chung một chiếu hội văn đàn Chao ôi, chiếu đã hai lần lạnh Còn lại mình tôi với thế gian.” Sở dĩ phải nói qua về vị trí của Hồ Dzếnh trong văn đàn Việt Nam vì ông vốn là một nhà thơ, nhà văn làm báo, do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến phong cách viết của ông trên báo chí Chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, Hồ Dzếnh đến với báo chí như một lẽ rất tự nhiên Ýt ai biết rằng ông tham gia viết cho rất nhiều tờ báo phần lớn là những tờ báo rất nổi tiếng với rất nhiều bút danh khác nhau Ông viết văn, viết báo như chính suy nghĩ của mình do đó các bài báo của ông đa dạng về thể loại, số lượng rải rác trên các báo, không tập trung vào báo nào nhưng điểm đặc biệt là ông vẫn giữ cho mình một phong cách rất riêng Dưới đây là những tổng hợp của tác giả về đề tài nghiên cứu trên 5 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Lê Thị Thu Hường Chương1 HỒ DZẾNH – CUỘC ĐỜI HAI DÒNG MÁU HOA VIỆT 1.1 Cha Hoa, mẹ Việt – những con người ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Dzếnh Một số sách báo cũ nói Hồ Dzếnh là người Minh Hương Không đúng hẳn Minh Hương (quê hương của người Minh) là danh từ chỉ một vùng đất thuộc Quảng Nam, nơi có nhiều người Trung Quốc chạy sang ta từ thời nhà Minh Hồ Dzếnh không có liên quan gì đến người Minh Hương này Cha ông là Hà Kiến Huân di cư từ Quảng Đông Trung Quốc sang Việt Nam vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, gặp mẹ ông là Đặng Thị Văn, một cô gái chở đò ngang trên sông bằng buôn bán, đổi chác sau định cư ở làng Đông Bích xã Hoà Trường (nay là xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) Hồ Dzếnh ra đời tại đây vào năm 1916, tên hồi nhỏ là Hà Triệu Anh theo giọng Quảng Đông Người cha của ông khi mới sang, vốn liếng chỉ còn mấy đồng bạc “tay xách gói vải xanh đầu chụp chiếc mũ rơm đã vàng óng”, mặc bộ quần áo bằng lĩnh Quảng Đông màu đen đã ngả màu xám bệnh Ông ta lấy vợ rồi định cư ở vùng Quảng Xương Cũng như nhiều người Trung Hoa vào cảnh Êy, kiên nhẫn và cần kiệm, có “ tài làm giàu”, chẳng mấy chốc ông ta đã có nhà cửa đàng hoàng, kinh doanh bề bộn giữa đồng bào miền thượng du Thanh Hoá, không có chức tước gì nhưng cũng được vị nể, làm bạn với những người tai to mặt lớn, với các ông tri châu, và có “cái oai thầm của người Trung Hoa khiến kẻ bênh cạnh phải sợ và những kẻ gian phi phải xa lánh” Nguyên nhân chính làm cho ông ta nổi nhanh như thế là ông ta có biết một Ýt tiếng Pháp, “ nói được tiếng Tây giả cầy”, lúc đầu làm thông ngôn cho một viên chức nhà Đoan, rồi xoay ra lập đại lý muối, dần dần góp cổ phần buôn gỗ, do đó “ toé ra tiền, nảy ra bạc” Hồ Dzếnh cho biết thêm gia đình ông ở bên Tàu cũng “ hùng dũng” lắm, có một 6 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 dinh cơ rộng lớn với một khu vườn mênh mông, xung quanh là một thành tường chắc chắn dày gần nửa thước, trong nhà có súng để giữ cửa! Rõ ràng thuộc hàng “ quan liêu địa chủ” Nhưng rồi “ quân cách mạng” đÕn chiếm mất Có một lần Hồ Dzếnh hái cha tại làm sao ông ta lại sang đây, “ tại làm sao người Tàu không ở bên Tàu lại cứ sang bên nước Nam”, thì ông ta trả lời: - Tại vì người Tàu thích đi ra ngoài Tại vì người Tàu nghèo, dân