1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đại học sư phạm hà nội Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

79 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 553 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảmcủa trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, làm cơ sởcho việc đề ra những biện phá

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội (C.Mác) Con ngườimuốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng Giao tiếp là một đặc trưng quantrọng của con người, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọngnhất (V.I.Lờnin) Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của trẻ, làm cho trẻ nhanhchóng tham gia được vào xã hội của con người; ngôn ngữ còn là công cụcủa tư duy, của nhận thức, là công cụ phát triển toàn diện nhân cách trẻ Lứatuổi mầm non là giai đoạn phát triển về mọi mặt với tốc độ nhanh, trong đó

sự phát triển ngôn ngữ tăng với tốc độ “siờu tốc”

Với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng tolớn trong sự hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết để trẻ có thểtrở thành người với đúng nghĩa của nó Thông qua hoạt động vui chơi, đặcbiệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ), trẻ có khả năng nhận biết vàthể hiện một cách chính xác, chân thực những xúc cảm như: vui mừng, yêuthương, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, buồn …Trẻ thể hiện xúc cảm của mìnhthông qua vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ, tư thế, ánh mắt… nhưng cũng thông quangôn ngữ Trẻ 4 - 5 tuổi đã biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩa, xúccảm - tình cảm (XC – TC) của mình với những người xung quanh

Mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay là giáo dục nhằm phát triểntrẻ em một cách toàn diện về: trí tuệ, thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ vàngôn ngữ để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ đến trường phổ thông Xúc cảm - tình cảm là một bộ phận, là nền tảngcủa sự hình thành nhân cách trẻ Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản nhất đểhình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ Cần phải giáo dục và tạođiều kiện để trẻ bộc lộ xúc cảm - tình cảm của bản thân bằng ngôn ngữ Đểthấy được những đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ cóthể bằng nhiều con đường khác nhau nhưng thuận lợi là thông qua trò chơi

Trang 2

Thực tế hiện nay ở trường mầm non các giáo viên vẫn chưa quan tâmnhiều đến những xúc cảm - tình cảm của trẻ, chưa lắng nghe và chưa để trẻđược nói lên những xúc cảm của mình Điều này khiến trẻ lúng túng, vụng

về trong giao tiếp, hợp tác, bộc lộ thái độ của mình với bạn bè và ngườixung quanh bằng ngôn ngữ nói Đặc biệt với trẻ 4 - 5 tuổi thể hiện xúc cảmlại rất cần thiết bởi đây là thời kỳ xúc cảm - tình cảm của trẻ phát triển mạnh

mẽ Vì những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.

II Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảmcủa trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, làm cơ sởcho việc đề ra những biện pháp giáo dục giúp trẻ thể hiện được xúc cảm -tình cảm của bản thân bằng ngôn ngữ một cách phù hợp

III Khách thể và đối tượng nghiên cứu

1 Khách thể nghiên cứu

Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

2 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm tình cảm của trẻ mẫu giáo 4

-5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

IV Giả thuyết khoa học

1 Để thể hiện xúc cảm - tình cảm trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đó dựng phươngtiện ngôn ngữ Ngôn ngữ này có những đặc điểm riêng của lứa tuổi về ngữ điệu,vốn từ, mẫu câu tiếng Việt và tính mạch lạc của ngôn ngữ Có thể tìm ra nhữngđặc điểm này thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ

2 Trẻ 4 - 5 tuổi sử dụng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm một cáchphù hợp

V Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

Trang 3

2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảmcủa trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.

3 Làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫugiáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

VI Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu lí luận

Đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu, sỏch, bỏo, tạp chí có liên quanđến đề tài nghiên cứu

4 Phương pháp xử lí thông tin bằng thống kê toán học

Dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu

VII Giới hạn nghiên cứu

Có nhiều dạng hoạt động ngôn ngữ như: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết,ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ bên trong (hay ngôn ngữ thầm) Đề tàinày chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nói của trẻ mẫugiáo 4 - 5 tuổi trong việc thể hiện 6 loại xúc cảm – tình cảm cơ bản của conngười là: vui mừng, yêu thương, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, buồn

Trang 4

Quan điểm Mác - Lênin trong ngôn ngữ học xem xét ngôn ngữ với tưcách là một hiện tượng xã hội “bản chất con người không phải là cái trừutượng vốn có của một cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bảnchất đó là tổng tất cả các mối quan hệ xã hội” Ngôn ngữ rõ ràng là sự thểhiện các mối quan hệ giữa con người với con người, được quy định bởi nhữngđiều kiện cụ thể của một thời kì lịch sử nhất định Giao tiếp ngôn ngữ là mộthình thức đặc biệt của hoạt động trí tuệ được thể hiện ra ngoài, và đó cũng là

cơ sở để tiếp tục phát triển hoạt động trí tuệ Chủ nghĩa Mác - Lênin xem xétngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phương tiện giao tiếp chủ yếucủa con người Vấn đề ngôn ngữ của trẻ em 1 - 6 tuổi được các nhà khoa họccủa nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu theo các hướng khác nhau

Nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em theo hướng ngôn ngữ học thuần túy là sựmiêu tả ngôn ngữ chỉ theo trình tự xuất hiện những hiện tượng ngôn ngữtrong lời nói của trẻ Với hướng nghiên cứu này cho ta những thông tin đángtin cậy và phong phú về sự phát triển theo số lượng của các yếu tố ngôn ngữ.Song hướng nghiên cứu này chỉ nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ củatrẻ, chứ không cho phép ta có khả năng phân tích theo chiều sâu và giảithích nguồn gốc của các hiện tượng đó, mối quan hệ của các yếu tố trongquá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ em

Trang 5

Đây là khuynh hướng được nhiều nhà ngôn ngữ học - tâm lý học trênthế giới nghiên cứu từ khoảng giữa thế kỉ XX.

J.Piaget - nhà tâm lý học nổi tiếng của Thụy Sĩ đã đi sâu vào nghiêncứu sự phát triển trẻ em nói chung và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em nóiriêng Ông cho rằng, con đường chính của phát triển ngôn ngữ bắt đầu từngôn ngữ có tính tự kỷ trung tâm Trẻ xây dựng câu nói của bản thân khôngcần có sự kiểm tra của người nghe, tiến đến “ngôn ngữ có tính xã hội húa”trong đó có chú ý tới quan điểm của người nghe Vì thế J.Piaget cho rằng,động lực của phát triển ngôn ngữ là sự thay thế quan điểm tự kỷ trung tâmbằng quan điểm xã hội Năm 1932, J.Piaget đã công bố công trình về vấn đềphát triển chức năng ngôn ngữ của trẻ em Ông phân biệt hai loại ngôn ngữ:ngôn ngữ xã hội hóa (thực hiện chức năng giao tiếp) và ngôn ngữ tự kỷ trungtâm của trẻ (chỉ nói với chính mình) Theo J.Piaget, ngôn ngữ tự kỷ trung tâmchiếm 56% trong ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi và giảm dần chỉ còn 27% ở trẻ 7tuổi Quá trình trưởng thành về nhận thức và kinh nghiệm sống làm cho ngônngữ tự kỷ trung tâm mất dần đi và ngôn ngữ xã hội tăng dần lên

Xuất phát từ quan điểm về sự phát triển tõm lý, J.Piaget và L.S.Vưgụtxky nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga đã tập trung nghiên cứu tư duy và ngônngữ của trẻ Trong khi J.Piaget không nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong

-sự phát triển nhận thức, thỡ L.S.Vưgụtxky lại coi ngôn ngữ là cơ sở cho mọichức năng trí tuệ cao cấp Trong khi J.Piaget cho rằng ngôn ngữ của trẻ emmang tính chất tự kỷ trung tâm và không mang tính chất xã hội, rằng ngônngữ tự điều khiển không đóng vai trò hữu ích trong đời sống nhận thức củađứa trẻ, thỡ L.S.Vưgụtxky cho rằng ngôn ngữ riêng của trẻ, hay là ngôn ngữ

tự điều khiển đó giỳp cho đứa trẻ tự hoạch định và hướng dẫn hành vi củariêng mình Theo lứa tuổi ngôn ngữ riêng ngầm trở thành sự suy nghĩ bêntrong, sự suy nghĩ bằng từ ngữ Chính vì vậy, L.S.Vưgụtxky đó kết luận: “Bản chất sự phát triển của ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp và nhận thức

Trang 6

sự phát triển của khả năng nhận thức của đứa trẻ” Theo L.S.Vưgụtxky thỡngôn ngữ xuất hiện từ sự giao tiếp xã hội với những người khác Người lớn

và các bạn cùng lứa tuổi có năng lực hơn sẽ cung cấp cho trẻ sự hướng dẫnbằng ngôn ngữ trong vùng phát triển gần nhất Sau đó trẻ tích hợp ngôn ngữcủa những chỉ dẫn này thành ngôn ngữ riêng của trẻ và ứng dụng nó vàohoạt động của riêng mình L.S.Vưgụtxky tin rằng mọi chức năng tâm lý caocấp đều có nguồn gốc xã hội và sự xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhâncách, giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trongcủa cá nhân

