Vai trò của trò chơi dân gian Việt Nam đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 31)

trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.

TCDG mang tính học tập và giàu cảm xúc, vì thế mà chúng không những điều khiển được mối quan hệ giữa trẻ với nhau mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Nhiều công trình nghiên cứu của các ngành khoa học trên thế giới và trong nước đều cho rằng, TCDG có ý nghĩa

quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách nói chung và trí tuệ cho trẻ nói riêng.

TCDG mang nhiều chức năng và mục đích giáo dục. Chức năng cơ bản nhất là thoả mãn và phát triển nhu cầu nhận thức, nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Việc tổ chức TCDG cho trẻ tạo ra cho chúng khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn, không bị áp đặt. Những nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi trẻ phải huy động các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình để đạt kết quả mà trò chơi đặt ra.

Dưới ảnh hưởng của TCDG trong sự phát triển trí tuệ có một bước tiến rất quan trọng: đó là sự chuyển hoá các thao tác bên ngoài với đồ vật vào các thao tác bên trong dưới dạng biểu tượng khái niệm. Do nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi luôn có sự thay đổi trong mỗi lần chơi, dần dần giúp trẻ làm chủ được hoạt động nhận thức của mình và phần nào trẻ được thoả mãn nhu cầu nhận thức khi tham gia vào trò chơi. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ được tiếp xúc với các đồ vật, nguyên vật liệu, các sự vật hiện tượng...do đó vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú, trẻ không chỉ nhận biết

được đặc điểm của các sự vật hiện tượng mà trẻ còn nhận biết được mối liên hệ, quan hệ và vai trò của chúng trong cuộc sống hằng ngày.

TCDG phát triển năng lực sáng tạo của trẻ. Những biểu hiện sáng tạo làm trò chơi thay đổi và có tác dụng rèn luyện óc sáng tạo cho những người tham gia cuộc chơi. Tính sáng tạo của trẻ được phát triển mạnh mẽ trong việc lựa chọn nguyên vật liệu và tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trò chơi và việc “hoá thân” đóng vai, tự qui ước, thay đổi bổ sung luật chơi cho phù hợp với điều kiện của cộng đồng trẻ nhỏ của mình.

TCDG rất giàu yếu tố tưởng tượng. Điều này rất phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ. Đối với trẻ em mọi vật đều trở nên có hồn nên chúng có thể trò chuyện với cỏ cây, hoa là, với các loaì, với đồ vật xung quanh và hình dung rất hồn nhiên chân thật rằng đó là những cuộc đối thoại hết sức thú vị như chuyện trò với người thân. Khi chơi trẻ biết lấy vật tượng trưng thay thế cho vật thật, biết đóng vai này hay vai khác trong thế giới trò chơi do trẻ tạo ra. Chỉ với đầu óc giàu sức tưởng tượng mới nhìn thấy được: con sên biết nên công chúa, con cua biết cắp giỏ theo hầu...Theo GS.TS.Tô Ngọc Thanh thì: “Trí tưởng tượng và nhu cầu hoá thân là hai thuộc tính chủ yếu thể hiện chất sáng tạo của TCDG Việt Nam”.

TCDG rèn cho trẻ một số kỹ năng như: học nói, học đếm, học tính toán...có lúc trẻ chơi lặp đi lặp lại hàng chục lần vẫn không biết chán, trẻ cứ chơi như thế cho đến khi kỹ năng thành thạo, ấn tượng về sự vật, biểu tượng chứa đựng trong từ, trong câu được củng cố vững chắc.

Do thường kèm theo các bài đồng dao, vì vậy TCDG là một phương tiện phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ cho trẻ mẫu giáo, đứng về góc độ giáo dục thì đồng dao và trò chơi rất phù hợp với trẻ. Tuy các bài đồng dao thường không theo đề tài tập trung, chỉ cốt có vần, có điệu, nhưng có như thế trẻ mới thích thú, vì nó phù hợp với trẻ nhỏ. Đồng dao và trò chơi đã giúp trẻ tiếp thu mọi sự

vật và hiện tượng bằng ấn tượng chứ không phải bằng lý luận. Trái với phương pháp ấy chúng ta sẽ không thành công trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ.

TCDG rất phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển một số phẩm chất trí tuệ cho trẻ như sự nhanh trí, linh hoạt, óc quan sát...trong quá trình chơi, đây là những phẩm chất trí tuệ cần thiết cho việc tiếp thu tri thức mới. Trong khi chơi, các hoạt động nhận thức của trẻ có hiệu quả hơn, trẻ có thể nhanh chóng nắm bắt được những đặc điểm của các sự vật, hiện tượng, phân tích, so sánh...biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những trí thức đó vào hoàn cảnh mới.

Có thể nói rằng: “TCDG là phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo, khi tham gia vào TCDG, trẻ không chỉ học được những tri thức, kỹ năng nhất định mà còn dạy trẻ cách lĩnh hội những tri thức và kỹ năng ấy, trang bị cho trẻ một số phẩm chất hoạt động trí tuệ”.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 31)