BẢNG 1.1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC HIỆN TCDG CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở4 TRƯỜNG MẦM NON Tên

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 49)

Tên trường Số trẻ Cơ sở Hình thức Thời gian Biện pháp

Mức độ thực hiện TCDG của 200 trẻ ở 4 trường Mầm non

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % Hồng Gấm 50 Tốt Cả lớp - Tổ 20 - 25 phút Trò chơi - Thi đua 36 18 109 54.5 55 27.5 32 16 120 60 48 24 42 21 105 52.5 53 26.5 Bông

Sen 50 Khá Cả lớp - Tổ 20 - 25 phút Trò chơi - Thi đua 33 16.5 102 51 65 32.5 31 15.5 118 59 51 25.5 44 22 110 55 46 23 Trúc Xanh 50 TB Cả lớp - Tổ 20 - 25 phút Trò chơi - Thi đua 42 21 118 59 40 20 44 22 122 61 34 17 48 24 110 55 42 21 Sen

Hồng 50 Tốt Cả lớp - Tổ 20 - 25 phút Trò chơi - Thi đua 34 17 110 55 56 28 32 16 124 62 44 22 40 20 110 55 50 25 Tổng 145 18 439 55 216 27 139 17.4 484 60.5 177 22.1 174 21.7 435 54.3 191 23.8

X

2.09 2.05 2.02

* Kết quả khách quan khảo sát nói lên rằng thời gian dành cho trẻ vui chơi, đặc biệt là TCDG hầu hết được tổ chức vào hoạt động góc và dạo chơi ngoài trời, trẻ chỉ chơi hai lần trong một tuần.

Nguyên nhân của thực trạng trên là:

Do cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt, học tập vui chơi của trẻ chưa đảm bảo.

Theo qui định của ngành học mầm non, diện tích phòng học (bao gồm cả công trình phụ) phải đảm bảo tối thiểu 2m2/1 cháu, số lượng trẻ trong lớp mẫu giáo nhỡ trung bình là 25 - 30 cháu. Tuy nhiên qua điều tra thực trạng cho thấy:

Trung bình mỗi Huyện, Thị chỉ có một vài trường điểm mới xây dựng tương đối phù hợp với tiêu chuẩn đề ra của ngành còn lại đa số là cải tạo lại từ tiểu học hoặc xây dựng không đúng qui cách, cho nên phòng học nhỏ hẹp, không đạt yêu cầu, tiêu chuẩn của ngành học. Diện tích nhỏ hẹp thế nhưng vừa là phòng học, vừa là phòng vui chơi, vừa là phòng ngủ. Trong lớp còn có nhiều tủ con, kệ đựng đồ chơi. Mọi hoạt động của trẻ đều diễn ra trong lớp học. Khi tổ chức các trò chơi ở trong lớp các cháu bị gò bó, không được tự do chạy nhảy, vui đùa thoải mái. Một số trường lai bao gồm nhiều điểm lẻ khác nhau. Nhiều trường có sân nhưng nhỏ hoặc không đủ bóng mát, thậm chí có trường không hề có sân chơi. Mặc dù được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của tỉnh, các trường mầm non kiểu này đã từng bước được nâng cấp, sửa chửa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, đăc biệt thoả mãn nhu cầu vận động, vui chơi của trẻ. Đây là khó khăn lớn trong việc phát triển và nâng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Cháu quá đông: số lượng trung bình ở các lớp mẫu giáo nhỡ là 40 - 45 cháu. Lớp động cháu, phòng chật, mọi hoạt động đều diễn ra trong lớp vì vậy khi tổ chức TCDG thường không đảm bảo cường độ vận động cho trẻ. Có nhiều nơi tổ chức chỉ mang tính chất hình thức.

Vì không có sân chơi nên mỗi lớp một tuần chỉ ra sân chơi một lần nên hạn chế việc tổ chức TCDG cho trẻ.

Tóm lại: Cơ sở vật chất phục vụ nuôi dạy các cháu tuy có nhiều cố gắng, song đa số cơ ngơi của các trường mầm non thuộc tỉnh Đồng Tháp chưa đáp ứng được yêu cầu về giáo dục trẻ toàn diện.