nhiều, gạo Ýt Tại vì ở bên Tàu lắm cướp Cướp nó ở rừng, cướp ở đâu cũng có, vì nó ăn cướp! Sang Việt Nam, ông ta giàu nhanh nhưng cũng sa sót nhanh Ông ta nghiện thuốc phiện, lại lấy vợ hai, cũng người Việt Nam, bà này bòn rút hết Mẹ của Hồ Dzếnh là một người phụ nữ bình thường, bà tên là Đặng Thị Văn lái đò trên sông quê ở Quảng Xương, Thanh Hoá Bà kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc Sau khi chồng chết, bà dắt díu con cái về quê sinh sống Bà là một người đàn bà nghèo, số phận hẩm hiu, giàu lòng hi sinh vì chồng vì con nhưng gặp tình cảnh Ðo le, phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ Trong một đoạn văn trữ tình, nhà văn đã nói lên điều đó: “Hỡi nước Việt Nam, tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói tiếng nói của Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo Trên giải đất súc tích những tinh hoa của văn chương, những công trạng lịch sử, tôi còn ghi cả bóng dáng người xưa tôi thương yêu ” (Chị Yên) Sở dĩ phải nói qua về hai vị thân sinh của Hồ Dzếnh vì họ là những người có ảnh hưởng rất đặc biệt đến phong cách văn phong của ông trong văn học cũng nh trong báo chí Không phải ngẫu nhiên mà ông có lòng gắn bó sâu sắc với quê hương Việt Nam, không phải ngẫu nhiên mà ông rất Ýt nhắc đến quê nội của mình Chính bởi sự pha trộn hai dòng máu Hoa Việt đó mà đã làm nên một Hồ Dzếnh đặc biệt, không giống ai 1.2 Cuộc đời bình lặng mà sóng gió, tài hoa bừng nở trong yên lặng: Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh sinh năm 1916, cho đến nay chưa có một tài liệu nào nói rõ được ngày tháng sinh của ông Có một số tài liệu còn nói 7 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 ông sinh năm 1919 nhưng con số đó không chính xác Ông mất ngày 13/8/1991 thọ 75 tuổi, mất vì bệnh hen suyễn Thời thơ Êu, Hồ Dzếnh có mấy năm lên vùng rừng núi huyện Như Xuân sống với bố lúc bấy giờ làm quản lý cho một cơ sở xẻ gỗ chở về xuôi cho các nhà buôn gỗ người Hoa Dấu vết những năm tháng ở vùng rừng núi đã in dấu trong một số truyện ngắn đầu tay đăng báo của ông Ông bố lấy vợ hai Bà mẹ đem con về sống ở làng Đông Bích rồi chuyển ra thị xã Thanh Hoá, Hồ Dzếnh đã lớn lên ở bên cạnh mẹ Tình cảm sâu đậm buổi đầu đời của ông là tình mẹ con, chính từ đây nó chi phối văn phong trong sáng tác các tác phẩm báo chí của ông Ở thị xã Thanh Hoá, Hồ Dzếnh theo học trường nhà Chung Vì nhà trường hồi đó mới chỉ dạy chương trình bổ túc năm thứ nhất trung học, nên Hồ Dzếnh ra Hà Nội học tiếp trung học và bắt đầu kiếm sống bằng nghề kèm học trong các tư gia và làm công cho các hiệu buôn người Hoa Năm 1937 Hồ Dzếnh bắt đầu viết một số bài thơ và truyện ngắn đăng rải rác trên một số tờ báo nổi tiếng Sau đó tập truyện đầu tay Chân trời cũ và tập thơ đầu tay Quê ngoại được một người bạn thân đứng chủ nhà in á Châu nhận in giúp mà không lấy tiền công in và tiền giấy Có sách của mình gửi bán ở đại lý các tỉnh, Hồ Dzếnh có dịp và có điều kiện đi nhiều nơi trên bán đảo Đông Dương, thực hiện cái mộng hồi Êy gọi là “ giang hồ” Buổi đầu sáng tác, Hồ Dzếnh không có ý định trở thành nhà văn, nhà báo Ông không thuộc một văn đoàn nào, một tổ chức văn nghệ nào, một cơ quan báo chí nào trước Cách