Ở Việt Nam, vấn đề ngôn ngữ trẻ em 1 - 6 tuổi cũng được nhiều nhànghiên cứu quan tâm:

- Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em:

Lưu Thị Lan: “Những đặc trưng ngữ pháp trong câu nói của trẻ từ 1

- Các công trình tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ trẻ em:

Nguyễn Thị Mai: “Nghiờn cứu thực trạng hiểu từ của trẻ mẫu giáo 3

Trang 7

Tổ tâm lý giáo dục thuộc viện khoa học giáo dục: “Hiện trạng phát

âm của học sinh mẫu giỏo” Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11/1974

- Các công trình nghiên cứu một số biện pháp phát triển lời nói trẻ em:Bùi Kim Tuyến: “Xõy dựng nội dung, biện pháp phát triển hoạt độngngôn ngữ cho trẻ mẫu giỏo”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ

Nguyễn Thị Oanh: “Các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc chotrẻ mẫu giáo lớn”

Trương Thị Kim Oanh: “Một số biện pháp tổ chức, hướng dẫn chơigiúp trẻ dân tộc thiểu số nói tiếng Việt”

Võ Phan Thu Hương: “Biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi nói đúng ngữ phỏp”

Đỗ Thị Xuyến: “Một số biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ của trẻ 5

- 6 tuổi - 1998

Lê Thị Xoa: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giỏo bộ

3 - 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với thiên nhiên - 1998

Huỳnh Ái Hồng: “Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đềnhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại thành phố HồChí Minh” - 1997

Ân Thị Hảo: “Một số biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện văn học nhằmphát triển ngôn ngữ mạch lạc” - 2003

Nguyễn Lệ Thương: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổihiểu nghĩa của từ trong tác phẩm văn học” - 2004

- Các công trình nghiên cứu mối liên quan giữa tâm lý và ngôn ngữ:

Hồ Lam Hồng: “Những đặc điểm tâm lý của hoạt động ngôn ngữtrong hoạt động kể chuyện của trẻ mẫu giáo” - 2002

Nhìn chung, vấn đề ngôn ngữ trẻ em được các nhà khoa học quan tâmtrên nhiều mặt Có nhà khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa tâm lý vàngôn ngữ, có nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ trẻ

em Một số nhà khoa học khác lại nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, các yếu

Trang 8

Song các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứulứa tuổi nhà trẻ (1 - 3 tuổi), lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) và lứa tuổi mẫugiáo lớn (5 - 6 tuổi) mà ít công trình nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ mẫu giáonhỡ (4 - 5 tuổi) Vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tại: “Đặc điểm ngônngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơiđóng vai theo chủ đề” Đây là giai đoạn xúc cảm - tình cảm của trẻ phát triểnmạnh mẽ nhất vì vậy trẻ luụn cú nhu cầu thể hiện xúc cảm - tình cảm củamình với người xung quanh Đề tài này nhằm phát hiện một số đặc điểmngôn ngữ và mức độ sử dụng ngôn ngữ của trẻ khi thể hiện xúc cảm - tìnhcảm nhằm giúp giáo viên có những biện pháp giúp trẻ biết sử dụng ngônngữ nói để nói lên những xúc cảm - tình cảm của bản thân.

1.2 Một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Khái niệm ngôn ngữ

Con người muốn trao đổi ý kiến với nhau, có thể dùng những loại dấuhiệu khác nhau: nháy mắt, vẫy tay… Nhưng dùng những dấu hiệu như vậy

bị hạn chế rất nhiều, không thể hiện được đầy đủ, chi tiết những nội dungphong phú, phức tạp cần truyền đạt Do đó, trong giao tiếp, trong việc biểuhiện ý nghĩa cho nhau con người chủ yếu phải nói với nhau Khi nói chúng

ta sử dụng tiếng nói, tức là ngôn ngữ

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng Trước hết, nú giỳp chúng tahiểu ý nhau, từ đó mà bàn bạc, phối hợp với nhau trong lao động sản xuất,trong sinh hoạt xã hội Không có ngôn ngữ loài người không thể tổ chứcthành xã hội để chiến thắng tự nhiên và xây dựng cuộc sống văn minh, tốtđẹp Ngôn ngữ là “hiện thực trực tiếp của tư duy” (C.Mỏc) Nó là hình thứcthể hiện tư tưởng của con người, nó gắn bó chặt chẽ với tư duy

Vậy bản chất ngôn ngữ là gì? Căn cứ vào chức năng của ngôn ngữtrong xã hội thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của conngười, phương tiện thông báo và trao đổi tư tưởng, là phương tiện hình

Trang 9

thành tư duy Theo cấu trúc nội bộ của mỡnh thỡ ngôn ngữ là một hệ thống

kí hiệu độc đáo, rất phức tạp, một hệ thống gồm nhiều tầng lớp, nhiều đơn vịtác động lẫn nhau Ngôn ngữ còn là một quá trình của mỗi cá nhân sử dụngmột thứ ngôn ngữ của dân tộc để giao tiếp, để diễn đạt ý nghĩ của mình vàhiểu tư tưởng do người khác nói lại, để truyền đạt và lĩnh hội những kinhnghiệm xã hội lịch sử, hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình

Theo quan điểm của xã hội học: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội lịch sử Trong quá trình lao động con người có nhu cầu nhận thức thế giớixung quanh Do sống và làm việc cùng nhau nên con người có nhu cầu phảigiao tiếp phải thông báo với nhau và nhận thức Hai quá trình giao tiếp vànhận thức đú khụng tách rời nhau, chính vì lẽ đó ngôn ngữ đã ra đời để đápứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác củacon người

-Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học: Ngôn ngữ là một hệ thốngcỏc kớ hiệu từ ngữ biểu hiện các sự vật và hiện tượng Nó là phương tiệncủa giao lưu và là công cụ của tư duy

Dưới góc độ của các nhà tõm lớ học: Ngôn ngữ là phương tiện biểuhiện ý thức con người

Khác với quan điểm trờn, cỏc nhà sinh lý học lại coi ngôn ngữ là tínhiệu của hệ thống tín hiệu thứ hai, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham giavào việc tạo nên các đường “liờn hệ tạm thời”, là cơ sở cho tư duy trừutượng Nhờ có hệ thống các đường “liờn hệ tạm thời” này mà con ngườikhác hẳn với động vật

Theo quan điểm duy vật biện chứng của Ăngghen: “Ngụn ngữ là ý thứcthực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa Nhưvậy, cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngônngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khỏc”

Từ những quan điểm trên ta có thể hiểu: Ngôn ngữ là một hệ thống

Trang 10

tắc (phát âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp) thống nhất với nhau trong toàn bộ tập hợp người ấy Là quá trình trong đó con người sử dụng một thứ tiếng (ngôn ngữ) hay một hệ thống kí hiệu nào đó để truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, hoặc để thiết lập nên mối quan hệ giao lưu hoặc để

kế hoạch hóa hoạt động của mình.

1.2.2 Khái niệm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm:

Từ khái niệm về ngôn ngữ ta có thể hiểu khái niệm về ngôn ngữ thể

hiện xúc cảm – tình cảm như sau: Ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm là

ngôn ngữ con người sử dụng để truyền đạt những rung động biểu thị thái

độ của cá nhân đối với thế giới khách quan và đối với bản thõn có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.

Ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm được thể hiện thông qua: ngữ

điệu, vốn từ, mẫu câu tiếng Việt và tính mạch lạc của ngôn ngữ Đi tìm hiểuđặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm chính là tìm hiểu tính biểucảm của lời nói Đối với trẻ mẫu giáo thỡ tớnh biểu cảm của lời nói thể hiệnchủ yếu qua ngữ điệu của lời nói

Khi mới sinh trẻ truyền tín hiệu cho người thân là các âm thanh (mức

độ thấp nhất của ngôn ngữ) như khóc, thét lên để thông tin cho họ về trạngthái sinh lý của mình là dễ chịu hay khó chịu Dần dần khi trẻ đã lớn hơn 1tuổi đến 2 tuổi ngôn ngữ được hình thành, trẻ nói được một số âm, từ, câuđơn giản Khi trẻ bước sang tuổi mẫu giáo ngôn ngữ của trẻ đã phát triểnmạnh mẽ Lúc này giọng điệu âm thanh ngôn ngữ của trẻ đã ở mức độ to -nhỏ khác nhau, đồng thời ngữ điệu (tổng hợp phức tạp các phương tiện biểucảm ngữ âm) của âm thanh ngôn ngữ cũng có cường độ cao - thấp rõ ràng,tốc độ nhanh – chậm khác nhau…Trẻ sử dụng chúng để thông tin, truyền tínhiệu và thể hiện các trạng thái xúc cảm - tình cảm cơ bản của mình như sợhãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiên, thớch thỳ…đối với thế giới xungquanh

Trang 11

Cảm xúc ngôn ngữ của trẻ không chỉ được thể hiện qua ngữ điệugiọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, tư thế mà cảm xúc ngôn ngữcủa trẻ cũng được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, câu nói thể hiện cảmxúc, tình cảm hay thái độ của cá nhân đối với thế giới xung quanh Mức độngôn ngữ từ, câu thể hiện sự phức tạp những biểu hiện xúc cảm - tình cảmthông qua giọng điệu, cách phát âm đã thể hiện không chỉ các xúc cảm - tìnhcảm cơ bản mà còn thể hiện được một số sắc thái cơ bản của từng loại xúccảm - tình cảm Ví dụ: khi trẻ vui vẻ trẻ có thể nói giọng nói nhẹ nhàng, vuitươi hay khi tức giận trẻ nói rất to, giọng đanh lại.

Để thể hiện những rung động, suy nghĩ, tư tưởng của bản thân vớingười xung quanh một cách hiệu quả trẻ không thể không sử dụng ngôn ngữmạch lạc Bởi ngôn ngữ mạch lạc là mức độ hoàn chỉnh nhất của ngôn ngữ.Khi trẻ diễn đạt mạch lạc một xúc cảm – tình cảm nào đó thì nội dung đó sẽđược thực hiện một cách logic tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có tínhbiểu cảm khiến người tiếp nhận dễ dàng nhận ra các xúc cảm – tình cảmkhác nhau Sự biểu cảm ở mức độ ngôn ngữ mạch lạc không những mangyếu tố chủ quan mà còn mang tính khách quan, chuẩn mực xã hội của phảnứng hành vi xúc cảm sẽ được hình thành

Tùy thuộc vào sự giáo dục của gia đình và môi trường xã hội, phongtục tập quán, truyền thống của nhóm xã hội và cộng đồng xã hội, mà tín hiệungôn ngữ đã thực sự trở thành công cụ biểu cảm quan trọng của con người

1.2.3 Chức năng của ngôn ngữ

Ngôn ngữ có nhiều chức năng nhưng trong đó quan trọng nhất là haichức năng: công cụ giao tiếp và công cụ tư duy

1.2.1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người

Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác vớimột mục đích nhất định nào đó Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng,tình cảm, trí tuệ, hiểu biết,… với nhau và tác động đến nhau về mặt nhận

Trang 12

thức, tình cảm và hành động Giao tiếp được thực hiện nhờ một công cụ tốtnhất là ngôn ngữ.

Giao tiếp là nhu cầu có tính bản năng của sinh vật bậc cao và là nhucầu đặc biệt thiết yếu của con người Hoạt động giao tiếp có ngay từ khixuất hiện con người và xã hội loài người, và ngày càng phong phú, đa dạngcùng với sự phát triển của con người và xã hội Con người và xã hội khôngthể thiếu hoạt động giao tiếp Nhờ có hoạt động giao tiếp con người mới dầntrưởng thành để có được những đặc trưng xã hội và xã hội loài người mớidần hình thành và phát triển Đặc điểm của hoạt động giao tiếp là bao giờcũng xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định, với những phương tiện nhấtđịnh và nhằm tới một mục tiêu nhất định

V.I.Lênin đã coi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của conngười Ngôn ngữ không phải là công cụ giao tiếp duy nhất nhưng là công cụgiao tiếp quan trọng nhất của loài người (xét ở tính thuận tiện và hiệu quảcủa việc giao tiếp bằng ngôn ngữ) Loài người đã tiến hành giao tiếp bằngnhiều loại công cụ Nhưng những công cụ này dự cú những ưu điểm màngôn ngữ không có nhưng lại có nhiều hạn chế và không thể quan trọngbằng ngôn ngữ So với ngôn ngữ, chúng thật nghèo nàn và hạn chế Khôngmột cử chỉ, nét mặt nào có thể diễn đạt một nội dung, chẳng hạn: “Tại saonói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?” Hơn nữa, nhiều cử chỉ có

ý nghĩa không rõ ràng, chính xác Có thể người tạo cử chỉ nghĩ một đằng,người tiếp thu nó hiểu một nẻo

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp còn thể hiện ở chỗ ngôn ngữ giúp conngười có thể lưu giữ những kinh nghiệm sản xuất để truyền từ đời này sangđời khác Ngôn ngữ giúp trao đổi tư tưởng, tình cảm, xác lập các mối quan

hệ giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội Thông qua sự nối kết tập thểnày, ngôn ngữ là một thứ công cụ để tổ chức xã hội, duy trì mối quan hệngười – người trong xã hội Ngôn ngữ là công cụ giúp cho con người giaotiếp, trao đổi, và đi đến hiểu biết lẫn nhau Không có sự hiểu biết ấy, không

Trang 13

thể có hành động chung của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục tựnhiên và không thể đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất của đờisống con người Cho nên nếu không có một thứ ngôn ngữ chung cho cảcộng đồng dùng để giao tiếp, để thắt chặt các mối quan hệ thì xã hội cũngkhông thể tồn tại được Với ý nghĩa này, ngôn ngữ là một công cụ giao tiếpđồng thời cũng là một công cụ đấu tranh phát triển xã hội.

1.2.1.2 Ngôn ngữ là phương tiện tư duy của con người.

Tư duy là mức độ nhận thức lý tính, nhận thức gián tiếp, khái quát.Khả năng phản ánh thực tế dưới dạng khái niệm, phán đoán và kết luận làkết quả của quá trình suy nghĩ, tư duy Ở mức độ nhận thức này trí tuệ conngười hình thành các khái niệm, các phán đoán về sự vật, hiện tượng, và tiếnhành các suy luận về chúng Ngoài ra, tư duy còn được hiểu là bản thân quátrình suy nghĩ, phản ánh cuộc sống dưới dạng tư tưởng, là quá trình hìnhthành tư tưởng

Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ Ngôn ngữ và tư duy cùng xuấthiện một lúc Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và chỉ có con người

- động vật cao cấp mới có tư duy Không có ngôn ngữ thì không có tư duy.Nói cách khác, chúng ta không thể tư duy nếu không có ngôn ngữ

Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tưduy của ngôn ngữ Khi giao tiếp, con người cần phải nói với nhau một cái gìđấy (tư tưởng, tình cảm, …), ngôn ngữ không phải là tổ hợp âm thanh đơnthuần, mà là nơi lưu giữ những kinh nghiệm của loài người Chức năng tưduy của ngôn ngữ độc lập với chức năng giao tiếp bởi vì, ngôn ngữ khôngphải chỉ cần đến khi chúng ta nói năng giao tiếp, mà cần đến ngay cả khichúng ta suy nghĩ thầm lặng, khi độc thoại nội tâm

Ngôn ngữ là thể hiện trực tiếp tư tưởng Không có từ nào câu nào màkhông biểu hiện khái niệm hay tư tưởng Ngược lại, không có ý nghĩ tưtưởng nào mà không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ Ngôn ngữ trực tiếp tham

Trang 14

được biểu hiện bằng ngôn ngữ Quá trình đi tìm từ, câu cần thiết để nói cũng

là quá trình làm cho ý nghĩ, khái niệm trở nên rõ ràng và để có thể hiểuđược Chừng nào chưa được biểu hiện bằng ngôn ngữ, thì ý nghĩ còn chưa

Như vậy, ngôn ngữ là công cụ của tư duy là chỗ dựa để suy nghĩ vàghi lại kết quả suy nghĩ của con người Ngôn ngữ và tư duy thống nhất vớinhau, không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại không có tư duythì ngôn ngữ chỉ là vỏ âm thanh trống rỗng, thực chất là không có ngôn ngữ

Hai chức năng giao tiếp và tư duy được thực hiện không tách rời nhau

mà gắn bó chặt chẽ vào nhau: khi tư duy, hoạt động giao tiếp vẫn diễn rakhông ngừng và ngược lại khi giao tiếp, hoạt động tư duy vẫn diễn ra liêntục (để kiểm tra, điều chỉnh thông tin)

Ngôn ngữ - công cụ thể hiện xúc cảm - tình cảm

Ngôn ngữ có vai trò rất to lớn trong đời sống tâm lý con người Ngônngữ là một trong hai yếu tố (cùng với lao động) đã làm cho con vật trở thànhcon người (Ph Ăngghen) Ngôn ngữ đã góp phần tích cực làm cho các quátrình tâm lý của con người có chất lượng khác hẳn với con vật Ngôn ngữ làhình thức tồn tại của ý thức, ngôn ngữ là “ý thức thực tại” của con người(C.Mỏc) Có thể nói ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lý củacon người, là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc của tâm

lý người, đặc biệt là của các quá trình nhận thức Vì vậy, ngôn ngữ cũng làcông cụ thể hiện xúc cảm – tình cảm của con người

Trang 15

Đối với trẻ mẫu giáo ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bầy

tỏ những xúc cảm – tình cảm, nguyện vọng của trẻ từ khi còn rất nhỏ, làđiều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là hiện tượng tõm lớ xã hội loàingười Tất cả mọi giao tiếp bao gồm sự trao đổi thông tin, trao đổi các ấntượng, các tư tưởng, các sự định hướng giá trị, các trạng thái cảm xỳc…giữa mọi người trong hoạt động cùng nhau đều được tiến hành bằng ngônngữ Nhờ có ngôn ngữ trẻ không chỉ thể hiện được những xúc cảm - tìnhcảm của bản thân mà còn phản ánh được các sắc thái của từng loại xúc cảm

- tình cảm khác nhau Xúc cảm - tình cảm được nhận biết và thể hiện quagiọng điệu âm thanh ngôn ngữ của trẻ ở mức độ to - nhỏ khác nhau, hay ngữđiệu âm thanh ngôn ngữ với cường độ cao - thấp khác nhau, hay thông quanhịp độ, tốc độ và tính chất của lời núi… Trẻ sử dụng chúng để thông tin,truyền tín hiệu các trạng thái xúc cảm - tình cảm cơ bản của mình như: sợhãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiờn… một cách rõ nét hơn và chính xác hơn

là thông qua cử chỉ điệu bộ

Xúc cảm - tình cảm là những thái độ xúc cảm của con người đối vớinhững sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa củachúng trong mối quan hệ với nhu cầu và động cơ của con người Trong quátrình giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa con người với con người, cảm xúc có thểnảy sinh để đáp lại những tác nhân kích thích bằng lời

Ở trẻ 4 - 5 tuổi, xúc cảm - tình cảm của trẻ phát triển rất mạnh Xúccảm - tình cảm “thống trị” và chi phối mọi hoạt động tõm lớ của trẻ Ở giaiđoạn này, trẻ phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm – tình cảm, trẻ phản ứngvới những người xung quanh, các sự kiện bằng các sắc thái vui, buồn, hờn,giận… qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi khá chính xác, phù hợpđối với đối tượng và hoàn cảnh Trẻ luụn cú nhu cầu trò chuyện, bày tỏ, diễnđạt những điều trẻ quan sát được từ thế giới xung quanh và bộc lộ những

Trang 16

dụng ngôn ngữ của mình Giáo viên có thể gần gũi, trò chuện với trẻ, giúptrẻ thể hiện xúc cảm - tình cảm bằng từ ngữ, đồng thời hướng dẫn trẻ vàonhững yêu cầu cụ thể, giúp trẻ trả lời được những câu hỏi, sửa chữa phát âm,lỗi dùng từ và giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi, nhất là từ 3 - 6 tuổi, là giai đoạn “siờutốc” phát triển ngôn ngữ Những thành tựu phát triển lời nói ở lứa tuổi này làrất to lớn Chẳng hạn, đây là giai đoạn hoàn thiện cơ quan phát âm Đến tuổimẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) trẻ đã chủ động trong giao tiếp, biết đàm thoại vớimọi người xung quanh Ở độ tuổi này, ngôn ngữ đối với trẻ không chỉ làphương tiện giao tiếp mà còn là phương tiện tư duy và nhận thức

Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đã lĩnh hội được và phát âm đúng nhiều âm vị;phát âm từ, câu rõ nét hơn: trẻ bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cường độ củagiọng nói Vốn từ của trẻ khá phong phú và tăng nhanh Hầu hết các loại từ

đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ Trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ đã chínhxác hơn Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ (ưu thế thuộc về danh từ

và động từ) Giai đoạn này trẻ cũng đã sử dụng được nhiều mẫu câu đơngiản, đúng ngữ pháp Sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo nhỡchịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ Lời nói của trẻ đã được mởrộng hơn, có trật tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện Trẻ mẫu giáonhỡ bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh, theo đồ vậtnhưng phần lớn câu chuyện của trẻ giờ đây chỉ đơn thuần là mô phỏng lạimẫu của người lớn

1.3 Một số vấn đề lý luận về xúc cảm - tình cảm và đặc điểm xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Trang 17

Nhóm thứ nhất: Cho rằng xúc cảm – tình cảm có liên quan đến nhu

cầu của con người

K.K Platụnụp định nghĩa: xúc cảm hay tình cảm, đó là một hình tháiđặc biệt của mối quan hệ của con người đối với các đối tượng và hiện tượngcủa hiện thực được quy định bởi sự phù hợp hay không phù hợp giữa cácđối tượng và hiện tượng đối với nhu cầu của con người

Rubinstein cho rằng: “xỳc cảm là một khía cạnh đặc biệt của sự trảinghiệm những hành vi cũng như của sự chế biến thông tin và đặc biệt là liênquan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu”

Ximonov định nghĩa: “xỳc cảm như là sự tác động qua lại giữa nhucầu và khả năng đạt được mục tiờu”

Nhóm thứ hai: Cho rằng xúc cảm - tình cảm của con người, về thực

chất là toàn bộ thái độ của họ đối với thế giới xung quanh

Tác giả P.M Iacovson định nghĩa: “xỳc cảm - tình cảm là nhữngrung động trong đó biểu thị thái độ của con người đối với người khác, đốivới những sự vật hiện tượng xung quanh, đối với cái mà họ nhận biết vàhành động Và ông cũng cho rằng toàn bộ xúc cảm - tình cảm của conngười về thực chất là toàn bộ thái độ của con người đối với thế giới vàtrước tiên là đối với những người khác trong cuộc sống và trong ấn tượngtrực tiếp của cá nhân”

Rubinstein cũng cho rằng: “toàn bộ thế giới xúc cảm - tình cảm của conngười, về thực chất là toàn bộ thái độ của họ đối với thế giới và trước tiên làđối với người khác trong cuộc sống và trong ấn tượng trực tiếp của cỏ nhõn”

Theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam, tác giả Ngô Công Hoàn

-Nguyễn Thị Mai Hà định nghĩa: “tỡnh cảm là những thái độ thể hiện sự rungcảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhucầu và động cơ của họ”

Tóm lại, khi bàn về khỏi niờm xỳc cảm - tình cảm các nhà tâm lý học

Trang 18

 Xúc cảm - tình cảm phản ánh ý nghĩa của mối quan hệ giữa sự vậthiện tượng với nhu cầu của con người.

 Xúc cảm - tình cảm bao gồm quá trình sinh lý thần kinh và quỏtỡnh tâm lý của cá thể

 Các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện những biểu hiện xúccảm - tình cảm

 Xúc cảm - tình cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội

 Xúc cảm - tình cảm là phương thức thích nghi của con người vớimôi trường

Từ những quan điểm về xúc cảm - tình cảm ở trên, có thể hiểu xúccảm - tình cảm như sau:

Xúc cảm - tình cảm là những rung động biểu thị thái độ của cá nhân đối với thế giới khách quan và đối với bản thân, có liên quan đến nhu cầu

và động cơ của họ, đồng thời nó mang tính chủ quan, độc đáo của mỗi người.

Các phương tiện biểu hiện xúc cảm - tình cảm

Sự biểu đạt xúc cảm - tình cảm được biểu hiện rất phức tạp, tinh tế,làm thế nào để nhận diện các loại xúc cảm - tình cảm của con người Để trảlời các câu hỏi này các nhà tâm lý học đã sử dụng các phương pháp quansát, tâm lý lâm sàng, dựa trên các tiêu chí sau:

Trang 19

Phản ứng hành vi qua vận động của đầu cổ, thường mang tính kháiquát hơn, ví dụ: đồng ý thì gật đầu, không đồng ý thì lắc đầu.

Phản ứng qua vận động của tay, toàn thân, chân và các tư thế cũngtham gia vào quá trình biểu cảm thông tin, tín hiệu cho đối tượng giao tiếpnhận biết thái độ của cá nhân tại thời điểm tiếp xúc

1.3.1.2 Hành vi ngôn ngữ:

Hành vi ngôn ngữ khá phức tạp biểu lộ không chỉ các loại xúc cảm tình cảm cơ bản của con người, nú cũn phản ỏnh cỏc sắc thái của từng loạixúc cảm - tình cảm

-Thông qua giọng điệu âm thanh ngôn ngữ với mức độ to - nhỏ khácnhau, ngữ điệu âm thanh ngôn ngữ cũng có cường độ cao - thấp rõ ràng, trẻ sửdụng chúng để thông tin, truyền tín hiệu các trạng thái xúc cảm - tình cảm cơbản của mình như sợ hãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiờn, thớch thỳ…

Ngoài ra các nhà sinh lý học còn nghiên cứu “tầng sõu” của nhữngbiểu hiện xúc cảm - tình cảm: đó là sự hoạt hóa của trương lực cơ bắp, củacác tổ chức cơ thể như : tim mạch, hệ nội tiết, hệ thần kinh và nóo Chỳngthể hiện đồng thời với phản ứng hành vi trên nét mặt, tay, chân, tư thế vàbiểu hiện qua giọng điệu, cỏch phỏt õm… của hành vi ngôn ngữ

Sự phân chia các phương tiện biểu cảm trên mang tính tương đối, bởi

lẽ mỗi phản ứng hành vi xúc cảm - tình cảm thể hiện sự phối hợp đan xen,phức tạp xảy ra nhanh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người

Đặc điểm xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Một trong những đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lý của trẻ mẫugiáo là sự phát triển mãnh liệt của những xúc cảm – tình cảm và chínhnhững xúc cảm – tình cảm lại có sức chi phối lớn đến tất cả các mặt tronghoạt động tâm lý của trẻ Đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì đời sống xúccảm - tình cảm của trẻ có bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú vừa