Các biện pháp tổ chức TCDG của cô còn đơn điệu chưa tạo được sự hứng thú cho trẻ. Ở các TCDG hầu hết giáo viên sử dụng biện pháp trò chơi kết hợp thi đua

Hình thức tổ chức của giáo viên: Trò chơi được tổ chức dưới hình thức cả lớp, sau đó đến nhóm nhằm đảm bảo cho tất cả các trẻ được tham gia vào TCDG. Giáo viên còn sử dụng phương pháp dùng lời vào giới thiệu trò chơi, luật chơi. Để giúp trẻ nắm được luật chơi, hiểu sâu hơn cách thực hiện, tạo điều kiện cho trẻ chơi một cách chính xác và đầy đủ. Khi trẻ chơi, cô quan sát, nhận xét đánh giá quá trình chơi, từ đó cô giáo theo dõi sự hình thành những phẩm chất trí tuệ của trẻ (sự nhanh trí, tính linh hoạt, sáng tạo, tính kiên trì...) kịp thời phát hiện sửa sai cho những trẻ chơi chưa đúng.

* Về năng lực phát triển trí tuệ:

Sự tập trung chú ý, quan sát của trẻ đạt ở mức độ trung bình ( X = 2.09) Quan sát trẻ chơi cho thấy, phần đông không tập trung chú ý, quan sát từ đầu đến cuối trò chơi mà thường có xu hướng giảm dần sự tập trung chú ý, quan sát cũng như hứng thú ở cuối trò chơi.

TCDG giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng thoải mái, đảm bảo hình thành năng lực trí tuệ: quan sát, tư duy, ngôn ngữ... Đồng thời qua TCDG nhằm bồi dưỡng và phát triển khả năng: chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng.

Song thực tế phần đông trẻ chỉ biết chơi TCDG đúng luật còn khả năng chú ý và sự nhanh trí, tính linh hoạt, sáng tạo của trẻ chưa cao trong khi chơi.

* Về phát triển những phẩm chất trí tuệ dựa vào kỹ năng chơi:

Những phẩm chất trí tuệ của trẻ đạt ở mức độ trên trung bình (X= 2.05)

* Về tính tích cực và thái độ của trẻ trong khi chơi TCDG:

Thái độ của trẻ trong khi chơi TCDG ở mức độ trên trung bình (X= 2,02) cho cả 4 trường.

Những hạn chế khi giáo viên tổ chức TCDG cho trẻ:

Khi hướng dẫn trẻ chơi, giáo viên chỉ chú ý vào việc trình diễn, dùng lời diễn giải kết hợp với làm mẫu để hướng dẫn trò chơi còn trẻ ngồi im nghe cô nói và nhìn cô làm mẫu, buộc trẻ phải ghi nhớ máy móc. Sau đó cô cho một số cháu khá lên chơi trước, những cháu khác ngồi nhìn bạn chơi, nghe bạn nói và làm theo mẫu. Phần này thường chiếm nhiều thời gian, dẫn đến tình trạng trẻ không muốn chú ý đến cô giáo hướng dẫn.

Khi trẻ tham gia vào trò chơi, cô giáo luôn nhắc nhỡ, yêu cầu trẻ chơi đúng luật nếu sai sẽ bị phạt không được chơi...Trong quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ chơi giáo viên hướng dẫn trẻ chơi theo đúng lời gợi ý trong chương trình, hướng dẫn mang tính đồng loạt cả lớp cùng chơi, nhóm rất ít, trẻ chủ yếu nhớ lại, làm y theo mẫu. Trong suốt quá trình chơi cô chỉ quan tâm đến những trẻ nhanh nhẹn, ít quan tâm đến trẻ nhút nhát. Giáo viên chưa tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào trò chơi, chưa tạo ra tình huống mới buộc trẻ phải tìm kiếm, lựa chọn các phương thức mới để giải quyết. Thời gian thực hành còn quá ít không đủ để trẻ chơi.

Giáo viên còn để nhiều thời gian cho trẻ chơi tự do, ít có sự tổ chức của giáo viên (trong giờ đón trẻ, trả trẻ...).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên cơ bản là thiếu nguồn tài liệu về TCDG, giáo viên chưa có ý thức sưu tầm các TCDG phù hợp để góp phần phát triển trí tụê cho trẻ, khả năng tổ chức TCDG cho trẻ còn hạn chế, trẻ thiếu chỗ chơi. Do vậy, khi tổ chức TCDG cho trẻ giáo viên gặp nhiều khó khăn cả về chủ quan và khách quan, một trong những khó khăn cơ bản đó là

việc giáo viên tìm kiếm và lựa chon biện pháp tổ chức TCDG phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w