mạng Sau ngày tiếp quản thủ đô 1954, trong Đại hội văn nghệ toàn quốc, ông được bầu vào Ban chấp hành Hội liên hiệp văn hoá nghệ thuật một khoá, rồi đi thâm nhập thực tế, làm thơ, làm báo sống với anh em công nhân Thời Kháng chiến chống Pháp, Hồ Dzếnh về sống ở Thanh Hoá Năm 1948, ông lập gia đình với một nữ sinh giác ngộ Cách mạng, thoát ly gia đình từ năm 1942 làm công tác tuyên truyền cho Mặt trận Việt Minh, tên là Nguyễn Thị Huyền Nhân Năm 1950 bà Huyền Nhân mất để lại cho ông một đứa con trai 8 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 mới 4 tháng tuổi 1953, Hồ Dzếnh được chính quyền Cách mạng cấp giấy phép về Hà Nội chữa bệnh cho con và tìm kiếm gia đình, tức người anh ruột thứ 2, nhưng lúc đó ông này đã vào Sài Gòn làm ăn Thời gian trở về Hà Nội, ông gặp lại bà Nguyễn Thị Hồng Nhật, vợ goá của cố thi sĩ Trần Trung Phương là một thanh niên hoạt động Cách mạng từ năm 1930, viết nhiều thơ trào phúng đả kích quan trường, gây phong trào yêu nước trong giới học sinh trên báo Tin Mới Ông Trần Trung Phương bị Pháp bắt, tra tấn và chết 1945, để lại cho vợ một đứa con trai 5 tháng tuổi Gia đình bà Hồng Nhật là cơ sở Cách mạng, đón tiếp, che giấu một số đồng chí hiện nay trong TW Đảng, từ thời tiền khởi nghĩa cho đến Cách mạng Tháng Tám Thời kỳ chống Pháp, gia đình bà vẫn là một cộng sản Cách mạng Hồ Dzếnh và bà Hồng Nhật gặp nhau trong cùng cảnh ngộ và trở thành đôi bạn đời Trong buổi họp mặt cùng thân thích, bạn bè, có người ra câu đối : “ Vợ goá nhà văn lấy nhà văn goá vợ.”Trong số khách dự, đã có người đối lại: “ Con nuôi nước Việt, nhờ nước Việt nuôi con.” Tác phẩm văn học của Hồ Dzếnh trên báo chí đăng rất rải rác, không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào Với bản chất trầm lặng, ông luôn luôn khiêm tốn nhận tự cho mình như là người mới bước đầu bước vào nghề viết Tuy nhiên trong thực tế ông là một cây bút viết văn và viết báo rất khoẻ, ông tham gia viết rất nhiều vào những tờ báo nổi tiếng Không chỉ dừng lại ở việc viết thơ văn đăng báo, ông còn viết nhiều thể loại tác phẩm báo chí khác nhau với số lượng tác phẩm rất đáng kể Trong quá trình hoạt động báo chí ông sử dụng rất nhiều bút danh nên nhiều người không biết đó là Hồ Dzếnh và tác phẩm báo chí của Hồ Dzếnh Với những gì ông làm được trong sự nghiệp văn học và báo chí ông không chỉ xứng đáng là một nhà văn có chân tài mà còn là một nhà báo tài năng thực sự Những đóng góp với báo chí của ông được thể hiện dưới đây sẽ chứng minh cho điều đó 9 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Lê Thị Thu Hường Chương 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HỒ DZẾNH VỚI BÁO CHÍ 2.1 Nói qua những đóng góp về văn chương của Hồ Dzếnh Hồ Dzếnh viết văn, làm thơ mà không có ý định trở thành nhà văn, nhà thơ Ông sáng tác Ýt Trong 30 năm kể từ ngày hoà bình lần trước, ông không có tác phẩm nào; nhưng ông là người nước ngoài viết văn Việt Nam, lại có những trang hồi ký hay về xã hội cũ Việt Nam nên rất đáng trân trọng Cái thời Hồ Dzếnh bước vào văn học, văn xuôi Việt Nam đang còn thịnh hành lối chau chuốt nhịp điệu và cách gợi cảm bằng từ Hán Việt Câu văn đẹp cho dù có vơi đi sự hồn nhiên Văn Hồ Dzếnh cũng nằm trong tình