1. Kết luận chung
1.1. Trí tuệ là khả năng thích ứng tích cực của nhận thức cá nhân với môi trường sống. Trí tuệ được hình thành, biểu hiện trong hoạt động của chủ thể, nó chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu sự chế ước của yếu tố văn hóa xã hội. Phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo.
1.2. Trò chơi dân gian có đặc điểm chung là phong phú, đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Nó được chơi bất cứ nơi đâu, trong gia đình, trong lớp học, trong làng hay ngõ phố, cốt yếu là phải phù hợp, thích ứng với đặc điểm tâm sinh lý và có tác dụng giáo dục toàn diện đối với trẻ nhỏ. TCDG đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Khi tham gia vào trò chơi đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ của người chơi, những hành động trí tuệ mà trẻ thực hiện trong khi chơi tạo điều kiện cho trẻ mở rộng vốn hiểu biết, phát triển năng lực trí tuệ và vận dụng những trí thức, kỹ năng vào trong cuộc sống. Vì vậy cần phải được coi trò chơi dân gian là một loại hình vui chơi quan trọng trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
1.3. Qua nghiên cứu thực trạng chúng tôi thấy giáo viên đã triển khai một số biện pháp khác nhau để tổ chức TCDG cho trẻ. Tuy nhiên, các biện pháp tổ chức trò chơi vẫn theo lối cũ, giáo viên phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn. Giáo viên chưa phát huy được vai trò của người tổ chức là “thang đỡ” tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm trong khi chơi. Chưa quan tâm đến nhu cầu hứng thú và đặc điểm nhận thức của từng trẻ, chưa tạo cơ hội cho trẻ thử sức trong các tình huống khác nhau.
Số lượng TCDG trong chương trình còn ít, trò chơi còn đơn điệu ít hấp dẫn. Hình thức tổ chức TCDG chủ yếu là trẻ chơi cả lớp, tổ, cô không chia trẻ ra làm nhiều nhóm nhỏ để phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ. Chưa tìm ra những biện pháp hướng dẫn, tổ chức TCDG cho trẻ đạt hiệu quả
nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ. Chưa phát huy được vai trò quan trọng của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là sự phát triển trí tuệ cho trẻ.
1.4. Các biện pháp tổ chức TCDG cho trẻ 4 – 5 tuổi được xây dựng dựa trên những đặc trưng cơ bản của TCDG và mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình tổ chức chơi (mục đích, nội dung, các biện pháp và đánh giá kết quả). Việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn có sự kế thừa, bổ sung những thành tựu khoa học giáo dục mầm non trên thế giới, trong khu vực và trong nước.
1.5. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi xây dựng được 8 biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi như:
- Sưu tầm và lựa chọn TCDG có nội dung lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.
- Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi.
- Tận dụng những nguyên vật liệu địa phương làm đồ dung đồ chơi phục vụ TCDG của trẻ.
- Xây dựng môi trường đồ chơi mang tính phát triển.
- Tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề, tính tìm kiếm và cuống hút trẻ vào các tình huống chơi ấy.
- Động viên, khen ngợi trẻ trong khi chơi, tạo cơ hội cho trẻ được thực hành chơi.
- Cho trẻ tự tổ chức chơi – luyện tập với các TCDG mà trẻ đã biết dưới nhiều hình thức khác nhau (chơi cá nhân, nhóm, tập thể…)
- Kiểm tra đánh giá kết quả chơi.
Các nhóm biện pháp này được giáo viên sử dụng đồng bộ và linh hoạt trong tiến trình: Chuẩn bị cho trẻ chơi; tổ chức các hoạt động của cô và trẻ trong khi chơi; kiểm tra đánh giá kết quả chơi. Trong quá trình thực hiện luôn đảm bảo vai trò chủ thể của trẻ và cô giáo là người tổ chức, tạo điều kiện, hướng dẫn cho trẻ trong khi chơi.
quả giáo dục trí tuệ đã thành công. Kết quả thực thực nghiệm đã chứng minh tính khả thi và hiệu quả giáo dục của biện pháp tổ chức TCDG đã được xây dựng trong đề tài.