LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ XXI loài người sống trong nền văn minh công nghiệp hiện đại,trong đó con người là trung tâm của sự phát triển.Sự hùng mạnh của các quốcgia trên thế giới là do ti
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ XXI loài người sống trong nền văn minh công nghiệp hiện đại,trong đó con người là trung tâm của sự phát triển.Sự hùng mạnh của các quốcgia trên thế giới là do tiềm năng trí tuệ quyết định, do đó phát triển năng lựctrí tuệ và năng lực hành động cho con người là một trong những xu hướngxây dựng chiến lược giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ “Điềuquyết định là ở con người với trí tuệ và năng lực ngày càng cao” và Đảng tacũng khẳng định rõ ràng rằng “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta
là tiềm lực con người, trong đó có tiềm lực trí tuệ” [11, tr118]
Do đó phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản của sự phát triểnnhanh chóng và bền vững của xã hội, con người vừa là mục tiêu vừa là độnglực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định thắng lợi trong sựnghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Để chuẩn bị nguồn nănglực đáp ứng nhu cầu của xã hội Đảng đã chỉ rõ “Vai trò của trí tuệ, nguồnnhân lực có trí tuệ và đi liền với nó là vai trò của giáo dục - đào tạo, đầu tưcho giáo dục là đầu tư cho sự nghiệp phát triển” [12, tr 6]
Đảng ta, nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục mầm non Nước ta trởthành quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ướcquốc tế về quyền trẻ em Đồng thời xây dựng và triển khai chương trình hànhđộng quốc gia vì trẻ em 1991 - 2000 đã được Liên hiệp quốc đánh giá cao.Trong Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, đảng ta đã đề ra mục tiêu cụthể cho giáo dục mầm non là: “Phát triển bậc học mầm non phù hợp với điềukiện và yêu cầu của từng nơi, đảm bảo hầu hết trẻ em năm tuổi được họcchương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”
Trong quá trình giáo dục trẻ em, việc phát triển trí tuệ cho trẻ có vai tròquan trọng Chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt hôm nay chính là chuẩn bị cho
Trang 2những chủ nhân tuơng lai có trí tuệ, năng động, sáng tạo, có khả năng thíchứng với nhiều loại hình lao động mới.
Ở trường mẫu giáo, cô giáo dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau,bằng nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau Trong đó hoạt động vuichơi là một nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ cũng giống như nhu cầucơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ Qua chơi trẻ được phát triển cả về sinh
lý, tâm lý, thể lực, trí tuệ và các mặt toàn diện khác của nhân cách Tổ chứctốt các trò chơi có tác dụng thoã mãn nhu cầu về nhận thức cho trẻ, giúp trẻphát triển tâm lý - sinh lý, thể lực, hình thành và phát triển toàn diện nhâncách của con người mới Việt nam đó là vấn đề đặc biệt quan trọng của cáctrường mầm non
Muốn trẻ hứng thú chơi, chơi có hiệu quả giáo dục cao phải có sự hướngdẫn, tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học của cô giáo, đảm bảo được tính đặcthù của loại trò chơi, phải biết sáng tạo, biết khai thác tất cả những gì đã có trongthực tế và suy nghĩ, tìm tòi tạo thêm niềm vui mới cho trẻ bằng chính khả năng
sư phạm, lòng yêu trẻ, yêu nghề nghiệp của mình Tuy nhiên trong thực tế hiệnnay ở trường mầm non tổ chức TCDG chưa có hiệu quả do nhiều nguyên nhân:giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các biện pháp hướng dẫnTCDG cho trẻ và chưa duy trì hứng thú cho trẻ, ít chú ý đến việc rèn luyện kỹnăng trong quá trình chơi, chưa kịp thời động viên khích lệ trẻ trong quá trìnhchơi.Việc tổ chức cho trẻ chơi chỉ là hình thức Chưa thực sự dựa trên sự hứngthú của trẻ, chưa kích thích được tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ chỉ chútrọng vào phát triển thể chất là chính.Hơn nữa với yêu cầu đổi mới của giáodục mầm non hiện nay, các trường mầm non đang thực hiên tổ chức trò chơidân gian cho trẻ ở các góc chơi sao cho đạt hiệu quả giáo dục cao
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu cho
luận văn cao học là: “Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”.
Trang 33.2 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻmẫu giáo 4 - 5 tuổi
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng là một phương tiệngiáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo Hiệu quả giáo dục của trò chơiphụ thuộc vào các biện pháp tổ chức của người lớn
Nếu xây dựng được biện pháp tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với trẻmẫu giáo 4 - 5 tuổi thì trò chơi dân gian sẽ thực sự trở thành phương tiện pháttriển trí tuệ có hiệu quả đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về trò chơi dân gian và việc phát triểntrí tuệ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi dân gian
5.2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dângian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở địa bàn nghiên cứu hiện nay (tỉnhĐồng Tháp)
5.3 Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức trò chơi dân giannhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài
Trang 4liệu trong nước và ngoài nước về các vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1 Phương pháp quan sát:
Quan sát, ghi chép những hoạt động có sử dụng trò chơi dân gian ởtrường mầm non Đặc biệt quan tâm đến các biện pháp tổ chức trò chơi dângian của giáo viên nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ
6.2.2 Phương pháp điều tra bằng Ankét:
Sử dụng Ankét để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của giáo viên về tròchơi dân gian và thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
6.2.3 Phương pháp đàm thoại:
Trao đổi với giáo viên mẫu giáo nhằm hiểu biết về nhận thức, thái độ của họđối với việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường, lớp mầm non.Đàm thoại với trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non để tìm hiểu sự phát triểntrí tuệ của trẻ (về ngôn ngữ, tư duy )
6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên, cụ thể là các kế hoạch tổ chức chơicho trẻ 4 - 5 tuổi trong các hoạt động của trẻ để tìm hiểu thực trạng sử dụngcác biện pháp tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên hiện nay
Nghiên cứu sản phẩm của trẻ thông qua việc trẻ chơi trong các TCDG
6.2.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục hoạt động trongngành mầm non về những vấn đề có liên quan đến đề tài
6.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tác động vào nhóm thực nghiệm một số biện pháp tổ chức trò chơi dângian đã được đề xuất nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp này
Trang 56.3 Sử dụng một số phép tính thống kê để sử lý thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Xây dựng cơ sở lý luận của biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằmphát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Đánh giá thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian có ảnh hưởngđến sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non tỉnhĐồng Tháp
Sưu tầm trò chơi dân gian và đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơidân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp tổ chức trò chơi dân
gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi
Chương 2: Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm
phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi
Chương 3: Thực nghiệm biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát
triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi
Trang 6Một số nhà tâm lý học Xô Viết như L.X.Vưgôtxki, A.N.Lêônchep,P.Ia.Gianpêrin đã nghiên cứu quá trình hình thành hành động trí tuệ ở trẻ
em, nhờ đó đã phát hiện ra cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngoàithành hành động trí tuệ (ở bên trong) và đặc điểm của các giai đoạn đó
X.L.Rubinstein, N.A.Menchinxkaia khi nghiên cứu tư duy, đặc biệt làcác thao tác cơ bản của tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá của họcsinh đã chỉ ra các qui luật, mức độ, đặc điểm phát triển tư duy nói chung, cácthao tác của nó nói riêng trong những điều kiện lứa tuổi và học tập khác nhau
Những công trình nghiên cứu của L.V.Dancôp, Đ.B.Encônhin, JeromeS.Bruner đã đi sâu phân tích khả năng học tập của học sinh dưới ảnh hưởngcủa các kiểu dạy học khác nhau Từ đó, họ đã đi đến kết luận cho rằng, họcsinh ngay từ lứa tuổi nhỏ đã có khả năng lĩnh hội hệ thống khái niệm khoahọc đích thực, trong điều kiện tổ chức hoạt động học tập thích hợp cho các emtheo một qui trình thích hợp
Các công trình nghiên cứu của H.Valông cũng có nhiều thú vị, ông đãdành mối quan tâm của mình vào các vấn đề cảm xúc trong trí tuệ của trẻ vàquá trình xã hội hoá các năng lực trí tuệ Người ta có thể căn cứ vào kết luậncủa ông để phân tích các giai đoạn phát triển nhân cách nói chung và trí tuệnói riêng
Trang 7Riêng ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu của trung tâm thựcnghiệm dạy học Giảng Võ đã khẳng định và phát triển các kết luận rút ra từnhững công trình của Đ.B.Encônhin, V.V Đavưđốp về khả năng lĩnh hội cáckhái niệm khoa học của trẻ em Tại đây đã áp dụng thành công lý thuyết hìnhthành hoạt động trí tuệ của P.Ia.Ganpêrin vào việc hình thành hoạt động họctập của trẻ học sinh cấp 1 và đang từng bước triển khai trên qui mô lớn của hệthống giáo dục phổ thông cơ sở của nước ta Bên cạnh những thành tựu trên
đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ như các côngtrình của Nguyễn Kế Hào nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ của trẻ em trướctuổi học, Phạm Hoàng Gia về trí thông minh
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong vàngoài nước đã chỉ ra tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo là vô cùng
to lớn Sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo có ảnh hưởng lớn đến tốc độ pháttriển tâm lí của trẻ, đặc biệt đến sự hình thành các phẩm chất trí tuệ cần thiếttrong trường phổ thông Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả, bản thân trẻ phải nổlực cố gắng về trí tuệ và người lớn phải khuyến khích, động viên tạo điều kiệncho trẻ chủ động giải quyết nhiệm vụ nhận thức một cách đúng đắn
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khẳng định việcgiáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thông qua cáchoạt động (vui chơi, học tập, lao động), trong đó vui chơi giữ vai trò quantrọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo Theo N.K.Krupxkaia tròchơi đối với trẻ không chỉ là giải trí: “Đối với trẻ mẫu giáo, trò chơi có ýnghĩa vô cùng to lớn: trò chơi đối với trẻ là sự học tập, là lao động và nó làmột hình thức giáo dục nghiêm túc” [22 – 37]
Thực tế cho thấy hoạt động vui chơi nói chung, TCDG nói riêng từ lâu
đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau như sinh học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học Nhưng đến cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các nhà khoa học mới nghiên cứu hoạt động này một
Trang 8cách sâu sắc Vấn đề lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi nói chung vàTCDG nói riêng được các nhà sư phạm thế giới và Việt Nam quan tâm, bởi lẽ
họ thấy được ý nghĩa đích thực của trò chơi trong việc giáo dục và dạy họccho trẻ
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà giáo dục Nga như:P.A.Bexônôva, O.P.Seia, V.I Đalia, E.A.Pokrôvxki đã đánh giá cao vai trògiáo dục đặc biệt là tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫugiáo E.A.Pokrôvxki đã chỉ ra nguồn gốc và tính hấp dẫn đặc biệt của TCDGNga, đó là những trò chơi thuộc nhóm trò chơi có luật do nhân dân sáng tác,chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Trò chơi này đa dạng vềthể loại và phong phú về nội dung TCDG có sức hấp dẫn lạ thường với trẻ
em bởi lẽ, chúng làm thoả mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức và nhu cầu
xã hội của trẻ em
Ở một số nước phương đông như Trung Quốc, Ấn Độ, người lớn cũng
đã sưu tầm các TCDG, đặc biệt là TCDG mang tính trí tuệ như “trò chơi tang”,
“trò chơi uẩn”, chơi với vật liệu thiên nhiên nhằm mục đích giáo dục trẻ
Việc nghiên cứu trò chơi nói chung và TCDG Việt Nam nói riêng đãđược một số nhà văn hoá, nhà giáo dục Việt Nam sưu tầm, nghiên cứu như:
“Trò chơi xưa và nay” của tác giả Mai Văn Muôn (1985); “Trò chơi dân giancủa trẻ em Việt Nam” (1992) do nhóm tác giả Huy Hà, Hoàng Lân, Ngô BíchLuận, Phan Ngọc Minh, Lê Bích Ngọc sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu; “100trò chơi dân gian” do Nguyễn Hạnh tuyển chọn; Trần Hoà Bình và Bùi LươngViệt “Trò chơi dân gian trẻ em” (2007) Các tác giả đã giới thiệu về nguồngốc, đặc điểm và vai trò của TCDG với việc giáo dục và phát triển toàn diệncho thế hệ trẻ Trên cơ sở nghiên cứu TCDG, tác giả Trần Hoà Bình và BùiLương Việt đã sưu tầm và phân loại TCDG trẻ em theo chức năng giáo dụcnhư: trò chơi trí tuệ, trò chơi thẩm mĩ, trò chơi thể lực Từ cách phân loại nàycác nhà giáo dục đã vận dụng vào quá trình tổ chức TCDG cho trẻ ở trường
Trang 9mầm non nhằm phục hồi những trò chơi truyền thống cho trẻ em Điều đánglưu ý là TCDG luôn gắn liền với các bài đồng dao, vì vậy nó luôn thu hútđược sự quan tâm của các nhà thơ, nhà văn Họ đã sưu tầm và biên soạn rấtnhiều bài đồng dao phục vụ cho các TCDG của trẻ như: nhóm tác giả NguyễnThuý Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy, Trần Hoàn sưu tập và biên soạn
“Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt”, “Bé với khúc đồng dao” của Nhàxuất bản Giáo dục Chính nội dung của những bài đồng dao đã góp phần pháttriển ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh vàphát triển óc sáng tạo đặc biệt nó làm tăng tính hấp dẫn của TCDG với trẻ
TCDG thật phong phú, đa dạng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáodục trẻ Vì vậy, nó được các nhà tâm lý, giáo dục quan tâm nghiên cứu tiêubiểu như: PGS.TS.Nguyễn Ánh Tuyết, Trương Kim Oanh, Đào Thu Trang,Huy Hà họ đã đề cập đến lý luận và phương pháp tổ chức TCDG cho trẻmẫu giáo Các tác giả đã sưu tầm và giới thiệu được một số tài liệu tham khảo
về trò chơi như: “Hướng dẫn trẻ chơi như thế nào”, “Trò chơi của trẻ em”,
“TCDG cho trẻ em dưới 6 tuổi”, đặc biệt là đã sưu tầm và lựa chọn đượcnhững TCDG mang tính trí tuệ như trò chơi “ô ăn quan”, “chơi chuyền”,
“chơi cờ”, “chơi tang” Đây là những tài liệu giúp giáo viên mầm non thựchiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, nhất lànhững nơi không đủ điều kiện tổ chức các loại trò chơi cho trẻ mẫu giáo
Để TCDG trở thành một trong những phương tiện giáo dục và pháttriển toàn diện cho trẻ mầm non, trong những năm gần đây có một số tácgiả đi sâu nghiên cứu biện pháp tổ chức TCDG cho trẻ mẫu giáo như Thạc
sĩ Huỳnh Kim Vui với “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻmẫu giáo bé nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ” Thạc sĩĐặng Thị Sáu với: “Một số biện pháp gây hứng thú đối với TCDG cho trẻmẫu giáo lớn”
Trang 10Điểm qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, từ trước đến nay tròchơi nói chung, TCDG nói riêng được sử dụng nhiều trong các trường mầmnon Việt Nam và được coi là một bộ phận quan trọng trong chương trìnhchăm sóc - giáo dục trẻ mầm non Nhưng trên thực tế giáo viên chưa khai tháchết tiềm năng của các loại trò chơi, đặc biệt là TCDG nhằm mục đích pháttriển trí tuệ cho trẻ.
TCDG hiện nay đang dần mai một đi, trẻ có ít cơ hội được chơi nhữngTCDG cổ truyền, được tiếp xúc với nền văn hoá của các thế hệ, mở rộng vốnhiểu biết về cuộc sống Trước tình hình này đòi hỏi các nhà nghiên cứu, cácgiáo viên mầm non cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các biện pháp thích hợp
để khai thác tiềm năng của TCDG trong quá trình giáo dục trẻ mầm non Tuy
đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về vai trò của trò chơi nóichung, TCDG nói riêng với sự phát triển của trẻ em, để TCDG trở thành món
ăn tinh thần, một phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ em nói chung và trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng, thì việc nghiên cứu “Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn đối với vấn đề tổ chức TCDG ở trường mầm non hiện nay
1.2 Cơ sở lý luận của biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo
1.2.1 Một số vấn đề về sự phát triển trí tuệ của trẻ em
1.2.1.1 Khái niệm chung về sự phát triển trí tuệ.
1.2.1.1.1 Khái niệm
Trong quá trình phát triển tâm lí, sự phát triển trí tuệ đóng một vai tròthiết yếu góp phần hình thành đời sống tâm lí của con người, vì vậy muốn tìmhiểu sự phát triển tâm lí của trẻ em, cần quan tâm nghiên cứu sự phát triển trítuệ của trẻ
Trí tuệ là một phần cơ bản trong nhân cách con người, nó có vai trò tolớn và làm cơ sở cho mọi thái độ, hành động của con người đối với thế giới
Trang 11khách quan Mức độ định hướng đúng đắn cho sự hình thành nhân cách phụthuộc nhiều vào trình độ phát triển trí tuệ.
Sự phát triển trí tuệ là khái niệm rộng được nhiều nhà tâm lí học quantâm nghiên cứu Tuy nhiên còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về vấn đề này vàhiện còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Có thể khái quát một cách tươngđối các quan niệm đã có về trí tuệ thành ba nhóm:
a Nhóm 1: Coi trí tuệ là khả năng lao động và học tập của cá nhân.
Quan niệm này đã có từ lâu và khá phổ biến Chẳng hạn theo nhà tâm líhọc Nga B.G Ananhev, trí tuệ là đặc điểm tâm lí phức tạp của con người màkết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó Thực ra mối quan
hệ giữa học tập với khả năng trí tuệ của cá nhân đã được các nhà sư phạm quantâm từ lâu Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng giữa hai yếu tố này cóquan hệ nhân quả với nhau Tuy nhiên đây không phải là quan hệ tương ứng 1 -
1 Ngay từ những năm 1905, nhà tâm lí học Pháp A.Binet (1857 - 1911) đãnghiên cứu bằng test trí lực và xác định được những học sinh kém do khả năngtrí tuệ và những em do lười hoặc do những nguyên nhân khác
b Nhóm 2: Đồng nhất trí tuệ với năng lực tư duy trừu tượng của cá nhân:
nhóm quan điểm thứ hai về thực chất đã quy hẹp khái niệm trí tuệ vào cácthành phần cốt lõi của nó là tư duy và gần như đồng nhất chúng với nhau.Trên thực tế, nhóm quan niệm này là phổ biến: A.Binet (1905); L.Terman(1937); G.X.Côtxchuc (1971); V.A.Cruchetxki (1976); R.Sternberg (1986);D.N.Perkins (1987)
c Nhóm 3: Trí tuệ là năng lực thích ứng tích cực của cá nhân:
Nhóm quan niệm thứ ba, coi trí tuệ là khả năng thích ứng của cá nhânđược phổ biến hơn cả và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lớn:U.Sterner; Piaget; Đ Wechler; R.Zazzo có thể dẫn ra một số trong nhómquan điểm này: theo Piaget (1969) bất kỳ trí tuệ nào cũng đều là một sự thíchứng D Wechler (1939) cho rằng: “Trí tuệ là khả năng tổng thể để hoạt động
Trang 12một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lý, chế ngự được môi trường xung quanh.Trí tuệ là khả năng xử lý thông tin để giải quyết vấn đề và nhanh chóng thíchnghi với tình huống mới”(F.Raynal; A.Riennier - 1997) Trí tuệ là khả nănghiểu các mối quan hệ sẳn có giữa các yếu tố của tình huống và thích nghi đểthực hiện cho lợi ích bản thân (N.Sillamy - 1997).
Ngoài các nhóm quan niệm trên, còn có các cách hiểu khác nhau về trítuệ, hướng tiếp cận riêng của mỗi nhà nghiên cứu Các ngành tâm lí họcGhestan quan tâm nhiều đến thành phần sáng tạo trong các thao tác trí tuệ của
cá nhân Các nhà trắc nghiệm học quan tâm nhiều đến hiệu quả thực hiện cácbài tập do nhà nghiên cứu đưa ra
Thực ra, các quan niệm về trí tuệ không loại trừ nhau Trong thực tiễnkhông có quan niệm nào chỉ chú ý đến duy nhất một khía cạnh năng lực tưduy hay khả năng thích ứng, mà thường đề cập đến hầu hết các nội dung đãnêu trên Sự khác biệt giữa các quan niệm chỉ là ở chổ khía cạnh nào đượcnhấn mạnh và nghiên cứu sâu hơn Có một quan niệm theo chúng tôi là phùhợp với xu hướng hiện nay: “Trí tuệ là một mặt cơ bản của nhân cách là khảnăng phát hiện, tiếp cận và xử lý thông tin để giải quyết những tình huốngmới, trong mối quan hệ giữa chủ thể hoạt động với môi trường hoạt độngnhằm thích ứng tích cực với điều kiện của cuộc sống”
Theo quan điểm của Vưgotxki, trí tuệ có hai mức độ là trí tuệ bậc thấp vàtrí tuệ bậc cao Trí tụê bậc thấp có phần giống với trí tuệ động vật được đặctrưng bởi mối quan hệ trực tiếp kích thích - phản ứng Trí tuệ bậc cao đặctrưng bởi sự tham gia của ngôn ngữ và mối quan hệ gián tiếp giữa chủ thể vớiđối tượng thông qua công cụ tâm lý Như vậy, phương tiện làm trung gian củatrí tuệ bậc cao đó là ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) Vốn tâm lý làphương tiện giúp chúng ta phát hiện, tiếp cận xử lý thông tin Khả năng trí tuệphụ thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ và vốn tâm lý Có thể thấy, trẻ em khi pháttriển ngôn ngữ thì phát triển trí tuệ và khi trí tuệ phát triển rất cao thì chứcnăng tâm lý được cải tổ phát triển cao
Trang 13Điều quan trọng là trí tuệ - theo quan điểm tâm lý học trẻ em Trí tuệđược hiểu là một nội dung tâm lý điều khiển hành động của con người trongnhững tình huống hoàn toàn mới lạ mà hành động đó hợp quy luật nhanh,chính xác mang lại hiệu quả cao [15, tr 125]
Từ quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng ta thấy rằng trí tuệ là mộtkhái niệm rộng, khi nghiên cứu phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhauthì mới có thể nghiên cứu về trí tuệ một cách đầy đủ được Mỗi nhà nghiêncứu đều có lý khi đưa ra luận điểm của mình để giải thích và khái quát về trítuệ, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đã gặp nhau ở quan điểm chungnhất là xem xét trí tuệ dựa trên thực tiễn hoạt động của con người bởi tất cảcác quá trình nhận thức đều phải thông qua hoạt động bằng các hành vi cụ thểmới có thể lĩnh hội được những yêu cầu của nhận thức
1.2.1.1.2 Cấu trúc của trí tuệ.
Khi xem xét về cấu trúc của trí tuệ, ta dựa trên cơ sở của các thuyết khácnhau về cấu trúc trí tuệ: thuyết đơn nhân tố và thuyết đa nhân tố
Thuyết đơn nhân tố của G.Spearman cho rằng có một nhân tố chungcho mọi thao tác và nhân tố riêng cho từng năng khiếu Như vậy, trí tuệchung có nguyên nhân sinh học - đó là chức năng mềm dẻo, linh hoạt của
hệ thần kinh trung ương; còn các nhân tố riêng cho từng năng khiếu phảidựa trên nhân tố chung
Thuyết đa nhân tố của E.Thorndike cùng cộng sự thì cho rằng trí tuệbao gồm nhiều nhân tố, nhiều thành phần Bất kỳ một hành động trí tuệ nàocũng chứa đựng một loạt các thành phần tác động qua lại với nhau vànhững thao tác trí tuệ nhất định đều có một nhân tố nguyên thuỷ chungnhất “Mỗi nhân tố có thể coi như là tổng hợp giữa một nhân tố độc lập vớimột nhân tố tổng quát chung cho các nhân tố khác”
Từ hai thuyết trên chúng ta thấy rằng điểm chung hợp lý của cấu trúc trítuệ làm điểm tựa cho việc nghiên cứu thực tiễn trí tuệ của trẻ em mẫu giáo là:
Trang 14Trí tuệ là cấu trúc nhiều thành phần.
Nội dung trí tuệ bao gồm cái phản ánh và phương thức tạo ra cái phảnánh (các thao tác trí tuệ)
1.2.1.1.3 Các thành phần của trí tuệ.
a Tri giác.
Tri giác là quá trình nhận thức, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộctính của sự vật và hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan.Tri giác là một thành phần của trí tuệ, nó có ý nghĩa quan trọng trong sựphát triển tâm lý trẻ, nó tham gia tích cực vào hoạt động trí tuệ của cá nhân,giúp cho trẻ nhận thức đầy đủ hơn về thực tại và nguyên liệu chủ yếu cho quátrình tư duy
Tri giác sự vật như là đối tượng phức tạp đòi hỏi chức năng phân tích tổnghợp của vỏ não Vì vậy muốn quá trình tri giác sự vật được tốt, trẻ cần phải quenthuộc với đối tượng đó, cần phải biết đối tượng đó thuộc nhóm đối tượng nhấtđịnh nào, phải biết được tên gọi của sự vật cụ thể thì trẻ mới hiểu biết được cái
mà mình tri giác
Trong quá trình tri giác, trẻ thu thập vốn tri thức cá nhân, đồng thời nắmvững kinh nghiệm xã hội Sản phẩm tri giác càng phong phú thì càng cungcấp nhiều nguyên liệu cho hoạt động trí tuệ Trẻ nhận ra những đối tượngriêng biệt, hoàn toàn không liên hệ lẫn nhau, vạch ra những liên hệ chức năngcủa chúng, phát hiện những quan hệ sâu sắc hơn giữa các sự vật và hiệntượng, giữa các nguyên nhân, các liên hệ, hoàn cảnh, mục đích Tri giácđược hình thành trong suốt thời gian phát triển của trẻ và cùng với sự pháttriển của lứa tuổi thì khả năng tri giác của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện
Sự hoàn thiện của tri giác không tách rời sự phát triển chung về trí tuệ ở trẻ
b Trí nhớ.
Trí nhớ là một thành phần cũng rất quan trọng của trí tuệ Đó là sựcủng cố và tái hiện những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã tri giác
Trang 15trước đây bằng cách hình thành và làm sống lại những đường liên hệ tạmthời trong óc người.
Trí nhớ là thành phần không thể thiếu được của trí tuệ, nó tham gia tíchcực vào hoạt động trí tuệ Trí nhớ là cơ sở cho tư duy Nhờ có trí nhớ mà conngười phản ánh được những điều trãi qua trước kia mà hiện tại không tácđộng lên nó Không có bất cứ hoạt động nào của con người mà không dựa vàotrí nhớ Trí nhớ giúp con người tìm ra được mối quan hệ, liên hệ giữa các sựvật và hiện tượng trong các thời điểm khác nhau Sự phát triển trí nhớ sẽ nângcao khả năng phát triển của trẻ Sự đón trước kết quả hành động của mình làmầm móng của sự phát triển tưởng tượng, tính linh hoạt của tri thức tạo nên
sự phong phú của trí nhớ và mở rộng khả năng hoạt động độc lập, cung cấpkhả năng sử dụng rộng rãi những tri thức đó vào hoạt động sáng tạo Vì vậytrong quá trình phát triển trí tuệ, việc rèn luyện, bồi dưỡng trí nhớ là nhiệm vụrất quan trọng, hình thành khả năng kết hợp các giác quan với các quá trìnhghi nhớ càng cao thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trí tuệ
c Tư duy.
Tư duy là một hoạt động nhận thức cấp cao nhằm phản ánh những thuộctính bản chất, những quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiệnthực khách quan, phản ánh một cách gián tiếp và khái quát những điều màtrước đó ta chưa biết Tư duy có vai trò to lớn trong hoạt động của con người
mà nhờ nó con người đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản chất của sự vật,hiện tượng Tư duy là cốt lõi của mọi hoạt động trí tuệ, nó được bắt nguồn từhoàn cảnh có vấn đề, là sự kiện mới mẻ, là những cái mà con người chưa nắmbắt được Quá trình tư duy được thực hiện trên cơ sở những kinh nghiệm màcon người đã tích luỹ được, những biểu tượng, khái niệm, kỹ năng và các biệnpháp hoạt động tư duy đã có Mối liên hệ này của tư duy và trí thức bộc lộ rõràng trong giai đoạn đầu của quá trình tư duy Tư duy là sự thao tác của tríthức Các tri thức càng được hệ thống hoá, càng mềm dẻo và linh hoạt thì conngười có thể sử dụng nó trong hoạt động tư duy càng có kết quả
Trang 16d Tưởng tượng.
Tưởng tượng là một hoạt động phản ánh của con người nhằm tái tạo lạimột biểu tượng về một sự vật hoặc hiện tượng đã có trong thế giới khách quannhững chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc sáng tạo ra một biểutượng mới về sự vật hiện tượng của tương lai trên cơ sở các biểu tượng củathế giới hiện thực đã có trong kinh nghiệm của cá nhân
Tưởng tượng có một vai trò quan trọng trong hoạt động trí tuệ của conngười, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Nhờ có tưởng tượng
mà con người dựng được những hình ảnh tâm lí mới về sự vật và hiện tượngdựa trên cơ sở những biểu tượng đã có Tưởng tượng như cái cầu nối giữanhận thức và hành động Nó là một trong các động lực thúc đẩy con người từhoạt động nhận thức sang hoạt động sáng tạo, đồng thời tưởng tượng là độnglực thúc đẩy con người hoạt động hướng tới tương lai tốt đẹp hơn
Trang 17Chúng ta có thể thấy rằng con người sở dĩ đứng trên muôn loài là do cókhả năng rất lớn vê tư duy Nhưng tư duy cũng như tri giác và trí nhớ làm cơ
sở cho nó sẽ bị giảm đi rất nhiều hoặc không phát triển nếu con người sửdụng nó song song với các thành phần khác mà không có sự liên hệ với nhau,nhất là sự kết hợp với ngôn ngữ Ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu đượccho sự phát triển tư duy Ngôn ngữ được coi như là một hoạt động tượngtrưng trong số các hoạt động tượng trưng khác, tiến triển theo nhịp độ nhậnthức của trẻ Bên cạnh đó, sự phát triển của tư duy còn được kết hợp với sựphát triển của các quá trình biểu tượng như là các khái niệm Chính các kháiniệm đã giúp cho trẻ sắp xếp các thông tin và dự kiến, các hậu quả của hànhđộng đối với thế giới bên ngoài
Như vậy, con người tồn tại và phát triển được là nhờ có hoạt động nhậnthức hay chính các thành phần của trí tuệ Tất cả các thành phần của trí tuệ có
sự liên hệ biện chứng với nhau xây dựng nên cấu trúc của trí tuệ
1.2.1.1.4 Các thao tác trí tuệ.
Vấn đề cốt lõi của trí tuệ là tư duy Nói đến trí tuệ trước hết phải nói đến
tư duy Tư duy là một trong những thành phần cơ bản quan trọng nhất của trítuệ Hoạt động tư duy đòi hỏi cùng một lúc phải thực hiện nhiều thao tác, thaotác càng được thực hiện chính xác thì kết quả tư duy càng cao dẫn đến sự pháttriển trí tuệ đạt kết quả cao
Các thao tác tư duy bao gồm:
Trang 18So sánh - phân tích - tổng hợp là ba mặt cơ bản của quá trình nhận thức.Nếu phân tích tốt thì quá trình so sánh sẽ trở nên cụ thể, chính xác hơn Sựphân tích, tổng hợp là hai thao tác tư duy gắn bó với nhau, là điều kiện cầnthiết để nắm vững tri thức một cách chính xác, khoa học nhằm giải quyếtnhiệm vụ của thực tiễn một cách có hiệu quả.
d Trừu tượng hoá.
Trừu tượng hoá là quá trình con người tách một thuộc tính hay dấu hiệunào đó của sự vật mà những thuộc tính, dấu hiệu này được suy nghĩ một cách
cô lập khỏi bản thân sự vật, khỏi những dấu hiệu khác của sự vật và giữ lạinhững dấu hiệu, thành phần quan trọng phục vụ cho mục đích hoạt động màvẫn trừu tượng hoá khiến cho kết quả tư duy chính xác, tập trung hơn
e Khái quát hoá.
Khái quát hoá là việc hợp nhất trong ý nghĩ những sự vật và hiện tượngcủa hiện thực có một số thuộc tính chung nào đó
Trong quá trình tư duy cần phải có quá trình trừu tượng và khái quát đểhình thành khái niệm.Tất cả các quá trình tư duy: phân tích, tổng hợp, so
Trang 19sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá thực hiện được là nhờ có ngôn ngữ Việcdùng từ làm tín hiệu cho phép trừu tượng hoá một số thuộc tính riêng lẻ khỏinhững thuộc tính khác của một sự vật nào đó, đồng thời cho phép ta khái quáthoá những kích thích giống nhau trực tiếp tác động vào ta - đó là cơ sở sinh lýcủa quá trình tư duy.
Con người không tiếp thu hoạt động tư duy và tự nhiên dưới dạng sẵn có
mà phải có học tập, suy nghĩ, lĩnh hội những thao tác tư duy Con người cầnphải khéo léo điều chỉnh quá trình này, kiểm tra không những chỉ các kết quảcủa hoạt động tư duy mà còn phải kiểm tra cả tiến trình hoạt động đó thì hoạtđộng nhận thức mới thật sự đạt hiệu quả
Như vậy, muốn hoạt động đạt hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp củanhiều thao tác tư duy và sự tham gia của các thành phần trí tuệ một cách tíchcực, có hiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
1.2.1.2 Sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo:
Trí tuệ là một thành tố cơ bản trong nhân cách con người, là một nộidung tâm lý điều khiển hành động của con người trong những tình huống,hoàn cảnh mới lạ mà hành động đó hợp quy luật, nhanh, đúng, chính xácmang lại hiệu quả cao
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học như: P.Ia.Galperin, Đ.B.Econhin,J.Piaget thì vấn đề cốt lõi của hoạt động trí tuệ vẫn là sự biểu hiện bằng hìnhthức tư duy Các nhà tâm lý học này gặp nhau ở quan điểm chung cho rằng:
Sự phát triển trí tuệ của trẻ em là quá trình biến đổi tâm lý ở hoạt động nhậnthức, tạo ra những cấu trúc (cấu tạo) tâm lý mới theo khuynh hướng kế thừa
và phủ định những cấu trúc đã có của cá nhân theo xu hướng phát triển đi lên
Sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo là sự phát triển của quá trình nhậnthức và thao tác trí tuệ, nổi bật lên là sự phát triển tư duy và ngôn ngữ Sựphát triển tư duy của trẻ em có liên quan chặt chẽ với sự hoàn thiện tri giác
Trang 20Nếu trong lứa tuổi nhà trẻ tư duy diễn ra trong quá trình những hành động đốitượng thì ở trẻ mẫu giáo tư duy bắt đầu đi trước hành động thực hành Điều
đó diễn ra là do đứa trẻ đã học được cách chuyển những phương thức hành vi
có trong kinh nghiệm quá khứ sang hoàn cảnh mới nhưng không đồng nhấtvới hoàn cảnh đầu tiên
Sự hình thành những hành động trí tuệ là cơ sở cho sự phát triển tư duycủa trẻ mẫu giáo Điểm xuất phát của sự hình thành đó là hành động thực đốivới những đối tượng vật chất Từ hành động như vậy trẻ chuyển sang hànhđộng bên trong rút gọn với những đối tượng vật chất tưởng tượng và cuốicùng chuyển sang những hành động thực hiện hoàn toàn trong bình diện bêntrong, ở đó những đối tượng được thay thế bằng những biểu tượng hoặcnhững khái niệm Những hình thức tư duy trực quan hình tượng và tư duylogic - khái niệm của trẻ được hình thành
1.2.1.3 Đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ 4 - 5 tuổi:
Hạt nhân của trí tuệ là tư duy, nhiều nhà tâm lý học coi các thao tác tưduy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá là các thao tác trítuệ, coi trình độ phát triển các thao tác này là trình độ phát triển trí tuệ
Như vậy, đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ 4 - 5 tuổi là sự biểu hiệncủa hình thức tư duy bằng hình ảnh trực quan, là sự biểu hiện của năng lực trítuệ trực quan ở trẻ Tư duy hình ảnh trực quan ở trẻ ra đời là sự biến đổi vềchất trong sự phát triển trí tuệ ở trẻ (trước đó trẻ chỉ có tư duy bằng hành động
cụ thể)
Trong tư duy hình ảnh trực quan trẻ không những biết được mối quan hệgiữa các thành phần, bộ phận trong một vật thể trọn vẹn mà chúng còn biếtđược mối quan hệ của nhiều sự vật Thao tác so sánh ở giai đoạn này xuấthiện có mục đích rõ ràng là phương tiện để nâng dần lên khả năng khái quát
và trừu tượng hoá
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, tư duy đang trên đà phát triển mạnh giúp trẻ dự
Trang 21kiến được hành động, lập kế hoạch cho hành động của mình Trẻ mẫu giáonhỡ bắt đầu đề ra cho mình những bài toán nhận thức, tìm tòi cách giải thíchcác hiện tượng mà mình nhìn thấy được Trẻ thường thử nghiệm, chăm chúquan sát các hiện tượng và suy nghĩ những hiện tượng đó để rút ra kết luận.Tất nhiên những kết luận đó còn ngây ngô, ngộ nghĩnh và nhiều khi còn gâybất ngờ với người lớn Phần lớn, trẻ ở tuổi mẫu giáo nhỡ đã có khả năng suyluận, vấn đề là cần phải xem xét để biết chúng suy luận theo kiểu tư duy nào?Phần lớn ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ đã có khả năng giải quyết các bài toánbằng các “Phép thử ngầm trong óc” dựa vào các biểu tượng Như vậy kiểu tưduy trực quan hình tượng đã chiếm ưu thế Tư duy trực quan hình tượng pháttriển mạnh cho phép trẻ em ở độ tuổi này giải được nhiều bài toán thực tiễn
mà trẻ thường gặp trong đời sống Tuy vậy, vì chưa có khả năng tư duy trừutượng nên trẻ chỉ mới dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đãtrãi qua để suy luận ra những vấn đề mới Vì vậy trong khá nhiều trường hợpchúng chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài mà chưa đi sâu được bản chấtbên trong, dẫn đến nhiều khi trẻ giải thích các hiện tượng một cách ngộnghĩnh Trẻ dễ lẫn lộn thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật hiệntượng xung quanh nên thường hay suy luận theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa
Do đó trong khi giúp trẻ phát triển mạnh tư duy hình tượng, cần phải uốn nắnnhững suy luận quá lệch lạc của trẻ và cung cấp cho trẻ những hiểu biết cầnthiết để trẻ có suy luận đúng Trước hết đó là việc cung cấp biểu tượng cho trẻmột cách phong phú và chính xác qua những buổi đi chơi, đi dạo Đặc biệt làqua các buổi chơi, tiết học cần giúp trẻ hệ thống hoá và chính xác hoá dầnnhững biểu tượng về thế giới xung quanh
Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh sẽ tạo những tiền đề cầnthiết để làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy trừu tượng Loại
tư duy này sẽ được phát triển ở giai đoạn sau và chỉ có thể phát triển một cáchlành mạnh khi nó có chỗ dựa là những hình tượng rõ ràng và đúng đắn
Trang 22Trí tuệ của trẻ em được hình thành bằng chính hoạt động của nó, sự pháttriển trí tuệ của trẻ em phụ thuộc trước hết vào hoạt động nào giữ vai trò củahoạt động chủ đạo trong từng giai đoạn Vì vậy, hình thành và phát triển trítuệ trẻ em ở lứa tuổi này gắn liền với việc tổ chức các hoạt động giáo dục (tổchức trò chơi dân gian cho trẻ)
1.2.1.4 Các điều kiện phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non
Trí tuệ là một nội dung tâm lý điều khiển hành động của con người, trí tuệxuất phát từ hành động và xây dựng những cấu trúc như là sự kéo dài của hoạt
động Ngay trong biểu hiện cao cấp của trí tuệ thì trí tuệ chỉ hoạt động nhờ
những công cụ của tư duy, bao hàm việc thực hiện và liên kết các hoạt động.Vậy điều kiện nào đảm bảo sự phát triển của trí tuệ?
*Điều kiện xã hội:
Theo các nhà nghiên cứu A.Liublinxkaia, A.V.Petrovski thì sự pháttriển trí tuệ của trẻ em là quá trình trẻ nắm vững kinh nghiệm thực tiễn của xãhội loài người Trẻ em lĩnh hội được những tri thức nhất định của xã hội loàingười thông qua quá trình hoạt động của bản thân: vui chơi, học tập, lao động.Không phải đứa trẻ được sinh ra là đã có ngay trong mình các thành quảcủa lịch sử loài người Thành tựu phát triển của các thế hệ không chứa đựngtrong con người, không chứa đựng trong mầm mống thiên nhiên của conngười mà ở thế giới xung quanh nó, trong thành quả sáng tạo vĩ đại của nềnvăn minh nhân loại Đứa trẻ phải lĩnh hội và nắm vững những kinh nghiệm đãđược hình thành trong lịch sử xã hội loài người, tư duy, trí nhớ, tri giác của trẻ
bị ước chế một cách căn bản bởi sự nắm ngôn ngữ, nắm vững phương thứchoạt động nhất định và những khái niệm nhất định
Từ khi mới sinh ra, xung quanh trẻ là thế giới khách quan do con ngườitạo ra đó là các đồ dùng trong nhà, quần áo, các công cụ đơn giản, ngôn ngữ
và các biểu tượng Khái niệm, tư tưởng phản ánh trong lời nói và như vậy,trẻ bắt đầu phát triển tâm lý, trí tuệ trong thế giới con người Để nắm được sự
Trang 23vật hiện tượng trong thế giới xung quanh, trẻ cần phải tích cực hoạt độngtương ứng với hoạt động đã được thể hiện vào trong sự vật và hiện tượng đó,
sử dụng hành động và thao tác vận động, trí tuệ cần thiết để tìm hiểu sự vật
đó Trong quá trình trẻ hoạt động với đồ vật và hiện tượng trong thế giới xungquanh, giao lưu thực tiễn với người xung quanh và hoạt động với họ là quátrình trẻ lĩnh hội, tiếp thu những tri thức, kỹ năng - kỹ xảo và kinh nghiệm cánhân từ lịch sử xã hội loài người
Như vậy, điều kiện đầu tiên trong sự phát triển trí tuệ của trẻ và có tínhchất quyết định là việc trẻ nắm được các hành động trí tuệ, thao tác trí tuệ,kinh nghiệm từ sự truyền thụ kinh nghiệm xã hội theo một phương thức nhấtđịnh và được tổ chức một cách đặc biệt - đó là quá trình dạy học
*Điều kiện sinh vật: sự phát triển năng lực của trẻ chính là quá trình hình
thành các chức năng não
Trẻ em sinh ra có được năng lực hay chức năng nào đó là do trẻ có cấutrúc não bẩm sinh tương ứng các cơ quan chuyên biệt của chức năng ấy Trẻ
em có được sự phát triển bình thường về thể chất, mà cơ bản nhất là có được
hệ thống chức năng não hoàn chỉnh thì mới có trí tuệ Những trẻ em khôngphát triển đầy đủ trí tuệ là do có những tổn thương về não, não phát triểnkhông bình thường
Những công trình nghiên cứu của A.N.Leonchiev, A.R.Luria và nhiềucộng sự khác cho thấy: trẻ em sinh ra chưa có các cơ quan vốn sẵn có để thựchiện các chức năng là sự phát triển của lịch sử loài người Các cơ quan nàyđược phát triển trong quá trình trẻ sống bằng cách tiếp thu kinh nghiệm lịch
sử, còn hệ thống chức năng não được hình thành trong quá trình tiếp thuchuyên biệt là cơ quan của các chức năng ấy Việc hình thành các hệ thốngchức năng đó diễn ra không giống nhau mà tuỳ thuộc vào quá trình phát triển
đó được tạo nên như thế nào, diễn biến trong những điều kiện như thế nào,
Trang 24đôi khi các hệ thống đó được hình thành nên một cách không tương ứng hay
có thể hoàn toàn không hình thành nên được
* Sự phát triển trí tuệ của trẻ em là quá trình hình thành hành động trí tuệ:
Quá trình phát triển tâm lý ở trẻ em diễn ra trong tiến trình giao lưu, màtrước tiên là giao lưu thực tế Việc nắm được ngôn ngữ là một điều kiện quantrọng của sự phát triển trí tuệ, vì nội dung kinh nghiệm lịch sử của loài ngườiđược giữ lại dưới hình thức vật thể vật chất và cả hình thức từ ngữ, ngôn ngữ.Trẻ em có nhiệm vụ nắm lấy các tri thức, các khái niệm ấy Nhưng để làmđược điều đó trẻ phải thực hiện các quá trình nhận thức tương ứng với các quátrình có sản phẩm là các khái niệm ấy
Sự phát triển trí tuệ của trẻ em thực chất là mức độ cao của sự phát triển
tư duy Con đường hình thành tư duy đòi hỏi phải dựa vào một khối lượng lớnkinh nghiệm trong một thời gian dài Nhưng trên thực tế thì việc hình thànhcác quá trình tư duy ở trẻ dựa vào kinh nghiệm cá thể tương đối không lớn vàdiễn ra rất nhanh do trẻ lĩnh hội kinh nghiệm dưới hình thức đã được kháiquát, tri thức đòi hỏi ở trẻ hình thành các thao tác trí tuệ tương ứng và cácthao tác này càng được thực hiện chính xác thì kết quả của tư duy càng caodẫn tới sự phát triển trí tuệ của trẻ càng có hiệu quả tốt
Như vậy, điều kiện xã hội là điều kiện đầu tiên có tính chất quyết địnhđảm bảo cho sự phát triển trí tuệ, điều kiện sinh vật làm tiền đề cho sự pháttriển trí tuệ mà nếu nó không hoàn thiện sẽ có ảnh hưởng rất lớn, nhưng nếutrẻ không thành thục với các thao tác trí tuệ thì khả năng phát triển trí tuệ củatrẻ sẽ bị hạn chế và không phát triển
Tóm lại, sự phát triển trí tuệ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện vàmỗi điều kiện lại có tác động riêng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ Điều kiệnnào cũng cần thiết bởi chỉ một trong ba điều kiện đó không được đáp ứng thì
sự phát triển của trẻ nói chung, sự phát triển trí tuệ của trẻ nói riêng gặp nhiềukhó khăn và nhiều khi không phát triển được
Trang 251.2.2 Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Có thể nói một cách khái quát là khi nói về hoạt động vui chơi như: kháiniệm, đặc điểm, nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa, phương pháp tổ chức hoạt độngvui chơi cho trẻ mẫu giáo đều tìm thấy trong lý thuyết chung về hoạt độngvui chơi Song mỗi loại trò chơi và cách tổ chức hướng dẫn trẻ chơi lại cónhững nét đặc thù riêng của nó vì thế trong phạm vi nghiên cứu của luận vănnày, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu TCDG và sử dụng nó làm phương tiện
để phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo
1.2.2.1 Vài nét về trò chơi dân gian.
1.2.2.1.1 Khái niệm.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo lưu truyền tựnhiên, rộng rãi trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoádân gian
1.2.2.1.2 Trò chơi dân gian Việt Nam.
TCDG xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hoá và tín ngưỡng củacon người thời tiền sử Xuất phát từ hành động mang tính thần bí, cầu ước,phù yểm ma thuật, hay những hành vi mô phỏng các hoạt động săn bắn vàtrồng trọt, những nghi thức đó được thể chế dần để trở thành nghi thức tôngiáo trong hệ thống tín ngưỡng phồn thực Cùng với sự phát triển của xã hội,nhiều nghi thức tôn giáo mât dần ý nghĩa linh thiên, chỉ còn giữ lại mục đíchvui chơi giải trí cho cộng đồng Vì vậy, các TCDG phần lớn gắn với hội làngdiễn ra vào mùa xuân, mùa thu của chu kỳ sản xuất nông nghiệp
TCDG là một bộ phận cấu thành của các hoạt động lao động sản xuất,tôn giáo và hoạt động văn hoá xã hội Vì vậy, khi nghiên cứu và giới thiệuTCDG sẽ làm sống lại không khí sinh hoạt cộng đồng của người xưa, quay lạinhững cội nguồn xuất phát của văn hoá nhân loại
TCDG được chia làm hai nhóm Một là, các trò chơi truyền thống ở thời
kỳ sơ khai mang tính ồ ạt, thường đi đôi với tín ngưỡng phồn thực, luật chơi
Trang 26thường chưa được qui định chặt chẽ, những người chơi có thể sử dụng mọithủ đoạn để giành thắng lợi về phe mình Hai là, những trò chơi có qui tắc,thường gắn với hình thái thờ thần mặt trời, vì bản chất của đường đi giữa tráiđất với mặt trời vốn theo một qui tắc nhất định, do vậy các trò chơi diễn ratheo một qui tắc nhất định Do yêu cầu xác định kết quả của các cuộc thi và lí
do ý nghĩa tôn giáo mất dần đi nên luật chơi cũng được qui định chặt chẽ hơn.TCDG thường mang tính chất vừa hợp tác vừa ganh đua, sự ganh đua đóphản ánh những cuộc đấu tượng trưng được tổ chức trong các xã hội thời tiền
sử, nhắc lại những quan niệm lưỡng hợp của tư duy nguyên thuỷ Từ chổganh đua mang tính tượng trưng, dần dần chúng trở thành cuộc thi tài, thikhéo Những người chơi phải tuân thủ những qui tắc đề ra trong trò chơi,nhất là trong yêu cầu của các cuộc thi ngày càng đòi hỏi những người thamgia cuộc chơi phải phát huy sự khéo léo, thông minh, bản lĩnh và nghị lực thiđấu Đấy là một trong những cơ sở hình thành tinh thần thượng võ, biếnTCDG thành hoạt động rèn luyện cơ thể và nghi lực
TCDG chứa đựng những luật chơi, những qui tắc chơi đòi hỏi người chơiphải tôn trọng Chính vì thế mà dù trò chơi này mang tính chất nào thì ngườitham gia vẫn tôn trọng luật chơi, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộcchơi đạt kết quả mong muốn Mọi trò chơi đều mang tính ước lệ, là chơi chứkhông phải là thực
Với ý nghĩa của TCDG, nên việc tìm hiểu các TCDG truyền thống cầnđược đặt trong bối cảnh của hội làng Bên cạnh ý nghĩa của tôn giáo, ý nghĩathi tài, các trò chơi trong lễ hội còn có tác dụng giải thoát con người khỏinhững ràng buộc của xã hội
TCDG được phổ biến rộng rãi vì nó mang tính chất quần chúng, thu hútđược nhiều người tham gia và sự động viên cổ vũ của đông đảo người xem.Trong lễ hội, người tham gia cuộc chơi không đòi hỏi phải có sự rèn luyệncông phu mà chỉ cần sự chỉ định của làng, tuỳ thuộc vào thân phận của họ
Trang 27TCDG Việt Nam thật phong phú nhiều thể loại tiêu biểu như: những tròchơi vui khoẻ, giải trí, thi tài thi khéo, những trò chơi mang tính chất nghi lễ,tính biểu diễn nghệ thuật Nhìn chung những trò chơi trên đều mang nhữngnét chung phản ánh cuộc sống của dân cư lúa nước [33 – 178]
1.2.2.1.3 Trò chơi dân gian trẻ em
Trẻ em Việt Nam từ thời xa xưa, bên cạnh những trò chơi do người lớnnghĩ ra để cho trẻ chơi, bản thân trẻ đã tự đáp ứng nhu cầu chơi của mìnhbằng cách tạo ra nhiều cách chơi dựa trên cơ sở bắt chước những hoạt độngcủa người lớn, hướng dẫn cho nhau cách chơi, truyền cho nhau từ thế hệ nàysang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác, nhờ đó TCDG được lưu truyềnđến ngày hôm nay
TCDG trẻ em tuy là bắt chước những hoạt động của người lớn trong xãhội, nhưng chúng không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào sự thay đổi củacuộc sống đang diễn ra hằng ngày mà phát triển theo những qui luật riêng,chúng tồn tại và phát triển ngay cả khi cuộc sống xã hội đã thay đổi khác đi.Chẳng hạn, khi xã hội đang chuyển sang trồng trọt định cư, trẻ em không cònbắt buộc phải học săn bắn, nhưng trò chơi săn bắn thì vẫn còn tiếp tục tồn tạicho đến ngày nay Nhờ đó, qua trò chơi của trẻ em, chúng ta vẫn có thể tìm lạinhững hình ảnh của xã hội xa xưa
Do không lệ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi của người lớn Nên
TCDG trẻ em có những đặc trưng cơ bản như:
Trò chơi trẻ em dễ dàng phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách nghiêm ngặt về không gian và thời gian, trẻ có thể chơi bất cứ lúc nào
và bất cứ ở đâu.Trong các lễ hội ở nhiều địa phuơng, trẻ em vẫn có phần tham
gia, nhưng nhìn chung hoạt động vui chơi của trẻ em thường được tổ chứcriêng biệt bên ngoài lễ hội Nếu như trò chơi của người lớn chỉ được thể hiện
ở một địa phương trong thời điểm nhất định như thường vào xuân, hát quan
họ (ở Bắc Ninh), tung còn (ở Tây Bắc) thì trò chơi ở trẻ em không bị những
Trang 28hạn chế đó.Trẻ em ở nhiều vùng, thậm chí khắp cả nước có thể đánh chuyền,đánh khăn nhiều trò chơi còn được truyền bá trên phạm vi rộng hơn vượt rangoài lãnh phận địa phương, thậm chí còn vượt khỏi biên giới quốc gia Đâycũng là hiện tương giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, giữa các địa phương,giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
TCDG trẻ em thât đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập Ở bất cứ đâu, trong giađình, lớp học hay ngoài ngõ xóm đều có thể tổ chức các trò chơi phù hợp: sânnhà nhỏ thì trẻ chơi “Ô ăn quan”, “Rải ranh” Ngõ xóm là nơi chơi “Trốn tìm”,
“Bịt mắt bắt dê”, “Bỏ giẻ” Bờ ao là nơi chơi “Ném lia thia”, “Múa rối” Cánhđồng là nơi chơi “thả diều”, “Ném còn” Bãi cỏ là nơi “Đánh quay”, “Cướpcờ” Vật liệu để chơi TCDG trẻ em Việt Nam cũng rất đơn giản, dễ kiếm, dễtìm ngay trong thiên nhiên: nắm sỏi cũng thành vật để chơi “ Ô ăn quan”, mộtcục đất sét cũng thành quả pháo
TCDG không chỉ mang tính học tập mà nó còn mang tính vận động Với những TCDG chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm vụ nhận thức được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thoải mái Điều đó giúp trẻ nổ
lực tìm kiếm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi Trẻ tiếp nhậnnhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm vụ chơi, chính điều đó góp phần phát triển trítuệ cho trẻ
Xét về cấu trúc, với những TCDG có mục đích học tập thường có cấutrúc rõ ràng gồm 3 thành tố: nhiệm vụ chơi (nội dung chơi), các hành độngchơi (động tác chơi) và luật chơi (qui tắc) Trong đó, nhiệm vụ của TCDGchính là nội dung chơi có tính chất như một bài toán mà trẻ phải giải dựa trêncác điều kiện đã cho, chính nội dung TCDG khêu gợi hứng thú nhận thức chotrẻ Hành động chơi là những động tác trẻ thực hiện trong lúc chơi, nó là mộtthành tố đặc trưng cho những TCDG có tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triểntrí tụê của trẻ Hành động chơi càng phong phú bao nhiêu thì trẻ càng chơitích cực bấy nhiêu Khi tham gia chơi TCDG, trẻ phải thực hiện những qui tắc
Trang 29đề ra trong trò chơi, phải phát huy sự khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh nhưng trong quá trình chơi, tuỳ theo trình độ của người chơi ở từng trò chơi,luật chơi có thể thêm bớt để TCDG thêm hấp dẫn Do vậy, cùng một trò chơimỗi lần chơi trẻ đều có thể chơi theo cách riêng của mình.
Như vậy, nhiệm vụ nhận thức, các hành động chơi và luật chơi là nhữngthành tố bắt buộc của những TCDG có qui tắc, nếu thiếu một trong ba thành tốtrên thì không thể tiến hành trò chơi được Tuy nhiên trong thực tiễn tổ chứcTCDG cho trẻ, luật chơi đồng thời cùng một lúc lại là các hành động chơi
Nét đặc biệt của TCDG trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi đều gắn liền với các bài đồng dao Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm
thanh được sử dụng trong khi chơi
Đồng dao là để chỉ các bài hát (dao) của trẻ em (đồng) khi vui chơi tậpthể, nó thường là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghép lạivới nhau, không theo một logic nào cả, nhưng chính vì thế mà trở nên hấp dẫnđối với trẻ em Đồng dao trước hết là một trò chơi tập thể của trẻ em và nó chỉ
có giá trị trong một trò chơi cụ thể chứ không tồn tại độc lập ngoài trò chơinhư những bài dân ca khác Nó là ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi Đồng daothường mang tính chu kỳ, tức là lặp đi lặp lại mãi không bao giờ hết Ngônngữ của nó nhiều khi rất kỳ quặc, là những câu chắp vá vào nhau một cáchngẫu nhiên mà khi đọc lên nghe thuận mồm, vui tai, gây thêm hào hứng chotrẻ khi chơi
Cái logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, không thể bắt nó phảituân theo logic của hiện thực Chính cái ngôn ngữ kỳ quặc theo lối tư duynhảy cóc đó lại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa trẻ vào thế giới trò chơi,khác hẳn với thế giới bên ngoài Nếu đồng dao được tổ chức chặt chẽ như mộtbài dân ca, như một bài thơ thì yếu tố trò chơi, nhất là tró chơi của trẻ emkhông còn nữa Cho nên ta dễ nhận thấy một biện pháp tu từ học rất tiêu biểutrong đồng dao là biện pháp nói ngược, trái hẳn với logic thực tế, của cuộc
Trang 30đời, và chính sự đảo ngược như thế mới hấp dẫn, mới vui Chắng hạn, nhữngcâu đồng dao mang tính ngược đảo sau đây đã làm cho trò chơi không thểbuồn tẻ được:
“Trời làm một trận mưa rào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Thóc giống đuổi chuột trong bồ Đong đong càn cấn đuổi cò ngoài ao”
“Bao giờ cho hết tháng ba Ếch cắn cổ rắn lôi ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hộng nuốt lão tám mươi”
“Con kiến mày ở trong nhà Tao đóng cửa lại mày ra đằng nào?
Con cá mày ở dưới ao Tao tát nước vào mày sống ra sao?”
Biện pháp nói ngược ngộ nghĩnh này rất hợp với không khí của trò chơi,
vì nó làm cho trẻ vui thích và kích thích tính tò mò, ham hiểu biết ở chúng.Đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên của trẻ em đối với con ong, cáikiến, con cò, con vạc, con trâu, con nghé Các bài hát gọi mẹ, gọi nghé củatrẻ em mục đồng, bài hát giới thiệu các loài chim muôn, hoa quả hoặc nhữngvật xung quanh (đồ dùng để làm ruộng, đồ dùng trong nhà, trong bếp ) vừa làđồng dao, vừa là một kiểu lời hát trong trò chơi, các em theo lời hát mà chỉ ra
sự vật Những bài đồng dao trong trò chơi cung cấp cho các em những kiếnthức về xã hội Trẻ em tập đi mua bán, tập làm nhà cửa, cưỡi ngựa trong tưởngtượng có những bài hát chế giễu những thói hư tật xấu, giúp trẻ tiếp thu nhữngdiều hay lẽ phải, rèn những thói quen cần thiết trong cuộc sống Đồng dao đãthể hiện được cái nhìn của trẻ thơ trong thế giới của trò chơi.Do đó, tìm hiểuTCDG trẻ em Việt Nam không thể không tìm hiểu các bài đồng dao.[33 - 187]
Trang 31TCDG là loại trò chơi do nhân dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác Người lớn dùng để dạy trẻ học nói, học đếm, học tínhtoán TCDG là một hình thức văn hoá phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc,mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi địaphương đều có những trò chơi của dân tộc mình, các trò chơi đó lớn lên, sốngmãi theo thời gian với dân tộc mà ngày nay người ta gọi là TCDG.
1.2.2.1.4 Vai trò của trò chơi dân gian Việt Nam đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.
TCDG mang tính học tập và giàu cảm xúc, vì thế mà chúng không nhữngđiều khiển được mối quan hệ giữa trẻ với nhau mà còn góp phần quan trọngtrong việc phát triển trí tuệ cho trẻ Nhiều công trình nghiên cứu của các
ngành khoa học trên thế giới và trong nước đều cho rằng, TCDG có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách nói chung và trí tuệ cho trẻ nói riêng.
TCDG mang nhiều chức năng và mục đích giáo dục Chức năng cơ bảnnhất là thoả mãn và phát triển nhu cầu nhận thức, nhu cầu tìm hiểu thế giớixung quanh Việc tổ chức TCDG cho trẻ tạo ra cho chúng khả năng giải quyếtnhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn, không bị áp đặt.Những nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi trẻ phải huy động các trithức, kỹ năng, kỹ xảo của mình để đạt kết quả mà trò chơi đặt ra
Dưới ảnh hưởng của TCDG trong sự phát triển trí tuệ có một bước tiếnrất quan trọng: đó là sự chuyển hoá các thao tác bên ngoài với đồ vật vào cácthao tác bên trong dưới dạng biểu tượng khái niệm Do nhiệm vụ đặt ra trongtrò chơi luôn có sự thay đổi trong mỗi lần chơi, dần dần giúp trẻ làm chủ đượchoạt động nhận thức của mình và phần nào trẻ được thoả mãn nhu cầu nhậnthức khi tham gia vào trò chơi Khi tham gia vào trò chơi, trẻ được tiếp xúcvới các đồ vật, nguyên vật liệu, các sự vật hiện tượng do đó vốn hiểu biết vềmôi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú, trẻ không chỉ nhận biết
Trang 32được đặc điểm của các sự vật hiện tượng mà trẻ còn nhận biết được mối liên
hệ, quan hệ và vai trò của chúng trong cuộc sống hằng ngày
TCDG phát triển năng lực sáng tạo của trẻ Những biểu hiện sáng tạolàm trò chơi thay đổi và có tác dụng rèn luyện óc sáng tạo cho những ngườitham gia cuộc chơi Tính sáng tạo của trẻ được phát triển mạnh mẽ trong việclựa chọn nguyên vật liệu và tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trò chơi và việc
“hoá thân” đóng vai, tự qui ước, thay đổi bổ sung luật chơi cho phù hợp vớiđiều kiện của cộng đồng trẻ nhỏ của mình
TCDG rất giàu yếu tố tưởng tượng Điều này rất phù hợp với sự pháttriển tâm lý của trẻ Đối với trẻ em mọi vật đều trở nên có hồn nên chúng cóthể trò chuyện với cỏ cây, hoa là, với các loaì, với đồ vật xung quanh và hìnhdung rất hồn nhiên chân thật rằng đó là những cuộc đối thoại hết sức thú vịnhư chuyện trò với người thân Khi chơi trẻ biết lấy vật tượng trưng thay thếcho vật thật, biết đóng vai này hay vai khác trong thế giới trò chơi do trẻ tạo
ra Chỉ với đầu óc giàu sức tưởng tượng mới nhìn thấy được: con sên biết nêncông chúa, con cua biết cắp giỏ theo hầu Theo GS.TS.Tô Ngọc Thanh thì:
“Trí tưởng tượng và nhu cầu hoá thân là hai thuộc tính chủ yếu thể hiện chấtsáng tạo của TCDG Việt Nam”
TCDG rèn cho trẻ một số kỹ năng như: học nói, học đếm, học tínhtoán có lúc trẻ chơi lặp đi lặp lại hàng chục lần vẫn không biết chán, trẻ cứchơi như thế cho đến khi kỹ năng thành thạo, ấn tượng về sự vật, biểu tượngchứa đựng trong từ, trong câu được củng cố vững chắc
Do thường kèm theo các bài đồng dao, vì vậy TCDG là một phương tiệnphát triển ngôn ngữ mạnh mẽ cho trẻ mẫu giáo, đứng về góc độ giáo dục thìđồng dao và trò chơi rất phù hợp với trẻ Tuy các bài đồng dao thường khôngtheo đề tài tập trung, chỉ cốt có vần, có điệu, nhưng có như thế trẻ mới thíchthú, vì nó phù hợp với trẻ nhỏ Đồng dao và trò chơi đã giúp trẻ tiếp thu mọi sự
Trang 33vật và hiện tượng bằng ấn tượng chứ không phải bằng lý luận Trái với phươngpháp ấy chúng ta sẽ không thành công trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ.TCDG rất phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, điều này tạo điềukiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển một số phẩm chất trí tuệ chotrẻ như sự nhanh trí, linh hoạt, óc quan sát trong quá trình chơi, đây là nhữngphẩm chất trí tuệ cần thiết cho việc tiếp thu tri thức mới Trong khi chơi, cáchoạt động nhận thức của trẻ có hiệu quả hơn, trẻ có thể nhanh chóng nắm bắtđược những đặc điểm của các sự vật, hiện tượng, phân tích, so sánh biết vậndụng linh hoạt, sáng tạo những trí thức đó vào hoàn cảnh mới.
Có thể nói rằng: “TCDG là phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo, khi tham gia vào TCDG, trẻ không chỉ học được những tri thức, kỹ năng nhất định mà còn dạy trẻ cách lĩnh hội những tri thức và kỹ năng ấy, trang bị cho trẻ một số phẩm chất hoạt động trí tuệ”.
1.2.2.2 Phân loại, lựa chọn nội dung trò chơi dân gian.
TCDG Việt Nam thật phong phú, có thể nêu lên những loại trò chơi tiêubiểu sau đây:
1 Những trò chơi vui khoẻ: cướp cờ, cướp khèn, ôm cột, chọi gà, chọitrâu, tung cầu, bắt vịt, kéo co, đua thuyền, đấu vật, đấu võ, đua nghé
2 Những trò chơi giải trí: bịt mắt bắt dê, tung còn, bắt chạch thongchum
3 Những trò chơi thi tài, thi khéo: thi thả chim, ném pháo, đi trên dây, đutiên, thả diều, thi dệt vải, nấu cơm, làm bánh, làm cỗ
4 Những trò chơi mang tính chất nghi lễ: chém lợn, quật bò, đâm trâu,múa ếch
5 Những trò chơi có tính chất biểu diễn nghệ thuật: múa chữ, xếp cờ,trình nghề, múa hổ, múa rồng, múa sư tử, múa rối, múa xin tiền
Tuy phân loại như thế nhưng tựu chung tất cả những trò chơi trên đâyđều là những trò chơi phong tục mang những nét chung phản ánh cuộc sốngcủa cư dân trồng lúa nước
Trang 34Đối với trẻ em thì TCDG trẻ em Việt Nam cũng rất phong phú, khôngchỉ nhiều về số lượng mà còn đa dạng về thể loại Căn cứ vào chức năng giáodục của trò chơi GS.Vũ Ngọc Khánh (Viện văn hoá dân gian) đã chia TCDGtrẻ em ra thành 4 loại:
1 Trò chơi vận động:
Gồm các trò chơi cho trẻ em vận động chân tay, chạy, nhảy gây khôngkhí vui nhộn và sinh động như “Tập tầm vông”, “Dung dăng dung dẻ”, “Lộncầu vồng”, “Lò cò”, “Bịt mắt bắt dê” những trò chơi này thường được chơi ởngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vật xung quanh, nhằm tăngcường sức khoẻ và các tố chất về thể lực cho trẻ em
2 Trò chơi học tập (thực chất là trò chơi rèn luyện trí tuệ)
Đó là những trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biếtquan sát, tính toán Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ em ngồi quây quần vớinhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật, các hiện tượng xungquanh Cách chơi này giúp các em hiểu biết về con người và hiện tượng thiênnhiên quanh mình, tiếp thu tri thức về cuộc sống Có khi lại là một trò chơibày cách tính toán hẳn hoi như trò chơi “Ô ăn quan”, tập cho trẻ biết tínhnhẩm, biết cách làm phép trừ, phép cộng, hoặc như trò chơi “Chuyền thẻ” rõràng đây là bài học đếm từ 1 đến 10 giúp phát triển trí tuệ cho trẻ
3 Trò chơi mô phỏng:
Đây là những loại trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt củangười lớn như làm nhà, cày ruộng, nấu ăn Trong khi chơi trẻ em thi nhauxem ai làm đẹp, làm đúng, làm nhanh hơn Đặc biệt những trò chơi này có tácdụng như phát huy trí tưởng tượng của trẻ em, mẫu lá cũng được xem là món
ăn ngon, vỏ sò, vỏ hến cũng được xem là nồi niêu, bát đũa, cái mo cau biếnthành con ngựa, trong trò chơi này các em đã hoá thân, nhập vai thành nhữngngười lớn mà các em thích Nhờ đó mà trẻ nhập vào các mối quan hệ xã hội,học được cách ứng xử giữa người với nhau, qua đó mà trẻ học làm người
Trang 354 Trò chơi sáng tạo:
Đây là những trò chơi trong đó trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằngvật liệu trong thiên nhiên, như xếp là dứa thành cái chong chóng, xếp lá đathành con trâu, xé là chuối xếp thành con cào cào, kết hoa thành vòng vàngxuyến bạc, tết những cọng rơm, cọng rạ thành những thằng người Những tròchơi này giúp trẻ em khéo tay, phát huy sáng kiến, khơi dậy khiếu thẩm mỹcần cho cuộc sống và lao động sau này
Sự phân loại này mang tính tương đối, ước lệ mà thôi, trong kho tàngTCDG trẻ em Việt Nam có những trò chơi mà tác dụng của nó đến đứa trẻmột cách toàn diện Chẳng hạn như trò chơi “Chuyền thẻ” rõ ràng đây là mộtbài học về đếm số, tính nhẩm, đồng thời đây còn là một bài tập thể dục luyệngân, luyện cơ ở các cổ tay, cánh tay, khuỷu tay cho các em gái, những độngtác như “Nâng lấy một, chột lấy đôi, sang qua tay, ra tay chống ”giúp chocác em trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, lại luyện được ngôn ngữ uyển chuyểntrong các vần điệu dân gian.[33 – 195]
1.2.2.3 Phương pháp hướng dẫn và tiến trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Vấn đề ở đây là cần phải nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp nhằm gợilên hứng thú cho trẻ khi chúng đến với những trò chơi dân gian cổ truyền.Điều trước hết là cần phải khai thác nội dung nghệ thuật cổ truyền ởnhững trò chơi này bằng những loại hình nghệ thuật dân gian, như hát đồngdao, xem tranh cổ, kể chuyện cổ tích kể cả những tác phẩm hiện đại, có liênquan và có khả năng làm sống dậy những nét đẹp trong cuộc sống ngày xưa.Làm sao để trẻ có thể nhận thấy một phần nào cuộc sống của tổ tiên chúng taxưa kia, khi người lớn còn là trẻ em như các cháu bây giờ, làm sao để thấmđượm tinh thần dân tộc vào tâm hồn trẻ thơ ngày nay Cũng có thể dạy trẻ hoáthân vào những nhân vật sinh động trong các TCDG như những đồ vật, nhữngtrẻ chăn trâu, những chàng trai, những cô gái trong làng đang lao động hay
Trang 36đang đi lễ hội, hoá thân vào cả những nhân vật quen thuộc như cái kiến, conong, vào những con rồng, con rắn, con mèo, con chuột, cái tép vì sự nhập vailại là một nhu cầu giải toả trong khi chơi, chắp cánh cho tâm hồn các em đượcbay bổng theo trí tưởng tượng Lại có thể sắm những đồ chơi, kể cả nhữngtrang phục phù hợp với mỗi trò chơi và với từng nhân vật trong đó, làm sốnglại bối cảnh khi trò chơi mới xuất hiện.
Khi hướng dẫn cho trẻ chơi, cô giáo cần lưu ý những vấn đề sau:
Cần chú ý phát huy đúng nhiệm vụ của trò chơi Ví dụ: trong các trò chơi
có lời đồng dao nhằm kết hợp vui chơi với luyện phát âm cho trẻ, cô giáo phảichú ý luyện cho trẻ phát âm rõ và chính xác Những bài đồng dao có phân nhịpchia thời gian, cần chú ý xướng âm đồng loạt và nhấn mạnh các nhịp (Nhịp 2
từ, 3 từ hoặc 4 từ)
Khi cho trẻ chơi các trò chơi có lời đồng dao, cô giáo cần đọc đi đọc lạinhiều lần để kích thích trẻ tập trung chú ý và thuộc lời hát, để khi trẻ chơikhông bở ngỡ
Trong khi chơi không nên bắt trẻ rập khuôn theo một kiểu chơi Tuỳ theokhả năng chơi của trẻ mà có thể thay thế luật chơi (làm đơn giản hoặc phứctạp hoá) cách chơi, đồ chơi làm cho trò chơi thêm hấp dẫn và hứng thú
Đối với những trò chơi trẻ mới chơi lần đầu, cô giáo làm “trưởng trò”hoặc là “cái” để cùng chơi với trẻ, thông qua đó mà giải thích luật lệ trò chơi
và hướng dẫn trẻ chơi, sau khi trẻ đã nắm được luật chơi, cô để cho trẻ làm
“trưởng trò” Những động tác khó, lời hát “ngộ nghĩnh”, “ngược đời” cô cầnlàm mẫu hoặc giải thích ngắn gọn, không lý giải rườm rà, cần tôn trọng yếu tốdân gian trong trò chơi (lời hát, đồ chơi)
Có những trò chơi khi chơi phải cải tiến, biến dạng các trò chơi củangười lớn Cô giáo phổ biến, hướng dẫn từng phần, cho trẻ chơi thành thạophần này rồi mới tiếp sang phần khác Nếu phổ biến tất cả trẻ cùng một lúc,trẻ sẽ không tiếp thu được, sẽ chán, trò chơi không có kết quả
Trang 37Tổ chức cho trẻ chơi phải phù hợp với thời gian, chỗ chơi, số ngườitham gia.
Để cho trò chơi thật sự hấp dẫn trẻ, cô giáo cần quan tâm đến yếu tố thiđua giữa các nhóm với nhau và động viên kịp thời trong lúc trẻ chơi
Tiến trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi:
Việc tổ chức TCDG cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi được diễn ra theo tiếntrình sau:
*Chuẩn bị chơi: Xác định mục đích, yêu cầu Sưu tầm, lựa chọn nội
dung chơi, biện pháp thực hiện và chuẩn bị địa điểm chơi, sắp xếp chỗ chơi,thời gian chơi và trang bị đủ đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cần thiết cho trò chơi Thực hiện kế hoạch đã đặt ra, sử dụng các biện pháp đã lựa chọn để thựchiện mục đích đã đặt ra
Đánh giá kết quả chơi của trẻ, đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch chơitiếp theo cho trẻ
* Chuẩn bị cho trẻ chơi:
Khảo sát vốn hiểu biết và kỹ năng chơi của trẻ, trình độ trí tụê của trẻtrong TCDG làm cơ sở để lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ
- Xác định mục đích, yêu cầu của trò chơi
- Sưu tầm và lựa chọn TCDG nhằm mục đích phát triển trí tuệ chơ trẻmẫu giáo 4 - 5 tuổi
- Làm phong phú và chính xác hoá các biểu tượng về cuộc sống xungquanh bằng những câu chuyện ngắn, trao đổi giữa cô và trẻ, những sự vật hiệntượng xảy ra xung quanh trẻ
- Chuẩn bị và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những nguyên vật liệuđịa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi
- Lựa chọn biện pháp và phương tiện tiến hành các hoạt động của cô vàtrẻ trong trò chơi
- Bố trí địa điểm chơi thuận lợi tạo điều kiện chơ trẻ thực hiện trò chơi
Trang 38* Tổ chức thực hiện kế hoạch chơi:
Tạo hứng thú cho trẻ chơi bằng nhiều cách khác nhau: đưa ra những câu
đố, câu thơ, bài hát, bài đồng dao, đưa ra lời gợi ý, đề nghị trẻ chơi, tạo tìnhhuống chơi, trao đổi để trẻ nhớ lại các trò chơi đã từng chơi hoặc giới thiệu
về những trò chơi sắp chơi, hướng trẻ vào cuộc chơi
Đưa ra nhiệm vụ chơi và hướng dẫn cách chơi, luật chơi bằng nhiều cáchnhư làm mẫu, lời đề nghị, câu hỏi ngắn gọn để cuốn hút sự tập trung chú ýcủa trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được nhiệm vụ nhận thức, luật chơi và hành độngchơi Khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần chú ý đến đặc điểm cá nhân, tuỳ vào nhucầu hứng thú chơi của trẻ và nâng dần độ khó của trò chơi với trẻ
Tuỳ trò chơi mới hay trò chơi trẻ đã biết cô giáo phân nhóm chơi cho trẻhoặc gợi ý cho trẻ tự nhận nhóm chơi một cách linh hoạt Tạo điều kiện chotrẻ được chơi, được trải nghiệm dưới các hình thức cá nhân, nhóm, tập thểkhông qua quá trình tổ chức hướng dẫn của giáo viên
Tạo điều kiện cho trẻ tự tìm kiếm phương tiện để giải quyết nhiệm vụchơi và phương thức giải quyết nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra như đưa ra lờigợi ý, bổ sung nguyên vật liệu chơi
Cho trẻ tập luyện kỹ năng chơi bằng cách tổ chức cho trẻ được chơi vớinhiều loại TCDG (phát triển ngôn ngữ, dạy trẻ học đếm, phát triển tư duy ) và
sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức chơi (chơi cá nhân, chơi theo nhóm,chơi theo tập thể lớp), phát huy khả năng chơi của trẻ và phù hợp với điều kiệncủa lớp của địa phương
Tạo cơ hội cho trẻ cộng tác với cô, với bạn chơi, biết thoả thuận, đàmphán cùng giải quyết các vấn đề xuất hiện trong khi chơi Khuyến khích trẻtích cực giáo tiếp với cô giáo, các bạn trong lúc chơi, tập cho chúng kỹ năngnghe và hiểu lời người khác cũng như kỹ năng nói cho người khác hiểu
Cô giáo động viên khuyến khích trẻ tự tổ chức một số TCDG quen thuộcbằng cách chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi, gợi cho trẻ nhớ lại cách
Trang 39chơi, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật Giúp trẻ giải quyết xung đột nếu trẻ không
tự điều khiển, kiểm soát được trong khi chơi
Trong quá trình chơi, cô giáo luôn quan sát trẻ chơi, giúp đỡ trẻ khi cầnthiết, luôn động viên khuyến khích khen ngợi những trẻ tích cực tham gia vàotrò chơi bằng cách: khen ngợi kết quả chơi của trẻ hoặc những sáng kiến trongkhi chơi, những câu hỏi hợp lý mang tính sáng tạo của trẻ, tổ chức thi đuagiữa cá nhân và các nhóm giúp trẻ cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thànhnhiệm vụ được giao, khêu gợi và duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi
* Kiểm tra đánh giá kết quả chơi
Cho trẻ tự đánh giá kết quả chơi của bạn và của bản thân
Giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ một cách công bằng,tạo cho trẻ tự tin và cố gắng hơn trong trò chơi sau Việc đánh giá kết quả chơicủa trẻ được cô sử dụng cho việc lên kế hoạch chương trình chơi tiếp theo
Tạo cho trẻ tâm thế chờ đơị niềm vui ở những trò chơi tiếp theo
Việc đánh giá sự phát triển trí tuệ của trẻ trong các TCDG được thựchiện thường xuyên thông qua việc quan sát, trao đổi với trẻ, qua các bài tậpđánh giá trẻ Qua phân tích kết quả chơi, giáo viên phát hiện ra điểm mạnh vànhững hạn chế của từng trẻ, thông qua đó điều chỉnh kế hoạch chơi cho phùhợp với trẻ ở giai đoạn tiếp theo nhằm đạt được mục đích giáo dục đề ra.Như vậy, chu trình thực hiện một số biện pháp tổ chức cho trẻ chơi đượcbắt đầu từ khâu sưu tầm TCDG, lên kế hoạch, dựa trên cơ sở phân tích khảnăng nhận thức, kỹ năng chơi của trẻ để lựa chọn trò chơi phù hợp, đến việcchuẩn bị môi trường đồ chơi và tổ chức quá trình chơi, kết thúc bằng việcnhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ Việc đánh giá kết quả chơi của trẻchính là cơ sở cho việc bắt đầu một chu trình mới Trong quá trình thực hiệngiáo viên phải luôn tuân thủ theo các nguyên tắc của việc tổ chức TCDG, đặcbiệt đảm bảo vai trò chủ thể của trẻ và cô là người tổ chức cho trẻ chơi
Trang 40Có thể nói rằng, biện pháp tổ chức TCDG gắn liền với hoạt động củagiáo viên giúp họ hoàn thành nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích đặt ra.Trong TCDG cô và trẻ cùng nhau học, cùng nhau chơi Với vai trò của cô làngười tổ chức cho trẻ chơi và là “thang đỡ” tạo điều kiện cho trẻ chơi, cô giáo
là người tổ chức môi trường chơi, tổ chức cho trẻ trải nghiệm những tình cảmlành mạnh và tận hưởng những niềm vui do trò chơi mang lại, tạo cho chúngđược tự phát hiện, tự lĩnh hội và tự giải quyết vấn đề, đặc biệt nhờ sự giúp đỡđúng lúc của mà trẻ có thể tự trẻ giải quyết những vấn đề mà tự trẻ không thể tựgiải quyết được Nhờ có biện pháp tổ chức chơi của cô giáo mà trẻ có đượcnhiều cơ hội, tình huống tự lập trong trò chơi, trẻ vươn lên, tự khám phá tìm hiểuthế giới xung quanh nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi và nhu cầu nhận thức củamình Khi tổ chức cho trẻ chơi TCDG đòi hỏi cô giáo phải có nghệ thuật và nănglực sư phạm, trong quá trình chơi cô vứa đặt nhiệm vụ cho trẻ vừa tạo điều kiệncho trẻ độc lập tìm kiếm phương tiện để thực hiện nhiệm vụ, tận dụng nhữngkiến thức, kỹ năng đã học vào tình huống mới, hoàn cảnh mới
Để vận dụng một số biện pháp tổ chức TCDG cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổiđạt hiệu quả cao cần có một số điều kiện sau:
Phải có nguồn tài liệu về TCDG phong phú và hấp dẫn có sức lôi cuốn
để kích thích trẻ tham gia vào trò chơi nhằm khám phá, tìm hiểu môi trườngxung quanh
Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất: địa điểm, đồ dùng, đồ chơi và vật liệucần thiết phục vụ cho trò chơi Đảm bảo thời gian cho trẻ chơi
Giáo viên phải nắm được cơ sở lí luận về TCDG, có kỹ năng vận dụng
và lựa chọn biện pháp tổ chức cho trẻ chơi nhằm tổ chức TCDG góp phầngiáo dục trí tuệ cho trẻ đạt hiệu quả
Khi tổ chức cho trẻ chơi, cô có thể điều chỉnh hoạt động của trẻ, nhưngcần tránh áp đặt theo ý đồ chủ quan của người lớn mà phải tạo điều kiện chotrẻ được chơi tự nguyện, tự do theo ý của mình