trạng đó Hồ Dzếnh viết như giãi bày, như tự thú, như xám hối về những câu chuyện của gia đình, “ viết cho vợi” như lời ông nói Truyện ngắn Hồ Dzếnh là truyện ngắn trữ tình Nhân vật chính xuyên qua tất cả mọi truyện chính là tác giả Những lúc diễn biến cốt truyện bị ngưng lại nhường cho người viết bộc lộ Đó là những đoạn ông ca ngợi người mẹ, người chị hoặc ca ngợi mảnh đất Việt Nam, quê mẹ của mình Lòng yêu đất nước Việt Nam của Hồ Dzếnh gắn bó khăng khít với lòng yêu mẹ, yêu những người thân yêu Ông yêu Tổ quốc từ những người dân lao khổ, thiệt thòi; tình yêu chân thực xót đau Êy đã tạo nên âm hưởng ngân nga của văn ông mà ai đọc qua một lần đều nhận thấy Thơ Hồ Dzếnh không hay bằng văn xuôi Những bài làm vào những năm 70 cũng có bóng dáng anh bộ đội giải phóng, chiếc cầu phao nhưng không chứa nỗi vui nỗi buồn thật sự của người Việt Nam khoảng thời gian Êy Nhà văn có 10 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 Hành Nhân, người Hoa hát bài “Thăm quê” do anh phổ nhạc bài thơ của Hồ Dzếnh Nhà văn Ngô Linh Ngọc đọc bài thơ “Khói huyền” quê ngoại buồn mênh mang, anh vừa làm đêm trước đến tận khuya Nhà thơ Phạm Hổ nói đôi lời xúc động, xem Hồ Dzếnh như một cây bút có chân tài Tiết mục diễn ra tù nhiên, chân thành, không định sẵn, không cả người giới thiệu” Tất cả những gì Thọ Cao kể lại đã chứng tỏ còn đương thời Hồ Dzếnh đã để lại rất nhiều tác phẩm báo chí mà không chỉ là thơ văn đăng báo, những gì mà người khác nhận xét về ông đã càng chứng tỏ ông là một cây bút rất có tài Ta có thể chứng minh thêm như sau: Thọ Cao đã được gặp trực tiếp Hồ Dzếnh vào một buổi tối năm 1961, ông kể cụ thể rằng Hồ Dzếnh đến nhà ông chơi, khi Êy Hồ Dzếnh tham gia viết bài cho báo Thời Mới, đến gặp ông đặt vấn đề công tác viết bài về sản xuất nông nghiệp- phần việc mà Thọ Cao phụ trách ở tờ Thời Mới Điều bất ngờ là Hồ Dzếnh đã vui chuyện kể cho ông nghe những năm 1939- 1945, ông thực hiện được cái mộng đi giang hồ, đem tập văn “ Chân trời cũ” và tập thơ “ Quê ngoại” từ Hà Nội vào bán ở các đại lý các tỉnh phía Nam, sang cả Cao Miên ở Sài Gòn, ông viết báo rất nhiều, viết khoảng mấy chục phóng sự về cuộc đời những dân nghèo thành thị đăng trên các báo Bạn Dân, Thần Chung Hồ Dzếnh còn kể thêm thời Êy Hồ Dzếnh phải làm gia sư và thư ký cho hiệu buôn tơ lụa lớn của người Hoa ở Hàng Ngang, mỗi tháng ngoài cơm nuôi, được trả công bốn đồng Đông Dương Còn vào những năm 60, để đời không gián đoạn, ông chọn cho mình hướng vào nhà máy thâm nhập thực tế để làm thơ và viết báo “lấy ngắn nuôi dài” như ông tâm sự Ông làm việc ở nhà máy chế tạo công cụ số 1 (lúc đó là nhà máy Trung qui mô), sau chuyển sang làm thợ nguội ở nhà máy xe lửa Gia Lâm Những năm sau này, ông còn đi và sống nhiều nơi khác: nhà máy cơ khí C.70, công trường xây dựng 105 (Sở Kiến trúc), nhà máy cơ khí Nam Hồng Hồ Dzếnh sống với công nhân, lặng lẽ làm việc, lặng lẽ ghi chép Từ cuộc sống thực tế, đều mỗi tháng ông đưa tới toà soạn vài bài báo, có khi tăng năng suất thêm vài bài nữa 21 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 Nhà văn Thọ Cao cho hay Hồ Dzếnh là một người viết rất khoẻ, hai thể tài ông thường dùng là phóng sự và bài phản ánh, thỉnh thoảng