Trang 20

sâu sắc hơn so với lứa tuổi khác, mà nổi bật lên trên hết đó là tính đồng cảm

và tính dễ xúc cảm

1.3.1.3 Xúc cảm - tình cảm của trẻ không ổn định, dễ dao động,

mang tính chất tình huống hoàn cảnh:

Mặc dù những xúc cảm - tình cảm cơ bản đã hình thành và đang dần

đi đến sự ổn định, nhưng xúc cảm - tình cảm của trẻ vẫn thường rất dễ daođộng, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười Có thể đang khóc lại cười ngay đượchoặc đang thớch cỏi này lại chuyển sang thớch cỏi khỏc… bởi xúc cảm -tình cảm của trẻ bị quá trình thần kinh hưng phấn chi phối, dễ bị kích động,cùng với vốn sống kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế Hơn nữa, trẻ xuất hiệnnhiều nhu cầu mà có thể nhu cầu này được thỏa mãn, còn nhu cầu kia lạikhông được thỏa mãn nên trẻ thường có những biểu hiện xúc cảm - tình cảmđối lập như vậy

Xúc cảm - tình cảm của trẻ thường gắn với tình huống, hoàn cảnh cụthể; khi gặp những tình huống, hoàn cảnh khác nhau thì trẻ sẽ có những biểuhiện xúc cảm - tình cảm khác nhau Những rung cảm do hoàn cảnh gây rachiếm một vai trò quan trọng trong phạm vi cảm xúc của trẻ Những rungđộng này do nhiều ấn tượng cụ thể, thường là ngẫu nhiên gắn liền với sựxuất hiện bất ngờ của những người, sự vật và đối tượng nào đó gây ra Trẻ

có phản ứng cảm xúc đối với tất cả những gì mới lạ mà ở mức độ nào đólàm cho nó phải sửng sốt vì hình dạng, màu sắc và công dụng của chúng.Hoặc những tác động bên ngoài này có thể làm cho trẻ thích thú hoặc làmcho trẻ chán ghét, sợ hãi hoặc làm cho nó vui mừng

1.3.1.4 Sự biệt húa cỏc xỳc cảm - tình cảm

Xúc cảm - tình cảm của trẻ ở giai đoạn này đã thể hiện sự biệt hóa rõràng hơn lứa tuổi trước Cụ thể: xúc cảm - tình cảm của trẻ được phân biệt,phân định bằng những biểu hiện ra bên ngoài với thái độ cụ thể, rõ ràng,tương ứng với những tác động của đối tượng liên quan tới việc thỏa mãnnhu cầu và động cơ khác nhau của trẻ Ví dụ: Nếu được cô giáo khen ngoan

Trang 21

vì khi bạn ngó đó biết giúp đỡ nâng bạn dậy trẻ có thái độ vui vẻ (xúc cảm tình cảm tích cự xuất hiện) Ngược lại, khi bị các bạn trêu trọc và khôngchơi cựng thỡ trẻ tỏ thái độ ra rất buồn (xúc cảm - tình cảm tiêu cực xuấthiện)… Hay trẻ thực sự vui mừng khi bố mẹ cô giáo hay bạn bè yêu thương,khen ngợi và cũng thực sự đau buồn khi bị người lớn ghét bỏ, hoặc bạn bètẩy chay.

-1.3.1.5 Phát triển các sắc thái xúc cảm - tình cảm:

Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm - tìnhcảm, các phản ứng hành vi xúc cảm - tình cảm đó chớnh xác với các tìnhhuống, hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm - tình cảm thôngqua lời nói, sự vận động, điệu bộ và hành vi của mình, sắc thái xúc cảm -tình cảm của trẻ thay đổi theo giọng điệu âm thanh và nội dung câu chuyện.Lúc này những lời đánh giá khuyến khích, động viên, ngăn cấm, trách phạtcủa người lớn đối với trẻ cũng làm cho sắc thái xúc cảm - tình cảm của trẻthay đổi

Những mối quan hệ của trẻ với những người thân, cô giáo, bạn bè, emnhỏ là nội dung quan trọng trong đời sống xúc cảm - tình cảm của trẻ Nhucầu được tiếp xúc với mọi người, được âu yếm, được chăm sóc để có thểchia sẻ, bộc lộ gây cho trẻ những xúc cảm - tình cảm khác nhau như vuimừng, giận dỗi, ngạc nhiên, buồn phiền, ghen tị, xấu hổ…

Xúc cảm - tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ đối với người gần gũihay nhân vật trong truyện mà còn cả với động vật, cỏ cây, đồ chơi, đồ vật vàcác hiện tượng trong thiên nhiên Trẻ thường nhìn sự vật bằng con mắt

“nhõn cỏch húa” gán cho chúng những sắc thái xúc cảm – tình cảm của conngười, trẻ xót thương cho những cành cây bị gẫy, căm giận vì một cơn mưa

đã ngăn cản cuộc đi chơi của nó

Sắc thái xúc cảm - tình cảm của trẻ không chỉ thể hiện đối với conngười, đồ vật, hiện tượng mà còn ở thái độ đối với bản thân mình

Trang 22

Như vậy, có thể khẳng định rằng trẻ 4 - 5 tuổi đã thể hiện tất cả cácsắc thái xúc cảm - tình cảm của con người, trẻ nắm được hình thức thể hiệnsắc thái xúc cảm - tình cảm một cách tế nhị bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt,điệu bộ, cử chỉ, ngữ điệu của giọng núi…

1.3.1.6 Tớnh đồng cảm

Ở trẻ 4 5 tuổi luụn có nhu cầu đòi hỏi mọi người chia sẻ xúc cảm tình cảm và trẻ cũng muốn chia sẻ xúc cảm - tình cảm với người khác Nhucầu được yêu thương của trẻ mẫu giáo nhỡ là rất lớn, nhưng đáng lưu ý hơn

-là sự đồng cảm của trẻ cũng rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh

Trước hết là ông bà, bố mẹ, anh chị, cô giáo Trẻ thường thể hiện sựquan tâm, thông cảm với họ, hiện tượng thường thấy là nó rất buồn khingười thân của mình bị ốm đau Trẻ không những tỏ ra thông cảm mà cònmuốn làm một việc gì đó để an ủi, chăm sóc họ Đồng thời khi người gầngũi trẻ vui vẻ, cười núi thỡ trẻ cũng rất phấn chấn, nói cười vui vẻ

Bên cạnh đó, trẻ còn rất quan tâm đến bạn bè, thể hiện sự đồng cảmvới bạn như khi bạn buồn, cho bạn đồ ăn Khi bạn vui vẻ cũng vui lây vàcùng nhau cười vui vẻ Sự đồng cảm đú cũn được bộc lộ với cả em bé nhỏhơn mình, khi em bé ốm đau trẻ cũng tỏ ra thương xót, buồn Hay khi nghetruyện kể, trẻ cũng tỏ ra xót xa thương cảm đối với những nhân vật tốt màrơi vào hoàn cảnh éo le

1.3.1.7 Khả năng kiềm chế các hành vi xúc cảm – tình cảm

Khả năng kiềm chế xúc cảm - tình cảm của trẻ tăng dần theo lứa tuổi,nhờ có sự hướng dẫn của cô giáo trong vui chơi, học tập và trong sinh hoạthàng ngày Chính vì thế, ở tuổi này trẻ biết kiềm chế những biểu hiện mạnh

mẽ trong xúc cảm - tình cảm của mình, trẻ có khả năng kiềm chế cỏc xỳccảm - tình cảm của mình khi đang làm việc gỡ thỡ bị vướng mắc, cản trở,không sinh chuyện hờn dỗi, khóc lóc như lứa tuổi trước

Tuy nhiên sự kiềm chế đú khụng diễn ra thường xuyên vì ở tuổi nàytrẻ cũn cú những đòi hỏi đáp ứng nhu cầu mãnh liệt và rất khó kiềm chế,

Trang 23

hơn nữa khả năng này của trẻ còn yếu vì hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấnmạnh, chưa phát triển được như ở người lớn.

