1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đại học sư phạm Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

65 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Chùa - Tháp là hai hình thức kiến trúc độc đáo biểu trưng cho Phật giáo: nơinào có Chùa - Tháp thì nơi đó có Phật giáo, nước nào nhiều Chùa - Tháp là nhândân nước đó thâm tín Phật giáo,

Trang 1

Phần mở đầu

Sự phát triển Phật giáo vào Việt Nam, tín ngưỡng thờ tự ăn nhập dần trongkhông gian văn hóa Việt Chùa chiền là chốn thờ tự cũng dần định hình kiểu thứckiến trúc cho phù hợp với văn hóa bản địa, ban đầu chỉ là túp lều tranh rồi chuyểnsang kiểu kiến trúc quy mô hơn Khuôn viên ngôi chùa cũng được quy hoạch chophù hợp với điều kiện sống và sinh họat tín ngưỡng Tiếp nhận và cải biến là môhình chung trong hệ thống kiến trúc Phật giáo Trung quốc cũng như Việt Nam Cảthời kì trung đại, Phật giáo Việt phát triển không ngừng Thời Lí - Trần, đạo Phậttrở thành quốc giáo, phát triển và ảnh hưởng mạnh trong chốn cung đình Thời Lê -Trịnh về sau, không còn là quốc giáo, vị trí độc tôn nhường cho Nho giáo, tuynhiên đạo Phật vẫn âm thầm và chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong chính quyền ĐạiViệt cũng như được sự ưu ái của vua chúa quan lại triều đình Có thể nói, sự di cưchùa chiền từ chốn kinh kì - trung tâm đô thị về những nơi làng quê xóm nhỏ là xuthế thích hợp cho đạo Phật thời Đại Việt Không gian rộng hơn, kiến trúc dần quy

mô hơn, hệ thống tín ng ưỡng dân nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ hơn Trongđiều kiện đó, kiến trúc cũng dần phù hợp với điều kiện mới Chùa gồm hệ thốngđiện thờ, lầu chuông gác trống, hành lang giải vũ tạo nên những chỉnh thể trongmột tổng thể kiến trúc và tín ngưỡng Trong không gian của ngôi chùa, tháp chùa làthành phần không thể thiếu trong tổng thể kiến trúc

Chùa - Tháp là hai hình thức kiến trúc độc đáo biểu trưng cho Phật giáo: nơinào có Chùa - Tháp thì nơi đó có Phật giáo, nước nào nhiều Chùa - Tháp là nhândân nước đó thâm tín Phật giáo, địa phương nào bảo tồn được cảnh chùa ngôi tháp

cổ lâu đời thì Phật giáo địa phương đó rễ sâu gốc bền trong tâm linh của nhân dânđịa phương

Trong bài viết này tôi trực tiếp đề cập đến hệ thống tháp Việt được dựng lêntrong các chùa chiền miền bắc bởi sự truyền nhập và phát triển của Phật giáo qua

Trang 2

Chương I: Lịch sử tháp Phật.

I Khái niệm tháp.

Giáo lý của đạo Phật cũng như đặc điểm nổi bật nền kiến trúc Phật giáo, làtính giản dị, đại chúng và bình đẳng, từ bi Các yếu tố đó giống như sợi chỉ xuyênsuốt nối kết các công trình kiến trúc như chùa tháp, Tăng viện trên hai nghìn nămqua Những ngôi chùa Phật luôn là trung tâm tôn giáo lẫn trung tâm sinh hoạt vănhóa cộng đồng, từng góp phần tích cực làm phong phú thêm nền văn hóa địaphương nơi đạo Phật đặt chân truyền bá đến

Phát sinh vào thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch, ở miền Bắc Ấn Độ, đạo Phậtxuất hiện như phản ánh lòng bất bình của quần chúng đối với chế độ đẳng cấp hàkhắc và quyền uy độc đoán của giới thống trị Tăng lữ Bà la môn Tiếc rằng ngàynay, những công trình kiến trúc Phật giáo huy hoàng của triều đại Asoka (271-231trước Tây Lịch) nay không còn, nhưng những gì còn lại của những thế kỷ sau cũng

đủ để mô tả sinh hoạt đạo Phật thời kỳ đầu đó

Bên cạnh các đền đài Bà la môn đồ sộ, mang nặng tính phô diễn nhưng khépkín, xuất hiện các công trình tôn giáo khiêm tốn, dung dị nhưng mở rộng ra cho quầnchúng nhân dân, không phân biệt đẳng cấp, nguồn gốc Đó chính là kiến trúc chùatháp

Vậy một câu hỏi đặt ra: Tháp là gì?

Theo Từ Hải Từ điển của Trung Hoa có viết như sau: Tháp là phù đồ, nơichôn xương Phật, cũng gọi là Tháp bà, Phù đồ (hay Phù tề); còn có một tên nữa làPhù họa hay Phật Đồ đều là tiếng Phật; nó do chữ “Stupa” hay “Pagoda” nói chệch

ra Theo nghĩa đạo Phật, nó là mồ mả, là linh miếu

Trang 3

Trong Phật Học Từ điển của Đoàn Trung còn viết: Tháp (stupa), Dagoba,Tháp bà, Đâu bà, Du bà, Tụy đô bà, Phù đồ đều là những tiếng âm theo Phạn.Thường đọc Tháp Cũng đọc: Bảo tháp, Thất bảo tháp (nghĩa: Miếu, linh miếu) Đó

là những toà cao, nhiều tầng, dưới lớn trên nhỏ, để thờ xá lỵ (tro tàn) của chư Phậthoặc của các nhà thành Đạo: Bồ tát, Duyên Giác, La Hán, hoặc để chôn di cốt củacác vị thượng toạ các ngôi chùa

Ở đây chúng ta cần hiểu: Xá lị (Xá lợi) chính là xương còn lại của người chếtđược hỏa táng Theo truyền thuyết, xương cốt của Phật Thích Ca hỏa táng ởKusinara sáng láng như ngọc (ngọc xá lợi) được chia làm tám phần cho dân chúngtám khu dân cư và thành phố ở Ấn Độ để họ xây tháp thờ cúng

Tháp lại là những ngôi đền, dựng ra để thờ di tích, tro tàn, hài cốt của các nhauvua, hiểu theo nghĩa thế gian Trong những tài liệu lịch sử Phật Giáo, có 4 ngôi tháp, màcác nhà tu hành nào đến hành hương chiêm ngưỡng, "thì được phước đức to" Đó là:

 Tháp kỷ niện chỗ Phật đản sanh

 Tháp kỷ niệm chỗ Phật thành đạo nơi gốc cây bồ đề

 Tháp kỷ niệm chỗ Phật chuyển Pháp luân, bắt đầu thuyết pháp Như đứcThích Ca chuyển pháp luân trong vườn Lộc (Lộc uyển), độ cho 5 vị TỳKheo