viết cả ký Thọ Cao kể: “Hồ Dzếnh viết khoẻ và nhanh Khi lấy tài liệu, tôi biết ông chủ yếu chuyện trò với người tiếp mình và nhập tâm, chỉ ghi những số liệu cần Không tham dài, ông thường viết hơn 1000 từ, dù đề tài có hay, có cần đến mấy” Như vậy thực tế cho thấy Hồ Dzếnh đã từng viết rất nhiều phóng sự và bài phản ánh đăng báo Đến với báo chí như một lẽ tự nhiên và đôi khi cũng vì kế sinh nhai, nhưng rõ ràng những đóng góp của Hồ Dzếnh rất đáng ghi nhận Điều đặc biệt là lúc nào ông cũng làm việc rất âm thầm, không bao giờ nhận mình là người cầm bút nhưng với những gì làm được, ông xứng đáng được đánh giá là cây bút khoẻ Thứ ba, Hồ Dzếnh còn thể nghiệm ngòi bút của mình ở các thể loại khác Trong hồi ức của Thanh Nam hồi Hồ Dzếnh viết bài cho báo Thần Chung (những năm đầu năm 50), Hồ Dzếnh dịch tin cho báo Thần Chung, vừa viết feuilleton Feuilleton là một danh từ trong tiếng Anh chỉ mục giải trí trên một tờ báo Tức là Hồ Dzếnh phụ trách hẳn mảng này trên báo Thần Chung Hồi đó báo Thần chung là tờ báo ăn khách và số lượng xuất bản nhiều nhất Sài Gòn Trong hồi ức Thọ Cao, Hồ Dzếnh viết cả ký nhưng Ýt, ông còn kể rõ hai bài ông còn nhớ của Hồ Dzếnh là bài “ 365 ngày đêm tưng bừng hoa lửa” viết về ngày thứ bảy cộng sản chủ nghĩa ở nhà máy xe lửa Gia Lâm dưới dạng ký và bài “Chị lao công bình thường” ở công cầu đường Chị này được Bác Hồ thưởng huy hiệu của Người Như vậy có thể thấy Hồ Dzếnh không chỉ viết thơ văn đăng báo với số lượng đáng kể mà ông còn viết phóng sự, bài phản ánh, ký, dịch tin, phụ trách một mảng nội dung cho một tờ báo lớn thời bấy giờ ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp nhất định • Hồ Dzếnh có rất nhiều bút danh: 22 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 Sở dĩ người ta không biết Hồ Dzếnh làm báo nhiều mà chỉ nghĩ đơn thuần ông viết thơ văn đăng báo vì Hồ Dzếnh sử dụng rất nhiều bút danh Cá nhân tôi dám khẳng định trong thực tế không có nhiều người có nhiều bút danh như Hồ Dzếnh Trước hết là về cái tên Hồ Dzếnh: Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh Hồ Dzếnh là một trong những bút danh ông thường sử dụng Người ta biết nhiều đến ông bởi cái tên này nhưng không chắc mấy ai biết được nguồn gốc cái tên Hồ Dzếnh Hồ Dzếnh nếu phát âm theo giọng Quảng Đông là Hồi- Tsìu- Díng, thu gọn lại là Hồi- Díng, chắc vì khi phiên âm sang tiếng Việt, hai tiếng Hồi- Díng nghe không được hay lắm nên ông đã ghi lại là Hồ Dzếnh Tuy vậy anh em vẫn cứ trêu đùa gọi anh là Hồ Dính, có người còn đặt một vế đối: “ Hồ Dính dính hồ hồ chẳng dính” để thách đối Lúc đó có người đối lại là: “ Ngọc Giao giao ngọc ngọc không giao” mượn tên nhà văn Ngọc Giao Cũng có người đối lại: “ Vũ Bằng bằng vũ vũ chưa bằng”, mượn tên nhà văn Vũ Bằng, nhưng đều chưa chỉnh Bót danh Lưu Thị Hạnh: Bót danh này được ông dùng ngay từ những ngày đầu ông bước vào văn chương và báo chí Sau này ông cũng sử dụng nó rất nhiều, nhất là viết thơ và truyện ngắn, tiểu thuyết đăng báo Cho đến nay, chưa có tài liệu nào giải thích được rõ ràng vì sao ông lại lấy bút danh này, nhưng phần lớn khả năng ông lấy bút danh này là vì ông có Ên tượng sâu sắc và sâu đậm về hình ảnh một người phụ nữ trong đời ông Đó có thể