Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 41)

trẻ mẫu giáo nhỡ.

Trong công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, quá trình tổ chức sư phạm trong đó có việc tổ chức trò chơi cho trẻ mẫu giáo có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển tâm lý của trẻ, nhờ quá trình sư phạm ấy đã tạo nên nền tảng hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết chuẩn bị cho trẻ vào phổ thông. Việc dạy trẻ các thao tác trí tuệ sẽ giúp trẻ lĩnh hội những tri thức mới, thông tin về môi trường xung quanh. Hiệu quả quá trình lĩnh hội tri thức phụ thuộc vào óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát, tính tự lập, đặc biệt là sự cố gắng nổ lực của hoạt động trí tuệ.

Muốn đứa trẻ bộc lộ được những phẩm chất trên, giáo viên phải luôn tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào trò chơi, trẻ được tích cực, chủ động khám phá đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viên, có như vậy trò chơi mới phát huy được vai trò giáo dục của mình.

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ dựa trên lý thuyết “vùng phát triển gần” của L.X.Vưgotxki, nhờ sự giúp đỡ của người lớn, trong đó việc tổ chức không đi sau sự phát triển, phụ hoạ cho sự phát triển, mà việc tổ chức phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển. Tuy nhiên, vai trò của

người lớn phải thể hiện để không lấn át vai trò chủ thể của trẻ khi tham gia chơi cùng trẻ.

Các nhà sư phạm phương Tây, Liên Xô... đã khái quát vai trò giáo viên bằng hình tượng “điểm tựa”, “thang đỡ” trong trò chơi của trẻ. Giáo viên là người lên kế hoạch chơi, đảm bảo môi trường chơi và sự an toàn cho trẻ trong khi chơi, là người làm mẫu, là người cộng tác dàn xếp, điều phối cổ vũ khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ trẻ thực sự trong khi chơi, kịp thời giải quyết mâu thuẫn giữa trẻ...Như vậy, người lớn là người tổ chức, tạo điều kiện giúp đỡ và dẫn dắt trẻ trong khi chơi.

Trong TCDG trẻ mẫu giáo nhỡ luôn là chủ thể hoạt động tích cực, thích khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh, trẻ được tự lựa chọn tìm kiếm các phương thức tối ưu để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, tự kiểm tra kết quả chơi của mình. Mặc dù trong trò chơi không có những yêu cầu khắc khe của người lớn, những vẫn cần dạy trẻ chơi, bởi vì nếu không có tác động sư phạm của người lớn thì trò chơi sẽ không phát huy hết vai trò của mình trong giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

Giáo viên mầm non với vai trò là “điểm tựa”, “thang đỡ”, là người bạn chơi của trẻ có thể sử dụng các biện pháp tổ chức trẻ chơi dưới hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm giúp trẻ nắm được những tri thức, kỹ năng mới trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thế giới quan và năng lực nhận thức mới.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 41)