 Tháp kỷ niệm chỗ Phật nhập diệt, nơi hai cây sa la, gần thành Câu Thi

Na Ngài Huyền Trang đời Đường trong khi đi Thiên Trúc, có viếng vàchiêm bái bốn ngôi tháp nầy

Như vậy: Ban đầu tháp (stupa) dùng để chỉ cho những chỗ được kiến tạo để thờ

xá lị của Phật, nhưng về sau nó được dùng lẫn lộn với chi đề (cetiya - điện thờ) Ma hatăng kỳ luật quyển 33, và Pháp Hoa nghĩa sớ quyển 11 quy định rõ: Phàm nơi nào có

Trang 4

thì 8 ngôi tháp tôn trí xá lị của Phật tại Câu Thi Na, Ma Kiệt Đà v.v mới đích thực làstupa (tháp) Ngoài ra, các ngôi tháp nơi Phật đản sinh tại thành Ca Ti La Vệ, ngôitháp chỗ Phật thành đạo dưới gốc cây bồ đề, ngôi tháp chỗ Phật chuyển pháp luân tạivườn Lộc Uyển, ngôi tháp chỗ Phật hiện thần thông tại tinh xá Kỳ Viên, ngôi tháp có

3 cấp báu bên thành Khúc Nữ, ngôi tháp chỗ để kinh Đại thừa trong núi Kỳ Xà Quật,ngôi tháp tại rừng Am La Vệ, nơi Duy Ma Cật thị hiện bệnh, ngôi tháp chỗ Phật Niếtbàn trong rừng Sala, (8 linh tháp lớn này) đều thuộc về chi đề

Nguyên uỷ về việc tạo tháp bắt đầu từ thời Đức Phật, Thập tụng luật quyển

56 chép: Trưởng giả Tu Đạt từng xin tóc và móng tay của Phật về xây tháp để cúngdường Ngoài ra, Ma ha tăng kỳ luật, quyển 33 chép: Vua Ba Tư Nặc noi gươngPhật, kiến tạo tháp Phật Ca Diếp để lễ bái, cúng dường hằng ngày

Sau khi Phật nhập diệt, Bà la môn Hương Tánh chia xá lị của Phật cho 8nước; rồi các vị quốc vương rước xá lị ấy về nước xây tháp cúng dường Đó là lịch

sử xây tháp đầu tiên sau khi Phật Niết bàn Ngoài ra, theo A Dục vương truyệnquyển 1 và Thiện kiến luật Tì bà sa quyển 1 đều chép rằng: khoảng 200 năm sauPhật nhập diệt, vua A Dục trị vì nước Ma Kiệt Đà đã xây 84.000 ngôi bảo tháptrong vương quốc của mình

1 Vài ngôi tháp tiêu biểu tại những nước Phật giáo.

Nếu căn cứ vào ý nghĩa rộng rãi của tháp mà nói thì các nơi trên thế giới đãtừng kiến tạo tháp rất nhiều Chúng ta có thể kể đến một số ngôi tiêu biểu tại nhữngnơi theo Phật giáo như sau:

1.1 Ấn Độ: Tại Ba Hách Đặc (Bharhut) có một ngôi tháp di tích, thân tháp

đã huỷ hoại hết, nhưng còn nền tháp và những tảng đá Thời gian xây tháp nàykhoảng 200 năm trước Tây lịch

- Ngôi tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng kiến tạo khoảng 100 năm trước Tây lịch

Trang 5

- Tháp thờ tại động A Chiên Đa (Ajanta) và tại hang Na Tây Khắc (Nàsik).Vua Ca Nị Sắc Ca (kaniska) nước Kiền Đà La thuộc Bắc Ấn Độ xây mộtngôi tháp cao 32m dưới núi Tuyết Sơn, khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch Đồng thờinhà vua cũng xây một ngôi tháp khác, gồm 13 tầng cao hơn 200m, mà theo sáchLạch Dương Già ký quyển 5 thì đây là ngôi tháp đặc sắc nhất trong những ngôitháp tại Tây Vức

Trang 6

1.2 Tích Lan (SriLanka): Vua Thiên Ái Đế Tu (Devànampiya Tissa) đã

kiến tạo một số ngôi tháp tại Tháp Viên (Thùpàràma) Đó là những ngôi tháp xuấthiện sớm nhất trên Tích Lan Ngoài ra, trên núi Vô úy (Abhayagiri) có một ngôitháp cao 120m, kiến tạo vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch Đây là một trong nhữngngôi tháp cổ rất nổi tiếng tại Tích Lan

Colombo - Sri Lanka

1.3 Miến Điện (Myanmar): Nước này có tháp Phật Đoan Đức Cung

(Shwedagon) tại Ngưỡng Quang (Rangoon) cao 118m; tháp Tu Mã Đổ

Trang 7

(S'emaudau) tại Tí Cổ (pegu) cao 102m Toàn bộ mặt ngoài của tháp đều được thếpvàng và có 10 ngôi tháp nhỏ ở xung quanh.

Shwedagon tại Yangon, Myanma

1.4 Thái Lan: Tại cố đô Du Địa Á (Ayuthia) còn lưu lại không ít những

ngôi tháp Phật cổ xưa Ngoài ra, tại Băng Cốc (Bangkok) còn có tháp Phỉ Lạp thác

mỗ ma yết đề (Phra - Thomma - Chedi) cao 125m, và ngôi tháp Thanh Tự (WatChing) đều là những ngôi tháp nổi tiếng thế giới

1.5 Lào: Nước Lào có tháp Duy Ân Thường (Chom - Vien chang), tháp

Khoa Ma Nghinh (Chom - yong), đều là những ngôi tháp cổ trọng yếu hiện còn

Trang 8

Thạt Luông tại Viêng Chăn, Lào

1.6 Trảo - Oa (Java): Nơi đây có Bà La phù đồ (Borobudur) là một ngôi

tháp quy mô, bề thế; nền tháp hình tứ giác, chính giữa là một ngôi tháp lớn đứngthẳng lên tới đỉnh, và chu vi thân tháp gồm có 72 ngôi tháp nhỏ Trong mỗi ngôitháp nhỏ đều đặt tượng phật, toàn bộ kiến trúc có nhiều tầng cấp, hình dáng tương

tự kim tự tháp Chiều dài, chiều rộng mỗi bên 123m, và chiều cao 42m Đó là thánhđịa Phật giáo Đaị thừa hiện còn, rất to lớn và rất trang nghiêm