là một người con gái thuở thiếu thời của ông nhưng thuyết phục hơn cả có lẽ đó chính là hình ảnh người mẹ của ông Cả tuổi thơ ông gắn bó sâu sắc với người mẹ khổ hạnh giàu đức hi sinh Từ “ hạnh” là trong chữ “ đức hạnh”, “ khổ hạnh” Bót danh Hoàng Liên: Bót danh được ông sử dụng vào những năm 50 khi ông tham gia viết bài cho báo Thần Chung Ông lập gia đình với cô nữ sinh giác ngộ Cách mạng, thoát ly gia đình từ năm 1942 làm công tác tuyên truyền cho Mặt Trận Việt 23 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 Minh tên là Nguyễn Thị Huyền Nhân Năm 1950, bà Huyền Nhân mất vì dịch tả để lại cho ông một đứa con trai mới 4 tháng tuổi Còn thiếu sữa, ông đã phải bế con đi khắp nơi xin bú chực Thông cảm trước hoàn cảnh khó khăn của ông, chính quyền Cách mạng cấp giấy phép để ông về Hà Nội chữa bệnh cho con và tìm kiếm gia đình, tức người anh ruột thứ hai của ông, nhưng lúc đó ông này đã vào Sài Gòn nên Hồ Dzếnh vào Sài Gòn tìm anh ở đây ông viết bài cho báo Thần chung với bút danh Hoàng Liên Hoàng Liên ngụ ý chỉ “ ngậm đắng nuốt cay” để kiếm sống Điều đó lý giải vì sao ông có tâm sự với Thanh Nam là làm thế nào viết feuilleton cho ăn khách ở miền Nam (Điều này khiến cho Thanh Nam rất thất vọng vì ông vốn rất ngưỡng mộ Hồ Dzếnh, nhưng ngay sau đó mấy năm Hồ Dzếnh trở về Bắc) Bót danh Trung Cường, Chính Cường: Hai bót danh trên được ông thường sử dụng khi viết bài cho báo Thời Mới vào những năm 60 Rất nhiều người không biết ông viết cho báo Thời Mới vì ông sử dụng rất nhiều bút danh trong đó hay dùng nhất là hai bót danh trên Trung Cường, Chính Cường là tên hai người con trai của ông 2.2.4 Phong cách văn phong báo chí của Hồ Dzếnh: Như ngay từ đầu đã nói gia đình, tuổi thơ ảnh hưởng rất lớn đến văn phong của Hồ Dzếnh Hồ Dzếnh có lối viết rất giản dị, tự nhiên, chân thành; ông viết như để phơi trải tâm hồn mình, nói như Vũ Quần Phương ông có lối viết “ như nghĩ, như thở” Chính sự mộc mạc, giản dị đó làm nên sức thuyết phục của những tác phẩm của ông trên báo chí dù đó là văn thơ hay thể loại tác phẩm báo chí khác Có lẽ thật thiếu sót nếu không nói qua về ngoại hình của Hồ Dzếnh, vẻ bên ngoài của ông đã toát lên văn phong giản dị sâu sắc đó Trong Ên tượng của nhiều người ông “có dáng phong trần, nước da bánh mật, nhưng mái tóc chải ngược quần áo là thẳng nếp Ông hay cười, để lộ hàm răng trắng đều.” (Thọ Cao) Nhiều người kể rằng chữ của Hồ Dzếnh rất đẹp, chân phương, đều tăm tắp, không “ ăn gian” một nét nào, rất Ýt dập xoá, vòng lên kéo xuống, chứng tỏ 24 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 ông nghĩ kỹ trước khi đặt bút và viết liền một hơi Ông thường viết bằng bút máy, dùng thứ mực xanh đen, trên giấy pơ-luya trắng, có khi màu xanh của Pháp thời xưa còn giữ được Cầm bản thảo, đã thấy cảm tình, “khiến có lúc tôi cứ nghĩ đó là một bức thư tình, chỉ thiếu mùi nước hoa” (Thọ Cao) Trong nhận xét của nhiều người, khi viết báo văn ông trong sáng, nhẹ nhàng, tránh được cái “ khô như ngói” lối kể lể dài dòng của một bài viết về kinh tế Người ta thường đọc được ở bài của ông một đoạn văn hay hay những câu văn đẹp mà có cảm giác thứ văn chau truốt gợi cảm này đã được bắt gặp ở những truyện ngắn của ông