Tùy theo động cơ hoạt động mà trẻ có những phản ứng cảm xúc cótính chất khác nhau Nếu hoạt động được tiến hành vì thích thú với bản thânquá trình tiến hành hoạt động ấy, thì khi có những trở ngại cho việc tiếnhành hoạt động, những rung cảm biểu hiện ra ngoài sẽ rõ nét, thậm chí hìnhnhư cũn khỏ đậm nét (nét mặt phụng phụi, giọng nói mếu mỏo), còn khiđộng cơ hoạt động không phải đơn thuần là sự thỏa mãn vì tiến hành hoạtđộng ấy, mà nhằm tạo ra một sản phẩm có chất lượng nhất định nào đó thìnhững rung cảm lại khác Trong những trường hợp này trẻ có những phảnứng về mặt tình cảm đối với việc người lớn đánh giá sản phẩm hoạt động,khi bị chê biểu hiện bên ngoài của xúc cảm – tình cảm chẳng những khôngđậm nét mà thậm chí còn giấu kín

1.3.1.8 Xúc cảm - tình cảm chi phối hoạt động nhận thức của trẻ

Xúc cảm - tình cảm và nhận thức luụn cú mối quan hệ mật thiết vớinhau Hơn nữa, hoạt động nhận thức chi phối xúc cảm - tình cảm một cáchtrực tiếp, chẳng hạn nó kiềm chế sự biểu cảm bằng nét mặt cỏc xỳc cảm -tình cảm của trẻ Với nhận thức cảm tính: để cảm giác, tri giác của trẻ cóhiệu quả tốt thì đối tượng phải gây được hứng thú đối với trẻ Khi ở trongtâm trạng khác nhau, hình ảnh tri giác một sự vật xung quanh của trẻ phụthuộc vào xúc cảm - tình cảm của nó Trên cơ sở nhận thức cảm tính, ở trẻ

sẽ hình thành và phát triển nhận thức lý tính, mức độ nhận thức cao hơn nhưphân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng húa…

Ngược lại, xúc cảm - tình cảm cũng có ảnh hưởng trở lại đến quátrình nhận thức của trẻ, cỏc xỳc cảm - tình cảm tiêu cực không những làmrối loạn các quá trình sinh lý mà cả quỏ trỡnh tâm lý Khi buồn rầu, đau khổtrẻ tiếp nhận thông tin hay lĩnh hội tri thức kém hơn, hứng thú với ngoại

Trang 24

cảnh kém hơn, suy nghĩ trở nên hời hợt, nông cạn hơn, hay khi chúng tathường nói “giận mất khụn”.

1.3.1.9 Xúc cảm - tình cảm tham gia điều khiển, điều chỉnh hành vi

hoạt động của trẻ.

Có thể thấy, mọi hành vi hành động của trẻ đều bị chi phối bởi xúccảm - tình cảm Trẻ yêu thích cái gì thì hứng thú tìm hiểu về cái đó và hànhđộng vì cái đó Trẻ hành động tốt hay xấu là do sự yêu hay ghột, thớch haykhông thích điều khiển hành động của trẻ Đây là cơ sở hình thành thái độcủa cá nhân đối với hành động, hoạt động

Trẻ có thể hờn dỗi để được thỏa mãn nhu cầu hay trẻ tức giận quátmắng bạn “Này, không được làm thế” để bạn không nghịch đồ chơi của nónếu khi đó trẻ không thích, hay trẻ có thể vui mừng, thích thú khi có đồ chơimới, trẻ say sưa, hứng thú khám phá những đồ chơi đó mà không biết chán.Hay trẻ có thể ngồi hàng giờ chăm chú vẽ một ly kem chỉ vỡ nú rất thích ănkem… hoặc trẻ thích cái gì thỡ đũi bằng được, không thích thì vứt đi, cho đimặc dù chúng là đồ quý quá đắt tiền Khi đó, người lớn cần phải giúp trẻđịnh hướng để sự điều chính hành vi hành động của mình sao cho phù hợptheo yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực hành vi quy tắc trong xã hội

1.3.1.10Sự phát triển xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ rất

phong phú, được biểu hiện ở nhiều mặt trong đời sống tinh thần của trẻ.

Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tìnhcảm thẩm mỹ đều ở thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt đây là thời

kỳ “phỏt cảm” của tình cảm thẩm mỹ Tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên,trong cuộc sống và trong nghệ thuật Thực chất đó là tình cảm được khêugợi lên bởi những xúc cảm - tình cảm về cái đẹp của con người Hơn nữa, ởlứa tuổi này, cái tốt và cái đẹp gắn liền với nhau, chúng như là một

1.4 Trò chơi đóng vai theo chủ đề và sự phát triển ngôn ngữ

thể hiện xúc cảm – tình và xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Trang 25

Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề

Hiện nay, tồn tại nhiều cách hiểu về trò chơi đóng vai theo chủ đề:

Là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai cụ thể để tái tạo lại những

ấn tượng, những xúc cảm - tình cảm mà trẻ thu nhận được từ một môitrường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng

Có thể nói cách khác trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi màkhi chơi trẻ mô phỏng một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hộibằng việc nhập vào (hay còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiệnchức năng xã hội của họ bằng những hành động mang tính tượng trưng

Vậy chúng ta có thể hiểu: trò chơi đóng vai theo chủ đề là dạng trò

chơi sáng tạo, đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo, phản ánh một mảng hiện thực của cuộc sống xã hội, lao động, mối quan hệ giữa con người với con người thông qua việc đóng vai người lớn mà trẻ thực hiện hành động theo chức năng xã hội mà họ đảm nhận.

Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển ngôn ngữ, sự phát triển ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm và xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

1.4.1.1 Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển ngôn ngữ

Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫugiáo Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải cómột trình độ giao tiếp và ngôn ngữ nhất định Nếu đứa trẻ không diễn đạtđược mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu nókhông hiểu được những lời chỉ dẫn hay bàn bạc của các bạn cùng chơi thỡ núkhông thể nào tham gia trò chơi được Để đáp ứng được những yêu cầu củaviệc cùng chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ một cách rõ ràng mạch lạc Chơichính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng

Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề với nhiều chủ đề chơi khác

Trang 26

ngành nghề khác nhau từ đó giúp trẻ mở rộng vốn từ và tích cực hóa vốn từ.Hơn nữa khi tham gia vui chơi trẻ được nói nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơngiúp trẻ luyện nghe âm thanh ngôn ngữ từ đó mà trẻ phát âm đúng hơn Trẻhọc điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo nên sự hợp lý của âm thanh ngônngữ về cường độ, nhịp điệu, tốc độ của lời nói Rèn luyện cho trẻ sử dụngngữ điệu để tạo nên sự biểu cảm về phương diện âm thanh lời nói Đồngthời trong quá trình cùng nhau chơi, giao tiếp cùng nhau giúp trẻ nói đượcnhiều mẫu câu tiếng Việt hơn Từ đó góp phần rèn luyện và thúc đẩy ngônngữ mạch lạc phát triển.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi có vị trí đặc biệt đối với

sự phát triển tâm lý của trẻ em, nhất là trong giai đoạn đầu tiên của quá trìnhhình thành nhân cách Bởi chính những yêu cầu đặt ra trong quá trình chơiđòi hỏi trẻ phải phát huy cao độ sự hoạt động của các chức năng tâm lý nhưngôn ngữ, trí nhớ, tư duy… Như vậy, trò chơi tác động đối với trẻ trên mộtbình diện rất rộng Nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ

Do vậy, đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòng nhiệt tình vốn

có của nó Dẫu biết rằng, trong trò chơi mọi cái đều mang ý nghĩa tượngtrưng, đều không có thật, những xúc cảm - tình cảm mà trẻ biểu hiện trong

đó là chân thực nhất

Trò chơi đóng vai theo chủ đề chiếm vị trí quan trọng trong đời sốngxúc cảm - tình cảm của trẻ như: trò chơi đóng vai mẹ - con, bác sĩ - bệnh

Trang 27

nhân, giáo viên - học sinh… Những trò chơi này cho ta thấy chẳng những trẻhiểu chức năng của con người trong một nghề nghiệp nào đó, mà còn thểhiện dưới hình thức trò chơi tính chất của các mối quan hệ xã hội hình thànhtrong gia đình: cha mẹ đối xử với nhau như thế nào? Tình cảm của mẹ dànhcho con như thế nào?

Hơn thế nữa, trò chơi đóng vai theo chủ đề còn là cơ hội thuận lợi đểtrẻ học hỏi và trải nghiệm những xúc cảm - tình cảm của bản thân Trongkhi chơi, trẻ quan sát được bạn của chúng đã đối xử với các đứa trẻ khác, cái

gì có thể chấp nhận được và cái gì là không được và chúng áp dụng theocách riêng của mình Những đứa trẻ hay tức giận, nổi cáu với bạn học đượcrằng những người bạn của mình không chấp nhận thói độc đoán, hống hách,hung hăng của nó Nhóm trẻ có thể biểu thị xúc cảm - tình cảm của chúngbằng cách dừng cuộc chơi khi mọi chuyện không kiểm soát được, hoặc bằngcách không cho phép những đứa trẻ hung hăng tham gia vào trò chơi ởnhững lần sau Lúc này, không phải chỉ những đứa trẻ hung hăng học đượcmột bài học khi những phản ứng xúc cảm tiêu cực đáp trả như vậy xảy ranhiều lần, mà những đứa trẻ khác cũng học được rằng những hành độngtương tự như vậy cũng sẽ xảy ra với chúng, nếu chỳng cú phản ứng xúc cảm

- tình cảm tiêu cực tương tự trong khi chơi

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi có vị trí đặc biệt đối với

sự phát triển tâm lý của trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu tiên của quá trìnhhình thành nhân cách Thông qua nhiều chủ đề chơi khác nhau, trẻ môphỏng cuộc sống của người lớn trong tính đa dạng của nó với nhiều loạinhân vật, với nhiều ngành nghề muôn mầu muôn vẻ từ đó mà trẻ được trảinghiệm nhiều loại xúc cảm - tình cảm với những cung bậc khác nhau thôngqua các vai chơi Đồng thời trong khi cựng cỏc bạn chơi các trò chơi đóngvai theo chủ đề trẻ có dịp thông cảm với niềm vui nỗi buồn của nhau, an ủinhau, nhờ đó năng lực đồng cảm (cơ sở của lòng nhân ỏi) cú dịp phát triển