Hàng stupa hình chuông tại Borobudur - Indonesia

1.7 Trung Quốc: Tại Trung Quốc, thời đại tạo tháp được ghi nhận sớm nhất

là thời Tam Quốc Tương quyền vào năm Xích Ô thứ 3 (năm 240), vua Đông Ngô

Trang 9

là Tôn Quyền sai Khương Tăng Hội đã chí thành cầu nguyện, cảm được xá lỊ xuấthiện Do đó, nhà vua rất thán phục, cho xây tháp để cúng dường, gọi nơi này làchùa Kiến Sơ Thế nhưng, theo Phật Tổ thống kỷ quyển 54 thì ngôi tháp tại chùaBạch Mã được xây vào năm Vĩnh Bình thứ 10 (năm 67) đời vua Hán Minh Đế, mới

là ngôi tháp sớm nhất của Trung Quốc Về sau, sự tích các triều đại xây tháp vẫncòn tiếp tục Vào năm Thái Khang thứ 2 (năm 281), đời vua Võ Đế nhà Tây Tấn,Huệ Đạt ở huyện mậu, tỉnh Chiết Giang trông thấy một bảo tháp từ dưới đất hiệnlên, cao độ 45m, rộng khoảng 22m Do thế, ông bèn xây tháp tại ấy Năm Huy Bìnhnguyên niên (năm 516) đời Bắc Ngụy, Linh thái hậu là Hồ thị sai thợ thiền nghệkiến trúc một ngôi tháp gỗ tại chùa Vĩnh Ninh, Lạc Dương, gồm 9 tầng, cao 320m,đứng cách xa một trăm dặm vẫn có thể trông thấy Nhưng đáng tiếc là ngày nayngôi tháp này không còn.Vào đời nhà Tùy, vua Tùy Dạng Đế đã vì Đại sư Trí Khải

mà xây một ngôi bảo tháp bằng gạch tại chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai Ngôitháp này hình lục giác, gồm 4 tầng, cao độ 74m Vua Đường Thái Tông cũng từngtheo lời thỉnh cầu của Đường Tam Tạng Huyền Trang mà xây một ngôi tháp gạchtại chùa Từ Ân, Tây An, cao 58m

Trang 10

Đại Nhạn Tháp - Trung Quốc

1.8 Ni Bạt Nhĩ (Nepal): Xứ này có tháp Ô Nhã Mỗ Bố Na Đức

(Snuyambhunàth) tại Gia Đức Mãn Đô (Katmandu) rất lớn, hình dạng như cái bát úp

1.9 Tây Tạng: Tháp ở Tây Tạng thường được gọi là Lạt ma tháp, và đa số

tháp ở đây đều có hình dáng nhỏ

1.10 Nhật Bản: Vào tháng 2 năm Kính Đạt Thiên hoàng thứ 14 viên quan

đại thần Tô Ngã Mã Tử tạo một ngôi tháp ở phía Bắc Đại Dã Khâu Ở trên đầuchóp tháp tôn trí ngọc xá lị mà ông đã thỉnh được Đến năm Suy Cổ Thiên hoàngthứ 15 (năm 606), Thánh Đức thái tử tạo một ngôi tháp 5 tầng tại chùa Pháp Long,đến nay vẫn còn Đây là ngôi tháp gỗ cổ nhất thế giới

Trang 11

tháp Lạt ma, tháp nhiều tầng, tháp vuông, tháp tròn, tháp hình lục giác, tháp hìnhbát giác, tháp đại, tháp đa bảo, tháp du kỳ, tháp Ngũ luân, tháp hình trứng, tháp vôphùng, tháp lâu các, tháp mật diêm, tháp kim cương bảo tòa, tháp mộ

Trong các hình thức của tháp thì hình thức tháp phú bát (bát úp) là xưa nhất.Theo luật Ma ha tăng kỳ quyển 33, và hữu bộ tùy nại da tạp sự quyển 18 thì thápphú bát gồm có các bộ phận sau đây cấu thành: thân tháp hình bát úp, đầu bằng cótrụ hình bánh xe, tướng luân và bảo bình Luật quy định, nếu dựng tháp thờ Phật thìphải có đầy đủ hình thức kể trên.Nếu dựng tháp cho Độc giác Phật thì không được

an trí bảo bình Nếu xây tháp cho vị A la hán thì tướng luân không được nhiều hơn

4 tầng Nếu xây tháp cho vị chứng quả Bất Hoàn thì tướng luân không quáv 3 tầng.Nếu xây tháp cho vị chứng quả nhất lai, thì tướng luân không quá 2 tầng Nếu xâytháp cho vị chứng quả Dự lưu thì tướng luân không quá 1 tầng.Nếu xây tháp chongười thiện trong phàm phu thì phải xây bằng trên đầu và không được dùng hìnhthức tướng luân Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 41 còn ghi rõ: Vị chuyển luân thánhvương (như vị nguyên thủ của một đại cường quốc) cũng được xây tháp, nhưngkhông được dùng tướng luân (tầng tháp hình lục giác hay bát giác), và chỉ xây bênngoài khuôn viên chùa Vì vị này tuy có phước đức lớn nhưng chưa đoạn trừ hết 3độc tham, sân, si

Nền của tháp theo thể thức Ấn Độ thời xưa thì phần lớn làm hình tròn.Nhưng Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam thì thường dùng tứ giác hoặc bát giác đểcấu trúc.Thân tháp càng về sau, càng biến thành nhiều tầng Vào khoảng thế kỷ thứ

3, thứ tư có tháp 3 tầng xuất hiện, sau đó lại có 5 tầng, 7 tầng, 9 tầng, 13 tầng, 15tầng, 17 tầng, thậm chí đến 37 tầng.Nhưng theo Tỳ nại da tạp sự quyển 18 (Đ.24,tr.291c) qui định thì số lượng các tầng tướng luân hoặc là 1,2,3,4 cho đến 13 tầng làtối đa Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn một số tháp nhiều tầng nổi tiếng, như tại chùa

Trang 12

Tiến Phúc, tại Tây An có ngôi tháp tiểu nhạn cao 15 tầng; và chùa Hương Tích, tạiTây An có ngôi tháp gạch cao 13 tầng.

3 Chủng loại của tháp

Nếu căn cứ vào những vật được tôn trí trong tháp mà phân loại, thì chúng tacó: tháp xá lợi, tháp tóc, tháp móng, tháp răng, tháp y, tháp bát, tháp chân thân,tháp tro thân, tháp toái thân, tháp bình, tháp hải hội, tháp tam giới vạn linh, thápnhất tự nhất thạch

3.1 Tháp xá lợi: Tức là ngôi tháp được kiến tạo tôn trí xá lợi của Phật

-những chất kết tinh sau khi nhục thân đã được trà tì

3.2 Tháp tóc: Ngôi tháp lập ra để cúng dường tóc Phật.

3.3 Tháp móng: Ngôi tháp được xây dựng để cúng dường móng tay, móng

chân của Phật Hai vật này do trưởng giả Tu Đạt xin Phật đem về nhà xây tháp cúngdường

3.4 Tháp răng: Ngôi tháp dùng để cúng dường răng của Phật.

3.5 Tháp chân thân: Tháp dùng để tôn trí chân thân (nhục thân) của cao

tăng

3.6 Tháp khôi thân: Tức ngôi tháp tàng trữ tro của bậc cao tăng sau

khi đã hỏa thiêu

3.7 Tháp toái thân: Tức ngôi tháp an trí một phần tro thân sau khi hỏa thiêu

còn lại, như ngôi tháp Từ Ân ở gần đầm Nhật Nguyệt là ngôi tháp toái thân của Đại

sư Huyền Trang

3.8 Tháp phổ đồng: Còn gọi là tháp phổ thông, tháp hải hội; tức ngôi tháp

tập trung di cốt của chúng tăng các nơi về tàng trữ vào một chỗ

Trang 13

3.9 Tháp tam giới vạn linh: Tức ngôi tháp tập trung những di cốt của hạng

người hữu duyên với Phật pháp

3.10 Tháp mễ cốc: Ngôi tháp tàng trữ lúa thóc dùng để cầu nguyện cho ngũ

cốc được mùa

3.11 Tháp nhất tự nhất thạch: Cứ mỗi viên đá nhỏ khắc một chữ trong

kinh Pháp Hoa, rồi chôn vào lòng đất, xây tháp lên trên để cúng dường

Ngoài ra, kinh Quán Hư Không Tạng Bồ tát còn cho biết trên cung trời Đao Lợi

có 4 ngôi tháp tôn trí 4 di vật của Đức Phật, thường gọi 4 tháp của Đế thích, đó là:

4.1 Tháp gỗ: Tại Trung Quốc hiện còn ngôi tháp gỗ xưa nhất, đó là ngôi

tháp Thích Ca tại chùa Phật Cung, huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây, làm năm Thanh Ninhthứ 2 (năm1056) triều vua Liêu Đạo Tông, hình bát giác, gồm 5 tầng cao 115m,kiến trúc rất kiên cố Năm Nguyên Thuận Đế, tại huyện Ứng bị động đất 7 ngàyngôi tháp này vẫn đứng yên bất động Ngoài ra còn phải kể đến ngôi tháp do vua

Ca Nị Sắc Ca kiến trúc và ngôi tháp ở chùa Vĩnh Ninh, thành Lạc Dương cũng đều

Trang 14

4.2 Tháp gạch: Hiện nay các nước Thái Lan, Miến Điện, Lào, Việt Nam,

Tây Tạng, những ngôi tháp hiện còn phần lớn là tháp bằng gạch Tại chùa TungNhạc, Trung Quốc có ngôi tháp gạch 12 cạnh, cao 15 tầng, nền tháp rất cao, máiche trùng điệp, tráng lệ, hùng vĩ Đây là một ngôi tháp kiến trúc rất nghệ thuật, cực

kỳ giá trị

4.3 Tháp đá: Tại Ấn Độ ngày xưa thường xây tháp bằng đá như ngôi Sơn

Hà đại tháp Ngoài ra, trong hang đá ở Vân Cương Trung Quốc hiện còn một sốngôi tháp bằng đá

4.4 Tháp cát: Trong phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa cũng như kinh

Luật Dị Tướng quyển 44 đều có đề cập đến cố sự "Đồng tử vun cát làm tháp"

4.5 Tháp đất: Trong Phẩm Phương Tiện kinh Pháp Hoa cũng có kể đến loại

tháp làm bằng đất dùng để cúng dường Phật

4.6 Tháp sắt: Sách Nhập Đường cầu pháp tuần lễ ký chép: Tháng 9 năm

Lân Đức thứ 2 (năm 665) đời Đường Cao Tông, tại chùa Pháp Vân có tạo mộtngôi tháp bằng sắt gồm 7 tầng, cao 1 trượng

4.7 Tháp đồng: Ngô Việt Vương là Tiền Hoàng Thục noi gương vua A Dục

ngày xưa, khoảng năm Hiển Đức thứ 2 (năm 955) cho đúc 84.000 cái tháp bằngđồng, cao chừng 2 tấc Tây, mọi người đều ngợi khen là rất đẹp

4.8 Tháp vàng: Phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoa từng đề cập đến

loại tháp này

4.9 Tháp bạc: Loại tháp cũng giống như tháp vàng ở trên, tương đối cũng ít

thấy Theo sách Xuất Tam Tạng ký tập quyển 8 cho biết một người Bà la môn từngtạo một ngôi tháp bạc trong nhà, cao 3 trượng, rộng 8 thước

Trang 15

4.10 Tháp thủy tinh: Ở Nhật Bản, tại phường Phản Bản Thực Tạng có ngôi

tháp thờ xá lợi bằng thủy tinh, được kiến trúc rất nghệ thuật; đó là quốc bảo củanước Nhật

4.11 Tháp pha lê, xa cừ, mã não, lưu ly: Các loại tháp này cũng đều thấy

có đề cập đến trong phẩm Phương Tiện và phẩm Bảo Tháp của kinh Pháp Hoa

4.12 Tháp ngọc: Loại tháp này còn lại hiện nay rất ít Năm Khang Hy thứ

49 (năm 1709) đời nhà Thanh, vua Thánh tổ từng sai thợ chuyên môn dùng 3 màuthạch ngọc vàng, xanh, trắng phối hợp điêu khắc một tòa tháp ngọc 8 tầng, cao độ 3thước Tây, nghệ thuật điêu khắc rất tinh vi Ngôi tháp này được xem như một thứquốc bảo Trải qua thế cuộc biến thiên, bảo vật này lưu lạc đến nước Mỹ và hiệnnay nó được tàng trữ tại Đại học Áo Lập Cương

4.13 Tháp hương: Tức dùng hương tán nhỏ hòa với nước mà nắn thành

ngôi tháp nhỏ, cao chừng 1,2 tấc Tây trở lên, trong tháp tôn trí những bản kinhchép tay để lễ bái cúng dường, gọi là "Pháp xá lợi"

5.2 Tháp báo ân: Vì mục đích báo đáp ân đức của Phật mà xây tháp để thờ

Phật, nên gọi là tháp báo ân

5.3 Tháp pháp thân: Vì để an trí pháp thân xá lợi (những bản kinh quí

được chép tay) nên tạo tháp

Trang 16

5.4 Tháp thọ: Tức là bia, mộ của các cao tăng dự tạo lúc còn sống, giống

như người đời xây sinh phần

6.2 Tháp đối lập: Như tại Trường An ở Thiểm Tây (Trung Quốc) có 2 ngôi

tháp Đại Nhạn và Tiểu Nhạn đứng đối diện nhau

6.3 Tháp bài lập: Như 3 ngôi tháp ở trong vườn chùa Gia Hòa ở tỉnh Chiết

Giang, kiến tạo từ đời Đường và được tu bổ vào năm Quang Chử thứ 2 (năm 1876)

6.4 Tháp phương lập: Như tại thành Thẩm Dương ở Liễu Ninh có 4 ngôi

Trang 17

- Không mang thân ngu si, tà kiến

- Có thể làm nguyên thủ những nước lớn

- Thọ mạng lâu dài

- Có thể được sức mạnh như lực sĩ Kim Cang Na La Diên

- Được phước đức to lớn không gì sánh bằng

- Được nương nhờ đức từ bi của chư Phật, Bồ tát

- Đầy đủ tam minh, lực thông, bát giải thoát

- Được vãng sinh Tịnh độ của 10 phương chư Phật

8 Công đức nhiễu tháp.

Kinh Đề Vị cũng nêu lên 5 công đức của sự nhiễu tháp như sau:

- Đời sau được sắc đẹp, đoan chính

- Được âm thanh trong trẻo, êm dịu

- Được sinh lên cõi trời

- Được sinh vào nhà các vương hầu

- Đạt được đạo quả Niết bàn

Khi nhiễu tháp phải đi theo chiều phía tay phải, và phải cúi đầu nhìn xuốngđất, không được dẫm đạp những côn trùng nơi tháp, không được nhìn ngó 2 bên,không được khạc nhổ trên đất tháp, không được dừng lại nói chuyện với ngườikhác Không những tạo tháp, nhiễu tháp mới có công đức, mà sửa chữa tháp, quéttháp, lễ tháp v.v cũng đều có công đức rất lớn

II Chức năng của tháp Phật.

Trang 18

Từ xưa, tháp trước hết là nơi chứa đựng xá-lị các vị Phật hoặc các bậcThánh Tháp cũng được xây dựng tại các thánh tích quan trọng, kỉ niệm cuộc đờicủa đức Thích Ca Mâu Ni (Lam-tì-ni, Giác Thành, Câu-thi-na, Vương xá) Tại Ấn

Độ, trong thời Phật Giáo hưng thịnh (thế kỉ thứ 3), vua A Dục (Asoka) đã cho dựngtrên 4,800 toà phù đồ (stupa) để ghi dấu tích đức Phật Thích Ca rải rác khắp lãnhthổ của ngài

Một số tháp không nhất thiết là những nơi chứa đựng Xá-lị Chúng chứađựng kinh điển, tranh tượng Một trong những tháp lớn nhất còn tới ngày nay là

Bô-rô-bu-đua tại Indonesia Tháp cũng là một trong những đối tượng thiền quán,thường thường có nhiều ý nghĩa biểu tượng Các bậc thang lên tháp đôi lúc biểuhiện cho các khái niệm Đại thừa, như bốn bậc là từ, bi, hỉ, xả hay mười bậc là Thậpđịa

Ở mỗi nước có sự lý giải khác nhau về tháp Phật:

 Tại Ấn Độ, phù đồ (stupa) được coi như là chính sự hiện diện của đức Phậtnên trong quá trình xây dựng thì hướng về những tổ chức nghi lễ cần thiết Vì thế,những phù đồ thường xây lên một cách độc lập, mặc dù đây chỉ là một vật liên hệphụ thuộc trong lòng một điện thờ Phù đồ là vật kiến trúc xưa nhất của Phật Giáo

 Ở các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, stupa có dạng báncầu và đỉnh nhọn, vì theo tương truyền trước khi tịch, Phật được hỏi: làm thế nào

để bảo tồn sự tôn kính di thể Phật? Phật gấp tư áo cà sa, úp bát khất thực lên, rồiđặt cái gậy chống lên trên cùng rồi tịch

 Ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, tháp hay tháp-bà(được gọi là stupa), là nơi đựng tro di hài của Phật hay của sư tổ trụ trì chùa

Trang 19

Tháp có chiều cao lớn hơn cạnh đáy, chia thành nhiều tầng, thường càng lêncao càng thu nhỏ dần, phía trên cùng có mái cong.

Hay: thậm chí ở những giáo phái Phật giáo cũng có những lý giải khácnhau về tháp Phật:

 Phật Giáo Tịnh Độ Tông đã cho chúng ta loại tháp Hoà Phong (chùa Dâu

- Bắc Ninh) hay tháp Cửu Phẩm Liên Hoa (chùa Động Ngọ - Hải Hưng) Bút Tháp(Hà Bắc) thì biểu trưng các tầng tháp về các kiếp tu của con người Những ngọntháp có 8 mặt thì lại biểu hiện cho 8 hướng trong ý thức Phật pháp viễn chiếu támphương Kiến trúc của những tháp Trung Hoa được xây chắc chắn, cho nên cáctầng tháp phía trên nhô ra không lớn lắm Nhưng khi những ngôi tháp được truyềnsang Nhật Bản và Hàn Quốc, thì thân tháp ại có phần nhỏ, các lớp mái thì lại mởrộng ra

 Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng khi xây tháp thì chủ trương xây theo loạihình "Cối Kinh"

 Phật Giáo Tiểu thừa thì về sau đã chuyển đổi loại tháp "bát úp" để trởthành những loại "That" (That Luồng) hay "Vát" Những loại tháp này được xâytheo hình chuông Những ngôi tháp này chính là ngôi đền thờ, trong đó thờ đứcThích Ca Mâu Ni Những loại tháp không có tầng này được gọi là "Hoả châu tháp".Người ta kể rằng Cao Biền đã cho đúc "Bát Vạn Sơn Tháp" dùng để trấn yểm cácmạch trên đất Giao Chỉ Nhưng di tích này đã không tồn tại nữa

Trang 20

Chương II: Tháp Phật và truyền thống văn hoá Phật giáo Đại Việt.

1 Đặc trưng của chùa tháp.

 Mọi ngôi tháp đều được xây bằng đá hoặc chủ yếu bằng gạch theo hìnhbát giác, lục giác, hay hình vuông Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trướcvới độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trêngạch

 Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp Tỷ lệ cácphần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người

Bởi vì: hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt Người Việt xưa

có câu: "lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam" Đối với đạo phật, hướng Nam làhướng của trí tuệ, hướng của bát nhã, nhờ có trí tuệ chúng sinh mới đáo bỉ ngạn(đến bến bờ giải thoát- niết bàn)

Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ ngườidân sinh sống

Trang 21

2 Sự giao thoa kiến trúc tháp giữa các nước.

2.1 Ảnh hưởng Ấn Độ và Trung Hoa qua các tháp ở Việt Nam.

Tháp ở Việt Nam có 2 kiểu tháp khác nhau:

a Kiểu tháp xây thấp (có khi bít đặc ), nóc tròn, cong hình cánh cung, không

có mái Kiểu tháp này chịu ảnh hưởng hoàn toàn của Ấn Độ.

Ngày xưa: ảnh hưởng Ấn Độ (tôn giáo, nghệ thuật) lan ra ngoài do ngõ chính

ở Cachemire và Bengale Trong khoảng thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VII theo ngõCachemire, ảnh hưởng Ấn Độ chia ra làm 2 đường:

- Qua Ba Tư và lan rộng đến các vùng Trung Đông như Ai Cập, Ả Rập

- Qua Tân Cương Vùng này là nơi phối hợp, môi giới của 2 nền nghệ thuật

Ấn Độ và Trung Hoa Rồi từ Tân Cương ảnh hưởng Ấn Độ lan dần vào TrungQuốc đến tỉnh Sơn Tây Ảnh hưởng này hoàn toàn có tính cách tôn giáo.Nhưng từ thế kỷ thứ VII ảnh hưởng Ấn Độ đã mượn ngõ Bengale mà chia ra haiđường:

+ Ngược lên Tây Tạng

+ Xuyên qua vùng đồng bằng Gange lan tràn thẳng qua Miến Điện, rồi tiếnthẳng sang vùng Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam Ảnh hưởng Ấn Độ lại còntràn xuống Xiêm La, đột nhập vào Cao Miên và qua Chàm, tức miền Nam Trung -Việt và Nam-Việt ngày nay

Trang 22

Những tháp bát giác, lục giác hay vuông, với nóc cong tròn thuộc ảnh hưởng

Ấn Độ gồm có: những tháp chàm ở Nha Trang, Bình Định, Mỹ Sơn, tháp Rùa, thápchùa Ninh Phúc (Bút Tháp), tháp chùa Bắc Việt tương tế ở Tân Sơn Nhất

b Kiểu tháp xây cao (không bít đặc, có cửa ra vào), mái cong, nhọn Kiểu tháp chịu ảnh hưởng của Trung Hoa.

Còn ảnh hưởng Trung Hoa, ngay từ thời Triệu Đà tràn thẳng xuống ViệtNam theo ngõ Bắc Việt Với tính cách thực dân và dã tâm đồng hóa tín ngưỡngnghệ thuật ở xứ này, từ Sĩ Nhiếp, các chức Lạc Hầu, Lạc Tướng đã bị bãi bỏ đểthay vào chức huyện lệnh; tổ chức mỗi huyện thành một trung tâm văn hóa, chínhtrị với dụng tâm kiểm soát chặt chẽ mọi hành động quật khởi của dân Việt, đồngthời hoàn thành cấp tốc chương trình đồng hóa

Do đó kiến trúc miền Nam đã có mầu sắc khác với miền Bắc và phản ảnh rõ,nhất là những tháp chùa

Những tháp Việt Nam ảnh hưởng Trung Hoa là những tháp chùa Liên Phái caotầng, và tháp Từ Nhơn ( chùa Thiên Mụ ) cao 21 thước 28 phân Hai tháp ấy đều có nhiềumái cong, và cao hơn các tháp ảnh hưởng Ấn Độ Tháp Trung Hoa xây cao, nhiều tầng,càng cao càng nhỏ lại, có dụng ý tượng trưng cho sự sống; sự hoạt động của con người.Ngoài ra còn mục đích cầu mong , ước ao sau khi nhắm mắt qua đời , con người sẽ đượcsiêu thăng

Tháp Trung Hoa cũng như mọi kiến trúc khác đều có hai đặcđiểm:

- Xây nhiều tầng mái

Trang 23

- Mái chìa ra ngòai

Đặc điểm thứ nhất: xây nhiều tầng, mái, kiến trúc sư Trung Hoa dụng ý tránhkhí hậu nóng Đặc điểm thứ hai: mái chìa ra ngoài để tránh mưa

Kiến trúc Nhật Bản cũng giống Trung Hoa trên hai điểm ấy, nhưng để tránhhiểm họa động đất, người Nhật còn có một đặc điểm thứ ba là không đổ nền vàkhông xây tường bọc xung quanh nhà

Tháp chùa Việt Nam cũng hoàn toàn giống Trung Hoa trên hai điểm đó,nhưng mái tháp Việt Nam ít cong hơn, vì Việt Nam có nhiều mưa

Qua những nhận xét đã trình bày trên, chúng ta có thể kết luận: Tháp chùaViệt Nam có hai sắc thái riêng biệt rõ ràng, biểu hiện cho hai luồng ảnh hưởngTrung Hoa và Ấn Độ ở khắp nơi trên đất nước ta

2.2 Sự giao thoa văn hoá Chămpa - Đại Việt.

Trong lĩnh vực văn hoá vật thể thì nghệ thuật Chămpa cổ và nghệ thuật Việt

cổ có nhiều nét tương đồng Nhìn chung thì nghệ thuật Chămpa có trước nghệ thuậtViệt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời

Xét về mặt kiến trúc: các tháp Chămpa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núithấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí thì

chùa, tháp Việt Nam thời Lý, thời Trần cũng thường xây dựng trên gò, đồi và sườnnúi, tạo nên cả một quần thể, hướng Nam hoặc Nam chếch Đông, đón dương khí.Tháp Việt Nam cũng vươn cao với nhiều tầng như tháp Chămpa và có bình diệnvuông gần với các phương Đông, Tây, Nam, Bắc Tháp Chămpa cũng như tháp Lý

Trang 24

Có điều, tháp Chămpa được đục trực tiếp trên gạch sau khi xây,còn ở tháp Lý-Trầnthì hình trang trí được in, khắc trực tiếp trên gạch, rồi sau đó mới mang nung, xâyđến đâu là có hình trang trí cho chỗ đó rồi.

Phổ biến và cũng hấp dẫn nhất trong nghệ thuật Chămpa là các apsara, đa sốthuộc đỉnh cao của điêu khắc Chămpa thuộc thế kỷ thứ 10 Các nhân vật kết hợpngười với chim hoặc với thú đều có cả trong nghệ thuật Chămpa và nghệ thuật Việt

3 Gía trị của kiến trúc chùa tháp.

- Các chùa tháp đã phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Đại Việt

từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốccho đến những giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và

sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị vớicác dân tộc liền kề

- Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các chùa thápđẹp hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niênđại, phong cách và chức năng của các chùa tháp

Trang 25

Vì vậy mọi quyền hành trong tay triều đình đều nằm trong tay viên quan điệntiền Trần Thủ Độ Dòng họ Trần lúc này đã chiếm giữ một vị trí trọng yếu trongtriều đình Cuối cùng ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu (11/1/1226) dưới sự chỉ đạocủa Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng tuyên bố nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thái Tông Triều Trần chính thức được thànhlập, thực sự thay thế nhà Lý trên vũ đài chính trị, nắm quyền điều hành đất nước từnăm 1226 – 1400 Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và hai triều đại này không cókhoảng cách về thời gian Vì vậy có thể thấy rằng nhà Trần đã tiếp thu mọi thành

tựu văn hoá xã hội thời Lý

2 Xã hội thời Trần.

Trang 26

Đất nước Việt Nam ta vào những năm đầu thế kỷ 13, mặc dầu có những biếnđộng lớn dẫn đến sự thay thế quyền lãnh đạo từ họ Lý sang họ Trần nhưng mọi mặt

cơ cấu xã hội cơ bản vẫn không có gì thay đổi Chế độ trung ương tập quyền đượckhôi phục và củng cố thêm một bước Mọi kỷ cương và thể chế cũng được chỉnhđốn lại và tăng cường thêm Nhìn chung, giai cấp thống trị nhà Trần sau khi lênnắm chính quyền đã cố gắng tiếp tục duy trì và phát huy những thành quả mà ngót

ba trăm năm kể từ khi giành lại được độc lập tự chủ, nhân dân ta đã phải lao động,đấu tranh tạo nên

Đất nước trải qua ba lần đại thắng quân Mông – Nguyên vì thế tinh thần tựtôn dân tộc đã đạt đến đỉnh điểm của thời đại “hào khí Đông A” Tuy giành đượcthắng lợi nhưng nền độc lập dân tộc vẫn bị giặc ngoại xâm đe doạ Do vậy ở thờinày tinh thần tự cường tự chủ vẫn thôi thúc nhân dân ta không ngừng vươn lên xâydựng một đất nước giàu mạnh

Trong tình hình chung đó, nền văn hoá dân tộc vốn đã được gây dựng lại vàphát triển dưới triều Lý nay lại càng được củng cố, nâng cao hơn Có những biểuhiện đáng quý như : chú ý đến việc thi cử để đào tạo người tài làm trụ cột cho nhànước hoặc việc cho phổ biến chữ Nôm rộng rãi bên cạnh chữ Hán Bên cạnh Nhogiáo, Phật giáo vẫn được phát triển mạnh, kế tiếp truyền thống từ triều Lý Mặtkhác ở thời Trần còn có phái thiền do ng ười Việt Nam sáng lập ra Đó là phái TrúcLâm với ba vị tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang Phật giáo ngày cànghoà hợp và gần gũi với đời sống dân gian Chùa tháp vẫn được xây dựng nhiều.Trong các làng xã cũng có nhiều ngôi chùa đẹp tuy quy mô không lớn như chùathời Lý

Trang 27

Về kinh tế, nhà nước chú trọng đến những chính sách khuyến khích nôngnghiệp phát triển Quân đội nhà Trần vẫn được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ưnông” để góp thêm lực lượng sản xuất nông nghiệp Kinh tế thành thị cũng songsong phát triển kéo theo sự thịnh vượng của kinh tế hàng hoá, giao thông…Tất cảnhững điều đó đã góp phần làm cho nhà nước phong kiến thời Trần ngày một vữngmạnh hơn.

Mặt khác trong xã hội Đại Việt thời đó cũng có nhiều sự thay đổi lớn Chế

độ nông nô, nô tì tan rã, dần dần biến các nông nô thành những người nông dân tự

do Nhà nước chú ý hơn tới việc “ nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”

Tất cả những điều kiện xã hội đó đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển mỹthuật của thời Trần và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá nghệ thuật dângian phát triển, tạo nên đặc điểm riêng biệt cho mỹ thuật thời Trần

Trang 28

Chương II Sự chuyển tiếp từ mỹ thuật từ thời Lý sang mỹ thuật

thời Trần.

Cuộc cách mạng chuyển giao từ thời Lý sang thời Trần mà chúng ta vẫnthường gọi là cách mạng cung đình (không gây một sự đảo lộn nào, không hề cótiếng súng, không hề có người chết ),vì thế mà toàn bộ gia sản văn hoá của thời

Lý không hề bị phá Chính điều đó đã tạo điều kiện cho nhà Trần tiếp thu mọithành tựu văn hoá xã hội thời Lý nhất là về mặt mỹ thuật

1 Mỹ thuật trên bình diện lịch sử và địa lý

1.1 Lịch sử

Vương triều Lý (1009 - 1225) và Trần (1226 - 1400) kế tiếp liền sát nhaunhưng về mặt mỹ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại có khoảng cách về thời gian.Theo một số tài liệu cho biết: “Sau di tích cuối cùng của thời Lý có niên đại cụ thể

là chùa Linh Xứng năm 1126, nếu chỉ bằng vào sử sách thì khoảng hơn một thế kỷsau mới thấy di tích có niên đại là chùa Phổ Minh 1262 và lăng Trần Thủ Độ năm

1264, mà thật chắc chắn thì đến thế kỷ XIV mới thấy phổ biến các di tích thờiTrần” Điều đó chứng tỏ các công trình mỹ thuật thuộc hai vương triều này khôngnối tiếp mà có một khoảng cách rất xa, ít nhất phải gần một thế kỷ rưỡi (1126 -1262)

Trang 29

- Thời Lý dài 216 năm, những di vật mỹ thuật hiện còn mới chỉ thấy tậptrung ở khoảng 77 năm (1049 – 1126).

- Thời Trần dài 174 năm nhưng di vật mỹ thuật ở thế kỷ XIII rất thưa thớt,tập trung vào hai cụm thời gian 40 năm đầu và 30 năm cuối thế kỷ 14

Như vậy, sau một thời gian dài tắt đi của mỹ thuật Lý, mỹ Thuật Trần ra đời

có tiếp thu mỹ thuật Lý

1.2 Địa lý

Ở cả hai thời Lý - Trần thì trung tâm chính trị và văn hoá vẫn là kinh thànhThăng Long nhưng khác nhau ở chỗ phạm vi ảnh hưỏng của các triều là khác nhaunên địa bàn di tích mỹ thuật thuộc hai vương triều này có xê dịch rộng hẹp khác nhau

- Thời Lý: di tích mỹ thuật ở Thăng long cơ bản đã được xây dựng đầy đủ ởthời Lý Ngoài ra, nhà Lý chú ý xây dựng ở vùng quê Bắc Ninh liền kề ThăngLong, rải rác dọc sông Đáy

- Sang thời Trần: nhà Trần giành chính quyền một cách hoà bình nên thừahưởng và duy trì tất cả những công trình ấy, chỉ xây dựng thêm lại sau chiến tranhmột ít Các công trình được xây dọc trên con đường Quảng Ninh, Thái Bình, NamĐịnh; xây dựng ở Yên Tử để làm vọng gác đối với phía Bắc và biển Đông

2 Trên nền xã hội cùng là phong kiến nhưng có nhiều nét riêng.

2.1 Xã hội nước ta ở hai vương triều đều là xã hội phong kiến với chế độ trung ương tập quyền đang trên đà phát triển.

Trang 30

- Thời Lý: phong kiến thời Lý nặng nề về quan hệ quý tộc với nông nô và nô

tỳ Di tích mỹ thuật ở thời Lý hầu như đều do Nhà nước tổ chức xây dựng bằngcông quỹ quốc gia

- Sang thời Trần đã chuyển dần sang quan hệ địa chủ với tá điền Trong tínhchất chính trị ấy, nông thôn thời Trần có làng xóm dày đặc hơn, được lập thêm vàphần nào có tính “tự trị”, có ruộng đất của dân làng và bước đầu có ruộng đất tưcủa “địa chủ” Di tích mỹ thuật ở Trần một phần của Nhà nước nhưng về sauthường là của làng với sự đóng góp của dân làng

2.2 Ở hai vương triều Lý - Trần đều nổi bật lên những cuộc chiến tranh dân tộc, toàn dân chống giặc giữ nước.

- Thời Lý có xảy ra chiến tranh với nhà Tống nhưng do có chính sách hợp lýnên nói chung không thiệt hại gì về kinh tế, kiến trúc… Nhà Lý dễ huy động sứcngười sức của vào các công trình nghệ thuật

- Thời Trần trải qua ba lần chiến tranh chống quân Mông – Nguyên, tuythắng nhưng cả ba lần đều bị quân giặc dày xéo đất nước, phá phách các công trìnhvăn hoá kiến trúc của cả nước khiến Nhà nước và nhân dân Đất Việt kiệt quệ Đếngiai đoạn cuối nhà Trần còn điêu đứng hơn gấp 10 lần chiến tranh với ChiêmThành nữa Nhà Trần thì càng về sau càng tỏ ra bất lực

Có thể nói những cuộc chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng chonền kiến trúc Chẳng những chiến tranh đã huỷ hoại của dân tộc ta nhiều công trìnhquý mà còn tác động lớn đến nền kinh tế tạo nên sự nghèo nàn, suy yếu chungtrong toàn dân Và đấy cũng là một hậu quả nghiêm trọng đối với nền kiến trúc, bởi

vì, như chúng ta đều biết, không có nền kiến trúc nào phát triển mà không dựa vào

Trang 31

một nền kinh tế hùng hậu Có lẽ chính vì vậy suốt cả hai thập kỷ tồn tại, nền kiếntrúc thời Trần không để lại cho chúng ta được nhiều công trình to lớn như nền kiếntrúc thời Lý: phần lớn những công trình còn lại đến nay có tầm vóc vừa phải nhưtháp Phổ Minh, Bình Sơn …

Đây được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản để tạo sự khác biệtgiữa nền kiến trúc Lý và nền kiến trúc Trần Một bên (Lý) có những công trình đồ

sộ đáng tựu hào và một bên (Trần) có những kiến trúc tầm vóc vừa phải nhưngcũng không kém phần rực rỡ

2.3 Về tư tưởng xã hội:

Nhà Trần - Lý đều lấy đạo Phật làm quốc giáo nhưng đến thời Trần sự ảnhhưởng của Phật giáo không còn sâu rộng như thời Lý Ðạo Nho bắt đầu có ưu thế

rõ rệt do nhu cầu của việc trị nước của chính quyền, nhưng Phật giáo vẫn lớn mạnh

và là chỗ dựa cho cuộc sống tinh thần của quảng đại quần chúng Phật từ thời Lýsang thời Trần cũng thay đổi tính chất: từ chỗ vô ngôn, coi trọng cuộc sống hiện tại

là tạm bợ, phải xem trọng cuộc sống tinh thần để tìm hy vọng ở kiếp sau … thì naynhấn mạnh cuộc sống hiện tại Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm thẩm

mỹ và kỹ thuật của thời Lý và thời Trần Nếu phong cách mỹ thuật thời Lý bộc lộ

rõ tính lý tưởng hoá, mẫu mực, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, chau chuốt thì mỹthuật thời Trần mang đậm nét hiện thực sống động, khoẻ khoắn, đơn giản

3 Cùng là mỹ thuật chùa tháp.

Các công trình mỹ thuật thời Lý - Trần chủ yếu là chùa tháp Kiến trúc thời

Lý - Trần ngoài các công trình của Phật còn có các công trình phục vụ triều đìnhnhư: cung điện, dinh thất, lăng mộ… Chùa tháp chẳng những nhiều về số lượng, to

Trang 32

lớn về quy mô mà về chất lượng cũng thật đẹp Chùa tháp được xây trên vị tríngoạn mục, kiến trúc kết hợp với tự nhiên tạo nên một phong cảnh kiến trúc tổngthể hoàn chỉnh, thâm nhập nhau một cách tự nhiên gắn bó hữu cơ Kiến trúc hài hoàcân đối nhịp nhàng, tất cả đều nhằm tôn chủ đề tôn giáo lên tuyệt đỉnh Tuy cùng là

mỹ thuật chùa tháp nhưng trong tính chất tôn giáo, đời sống xã hội đều có sự thayđổi khác nhau từ thời Lý sang thời Trần, đưa đến những thay đổi về quan niệmthẩm mỹ và kỹ thuật để tạo ra phong cách riêng Như vậy trong quá trình chuyểntiếp từ mỹ thuật thời Lý sang mỹ thuật thời Trần, kiến trúc mỹ thuật thời Trần đãthừa hưởng được cả một di sản hết sức to lớn của nền kiến trúc thời Lý để lại Đó lànhững tháp chùa cao rộng, những cung điện lầu gác bề thế, những thành quách bềnvững mà suốt hơn hai trăm năm kể từu ngày mở đầu nền độc lập, nhân dân đã gâydựng nên được

Thừa hưởng vốn liếng to lớn này, chẳng những nền kiến trúc Trần đã có sẵn

đà phát triển để dấn bước vươn mạnh lên, mà nó còn tiếp thu được cả một nền kỹthuật tinh xảo, một kho tàng kinh nghiệm phong phú và đặc biệt tiếp thu được tinhhoa của một nền nghệ thuật kiến trúc truyền thống dân tộc mà cha ông ta đã hunđúc trong quá trình dài lao động sáng tạo

Ngày đăng: 23/04/2015, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w