Thiết nghĩ đâu cứ phải đao to búa lớn, dẫn chứng hùng hồn mới làm lay cảm công chúng Lối viết chân thật, giản dị, nhẹ nhàng của ông đã thu phục lòng người; bằng chứng ông đã thu được nhiều thành công trên nhiều thể loại báo chí mà ông thể nghiệm 2.3 Đánh giá chung về những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí: Qua tất cả những gì mà Hồ Dzếnh đóng góp cho báo chí có thể khẳng định Hồ Dzếnh là một cây bút thực sự có tài Những tác phẩm văn thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết đăng báo của ông Ýt nhiều góp phần làm cho những tạp chí, tờ báo, những Ên phẩm đó được công chúng đón nhận nhiệt liệt; có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị tinh thần con người, đảm bảo tốt mét trong những chức năng của báo chí đó là chức năng khai sáng, giải trí Những bài phóng sự, phản ánh, ký của ông viết với nhiều bút danh khác nhau chứng tỏ ông là một cây bút linh hoạt, có khả năng thể hiện tác phẩm báo chí bằng nhiều thể loại khác nhau Tác phẩm truyện ngắn của ông là sự hồi tưởng lại gần như toàn bộ cuộc sống gia đình, người thân vô hình chung đã khiến ông trở thành một trong những người manh nha cho thể loại ký vào những năm 40, chính sau này thể ký góp phần làm đa dạng các thể loại tác phẩm báo chí trên báo in, góp phần hình thành 25 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường - TH K26 nên phóng sự chân dung người thật, việc thật trên các tác phẩm báo chí truyền hình Còn phải kể đến đóng góp của ông với tờ Thần Chung, một tờ báo với tôn chỉ mục đích vì độc lập của Tổ Quốc, một tờ báo lớn có giá trị trong lịch sử báo chí nước nhà Dù chỉ viết cho tờ Thần chung trong một thời gian ngắn nhưng ông đã làm tốt công tác dịch tin, quản lý một nội dung trong tờ báo; góp phần vào việc duy trì sức ảnh hưởng của tờ báo tới công chúng Sài Gòn, thực hiện tốt tôn chỉ mục đích cao cả của tờ báo Điều đặc biệt Hồ Dzếnh làm tất cả những điều trên với sự âm thầm lặng lẽ đến không ngờ; từ văn phong lối viết cho đến cả việc sử dụng rất nhiều bút danh mà không mấy người biết đến Hồ Dzếnh làm và viết như để được là chính mình, không màng đến tên tuổi, viết như để được thoả sức mạnh của ngòi bút vốn tiềm tàng trong ông Chính bởi sự giản dị, chân thành, âm thầm đó của Hồ Dzếnh mà Ýt người biết rằng ông là một cây bút có tài, hầu hết họ chỉ đơn thuần nghĩ rằng ông viết thơ văn đăng báo và hầu hết đó là những tác phẩm có giá trị Những đóng góp âm thầm lặng lẽ và đầy giá trị đó đã vượt thời gian, được chứng thực trong đời sống ngày hôm nay Hồ Dzếnh phải được trả về vị trí xứng đáng như ông được hưởng trong nền văn học và đặc biệt là nền báo chí Không có những người như Hồ Dzếnh không thể có một nền báo chí phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc đến thế Hồ Dzếnh xứng đáng với tên gọi một nhà báo thực sự có tài dù ông chưa hề nhận mình là người cầm bút 26 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Lê Thị Thu Hường PHẦN III KẾT LUẬN CHUNG Bài tiểu luận góp phần làm sáng tỏ những công lao, đóng góp của Hồ Dzếnh với nền báo chí nước nhà Điều đáng ghi nhận ở Hồ Dzếnh ông là một người ngoại quốc lai Việt nhưng lại có tình cảm gắn bó rất sâu sắc với đất Việt; điều đó chỉ có thể lý giải bằng tình cảm sâu nặng của ông với người mẹ Việt Nam, người đã chấp cánh cho ngòi bút của ông được phát triển Những đóng góp của ông với báo chí đã cho thấy lòng thiết tha của ông với quê ngoại Tình cảm chân thành đó được thể hiện hết sức nhẹ nhàng qua những tác phẩm báo chí ông thể hiện Đó không phải là những bài viết kêu gọi người ta phải đứng dậy đấu tranh, kêu gọi lật đổ chính quyền thực dân hay chính quyền Nguỵ mà đó là những tác phẩm khai sáng văn hoá, tinh thần con người, nâng cao giá trị con người; những giá trị mà có ý nghĩa muôn đời vượt thời gian Chính ý nghĩa cao cả đó mà gianh giới người ngoại quốc không còn, người Việt đón nhận những tác phẩm của Hồ Dzếnh như đón nhận thành phẩm của người con thuần Việt thực sự Chỉ có những giá trị nhân văn thực sự mới kết nối con người ở mọi nơi trên trái đất này Làm rõ những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí nước nhà người viết muốn độc giả có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn về một cây bút tài năng như Hồ Dzếnh Chúng ta nên trả lại vị trí xứng đáng như ông vốn được hưởng như vậy Vì thực tế, Hồ Dzếnh đã ở trong lòng công chúng; vì tài năng thực sự sẽ tồn tại mãi cùng thời gian Đó là qui luật của muôn đời không bao giê thay đổi 27 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Thu Hường 1 Hồ Dzếnh - Tác phẩm chọn lọc, Nxb Văn hóa Hà Nội,1988 2 Từ điển Văn học, tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội, 1983 3 Trương Vĩnh Ký, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Hồ Dzếnh - Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu văn học 4 Các trang web: - nguoivienxu@vasc.com.vn - vinhhao.net - vi.wikipedia.org - hn-ams.org - damau.org - univiet.com - vietnam news and networks.htm Cùng rất nhiều hồi ức của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng: Thọ Cao, Thanh Nam, Trịnh Đường, Mai Ngọc Thanh, Võ Văn Trực… 28 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Lê Thị Thu Hường PHỤ LỤC Một số bài báo và tờ bào Hồ Dzếnh 29 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 30 Lê Thị Thu Hường Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 31 Lê Thị Thu Hường Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 32 Lê Thị Thu Hường Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Hồ Dzếnh thời trai trẻ Lê Thị Thu Hường Chân dung ký họa Hồ Dzếnh khi qua đời năm 1991 33 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Lê Thị Thu Hường MỤC LỤC Trang 34 ... Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 30 Lê Thị Thu Hường Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 31 Lê Thị Thu Hường Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 32 Lê Thị Thu Hường Bài. .. Thu Hường Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Hồ Dzếnh thời trai trẻ Lê Thị Thu Hường Chân dung ký họa Hồ Dzếnh qua đời năm 1991 33 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26... nhà báo tiếng: Thọ Cao, Thanh Nam, Trịnh Đường, Mai Ngọc Thanh, Võ Văn Trực… 28 Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam - TH K26 Lê Thị Thu Hường PHỤ LỤC Một số báo tờ bào Hồ Dzếnh 29 Bài tiểu luận

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan