Kết quả đo cuối thực nghiệm.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 88)

Sau thời gian thực nghiệm, với qui trình thực nghiệm như ở trình bày trên, chúng tôi tiến hành đo cuối thực nghiệm ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng các tiêu chí và thang điểm như đã trình bày ở trên và lập các bảng so sánh sau:

X

Bảng 3.3: KẾT QUẢ ĐO CUỐI CỦA NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG CỦA HAI TRƯỜNG MẦM NON BÔNG SEN VÀ TRƯỜNG MẪU GIÁO HỒNG GẤM

Tên trò chơi

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 SL % SL % SL % SL % SL % ST % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % De de ma ma 0 0 5 10 45 90 0 0 7 14 43 86 0 0 6 12 44 88 9 18 26 52 15 30 7 14 24 48 19 38 9 18 26 52 15 30 Hát ống 0 0 6 12 44 88 0 0 6 12 44 88 0 0 5 10 45 90 8 16 23 46 19 38 6 12 27 54 17 34 8 16 23 46 19 38 Tập tầm vông 0 0 7 14 43 86 0 0 6 12 44 88 0 0 4 8 46 92 4 8 25 50 21 42 7 14 23 46 20 40 8 16 26 52 16 32 Búng thun 0 0 4 8 46 92 0 0 5 10 45 90 0 0 5 10 45 90 6 12 27 54 17 34 7 14 29 58 14 28 6 12 29 58 15 30 Thả đỉa ba ba 0 0 6 12 44 88 0 0 6 12 44 88 0 0 6 12 44 88 8 16 25 50 17 34 7 14 25 50 18 36 10 20 22 44 18 36 Tổng 0 0 28 11 222 89 0 0 30 12 220 88 0 0 26 10 224 90 35 14 126 50 89 36 34 14 128 51 88 35 41 16 126 50 83 34 2.89 2.88 2.9 2.22 2.22 2.17 2.89 2.2

Biểu đồ 3.4: So sánh năng lực phát triển trí tuệ của trẻ 4 - 5 tuổi ở nhóm thực nghiệm và đối chứngsau thực nghiệm.

Kết quả biểu hiện ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.4 cho thấy các năng lực phát triển trí tuệ của trẻ nhóm đối chứng tập trung chủ yếu ở mức độ 2. Tức trẻ ban đầu thích chơi, có tập trung chú ý quan sát sau đó giảm dần chiếm tỷ lệ 50%. Ở mức độ 1 trẻ thờ ơ, chơi gượng ép không tập trung chú ý quan sát trẻ nhóm đối chứng chiếm tỷ lệ 14% và ở mức độ 3 trẻ rất thích chơi, chơi nhiệt tình, biết chú ý quan sát, biết so sánh phân tích, biết ghi nhớ và tái hiện nhanh…đạt 36%. Trong khi đó ở nhóm thực nghiệm ở mức độ 3 chiếm tỷ lệ rất cao 88% và 12% ở mức độ 2 không có mức độ 1.

Như vậy, X TTN = 2.11; X STN = 2.89 cho phép kết luận hiệu quả của các biện pháp đề ra nhằm nâng cao các năng lực phát triển trí tuệ cho trẻ. Sự chênh lệch trên là có ý nghĩa.

Biểu đồ 3.5: So sánh mức độ phát triển phẩm chất trí tuệ dựa vào kỹ năng chơicủa nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ 3.5 ta thấy rõ ở nhóm thực nghiệm tập trung cao ở mức độ 3. Tức trẻ chơi say sưa, nhanh nhẹn linh hoạt, sang tạo và có tính kiên trì trong khi chơi chiếm 88% điều này cho thấy hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp đề ra, chỉ có 12 % ở mức độ 2.

Điều đó thấy rõ ở XTTN = 2.09; X STN = 2.88 sự chênh lệch = 0.79 là có ý nghĩa.

Trong khi đó nhóm đối chứng tập trung cao nhất ở mức độ 2 chiếm tỷ lệ 51%, mức độ 3 chiếm 35% và mức độ 1 chiếm tỷ lệ 14%. So với tỷ lệ trung bình trước thực nghiệm là XTTN = 2.18; X STN = 2.22. Có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.

Biểu đồ 3.6: So sánh tính tích cực và thái độ của của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

Tính tích cực và thái độ chơi của trẻ ở nhóm đối chứng tập trung chủ yếu ở mức độ 2, mức độ này chiếm 50%, ở mức độ 1 là 16% và mức độ 3 là 34%. Song nhóm thực nghiệm tập trung lớn nhất ở mứ độ 3 (trẻ biết tôn trọng luật chơi, biết phối hợp với nhau, chơi tích cực) chiếm 90% chỉ còn 10% đạt ở mức độ chơi hời hợt kém vui vẻ.

Điều đó thấy rõ XTN = 2.9; XĐC = 2.17 cho phép kết luận hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp phát triển trí tuệ của trẻ trong TCDG là rõ ràng.

Để khẳng định tính khách quan và độ chính xác chúng tôi tiến hành kiểm tra độ lệch chuẩn và kiểm tra T kiểm định được thể hiện kết quả ở bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4: Kết quả mức độ phát triển trí tuệ của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

Mẫu Số lượng X S T

Nhóm TN 50 2.89 0.31 4.18

Sử dụng bảng phân phối t (Student) để kiểm định sự khác nhau của các trung bình cộng của hai mẫu từ tổng thể chung.

Tkđ = 2 2 2 1 2 1 2 1 n S n S X X + − =

Giá trị tới hạn của t là tα (bảng student) với bậc tự do là: Df > 120

01, , 0 =

α ( tương đương độ tin cậy 99%) thì 2.576≤tα ≤ 2.617

Như vậy, với T = 4.18 > tαvới xác xuất 0,01 (tương đương độ tin cậy 99%). Tức là kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng sự chênh lệch của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa.

Kết luận chương 3:

Kết quả thực nghiệm như đã phân tích ở trên cho phép chúng tôi đi đến kết luận sau:

Ở nhóm thực nghiệm, nhờ có tác động của các biện pháp phát triển trí tuệ cho trẻ thông qua TCDG có hiệu quả rõ rệt về năng lực phát triển trí tuệ; về kỹ năng chơi nhằm hình thành – phát triển những phẩm chất trí tuệ; về tính tích cực và thái độ của trẻ trong khi chơi (trước thực nghiệm XTTN = 2.1; sau thực nghiệm XSTN = 2.89).

Ở nhóm đối chứng do vẫn sử dụng cách tổ chức TCDG theo phương pháp hàng ngày cô vẫn tổ chức (còn nhiều hạn chế) nên hiệu quả của sự phát triển trí tuệ bằng các nhóm biểu hiện trí tuệ không có sự biến đổi đáng kể (trước thực nghiệm X TTN = 2.17; sau thực nghiệmX STN = 2.2).

Sau quá trình thực nghiệm X TN = 2.89; XĐC = 2.2. Để khẳng định tính khách quan và tính chính xác, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ lệch chuẩn và T

kiểm định: T = 4.18 > tα với sác xuất 0.01 (độ tin cậy 99%) tức là kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Chứng tỏ rằng sự chênh lệch của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa.

Điều đó chứng tỏ rằng những biện pháp tổ chức, hướng dẫn cho trẻ chơi TCDG do chúng tôi nêu lên là có hiệu quả rõ rệt đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi khi chơi TCDG.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 88)