Cách đánh giá thực nghiệm.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 77)

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi quan sát, theo dõi trẻ chơi, trao đổi cùng cô giáo và trẻ để nắm được trình độ trí tuệ của trẻ trong trò chơi, nắm được những thông tin cần thiết để điều chỉnh và bổ sung cho buổi chơi tiếp theo.

Thường xuyên ghi chép biên bản các giờ thực nghiệm, lập phiếu đánh giá cho từng trẻ, ghi chép một số biểu hiện của trẻ trong khi tham gia thực nghiệm theo các nội dung và vận dụng những kinh nghiệm đã có vào các điều kiện hoàn cảnh mới.

Tiêu chí đánh giá:

Để đánh giá hiệu quả phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua TCDG chúng tôi dựa vào những tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Dựa vào năng lực phát triển trí tuệ của trẻ:

- Mức độ 1: Yếu (1 điểm)

+ Trẻ thờ ơ, chơi một cách gượng ép. + Không tập trung chú ý.

+ Không có khả năng quan sát.

- Mức độ 2: Trung bình (2 điểm)

+ Trẻ tự nguyện chơi và có hứng thú khi chơi.

+ Lúc đầu có tập trung chú ý, quan sát sau đó giảm dần.

+ Khả năng ghi nhớ và tái hiện những kiến thức trong bài học chưa nhanh.

- Mức độ 3: Tốt (3 điểm)

+ Trẻ tham gia chơi một cách nhiệt tình, biết chú ý, quan sát cao. + Biết so sánh phân tích.

+ Ghi nhớ và tái hiện nhanh những kiến thức trong bài học.

Tiêu chí 2: Dựa vào kỹ năng chơi nhằm hình thành, phát triển những

phẩm chất trí tuệ (sự nhanh trí, tính linh hoạt, sáng tạo, kiên trì...) - Mức độ 1: Yếu (1 điểm)

+ Trẻ chậm chạp. + Cường độ chơi yếu.

+ Khi chơi không chủ động. + Chưa thể hiện tính kiên trì.

- Mức độ 2: Trung bình (2 điểm)

+ Trẻ tham gia chơi chưa nhanh nhẹn. + Cường độ chơi vừa phải.

+ Trẻ chủ động trong khi chơi, chơi đúng nhưng chưa linh hoạt. + Thời gian thể hiện tính kiên trì chưa cao.

- Mức độ 3: Tốt (3 điểm)

+ Trẻ chơi say sưa, nhanh nhẹn, linh hoạt. + Trẻ chủ động cao trong khi chơi.

+ Trẻ thể hiện sự sáng tạo.

+ Trẻ thể hiện tính kiên trì trong khi chơi.

Tiêu chí 3: Tính tích cực và thái độ của trẻ trong khi chơi TCDG.

- Mức độ 1: Yếu (1 điểm)

+ Thiếu thiện cảm với trò chơi, bạn chơi. + Vi phạm luật chơi, chơi không nhiệt tình. + Ý thức tự giác không cao.

- Mức độ 2: Trung bình (2 điểm)

+ Thái độ với trò chơi: chơi hời hợt kém vui vẻ. + Không vi phạm luật chơi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thiết lập mối quan hệ chơi không bền vững.

- Mức độ 3: Tốt (3 điểm)

+ Có thiện cảm với trò chơi, nội dung chơi, bạn chơi. + Biết phối hợp với bạn chơi một cách thuần thục.

+ Tôn trọng luật chơi, tích cực hoạt động trong khi chơi.

Kết quả thực nghiệm được phân tích và tổng hợp theo tiêu chí đánh giá xếp loại cho trẻ cả về định tính và định lượng.

+ Về mặt định tính, phân tích đánh giá kết quả các tư liệu thu thập được dựa vào các phiếu đánh giá của từng trẻ, các biên bản quan sát quá trình thực nghiệm, các biên bản ghi chép trao đổi với giáo viên thực nghiệm.

+ Về mặt định lượng: Chúng tôi sử dụng một số công thức thống kê toán học nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tụê cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 chúng tôi sử dụng các công thức sau:

1. Tính phần %.

2.Tính trung bình cộng theo công thức:

X = n x ff i ∑ . Trong đó:

X : là điểm trung bình chung

fi: là tần số của giá trị xi ( i = 1,2,3...k) xi : là giá trị quan sát thứ i n : là khách thể quan sát + Tính phương sai: 2 S = ( ) n X x f n i i ∑ = − 1 1 . + Tính độ lệch chuẩn áp dụng công thức: S = ( ) n X x f n i i i ∑ = − 1 2 .

+ Sử dụng bảng phân phối T ( Student) để kiểm định sự khác nhau của các trung bình cộng của hai mẫu từ tổng thể chung:

Tkđ = 2 2 2 1 2 1 2 1 n S n S X X + − 1

X , X2 , s1, s2, n1, n2 lần lượt là điểm trung bình cộng, độ lệch chuẩn và kích thước mẫu 1 và 2. Độ tự do f = n1 + n2 - 2

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 77)