Trang 28

tình cảm trí tuệ đều được nhân lên khi trẻ cùng nhau vui chơi Trò chơi đóngvai theo chủ đề tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm củatrẻ mẫu giáo Đứa trẻ lao vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của nó.Trong khi vui chơi trẻ tỏ ra rất sung sướng và nhiệt tình Khi phản ánh vàotrò chơi mối quan hệ giữa người và người và nhập vào những mối quan hệ

đú thì những rung động mang tính người được gợi lên ở trẻ Hơn nữa, thái

độ vui vẻ hay buồn rầu của trẻ lại còn tùy thuộc vào hoàn cảnh được tạo nênbởi trí tưởng tượng Do đó trong trò chơi trẻ đã biểu hiện được tình người,như thái độ chu đáo ân cần, sự đồng cảm, tinh thần tương trợ và nhữngphẩm chất đặc điểm khác Trò chơi tác động mạnh đến trẻ em trước hết là

vỡ nú thâm nhập một cách dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của chúng.Đứa trẻ bị hấp dẫn bởi trò chơi đến mức say mê vì qua trò chơi trẻ cảm nhậnđược cái hay, cái đẹp trong xã hội người lớn bằng con mắt trẻ thơ Nhữngtình cảm mà trẻ bộc lộ trong trò chơi là tình cảm chân thực thẳng thắn,không có gì là giả tạo Không bao giờ đứa trẻ thờ ơ với cái mà nó biểu hiệnkhi nhập vai “Người mẹ” thực sự buồn rầu khi “ đứa con” không biết vânglời… Những hành động đó trong khi chơi giúp cho đời sống tình cảm củađứa trẻ càng ngày càng phong phú và sâu sắc

Như vậy, trẻ có thể tham gia vào nhiều trò chơi khác nhau, nhưng tròchơi đóng vai theo chủ đề là một hình thức, một phương tiện giáo dục xúccảm - tình cảm cho trẻ hiệu quả nhất

1.4.1.3 Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm.

Hoạt động vui chơi (trò chơi đóng vai theo chủ đề) ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển ngôn ngữ nói chung và sự phát triển ngôn ngữ thể hiệnxúc cảm – tình cảm nói riêng của trẻ mẫu giáo

Khi cùng nhau chơi một trò chơi đóng vai theo chủ đề buộc trẻ thamgia chơi phải sử dụng ngôn ngữ để cùng nhau bàn bạc và lựa chọn chủ đềchơi, vai chơi, cách chơi để cùng phối hợp hành động Hơn nữa trò chơi

Trang 29

đóng vai theo chủ đề không phải là trò chơi cho từng người riêng lẻ theokiểu chơi một mình mà đây là trò chơi theo nhúm, cỏc thành viên trongnhúm cựng hoạt động với nhau, cùng chơi với nhau Trong quá trình chơithường xuyên xảy ra những tình huống mang xúc cảm – tình cảm khác nhaubuộc trẻ tham gia chơi phải thể hiện các xúc cảm như ngạc nhiên, tức giận,

sợ hãi, hay buồn đau… bằng ngôn ngữ nói trước những tình huống chơikhác nhau Từ đó giúp trẻ rèn luyện, mở rộng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm –tình cảm

Để trò chơi được duy trì thì bản thân mỗi đứa trẻ phải thực hiện đượcvai chơi mà mình đảm nhận Trong quá trình thực hiện vai chơi trẻ không thểchỉ sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt … để thể hiện xúc cảm – tình cảm củamình mà luôn phải sử dụng ngôn ngữ xúc cảm – tình cảm để thể hiện tínhchất vai mà mình đảm nhận Chẳng hạn khi trẻ chơi trò bác sĩ - bệnh nhânngười bệnh nhân bị đau tay đến khám trên gương mặt không chỉ tỏ ra đauđớn, buồn bã mà giọng điệu lời nói hạ xuống thể hiện sắc thái buồn bã, đauđớn Còn người bác sĩ thông qua cử chỉ, nét mặt, giọng điệu nhẹ nhàng thểhiện sự yêu thương, quan tâm bệnh nhân của mình Từ đó giúp trẻ rèn luyệnngữ điệu biểu cảm của lời nói, tích cực hóa vốn từ thể hiện xúc cảm – tìnhcảm Học cách diễn đạt lời nói đúng, rõ ràng, giọng nói có sắc thái biểu cảm

Ở tuổi này xúc cảm - tình cảm có vai trò “thống soỏi” trong hànhđộng và trong cách cư xử của trẻ Không có một hoạt động nào ở tuổi mẫugiáo lại có thể giỳp chỳng bộc lộ xúc cảm – tình cảm của mình một cáchchân thực như trò chơi đóng vai theo chủ đề (đặc biệt là thông qua vai chơi)

Và không có một phương tiện nào lại giúp bộc lộ không chỉ các xúc cảm –tình cảm mà còn cả sắc thái của xúc cảm – tình cảm như ngôn ngữ thể hiệnxúc cảm - tình cảm Chẳng hạn khi trẻ đóng vai “người mẹ” có “con bị ốm”,giọng điệu của trẻ buồn rầu, lo lắng, an ủi, chăm sóc “như thật” và khi “bỏcsĩ” chữa cho bé khỏi bệnh thì giọng điệu của trẻ thể hiện sắc thái vui sướng,

Trang 30

thương, khi đóng vai con được bố mẹ tổ chức sinh nhật cho trẻ cũng tỏ rasung sướng, vui mừng qua giọng điệu thể hiện sắc thái thích thú, sôi nổi…Trẻ mẫu giáo nhỡ có đặc điểm là rất quan tâm đến những em bé nên khichơi đóng vai mẹ - con, bố - con trẻ tỏ thái độ yêu thương, chăm sóc em bérất cẩn thận, chu đáo, ngữ điệu lời nói luôn nhẹ nhàng, thể hiện sắc tháimềm mại, êm ái, yêu thương… Cứ như vậy, qua các vai chơi khác nhau, trẻbiết đặt mình vào các nhân vật khác nhau để trải nghiệm những rung cảmnhư sự thông cảm, lòng xót thương, nỗi bực tức, sự vui mừng, sự buồnđau…không chỉ qua cử chỉ, điệu bộ mà còn thông qua ngôn ngữ nói (ngônngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm) Vì thế trẻ được rèn luyện cách điều chỉnhgiọng điệu, nhịp điệu, tốc độ, âm sắc của lời nói khi diễn tả sắc thái các xúccảm – tình cảm.

Thông qua các vai chơi khác nhau trong trò chơi đóng vai theo chủ đềtrẻ được trải nghiệm các xúc cảm – tình cảm khác nhau Bởi mỗi một vaichơi khác nhau lại có những tình cảm khác nhau, cách thể hiện khác nhau,hành động chơi và tính chất của mỗi vai chơi cũng khác nhau Từ đó trẻ đượcrèn luyện khả năng thể hiện các xúc cảm – tình cảm khác nhau bằng ngônngữ nói về ngữ điệu, vốn từ, mẫu câu tiếng Việt, tính mạch lạc của ngôn ngữgiúp ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm hoàn thiện và phát triển

Tóm lại, trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối với

sự phát triển ngôn ngữ nói chung, sự phát triển ngôn ngữ thể hiện xúc cảm –tình cảm nói riêng và sự phát triển xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5tuổi Bởi vì chơi với trẻ vừa là học tập vừa là lao động và cũng là hình thức,

là phương pháp, biện pháp giáo dục tốt nhất với trẻ mẫu giáo Trước hết, nộidung chơi chứa đựng những ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ, nó ảnh hưởng trựctiếp đến tâm tư, tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ Mặt khác, chơi giúp trẻlàm quen với thế giới hiện thực xung quanh, mở rộng tầm hiểu biết của trẻ,phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trang 31

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THỂ HIỆN XÚC CẢM - TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO

4 - 5 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

2.1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Nghiên cứu lý luận:

Hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

2.1.2 Nghiên cứu thực tiễn:

Tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻmẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề Từ đó tìm ra đặcđiểm và mức độ ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 -

5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.2 Tiến trình nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu lý luận

- Mục đích: xây dựng những cơ sở ban đầu về lý luận cho đề tàinghiên cứu

- Tiến trình này được tiến hành từ tháng 12/2010 – 2/2011 và đượcthực hiện như sau:

+ Thu thập tài liệu, các luận án, tạp chí, sách báo có liên quan đến đềtài nghiên cứu

+ Hình thành giả thuyết khoa học

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá thực trạng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm –tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.2.2 Phát hiện thực trạng

- Mục đích: Phát hiện thực trạng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình

Trang 32

- Nội dung nghiên cứu:

+ Ngữ điệu

+ Vốn từ

+ Mẫu câu tiếng Việt

+ Tính mạch lạc của ngôn ngữ

- Thời gian thực hiện bắt đầu từ 15/3/2011 – 16/4/2011

- Tiến hành nghiên cứu phát hiện thực trạng ngôn ngữ thể hiện xúccảm– tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ

đề trên 30 trẻ bằng phương pháp chính là phương pháp quan sát hoạt độngvui chơi của trẻ (trò chơi đóng vai theo chủ đề) và kết hợp phương pháp tròchuyện với giáo viên để có những thông tin bổ sung

- Từ đó tìm ra đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm của trẻmẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu lí luận

- Mục đích: Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

- Nội dung: Nhằm thực hiện nhiệm vụ thứ nhất của đề tài, chúng tôi

đã tiến hành tìm kiếm, đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu về cơ sởphương pháp luận, các loại sách có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làmsáng tỏ các vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn

+ Hệ thống hóa, khái quát thành cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Trang 33

- Cách đánh giá: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đưa ra các nội dung vàtiêu chí đánh giá thực trạng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm của trẻmẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề Từ đó tìm ra đặcđiểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trongtrò chơi đóng vai theo chủ đề.

2.3.2 Phương pháp quan sát

- Mục đích: Quan sát hoạt động vui chơi của trẻ (trò chơi đóng vaitheo chủ đề) nhằm phát hiện thực trạng và tìm ra đặc điểm ngôn ngữ thểhiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vaitheo chủ đề

- Nội dung quan sát:

+ Quan sát và ghi chép cách sử dụng ngôn ngữ (ngữ điệu, vốn từ, mẫucâu tiếng Việt, tính mạch lạc của ngôn ngữ) của trẻ trong giao tiếp tronghoạt động vui chơi

+ Người quan sát cần xác định:

 Mục đích quan sát

 Địa điểm ngồi quan sát

 Khi quan sát người quan sát phải ghi chép, có thể ghi chép kết quảquan sát theo cách: có thể ghi kín đáo hoặc tích vào bảng liệt kê các nội dungcần quan sát đã được người nghiên cứu chuẩn bị sẵn

- Cách quan sát:

Ở đề tài này chúng tôi sử dụng một số cách quan sát trẻ như sau:+ Quan sát thông qua việc trực tiếp tham gia chơi, giao tiếp với trẻtrong nhóm chơi

+ Người nghiên cứu quan sát trẻ chơi mà không tham gia vào một tròchơi nào của trẻ

Khi sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi người nghiên cứu phải tậptrung chú ý cao độ, biết nhanh chóng dịch chuyển chú ý sang nhiều đối

Trang 34

khi quan sát phải biết cách sử dụng linh hoạt cỏc cỏch quan sát kết hợp hoặcthay đổi cách quan sát cho phù hợp.

- Cách đánh giá: Sau khi quan sát và ghi chép sẽ phân tích các câu nóicủa trẻ trong quá trình trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề và đánh giỏtheo tiêu chí và thang điểm đã xây dựng từ trước trên cơ sở đọc, phân tích,tổng hợp các tài liệu lý luận

- Cách tiến hành:

+ Người nghiên cứu phải xác định rõ mục đích trò chuyện

+ Xác định nội dung trò chuyện và xây dựng kế hoạch trò chuyện.+ Xây dựng hệ thống câu hỏi, các vấn đề cần trò chuyện có liên quanđến đề tài nghiên cứu và cách thức trò chuyện

- Cách đánh giá: Sau khi trò chuyện và ghi chép một cách tỉ mỉ, có hệthống những lời trao đổi với giáo viên người nghiên cứu sẽ phân tích vàđánh giá theo các tiêu chí và thang điểm đã xây dựng từ trước

2.3.4 Phương pháp xử lí thông tin bằng thống kê toán học

- Mục đích: Dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trìnhnghiên cứu

- Nội dung: Ở đề tài này chúng tôi sử dụng công thức tính phần trăm(%) để đánh giá số liệu nghiên cứu

- Cách tiến hành:

Trang 35

+ Quan sát hoạt động vui chơi (trò chơi đóng vai theo chủ đề) của trẻkết hợp trò chuyện với giáo viên Từ đó phân tích, đánh giá theo các tiêu chí

và thang điểm đã chuẩn bị sẵn

+ Xử lí số liệu thu thập được bằng toán thống kê (công thức tính phầntrăm %) và thể hiện bằng biểu đồ các số liệu thu thập được để có kết quảđánh giá chính xác

- Cách đánh giá: Dựa vào các số liệu tính toán và đưa ra các đánh giá

2.4 Tiêu chí đánh giá ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của

trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.

Căn cứ vào nhiệm vụ và giới hạn của đề tài, chỳng tôi tập trung tìmhiểu một số nội dung cơ bản sau:

2.4.1 Ngữ điệu

2.4.1.1 Các tiêu chí đánh giá:

Để đánh giá ngữ điệu ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ 4

- 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề chúng tôi dựa vào các tiêu chí:

+ Tốc độ nhanh hay chậm phù hợp với nội dung diễn đạt khi thể hiệncác xúc cảm – tình cảm: vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, yêu thương

Trang 36

+ Lời nói nhịp nhàng, tách bạch các từ, âm tiết tạo nên sự vận độngkhúc triết phù hợp khi thể hiện các xúc cảm – tình cảm: vui, buồn, tức giận,

sợ hãi, ngạc nhiên, yêu thương

+ Âm sắc của lời nói phù hợp thể hiện được xúc cảm – tình cảm: vui,buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, yêu thương

- Loại lúc phù hợp lúc không phù hợp:

+ Nõng hoặc hạ giọng núi lỳc phù hợp lúc không phù hợp khi thể hiệncác sắc thái khác nhau như: thích thú, mềm mại, bất ngờ, gắt gỏng, lo lắng,buồn bó…

+ Tốc độ nhanh, chậm lúc phù hợp lúc không phù hợp với nội dungdiễn đạt khi thể hiện các xúc cảm – tình cảm: vui, buồn, tức giận, sợ hãi,ngạc nhiên, yêu thương

+ Sự nhịp nhàng của lời nói; sự tách bạch các từ, âm tiết lúc phù hợplúc không phù hợp khi thể hiện các xúc cảm – tình cảm: vui, buồn, tức giận,

sợ hãi, ngạc nhiên, yêu thương

+ Âm sắc của lời nói lúc phù hợp lúc không phù hợp khi thể hiện xúccảm – tình cảm: vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, yêu thương

+ Sự nhịp nhàng của lời nói; sự tách bạch các từ, âm tiết không phùhợp khi thể hiện các xúc cảm – tình cảm: vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạcnhiên, yêu thương

+ Âm sắc của lời nói không phù hợp khi thể hiện xúc cảm – tình cảm:vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, yêu thương

2.4.1.2.2 Thang điểm đánh giá

Trang 37

Nâng hoặc hạ giọng nói phù hợp, thể hiện được sắc thái mềm mại,

êm ái: 3 điểm

Nâng hoặc hạ giọng núi lỳc phù hợp lúc không phù hợp khi thể hiệnsắc thái mềm mại êm ái: 2 điểm

Trang 38

 Nâng hoặc hạ giọng núi lỳc phù hợp lúc không phù hợp khi thểhiện sắc thái hoảng hốt, lo lắng, khiếp sợ: 2 điểm.

+ Lúc phù hợp lúc không phù hợp khi thể hiện xúc cảm - tình cảm:

Trang 39

- Loại phù hợp: 19 – 27 điểm.

- Loại lúc phù hợp lúc không phù hợp: 10 - 18 điểm

- Loại không phù hợp: 1 - 9 điểm

2.4.2 Vốn từ

2.4.2.1 Các tiêu chí đánh giá

Để đánh giá vốn từ chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:

- Số lượng từ thể hiện sắc thái xúc cảm – tình cảm vui, buồn, tứcgiận, sợ hãi, ngạc nhiên, yêu thương

- Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp theo mẫu câu tiếng Việt và theoxúc cảm – tình cảm vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, yêu thương

- Sự phong phú cơ cấu thể loại

2.4.2.2 Cách đánh giá và thang điểm đánh giá

hãi, ngạc nhiên, yêu thương chưa nhiều

+ Lựa chọn và sử dụng từ lúc phù hợp lúc không phù hợp theo mẫucâu và theo xúc cảm - tình cảm vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, yêuthương nhiều

+ Cơ cấu thể loại từ chưa phong phú (từ 3 - 5 từ loại)

- Loại không phù hợp:

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Hồng Thái – Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
2. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa– Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
3. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang – Giáo trình tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Khác
4. Nguyễn Xuân Khoa – Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Khác
5. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Lê Thị Kim Anh, Đinh Văn vang – Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Khác
6. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi nhận biết và thể hiện xúc cảm - tình cảm của bản thân qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Khác
7. Đào Thanh Âm - Về phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giỏo,Tạp chớ nghiên cứu giáo dục số 6, 1992 Khác
8. Lê Minh Thuận - Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 1989 Khác
9. Hồ Lê - Lỗi tiếng Việt và cách khắc phục, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w